A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp hs cảm nhận được :
- Vẻ đẹp của những trí khí yêu nước đầu TK XX, những người mạng trí lớn cứu nước, cứu dân, dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin không đổi rời vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qya giọng thơ khẩu khí hào hùng của tác giả.
2. Giáo dục tư tưởng: Lòng yêu nước lòng tự hào dân tộc, biết tự tin, lạc quan trước khó khăn , gian khổ ,sống có ích sống đẹp đẽ, có mục đích lí tưởng.
3. Rèn luyện kĩ năng: củng cố và nâng cao hiểu biếtvề thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, thơ nói chí, tỏ lòng trong thời kì trung đại- hiện đại; tác dụng của lối nói khoa trương, phóng đại của thể thơ này.
4. Khả năng tích hợp: Với bài ôn luyện về dấu câu, thuyết minh về một thể loại văn học với lịch sử VN ở giai đoạn 30 TK XX.
B/ CHUẨN BỊ:
Gv và học soạn bài đầy đủ, chu đáo trước ở nhà; gv sử dụng chân dung cụ PBC, tranh ảnh về Côn Đảo, tác phẩm Ngục Trung Thư toàn tập.
Ciáo viên chuẩn bị bảng phụ ghi bài thơ
Ngày soạn : 08/12/2004 Ngày dạy: 14/12/2004 Tiết58: Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông. (Phan Bội Châu) A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: Giúp hs cảm nhận được : - Vẻ đẹp của những trí khí yêu nước đầu TK XX, những người mạng trí lớn cứu nước, cứu dân, dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin không đổi rời vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. - Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qya giọng thơ khẩu khí hào hùng của tác giả. Giáo dục tư tưởng: Lòng yêu nước lòng tự hào dân tộc, biết tự tin, lạc quan trước khó khăn , gian khổ ,sống có ích sống đẹp đẽ, có mục đích lí tưởng. Rèn luyện kĩ năng: củng cố và nâng cao hiểu biếtvề thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, thơ nói chí, tỏ lòng trong thời kì trung đại- hiện đại; tác dụng của lối nói khoa trương, phóng đại của thể thơ này. Khả năng tích hợp: Với bài ôn luyện về dấu câu, thuyết minh về một thể loại văn học với lịch sử VN ở giai đoạn 30 TK XX. B/ CHUẨN BỊ: Gv và học soạn bài đầy đủ, chu đáo trước ở nhà; gv sử dụng chân dung cụ PBC, tranh ảnh về Côn Đảo, tác phẩm Ngục Trung Thư toàn tập. Ciáo viên chuẩn bị bảng phụ ghi bài thơ C/ LÊN LỚP: 1. Oån định: Kiểm tra sĩ số và việc chuẩn bị bài ở nhà của hs. Bài cũ: Nêu những thông điệp nóng bỏng nhất được thể hiện ở những vb nhật đụng mà em vừa được học? Bài mới: Có thể nói lịch sử dân tộc cuối tk XX đó là những năm đen tối nhất khi các phong trào đấu tranh chống Pháp lần lượt thất bại, bầu không khí đau thương bao trùm xã hội. Mở đầu đó là phong trào Cần Vương giữ nước do các nhà nho, quan lại triều đình nhà Nguyễn lãnh đạo. Tiếp đó là phong trào cách mạng VN chuyển sang giai đoạn mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các nhà nho yêu nước lãnh đạo. PBC và PCT là những nhà nho yêu nước, tiếp thu tưởng mới, quyết tâm đem hết tài sức của mình thực hiện khát vọng xoay chuyển đất trời, đánh đuổi giặc thù, chấn hưng đất nước, dấy lên phong trào cách mạng sôi nổi ở VN trong mấy chục năm ( cho hs xem chân dung ) Cả hại cụ đều bị bắt, bị tù đày nhiều năm. Trong tù, các cụ thường hay làm thơ để bày tỏ khí của mình. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu chí khí ấy qua bài thơ HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GHI BẢNG I/ 1.Bằng hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu vài nét về PBC ? * GV treo bảng phụ về tác giả. ( sách bồi dưỡng ngữ văn 8). 2. Bài này đọc với giọng như thế nào? b. Hãy gọi tên thể thơ của vb? Từ bài thơ này, em hãy thuyết minh ngẵn gọn đặc điểm của thể thơ này? c. Văn bản này được tạo bằng phương thức nào? Thuộc thể loại gì? d. Nhân vật trữ tình của bài thơ là ai? e. Cảm tác là cảm xúc được viết ra thành sáng tác. Vậy, CTVNNQĐ nghĩa là thế nào? Hoàn cảnh sáng tác có gì đặc biệt? II/ 1 a. Theo dõi 2 câu đề và giải thích từ hào kiệt, phong lưu? b. Tại sao người bị kẻ thù bắt, nhốt trong tù ngục mà vẫn tự xem mình là hào kiệt, phong lưu? c. Cụm từ chạy mỏi chân thì hãy ở tù thể hiện quan niệm sống, ý chí như thế nào của PBC ? d. Nhận xét về giọng điệu của 2 câu thơ? * Vấn đề nghiêm trọng liên quan tới cả mạng sống mà được ông nói với giọng đùa cợt, hài hước, thể hiện tư thế chủ động, đường hoàng, một phong thái ung dung, tự tại. e. Cặp câu đầu nói được đặc điểm nào trong tính cách con người? 2. a.Đọc thầm 2 câu thực, nhớ lại bài Qua Đèo Ngang để phân tích nghệ thuật đối trong 2 hai câu thơ này b. Em hiểu ý của 2 câu thơ trên như thế nào? Có người bảo rằng đây là lời than thở của 1 người tù . Ý kiến của em? * GV liên hệ tới cuộc đời hoạt động của PBC c. Hai câu thơ còn dùng nghệ thuật nào độc đáo? Việc kết hợp với phép đối đã làm nối bật điều gì? 3. a.Đọc lại câu 5.6 và giải thích từ bủa tay, kinh tế? b. Giọng điệu và thủ pháp nghệ thuật của tác giả có gì thay đổi so với 2 câu thực? Sự thay đổi đó có tác dụng gì đến việc tả tâm trạng của tác giả? 4. a. Các từ thân ấy và sự nghiệp cần được hiể như thế nào khi gắn với PBC? b. Lời thơ trên toát lên ý nghĩa gì? c. Câu kết bộc lộ phẩm chất nào của người yêu nước? III/ 1. Học xong bài thơ em hiểu gì về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản? 2. Từ đó em hiểu gì về chân dung tinh thần của PBC và những người yêu nước VN những năm đầu TK XX? 3. Phẩm chất tốt đẹp ấy còn phản ánh qua những bài thơ nào mà em biết? I/ 1. Hs tự bộc lộ. 2- Đọc với giọngtrầm thống, hào sảng.( 1 hs đọc bài ) b- Thể TNBC Đường luật. Toàn bài có 8 câu, mỗi câu 7 tiếng.Vần hiệp ở cuối câu 1.2.3.5.8. Câu 3.4;5.6 đối nhau. Bố cục: đề , thực, luận, kết. c- biểu cảm, thể loại trữ tình. d- Là nhà yêu nước trong hoàn cảnh tù ngục. e- Cảm xúc được viết khi bị bắt giam ở nhà ngục tỉnh QĐ. g- Bài thơ được viết trong tù của nhà yêu nước PBC. II/ 1 a- Theo chú thích 2.3. b- Câu đầu tiên đã khẳng định tư thế và tinh thần, ý chí của người tù là vẫn không thay đổi phẩm chất hào kiệt, lối sống phong lưu, ung dung đường hoàng. c- Người yêu nước quan niệm con đường yêu nước của mình là đường dài với nhiều chông gai, đòi hỏi nhiều quyết tâm. Do hoàn cảnh nên nhà tù chẳng qua là nơi tạm nghỉ. d- Giọng vừa cứng cỏi, vừa mềm mại,diễn tả nội tâm bình thản cho dù cảnh ngộ tù ngục. e- Bình thản, tự chủ ngay cả lúc nguy nan. 2- a- Tự coi mình là khách không nhà/ người có tội;trong bốn biển/ giữa năm châu. Chỉ người tự do trong không gian rộng lớn. Vì hoạt động CM mà PBC bị trục xuất khỏi NB đang sống hợp pháp ở TQ lại bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt, cho nên đi đâuông cũng bị xua đuổi như 1 tội phạm. b- Phép đối có tác dụng nhấn mạnh những sóng gió của cuộc đời người anh hùng. Đó không phải là lời tự than. Giọng thơ từ đùa cợt sang suy ngẫm, biểu hiện tâm trạng đau đớn của người anh hùng đầy khí phách. c- Dùng phép nói quá kết hợp với phép đối, làm nổi bật khí phách hiên ngang của người CM trong cảnh tù ngục, tạo sự nhịp điệu cho câu thơ. 3-a- Bủa tay: dang tay, giơ tay: Mở rộng vòng tay để ôm lấy. - Kinh tế: Kinh bang tế thế: trị nước cứu đời. ( theo quan niệm của nhà Nho) b- Tiếp tục nghệ thuật đối chỉnh, giọng điệu trở lên hào sảng, đầy hoài bão to lớn, kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ. Cách nói khoa trương là cách nói quen thuộc của nhà nho, nhà thơ trung đại. 4-a- Thân ấy chỉ con người PBC. - Sự nghiệp chỉ sự nghiệp cứu nước mà ông đã theo đuổi. b- Thể hiện quan niệm sống: còn sống còn đấu tranh. c- Chấp nhận mọi nguy nan, vượt lên gian khổ trong tranh đấu. Tin tưởng vào sự nghiệp CM. III/ 1- Phản ánh phong thái ung dung, khí phách kiên cường Giọng điệu hào hùng 2- Vượt lên thử thách hiểm nguy, giữ vững khí phách kiên cường, niềm lạc quan và lòng tin không lay chuyển vào sự nghiệp cứu nước. 3- Tự bộc lộ và đọc ghi nhớ sgk. I/ Tìm hiểu chung: Vài nét về tác giả: sgk. Tác phẩm: - Đọc. - Thể loại: Thể TNBC Đường luật. - Phương thức biểu đạt: BC. II/ Phân tích: 1. Hai câu đề: Hào kiệt, phong lưu: à Phong thái ung dung, tự tin, ngang tàng, ngạo nghễ của bậc anh hùng. Chạy mỏi chân.tù quan niệm sống của người anh hùng. Nhà tù là nơi tạm dừng chân nghỉ ngơi, rèn luyện ý chí. è giọng thơ cười cợt, xem thường,thể hiện khẩu khí , không chịu khuất phục trước hoàn cảnh.. 2.Hai câu thực: - Khách không nhà- trong bốn biển - Người có tội- giữa năm châu à phép đối xứng, lối nói khoa trương thể hiện khí phách ngang tàng, ngạo nghễ, lạc quan, chấp nhận nguy nan trên con đường tranh đấu. 3. Hai câu luận. - Bủa tay ôm chặt - Mở miệng cười tan. à đối chặt chẽ, giọng hào sảng, cách nói khoa trương è khí phách hiên ngang không khuất phục của người yêu nước. 4. Hai câu kết. Thân ấy- sự nghiệp. à còn sống, còn đấu tranh, không hoàn cảnh khác nghiệt nào làm nhụt ý chí đấu tranh, tin tưởng vào sự nghiệp yêu nước của mình. III/ Tổng kết. - Chân dung tự hoạ về nhà thơ- người lãnh tụ yêu nước : kiên cường, hiên ngang, lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp tranh đấu, cứu nước cứu dân. - Phép đối chặt chẽ, giọng thơ hào hùng, lời thơ biểu cảm trực tiếp. è Ghi nhớ: sgk * Dặn dò: Học thuộc lòng bài thơ và học cách phân tích. Soạn bài: Đập đá ở côn lôn Tìm đọc các tác phẩm của PCT, những bài thơ về đề tài như bài thơ này.
Tài liệu đính kèm: