Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 39, 40

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 39, 40

Ngữ văn - Bài 8

tiết 39:

Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

I.Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự.

- Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoai hình trong khi kể chuyện

2. Kĩ năng:

- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự .

- Kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự .

3. Thái độ : Có thái độ đúng đắn khi miêu tả nội tâm nhân vật trong văn bản tự sự.

II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.

1.Kn giao tiếp

III. Chuẩn bị

- GV: Nội dung bài dạy.

- HS: Soạn bài, trả lời câu hỏi Sgk.

IV.Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: Phân tích, đàm thoại, nêu vấn đề, Thảo luận, thực hành viết tích cực.

V.Các bước lên lớp

1. ổn định tổ chức. (1)Sĩ số: 9 a: 9b:

2.Kiểm tra bài cũ: (5) Hỏi:Nêu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự ?

Đáp án: Trong văn bản tự sự , sự miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật. Sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn gợi cảm sinh động.

- HS trả lời,

 GV nhận xét,ghi điểm

 

doc 10 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 39, 40", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:7/10/2011
Ngày giảng:../.../2011
Ngữ văn - Bài 8
tiết 39 :
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
I.Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoai hình trong khi kể chuyện 
2. Kĩ năng: 
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự .
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự .
3. Thái độ : Có thái độ đúng đắn khi miêu tả nội tâm nhân vật trong văn bản tự sự.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
1.Kn giao tiếp
III. Chuẩn bị
- GV: Nội dung bài dạy.
- HS: Soạn bài, trả lời câu hỏi Sgk. 
IV.Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: Phân tích, đàm thoại, nêu vấn đề, Thảo luận, thực hành viết tích cực.
V.Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức. (1’)Sĩ số: 9 a: 9b:
2.Kiểm tra bài cũ: (5’) Hỏi:Nêu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự ?
Đáp án: Trong văn bản tự sự , sự miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật. Sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn gợi cảm sinh động.
- HS trả lời, 
 GV nhận xét,ghi điểm
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
*Khởi động (1’): ở chương trình Ngữ văn lớp 8, miêu tả chủ yếu được đề cập đến ở dạng miêu tả bên ngoài. Đối với tả người đó là miêu tả ngoại hình. Ngữ văn 9 tiếp tục rèn luyện về miêu tả những có nâng cao và phát triển thêm.
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
Hoạt động 1:HD hình thành kiến thức mới
*Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm và vai trò của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự .
*Cách tiến hành:
- HS đọc bài tập 1 (SGK-117)
Hỏi: Chỉ ra những câu thơ tả cảnh?
- HS trả lời
- GV treo bảng phụ chép câu thơ tả cảnh.
+ Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
 Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Hỏi: Dấu hiệu tả cảnh là gì?
HS : Vẻ non xa, trăng gần cát vàng , bụi hồng.
Hỏi : Vậy 4 câu thơ trên tả cảnh gì ? Qua bức tranh đó thể hiện tâm trạng của Thuý Kiều ntn? 
HS 
Hỏi: Tìm yếu tố miêu tả trong 8 câu cuối.Cảnh gì được thể hiện ở trong 8 câu thơ đó ? Những câu thơ đó diễn tả tâm trạng của Kiều?
HS 
GV: Đó là phương thức tả cảnh ngụ tình.
Hỏi: Theo em những câu thơ trên có đơn thuần là tả cảnh không? Vì sao? 
HS : Không đơn thuần là những câu thơ tả cảnh.Vì trong cảnh vật cho thấy tâm trạng buồn tủi khi nghĩ đến thân phận vô định ,tương lai không lối thoát những tai hoạ ập xuống đời Kiều bất cớ lúc nào. 
Hỏi: Những câu thơ tả cảnh có quan hệ như thế nào đối với việc thể hiện nội tâm nhân vật TK ?
 HS thảo luận nhóm (3’)
 Đại diện hs trả lời -> GV n.xét bổ sung
Quan hệ mật thiết giữa cảnh và tình.Cảnh vật làm nổi bật tâm trạng con người.
Hỏi: Tìm những câu thơ miêu tả tâm trạng của nv TK ? Dấu hiệu nào cho ta biết điều đó ?
HS: Bên trời góc bể bơ vơ 
Tấm son gột rủa bao giờ cho phai.
 Xót người tựa của hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh mấy ai đó giờ? 
 Sân lai cách mấy nắng mưa 
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Hỏi: Sáu câu thơ trên thể hiện tâm trạng nổi bật của TK ntn? 
HS
GV lưu ý học sinh
Sự phân biệt giữa miêu tả cảnh thiên nhiên và miêu tả nội tâm chỉ là tương đối, bởi trong miêu tả cảnh thiên nhiên đã gửi gắm tình cảm và trong miêu tả nội tâm cũng có những yếu tố ngoại cảnh đan xen.
VD: “Buồn trông cửa bể chiều hôm
.
ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
Thì khó mà phân biệt một cách cơ học đâu là cảnh, đâu là tình được.
 Vì vậy mà Nguyễn Du còn có một tuyên ngôn nổi tiếng:
 “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
Hỏi:Vậy, theo em miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự?
- HS trả lời
- GV. Miêu tả nội tâm nhân vật là một bước tiến của nghệ thuật, những tác phẩm văn học dân gian: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn ... nhìn chung không có miêu tả tâm trạng, nội tâm. Nhân vật trong truyện cổ dân gian chủ yếu là tự bộc lộ mình qua hành động, sự việc, ngôn ngữ... Tính cách nhân vật cũng đơn giản, một chiều, phần lớn là các nhân vật chức năng, loại nhân vật sinh ra chỉ để làm việc, thực hiện một chức năng nào đó. Phải đến giai đoạn sau này của văn học viết mới có miêu tả nội tâm, miêu tả tâm trạng.
- Yêu cầu 1 em đọc bài tập 2.
Hỏi: Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật Lão Hạc?
HS: Co rúm, xô lại, ép, nghẹo, móm mém, mếu.
Hỏi: Qua những chi tiết đó cho ta thấy tâm trạng của Lão Hạc ntn? 
HS
Hỏi: Miêu tả nội tâm có tác dụng gì đói với việc khắc hoạ nhân vật: 
HS : Có tác dụng khắc hoạ đặc điểm tính cách của nhân vật.
Hỏi: Em có nhận xét gì về cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả?
- HS trả lời
*Miêu tả nội tâm nhân vật bằng cách:
+Miêu tả trực tiếp: ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm. của nhân vật.
+Miêu tả gián tiếp: qua cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phụccủa nhân vật
Hoạt đông 2:Hd hs tổng kết
Mục tiêu: HS nắm được thế nào là nội tâm, miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự.
Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện .
Cách tiến hành :
Hỏi:Qua 2 bài tập em cho biết: Thế nào là nội tâm?
Thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự ? Vai trò của miêu tả nội tâm ? Miêu tả nội tâm bằng những cách nào?
HS trả lời 
- 1 hs trình bày ghi nhớ
- GV nhấn mạnh
Hoạt động 3: HD luyện tập
*Mục tiêu: Hs biết trình bày yếu tố miêu tả nội tâm trong đoạn văn tự sự bàng 2 cách: miêu tả trực tiếp và miêu tả gián tiếp.
*Cách tiến hành. 
GV. Gọi 1 em đọc và nêu yêu cầu bài tập
Hỏi:Hãy thuật lại đoạn trích MGS mua Kiều bằng văn xuôi. Chú ý miêu tả nội tâm của Kiều.
GV gợi ý: Hướng dẫn học sinh kể có thể dùng ngôi thứ nhất, có thể dùng ngôi thứ ba.
- HS làm bài tập cá nhân 5’, báo cáo kết quả.
- HS + GV nhận xét, kết luận, GV kể mẫu.
 “Sau khi Kiều quyết định bán mình chuộc cha, có mụ mối đã đánh hơi thấy món hời liền sốt sắng dẫn một gã đàn ông đến. Anh ta hơn 40 tuổi, ăn mặc chải chuốt tới mức đỏm dáng. Cách ăn mặc cầu kì của gã, người ta cũng có thể đoán được đây là một gã đàn ông vô công rồi nghề hoặc thuộc loại ăn chơi đàn điếm. Khi vào nhà Vương Ông, gia chủ chưa kịp mời thì gã đã ngồi tót lên ghế một cách thật ngạo mạn, xấc xược. Đến khi chủ nhà hỏi han trò chuyện thì gã bộc lộ rõ chân tướng của một kẻ vô học bằng những câu trả lời cộc lốc, trống không. Gã có vẻ đắc chí ngồi gật gù ngắm nhìn mụ mối giở trò vén tóc, nắm tay ... để “kiểm tra” mặc cả đúng nòi con buôn. Trong khi mụ mối và MGS dường như đang say đòn với một cuộc mua bán vô tiền khoáng hậu thì nàng Kiều đáng thương chết lặng đi trong nỗi đau đớn, tủi nhục ê chề ... nàng đâu ngờ cuộc đời mình lại đến nông nỗi này,... Cuối cùng thì cuộc mặc cả cũng đến hồi kết thúc, chao ôi, một người con gái tài sắc, đoan trang hiếu thảo như nàng Kiều mà cuối cùng chỉ là một món hàng được định giá “ngoài 400” thôi ư?”
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- HS làm bài, báo cáo kết quả.
GV: kể ra việc không hay mình gây ra cho bạn là việc gì? diễn ra như thế nào? Đặc biệt chú miêu tả tâm trạng sau khi gây ra sự việc không hay đó.
18’
3’
5’
15’
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
1. Bài tập 1: Đọc đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
a. Những câu thơ tả ngoại cảnh
- Bốn câu thơ đầu tả cảnh lầu Ngưng Bích mênh mông rợn ngợp. Tâm trạng cô đơn , buồn tủi của Thuý Kiều. 
- Tám câu thơ cuối là cảnh chiều tà bên bờ biển. Thể hiện tâm trạng buồn tủi đến vô vọng khi nghĩ đến thân phận, tương lai của mình.
* Cách miêu tả như 4 câu đầu và 8 câu cuối là miêu tả nội tâm gián tiếp.
b. 
- Sáu câu thơ giữa :
 Thể hiện tâm trạng buồn cho thân phận cô đơn ,bơ vơ nơi đất khách quê nhà , nghĩ về cha mẹ ở chốn quê nhà ai là người chăm sóc phụng dưỡng lúc tuổi già.
-> Miêu tả nội tâm trực tiếp.
2. Bài tập 2:
-Thể hiện tâm trạng đau xót, ân hận của Lão khi bán cậu vàng.
-> Miêu tả nội tâm gián tiếp.
* Miêu tả nội tâm nhằm khắc hoạ ‘‘chân dung tinh thần’’của nhân vật tái hiện lại những suy nghĩ, trăn trở ,dằn vặt diễn ra trong tư tưởng, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật.
II.Ghi nhớ (SGK. tr 117)
+Nội tâm là suy nghĩ ,tâm trạng, thái độ, tình cảm sâu kín của nhân vật. 
+Miêu tả nội tâm trong văn bản là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật .
+ Miêu tả nội tâm bằng những cách :
 -Diễn tả trực tiếp những ý nghĩ, cảm xúc tình cảm của nhân vật.
- Miêu tả gián tiếp thông qua miêu tả ngoại hình của nhân vật.
III.Luyện tập
 Bài tập1 :Thuật lại đoạn trích MGS mua Kiều bằng văn xuôi. Chú ý miêu tả nội tâm của Kiều.
 Bài tập 3: Ghi lại tâm trạng của em sau khi xảy ra một chuyện có lỗi với bạn.
4. Củng cố (1’)
GV. Chốt lại nội dung cơ bản của tiết học.
5. HD học bài (1’)
*/ Bài cũ : - Xem lại các bài tập,làm hoàn thiện vào vở, học thuộc ghi nhớ.
 - Phân tích một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả tâm trạng nhân vật đã học.
*/ Bài mới : Trả bài TLV số 2
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 07/10/2011
Ngày giảng: .../..../2011 
 Ngữ văn - Bài 8
 Tiết 40: Ôn tập văn học trung đại
I.Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: HS khái quát lại những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam, những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung, nghệ thuật của các văn bản mà các em vừa học ở Ngữ Văn 9.
2. Kỹ năng: HS biết phân tích tác phẩm, phân tích nhân vật.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
1.Kn giao tiếp
III. Chuẩn bị
- GV: Nội dung bài dạy, Bảng phụ.
- HS: Soạn bài, trả lời câu hỏi Sgk. 
IV.Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: Động não, tổng hợp, so sánh đối chiếu
V.Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức. (1’)Sĩ số: 9 a: 9b:
2.Kiểm tra bài cũ: (5’) Hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga?
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
*Khởi động (1’):Ngay từ đầu kỳ 1 cho đến nay chúng ta đã được tìm hiểu những tác phẩm tiêu biểu của phần văn học trung đại. Tiết học này sẽ giúp các em củng cố lại hệ thống kiến thức đã học để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra truyện trung đại sắp tới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tg
Nội dung chính
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập
Mục tiêu: HS trình bày được nội dung và nghệ thuật chính của các văn bản đã học.
Cách tiến hành:
 Hỏi: Kể tên theo thứ tự các văn bản trung đại đã học?
+ Chuyện người con gái Nam Xương
+ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
+ Hoàng Lê Nhất Thống chí (hồi thứ 14).
+ Truyện Kiều
+ Truyện Lục Văn Tiên
GV: Kiểm tra việc HS lập bảng hệ thống ở nhà, GV nhận xét, sửa chữa, Treo bảng phụ thống kê các tác phẩm văn học trung đại. 
1’
10’
1. Lập bảng thống kê những tác phẩm văn học trung đại đã học.
STT
Tên tác phẩm
Tác giả
Năm sáng tác
Nội dung
Nghệ thuật
1
Chuyện người con gái Nam Xương
Nguyễn Dữ
Thế kỷ XVI
Thể hiện niềm cảm thương của tác giả đối vơi số phận oan nghiệt đồng thời ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam
Lối văn biều ngẫu; bút pháp ước lệ; yếu tố kỳ ảo làm tăng tính li kỳ, giảm tính chất bi kịch.
2
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Phạm Đình Hổ
Thế kỷ XVIII
Cuộc sống xa hoa , vô độ của vua quan thời Lê – Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.
- Thể loại tùy bút ghi chép sự việc cụ thể, chân thực
3
Hoàng Lê Nhất Thống chí.
Ngô gia văn phái
Thế kỷ XVIII
Vẻ đẹp hào hùng của vua Quang Trung, sự thảm bại của quân Thanh và lũ vua quan phản dân hại nước.
- Tiểu thuyết lịch sử chương hồi.
- Chi tiết chân thực sống động.
4
 Chị em Thuý Kiều
Nguyễn Du
Thế kỷ XIX
Nhan sắc, tài năng và dự báo số phận của hai chị em Kiều.
- Bút pháp ước lệ, kết hợp biện pháp tu từ.
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua diện mạo.
5
 Cảnh ngày xuân
Nguyễn Du
Thế kỷ XIX
Cảnh đẹp ngày xuân và khung cảnh lễ hội trong thanh tiết thanh minh, cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đặc sắc, tài hoa : Từ ngữ hình ảnh chọn lọc( NT miêu tả cảnh ngụ tình)
Mã Giám
Sinh mua Kiều
Nguyễn Du
Thế kỷ XIX
Tấm lòng cảm thông sót xa trước thân phận nhỏ nhoi của con người, giá trị con người bị chà đạp vạch trần thực trạng xã hội, lên án thế lực đồng tiền.
- NT miêu tả nhân vật qua cử chỉ hành động
- Chọn lọc từ ngữ.
7
 Kiều ở lầu Ngưng Bích
Nguyễn Du
Thế kỷ XIX
Hoàn cảnh tâm trạng thương nhớ, đau đớn, sót xa, lo âu của Thuý Kiều
Miêu tả nội tâm nhân vật qua cảnh vật ( tả cảnh ngụ tình.
8
Lục Văn Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Nguyễn Đình Chiểu
Thế kỷ XIX
Vân Tiên trên đườgn đi thi đã đánh toán cướp cứu được 
N Nga 
Xây dựng tính cách nhân vật qua ngôn ngữ , hành động, cử chỉ.
9
Lục Văn Tiên gặp nạn
Nguyễn Đình Chiểu
Thế kỷ XIX
Hành động tàn ác của trinh Hâm đối với Lục Văn tiên.
Ngôn ngữ bình dị, dân dã những được chọn lọc tinh tế.
 Hỏi: Nêu bi kịch và vẻ đẹp của người phụ nữ qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và qua đoạn trích “Truyện Kiều”?
HS
Hỏi: Chỉ ra bộ mặt xấu xa, thối nát của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến?
HS
Hỏi: Phân tích hình tượng nhân vật Nguyễn Huệ, Lục Vân Tiên?
HS
- HS chú ý câu hỏi 5 sgk tr 134, về nhà hoàn thiện câu hỏi.
Hỏi: Nêu giá trị nhân đạo của Truyện Kiều?
HS
Hỏi: Hãy phân tích thành công nghệ thuật của “Truyện Kiều” qua các đoạn trích đã học?
HS
6’
5’
5’
10’
2. Chủ đề về người phụ nữ:
a. Bi kịch
- Số phận bi kịch đau khổ, oan ức -> cái chết
- Tình yêu tan vỡ, nhân phẩm bị chà đạp là bi kịch điển hình của người phụ nữ.
b. Vẻ đẹp.
- Nhan sắc, tài năng(Thúy Vân, Thúy Kiều)
- Hiếu thảo, thủy chung (Thúy Kiều, Vũ Nương)
3. Chủ đề phản ánh hiện thực xã hội phong kiến.
- Ăn chơi xa hoa vô độ, trụy lạc vô chừng (Trịnh Sâm).
- Hèn nhát thần phục ngoại bang nhục nhã (hồi thứ 14 trong Hoàng Lê nhất thống chí)
- Giả dối, bất nhân, táng tận lương tâm vì tiền (Mã Giám Sinh).
4. Chủ đề người anh hùng: Nguyễn Huệ, Lục Vân Tiên.
- Lục Vân Tiên là người anh hùng với lý tưởng đạo lý cao đẹp:
+ Lí tưởng theo quan niệm tích cực của Nho gia: “ Nhớ câu kiến ngãi bất vi
 Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
+ Lí tưởng theo quan niệm đạo lý của nhân dân: trừng trị kẻ ác, cứu giúp người họa nạn.
- Nguyễn Huệ là người anh hùng dân tộc: yêu nước thương dân, tài trí quả cảm, nhân cách cao đẹp.
5. Truyện Kiều của Nguyễn Du.
a, Giá trị nhân đạo
- Đề cao, ngợi ca khẳng định con người (Chị em Thúy Kiều).
- Lên án các thế lực chà đạp con người 
(Mã Giám Sinh mua Kiều).
- Cảm thông , thương xót những bi kịch của con người (Mã Giám Sinh mua Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích).
- Đề cao lòng nhân hậu, ước mơ công lí chính nghĩa (Thúy Kiều báo ân báo oán).
b, Giá trị nghệ thuật
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên.
+Miêu tả trực tiếp (cảnh ngày xuân)
+Miêu tả gián tiếp (Kiều ở lầu Ngưng Bích)
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật.
+ Khắc họa nhân vật bằng bút pháp ước lệ (Chị em Thúy Kiều)
+ Khắc họa nhân vật qua cử chỉ , ngôn ngữ, ngoại hình (Mã GiámKiều).
+ Miêu tả đời sống nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại, tả cảnh ngụ tình (Kiều ở lầu Ngưng Bích).
4. Củng cố (1’)
Khái quát lại kiến thức cần nhớ
5. Hướng dẫn học bài. ( 1’)
- Ôn tập chuẩn bị bài kiểm tra 1 tiết 
- Soạn bài: Tổng kết từ vựng ( Tr.122)
- Học bài cũ: Trau dồi vốn từ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_8_tiet_39_40.doc