Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 3: Chất

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 3: Chất

 I/- MỤC TIÊU:

1/- Học sinh phân biệt được, vật thể, vật liệu, chất, biết được ở đâu có vật thể là ở đó có chất, các vật thể tự nhiên được hình thành từ các chất, còn các vật thể nhân tạo được làm ra từ các vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất.

2/- Học sinh biết các cách để nhận ra tính chất của chất, mỗi chất có tính chất vật lí, hoá học nhất định. Biết mỗi chất được sử dụng làm gì là tuỳ theo tính chất của nó, biết dựa vào tính chất của chất để nhận biết và giữ an toàn khi dùng hoá chất.

3/- Học sinh phân biệt được chất và hỗn hợp: Một chất chỉ khi không lẫn chất nào khác (chất tinh khiết) mới có tính chất nhất định, còn hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn thì không.

- Biết nước tự nhiên là hỗn hợp và nước cât là nước tinh khiết.

- Biết dựa vào tính chất vật lí khác nhau của các chất để có thể tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp.

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 618Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 3: Chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
TUẦN 1:
Chương I: 	CHẤT-NGUYÊN TỬ-PHÂN TỬ
MỤC TIÊU CHƯƠNG: 
1/- Học sinh biết được khái niệm về chất, hỗn hợp, hiểu và vận dụng được các khái niệm về: Nguyên tử, phân tử, nguyên tố hoá học, nguyên tử khối, đơn chất, hợp chất, phân tử khối, hoá trị. 
2/- Học sinh biết cách nhận ra tính chất của chất và tách riêng chất ra từ hỗn hợp, quan sát và thử nghiệm tính chất của chất, biết biểu diễn nguyên tố bằng ký hiệu hoá học, biết biểu diễn bằng công thức hoá học của hợp chất dựa vào hoá trị, biết cách tính phân tử khối. 
3/- Bước đầu tạo ra cho học sinh có hứng thú môn học, phát triển năng lực tư duy, năng lực tưởng tượng về cấu tạo hạt của chất. 
Tiết 2: 	CHẤT
 I/- MỤC TIÊU: 
1/- Học sinh phân biệt được, vật thể, vật liệu, chất, biết được ở đâu có vật thể là ở đó có chất, các vật thể tự nhiên được hình thành từ các chất, còn các vật thể nhân tạo được làm ra từ các vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất. 
2/- Học sinh biết các cách để nhận ra tính chất của chất, mỗi chất có tính chất vật lí, hoá học nhất định. Biết mỗi chất được sử dụng làm gì là tuỳ theo tính chất của nó, biết dựa vào tính chất của chất để nhận biết và giữ an toàn khi dùng hoá chất. 
3/- Học sinh phân biệt được chất và hỗn hợp: Một chất chỉ khi không lẫn chất nào khác (chất tinh khiết) mới có tính chất nhất định, còn hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn thì không. 
- Biết nước tự nhiên là hỗn hợp và nước câát là nước tinh khiết.
- Biết dựa vào tính chất vật lí khác nhau của các chất để có thể tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp. 
* Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, lòng tin vào khoa học.
II:PHƯƠNG PHÁP: 
Nêu vấn đề , thí nghiệm ,quan sát 
III/- CHUẨN BỊ: 
Dụng cụ thử tính dẫn điện 
Hoá chất: Nhôm, lưu huỳnh, photpho đỏ. 
IV/- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1/- Ổn định: Kiểm diện 
2/- KTBC: 
Hoá học là gì? Vai trò của hoá học? 
3/- Bài mới: 
Hoạt động 1: 
Em hãy kể tên một số vật thể xung quanh ta? 
Học sinh kể: Bàn ghế, cây, KK, sông, vở 
Giáo viên: Thông báo, các vật thể xung quanh ta được chia làm 2 loại: Vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo. Em hãy phân loại vật thể dựa vào ví dụ trên. 
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm bài tập sau: 
TT
Tên gọi
Vật thể
Chất cấu tạo nên vật thể
TN
NT
1
KK
2
Aám nước 
3
Hộp bút 
4
Thân mía 
5
Cuốc 
Gọi học sinh nhận xét kết quả của các nhóm. 
Giáo viên: Qua các ví dụ trên các em thấy chất có ở đâu? 
Hoạt động 2: 
Giáo viên thông báo: Mỗi chất có những tính chất nhất định. 
Vậy làm thế nào để biết được tính chất của chất? 
Giáo viên yêu cầu học sinh làm thí nghiệm theo nhóm để biết tính chất của một số chất. 
Trong khay có: Sắt và nuối ăn, mỗi nhóm tự tiến hành thí nghiệm cẩn thiết để biết được một số tính chất của sắt và muối ăn. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi lại kết quả: 
Chất
Cách tiến hành TN
Tính chất 
của chất
Sắt
Muối ăn 
Quan sát 
Cho vào nước
Cân, đo thể tích 
Quan sát cho vào nước đốt 
Chất rắn, trắng xám
Không tan trong nước 
Khối lượng riêng 
D = 
 Chất rắn, trắng tan trong nước không cháy được 
Em hãy tóm tắt lại các cách để xác định tính chất của chất? 
Hoạt động 3:
Giáo viên đặt vấn đề: Vậy tại sao chúng ta phải biết tính chất của chất? 
Để trả lời câu hỏi trên, giáo viên yêu cầu học sinh làm thí nghiệm sau: 
- Có 2 lọ đựng chất lỏng trong suốt 1 lọ đựng nước, 1 lọ đựng cồn không có nhãn. Em hãy làm TN để phân biệt được 2 chất lỏng trên? 
- Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý, để phân biệt 2 chất lỏng trên ta dựa vào tính chất khác nhau của cồn và nước. Đó là tính chất nào? 
- Học sinh thảo luậnà trình bày cách làm
Giáo viên: Tại sao phải biết tính chất của chất? 
4/-Củng cố và luyện tập: 
 Học sinh nhắc lại nội dung trọng tâm của bài,đọc ghi nhớ.
5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 
 - Học bài, làm bài tập 5/11 SGK; 2.1; 2.4 / SBT. 
- Chuẩn bị: Nước cất, nước khoáng. 
- Là khoa học nghiên cứu các chất và ứng dụng của chúng.
- Hoá học có vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. 
I/- Chất có ở đâu? (15’) 
Vật thể gồm: 
1/- Vật thể tự nhiên gồm có 1 số chất. 
2/- Vật thể nhân tạo được làm từ vật liệu, mọi vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất: Bàn, ghế, thước kẻ 
Chất có trong vật thể, ở đâu có vậy thể ở nơi đó có chất. 
II/-Tính chất của chất: 
1/- Mỗi chất có tính chất nhất định: 
a)- Tính chất vật lí: 
- Trạng thái, màu sắc, mùi vị. 
- Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy.
- Tính dẫn điện, dẫn nhiệt. 
- Khối lượng riêng. 
b/- Tính chất hoá học: 
- Khả năng biến đổi chất này thành chất khác: phân huỷ, cháy. 
Cách xác định tính chất của chất: 
a) Quan sát 
b) Dùng dụng cụ đo 
c) Làm thí nghiệm 
2/- Việc hiểu tính chất của chất có lợi gì? 
Muốn phân biệt được 2 chất lỏng trên ta lấy ở mỗi lọ 1 ít chất lỏng và đem đốt. 
- Nếu cháy được thì chất lỏng đem đốt là cồn. 
- Nếu không cháy được thì chất lỏng đó là nước. 
Kết luân:Hiểu tính chất của chất giúp phân biệt được chất này với chất khác. 
- Biết cách sử dụng chất. 
- Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất. 
 V/- RÚT KINH NGHIỆM: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET02.doc