A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: - Giúp hs hiểu được tâm sự của nhà thơ lãng mạn Tản Đà: buồn chán trước thực tại đen tối và tầm thường, muốn thoát li khỏi thực tại ấy bằng một ước mộng rất “ngông”.
- Cảm nhận được cái mới mẻ trong hình thức một bài thơ TNBC: lời lẽ giản dị, trong sáng, gần với lối nói thường, không cách điệu xa vời; ý tứ hàm súc, khoáng đạt, cảm xúc bộc lộ tự nhiên; giọng thơ thanh thoát, nhẹ nhàng pha chút hóm hỉnh duyên dáng.
2. Giáo dục tư tưởng: Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống giản dị, khiêm nhường.
3. Rèn luyện kĩ năng: Đọc, phân tích cấu trúc thơ TNBC Đường luật.
4. Khả năng tích hợp: Với bài ôn tập tiếng Việt, thuyết minh 1 thể loại văn học.
B/ CHUẨN BỊ:
Gv và học soạn bài đầy đủ, chu đáo trước ở nhà.
Ciáo viên chuẩn bị bảng phụ ghi , chân dung nhà thơ Tản Đà cùng một số TP của ông.
C/ LÊN LỚP:
1. On định: Kiểm tra sĩ số và việc chuẩn bị bài ở nhà của hs.
2. Bài cũ:
Hai bài thơ VNNQĐ, Đ ĐƠCL có những đặc điểm nào gần gũi, khác biệt về đề tài, chủ đề, thể thơ, giọng điệu?
Phân tích và so sánh 2 câu kết của bài thơ trên?
3. Bài mới: Bên cạnh các bộ phận thơ văn yêu nước và cách mạng mà chúng ta đã đwocj học ở 2 bài thơ trên, văn đàn công khai của nước ta hồi đầu tk XX, xuất hiện những tác phẩm thơ văn sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn, mà TĐ Nguyễn Khắc Hiếu là một trong những cây bút lẫy lừng nhất. Chúng ta hãy tìm hiểu điều đó qua bài thơ của ông.
Ngày soạn : 16/12/2004 Tuần Bài Ngày dạy: 21/12/2004 Tiết 62: Muốn làm thằng cuội ( Tản Đà ) A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: - Giúp hs hiểu được tâm sự của nhà thơ lãng mạn Tản Đà: buồn chán trước thực tại đen tối và tầm thường, muốn thoát li khỏi thực tại ấy bằng một ước mộng rất “ngông”. - Cảm nhận được cái mới mẻ trong hình thức một bài thơ TNBC: lời lẽ giản dị, trong sáng, gần với lối nói thường, không cách điệu xa vời; ý tứ hàm súc, khoáng đạt, cảm xúc bộc lộ tự nhiên; giọng thơ thanh thoát, nhẹ nhàng pha chút hóm hỉnh duyên dáng. Giáo dục tư tưởng: Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống giản dị, khiêm nhường. Rèn luyện kĩ năng: Đọc, phân tích cấu trúc thơ TNBC Đường luật. Khả năng tích hợp: Với bài ôn tập tiếng Việt, thuyết minh 1 thể loại văn học. B/ CHUẨN BỊ: Gv và học soạn bài đầy đủ, chu đáo trước ở nhà. Ciáo viên chuẩn bị bảng phụ ghi , chân dung nhà thơ Tản Đà cùng một số TP của ông. C/ LÊN LỚP: 1. Oån định: Kiểm tra sĩ số và việc chuẩn bị bài ở nhà của hs. Bài cũ: Hai bài thơ VNNQĐ, Đ ĐƠCL có những đặc điểm nào gần gũi, khác biệt về đề tài, chủ đề, thể thơ, giọng điệu? Phân tích và so sánh 2 câu kết của bài thơ trên? Bài mới: Bên cạnh các bộ phận thơ văn yêu nước và cách mạng mà chúng ta đã đwocj học ở 2 bài thơ trên, văn đàn công khai của nước ta hồi đầu tk XX, xuất hiện những tác phẩm thơ văn sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn, mà TĐ Nguyễn Khắc Hiếu là một trong những cây bút lẫy lừng nhất. Chúng ta hãy tìm hiểu điều đó qua bài thơ của ông. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GHI BẢNG I/ Nêu vài nét chính về tác giả. 2. Bài thơ ra đời năm nào? Trích trong tác phẩm nào? Nêu thể thơ? * MLTC là 1 bài thơ đề cao như cầu sống của cá nhân đối lập với xã hội, gọi là thơ lãng mạn. Thơ trữ tình lãng mạn là tiếng nói trực tiếp của tác giả. II/ 1a. Đọc 2 câu đề và cho biết: hiểu em ở đây là ai? Tâm trạng? Tại sao có tâm trạng đó? b. Tại sao tác giả gửi ghắm nỗi buồn chán tới chi Hằng mà không phải là một đối tượng nào khác? c. Nhận xét cách xưng hô, cách bộc lộ tình cảm của tác giả? d. Có thể nói 2 câu thực không chỉ có ý nghĩa là lời tâm sự mà còn có ý nghĩa gì đối với những câu sau đó? ( chỉ nguyên nhân muốn làm thằng cuội). 2a. Em hiểu như thế nào về hình ảnh cung quế và thằng Cuội ở câu 3-4? b. Nhận xét giọng điệu ở 2 câu này? c. Khi buồn chán người ta có nhiều cách để quên thực tại. Nhưng con người ở đây lại muốn bay lên trời cao bạn cùng cung quế, cành đa. Điều này cho thấy thú chơi của tác giả có gì đặc biệt? d. Lên trăng , ngồi dưới gốc cây đa, tâm trạng của Tản Đà chuyển biến ra sao? Nên hiểu “ bạn” của nhà, bè của nhà thơ là ai? Em có thể hiểu được suy nghĩ gì của ông? 3a. đọc 2 câu kết và phát hiện 3 hành động chứa đựng trong một câu thơ. Đó là hành động nào? Hành động nào được nhấn mạnh để bộc lộ trực tiếp cảm xúc? b. Theo em, nhà thơ cười ai? Vì sao cười? c. Nụ cười cua rtác giả là vì: (GVCN treo bảng phụ). A. được lên trăng, lên cao, gặp và kết bạn với những nhân vật thần thoại, truyền thuyết. B. Tránh khỏi trần gian đáng buồn, đáng chán. C. Nhạo thế gian bụi bặm, bẩn thỉu. D. Hài lòng vì thoả nguyện ước mơ. III/ 1.Tâm sự chủ yếu của nhà thơ có phải là: ( bảng phụ) A. Bất hoà sâu sắc với xã hội tâm thường xấu xa nên muốn thoát li lên cung trăng vui cùng gió mây. B. Buồn chán vì nghèo túng, vì cuộc sống dưới trần gian rất đỗi nhọc nhằn. C. Vì có tài mà không được sử dụng đúng mức, không được phát huy cái tài hoa đó. D. Theo ý của em. I/ 1- Tản Đà là bút danh( Tản-> Tản Viên; Đà-> Hắc giang- sông Đà), nhà nho không thi đỗ, chuyển sang làm báo, viết văn thơ;, tính tình phóng khoáng, hay rượu, hay chơi thường vào Nam ra Bắc.; sống nghèo qua đời ở Hà Nội; ông được xem là gạch nối, là nhịp cầu, khúc dạo đầu cho phong treào thơ mới lãng mạn những năm 30 đầu tk XX. 2- Dựa vào sgk . II/ 1a- Tác giả. Tâm trạng buồn chán vì cuộc sống trần thế không có chỗ nào vui cho con người. b- Chị Hằng là mặt trăng. - Trăng thu sáng rọi, chiếu khắp thế gian, sẽ thấy được sự tầm thường. Trăng có thể cảm thông với tác giả, chỉ có thể cảm thông với tác giả, chỉ có thiên nhiên mới hiểu tâm tư, nguyện vọng của tác giả. c- Xưng hô thân mật, đời thường, bộc lộ trực tiếp tâm sự buồn chán trước thực tại. d- nỗi buồn cộng hưởng: sự tồn vong của đất nước của dân tộc, nỗi đau nhân sinh trước cảnh đời, có nỗi cô đơn, thất vọng, bế tắc của cá nhân mình, cam thấy bất hoà sâu sắc với thực tại, muốn thoát li khỏi cảnh đời chán nản. Nhưng tại sao lại chán nửa rồi. Vì tấm lòng Tản Đà, xét từ sâu thẳm vẫn yêu cuộc sống đời thường với những thú vui. Vừa chán đời lại vừa yêu đời, thật mâu thuẫn, nhưng lại thống nhất trong con người Tản Đà. 2a- Thần thoại Trung Hoa thì cung quế mọc trên cung trăng với Hằng Nga ở. Theo truyền thuyết VN, trên trăng có cây đa cổ thụ, có thằng Cuội. b- Giọng thơ nũng nịu, hồn nhiên biểu hiện hồn nhiên hồn thơ hồn thơ độc đáo, rất Ngông của Tản Đà. c- thể hiện nhu cầu hướng lên cái đẹp, thoát li hẳn mọi cái tầm thường trần gian, muốn có bầu, có bạn, quên buồn tủi, vui cùng gió mây. d- Khát vọng của Tđ không chỉ là chốn chạy xa lánh. Đi vào cõi mộng được sống 1 cuọoc sống đích thực với niềm vui mà cõi trần ông không bao giờ tìm thấy. Giờ đây trên cung trăng, được làm bạn với người đẹp, cùng gió mây, làm sao tủi hờn cho được. Nhưng chỉ là trong chốc látà cách nói ngông. 3a- Tựa nhau, trông xuống, cười. Trong đó, “ cười” là một hành động được nhấn mạnh. b- Cười thoả nguyện ước mơ, cái cười hồn nhiên, sung sướng, hài lòng, cười thế gian lố lăng, tầm thường, đua chen danh lợi. Đây là đỉnh cao của hồn thơ LM và ngông của tác giả. c- Tự bộc lộ. III/ Tự bộc lộ, Đọc ghi nhớ sgk. I/Giới thiệu chung. 1. Tác giả: sgk. 2. Tác phẩm. - Đọc. I I/ Phân tích. 1.Hai câu đề: Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi! em nay chán nửa Câu cảm thán, ngôn ngữ thân mật, đời thường biểu thị lời tâm sự, lời than thể hiện nỗi sầu da diết buồn chán cuộc sống trần thế. 2.Hai câu thực- luận. - Cung quế/ cành đa xinnhắc lên chơi hình ảnh thơ lãng mạn, lời thơ nũng nịu, hồn nhiên biểu thị hồn thơ độc đáo, rất ngông. - Có bầu có bạn Cùng gió, cùng mây. Điệp ngữ, nhịp 2/2/3 thể hiện niềm vui, khát vọng sống vui tươi, tự do, khi đi vào cõi mộng của tác giả. 3.Hai câu kết. Rồi cứ . Tựa nhau trong xuống thế gian cười. Hình ảnh bất ngờ, ý vị. Lời cười cợt, mỉa mai cuộc sống thế gian đầy rẫy những xấu xa, bẩn thỉu, đua chen danh lợi. I III/ Tổng kết. - Cảm xúc mãnh liệt, dồi dào, phóng túng bay bổng, vừa sâu lắng thiết tha lại vừa tự nhiên. - Lời lẽ giản dị, trong sáng, giàu sức biểu cảùm sức tưởng tượng phong phú, táo bạo, tạo ra giấc mộng kì thú, bất ngờ. - Thể Đường luật vần, luật nghiêm nhưng khônggò bó. è ghi nhớ : sgk. * Dặn dò: Học thuộc lòng bài thơ trên và chứng minh hồn thơ “ sầu- mộng” của Tản Đà qua bài thơ. Soạn bài : Oân tập tiếng Việt.
Tài liệu đính kèm: