Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 121: Chương trình địa phương (văn)

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 121: Chương trình địa phương (văn)

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Giúp hs vận dụng kiến thức về các chủ đề văn bản nhật dụng ở lớp 8 để tìm hiểu những vấn đề tương ứng ở địa phương : bước đầu bày tỏ ý kiến , cảm nghĩ của mình về vấn ddeef đó bằng văn bản ngắn.

2. Rèn luyện kĩ năng: điều tra tìm hiểu tình hình địa phương theo một chủ đề ; trình bày kết quả bằng hình thức văn bản tự chọn.

3. Khả năng tích hợp: Các bài văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8.

4. B/ CHUẨN BỊ:

 Giáo viên và học sinh soạn bài chu đáo ở nhà.

 Giáo viên nghĩ ra đề tài cụ thể để giao việc cho các nhóm , tổ hs .

 Học sinh có trách nhiệm chuẩn bị kế hoạch của gv giao cho và tự kiểm tra đánh giá vào bài chuẩn bị có hiệu quả.

C/ LÊN LỚP:

1. On định: Kiểm tra sĩ số và việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.

2. Bài cũ: Các loại văn bản nhật dụng em đã học ở lớp 8? Nêu mục đích của các văn bản nhật dụng đó?

3. Bài mới: Từ những ý nghĩa thiết thực của các văn bản nhật dụng mà em đã học, chúng ta có thể thấy những vấn đề nổi cộm trong xã hội ta hiện nay đó là vấn đề môi trường, tệ nạn xã hội. Vì vậy, hôm nay cô cùng các em sẽ nhìn lại vấn đề trên bằng các kế hoạch mà chúng ta đã có sự chuẩn bị ở nhà.

 

doc 2 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1616Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 121: Chương trình địa phương (văn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13 /04/05 Tuần 31 Bài 30
Ngày dạy: 18/04/05 
 Tiết 121: Chương trình địa phương ( văn)
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức: Giúp hs vận dụng kiến thức về các chủ đề văn bản nhật dụng ở lớp 8 để tìm hiểu những vấn đề tương ứng ở địa phương : bước đầu bày tỏ ý kiến , cảm nghĩ của mình về vấn ddeef đó bằng văn bản ngắn. 
Rèn luyện kĩ năng: điều tra tìm hiểu tình hình địa phương theo một chủ đề ; trình bày kết quả bằng hình thức văn bản tự chọn.
Khả năng tích hợp: Các bài văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8.
B/ CHUẨN BỊ:
	Giáo viên và học sinh soạn bài chu đáo ở nhà.
	Giáo viên nghĩ ra đề tài cụ thể để giao việc cho các nhóm , tổ hs .
	Học sinh có trách nhiệm chuẩn bị kế hoạch của gv giao cho và tự kiểm tra đánh giá vào bài chuẩn bị có hiệu quả.
C/ LÊN LỚP:
Oån định: Kiểm tra sĩ số và việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
Bài cũ: Các loại văn bản nhật dụng em đã học ở lớp 8? Nêu mục đích của các văn bản nhật dụng đó?
Bài mới: Từ những ý nghĩa thiết thực của các văn bản nhật dụng mà em đã học, chúng ta có thể thấy những vấn đề nổi cộm trong xã hội ta hiện nay đó là vấn đề môi trường, tệ nạn xã hội. Vì vậy, hôm nay cô cùng các em sẽ nhìn lại vấn đề trên bằng các kế hoạch mà chúng ta đã có sự chuẩn bị ở nhà.
Hình thức tổ chức:
Giáo viên nêu yêu cầu của tiết học: 
	Báo cáo kết quả đã làm về tình hình địa phương theo câc chủ đề đã cho.
	Tự chọn một văn bản tự sự hoặc trữ tình, biểu cảm, miêu tả, nghị luận, báo cáo đơn từ.
	Trình bày ngắn gọn, truyền cảm, rõ ràng.
	Cả lớp nghe, góp ý.
Tiến hành.
Lần lượt các tổ cử đại diện trình bày văn bản của tổ , nhóm mình.
Các bạn góp ý, nhận xét.
Một số định hướng:
	Điều tra tình hình thu gom rác thải ở địa phương: Ngõ xóm, gia đình em trước đây vài năm, hiện nay, thời gian và hình thức thu gom , kết quả, nhưng vấn đề còn tồn tại( nguyên nhân) , những kiến nghị hoặc phương hướng khắc phục
	Một số bài thơ, hoặc phóng sự về những công việc trên.
	Cống rãnh, đường phố thôn em thực trang như thế nào? Và nêu ra giải pháp ( nêu con số hoặc dẫn chứng cụ thể)
	Đơn kiến nghị của xóm về bảo vệ môi trường.
Hoạt động ma tuý ở thôn em.
Biên bản ghi lại cuộc họp thôn em về vấn đề chống ma tuý, nghiện hút.
Một số bài tham khảo:
 a. Chí Phèo
Phì phèo, phì phèo, lại phì phèo
Điếu thuốc vừa mồi cháy hết veo
Khói toả mịt mù, khói khét lẹt
Con ho sặc soạ, vợ mè nheo!
Nicôtin độc hại, làm hư phổi
Sức khoẻ hao mòn, mặt bủng beo
Tiền mất tật mang thôi bỏ quách
Hút hoài, hút mãi, tử thần theo.
b. Đọc cho hs nghe bài: Tác hại của việc hút thuốc lá, Tiếng chổi tre, Sinh tồn ( STKNV8)
* Dặn dò: 
	Về tham khảo tiếp một số vấn đề đã nêu ra.
	Soạn bài tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 121.doc