Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 65, 66: Hai chữ nước nhà

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 65, 66: Hai chữ nước nhà

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Giúp hs cảm nhận đựoc nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn trích: nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước.

Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút TTK: cách khai thác đề tài lịch sử, lựa chọn thể thơ thích hợp, việc tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng thơ thống thiết.

2. Tư tưởng: Giáo dục hs tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, lòng hiếu thảo với cha mẹ, ông bà

3. Rèn luyện kĩ năng: Đọc, phân tích thơ song thất lục bát.

4. Khả năng tích hợp: lịch sử VN giai đoạn đầu thế kỉ XV và đầu XX; phần Văn và TLV ở bài kiểm tra tổng hợp.

B/ CHUẨN BỊ:

 Giáo viên và học sinh soạn bài chu đáo ở nhà.

 Giáo viên chuẩn bị bảng phụ ghi Về thể thơ và ví dụ minh hoạ.

C/ LÊN LỚP:

1. On định: Kiểm tra sĩ số và việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.

2. Bài cũ: Đọc bài thơ muốn làm thằng cuội và cho biếtem thích nhất câu thơ nào ? giải thích ?

Phân tích hành động và nụ cười của thằng Cuội – Tản Đà trong hai câu cuối của bài thơ?

3. Bài mới: Trần Tuấn Khải là một hồn thơ yêu nước, nhưng thơ ông lưu hành công khai, hợp pháp cho nên nội dung yêu nước thường phải thể hiện theo một cách thức riêng để lọt qua vòng kiểm duyệt khắt khe của thực dân Pháp.Ông thường mượn đề tài lịch sử để kí thác tâm sự yêu nước, tấm lòng ưu thời mẫn thế của mình và cổ vũ khích lệ đồng bào. Chúng ta sẽ hiểu được tâm sự của ông qua bài học hôm nay.

 

doc 5 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 2285Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 65, 66: Hai chữ nước nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/01/2005 Tuần 17 Bài 17
Ngày dạy: 27.28/01/2005 Tiết 65.66: Hai chữ nước nhà
	 Trần Tuấn Khải
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức: Giúp hs cảm nhận đựoc nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn trích: nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước.
Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút TTK: cách khai thác đề tài lịch sử, lựa chọn thể thơ thích hợp, việc tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng thơ thống thiết.
Tư tưởng: Giáo dục hs tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, lòng hiếu thảo với cha mẹ, ông bà
Rèn luyện kĩ năng: Đọc, phân tích thơ song thất lục bát.
Khả năng tích hợp: lịch sử VN giai đoạn đầu thế kỉ XV và đầu XX; phần Văn và TLV ở bài kiểm tra tổng hợp.
B/ CHUẨN BỊ:
	Giáo viên và học sinh soạn bài chu đáo ở nhà.
	Giáo viên chuẩn bị bảng phụ ghi Về thể thơ và ví dụ minh hoạ.
C/ LÊN LỚP:
Oån định: Kiểm tra sĩ số và việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
Bài cũ: Đọc bài thơ muốn làm thằng cuội và cho biếtem thích nhất câu thơ nào ? giải thích ?
Phân tích hành động và nụ cười của thằng Cuội – Tản Đà trong hai câu cuối của bài thơ?
Bài mới: Trần Tuấn Khải là một hồn thơ yêu nước, nhưng thơ ông lưu hành công khai, hợp pháp cho nên nội dung yêu nước thường phải thể hiện theo một cách thức riêng để lọt qua vòng kiểm duyệt khắt khe của thực dân Pháp.Ông thường mượn đề tài lịch sử để kí thác tâm sự yêu nước, tấm lòng ưu thời mẫn thế của mình và cổ vũ khích lệ đồng bào. Chúng ta sẽ hiểu được tâm sự của ông qua bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
I1 Nêu vài nét về tác giả.
2. Giáo viên đọc 1 đoạn thơ trong bài rồi cho hs nhận xét giọng điệu của bài.
3. Thuyết minh về thể thơ dùng trong tác phẩm.
Điệu song thất lục bát là thể cha ông chúng ta xưa dùng để viết “ngâm khúc”, những vằn trắc xô xát giữa câu, réo rắt, da diết rất hợp để diễn đạt u uất, nỗi căm giận, lời mắng nhiếc, tiếng thở than, sự nghỉ ngơi, nỗi ưu sầu”
 ( Xuân Diệu)
4. Giải thích từ đoái, châu, hồng lạc, thành quách, sa cơ.
5.Có thể chia vb này làm 3 phần. 8 câu đầu, 20 câu tiếp, 8 câu cuối. Tìm ý chính từng phần
* Bài này đài 101 câu; đoạn trích chỉ có 36 câu. Tiếp đoạn trích là 12 câu tái hiện lịch sử thời anh hùng thời Trưng Vương, THĐ, chốt lại bằng 1 câu nhức nhối:
Giang san này vẫn là giang san
Mà nay sẻ nghé, tan đàn vì ai?
28 câu tiếp là lời khuyên con, nhắc nhở thế hệ thanh niên đơng thời. 25 câu cuối trở lại tâm sự người cha, kí thác ý chí báo thù phục quốc cho con:è
II/
1a. Đọc 8 câu đầu vb cho biết phần chú thích đã giúp em biết gì đặc biệt trong cuộc ra đi của người cha là NPK?
b. Cảnh tượng cuộc ra đi được miêu tả qua lời thơ nào?
c. Nhận xét về bối cảnh không gian? Những từ ngữ: mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu gây cho em cảm giác gì? Đây là cảnh thật hay phóng đại?
* Đây không chỉ là không khí thời Phi Khanh những năm 1407 mà là không khí toàn nước An Nam những năm 20 TK XX-không khí mất nước, nô lệ.
d. Khung cảnh ấy như khêu bất bình của người cha, em hiểu nối bất bình ấy như thế nào?
e. Trong bối cảnh đau thương ấy, tâm trạng của người cha ra sao? Hình ảnh hạt máu..mang ý nghĩa gì?
g. Theo em, hình ảnh nước mắt tầm tã châu rơi của người cha:
- Là thương xót cho người con?
- Nước mắt thương cho mình.
- Nước mắt thương cho cảnh nước mất nhà tan?
Điều gì khác.
h. Qua những ý kiến trên, em thấy người cha trong bài thơ này như thế nào?
TIẾT 2:
2a. Đọc đoạn thơ tiếp và cho biết để khuyên con trở về cứu nước cứu nhà, người cha đã thuyết phục con bằng cách nào? Tìm dẫn chứng cụ thể.
b. Những sự tích: giống Hồng Lạc, anh hùng hiệp nữcó ý nghĩa gì? Tại sao khi khuyên con người cha lại nhắc lại điều này?
c. Bằng sự nhập vai khéo léo, tác giả đã dựng lại hiện tình đất nước như thế nào?
* Liên hệ tới bài Chạy giặc của NĐC, và bài Hữu cảm của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
d. Cảnh nước mất nhà tan đã gieo rắc bao đau thương cho dân tộc. Những câu thơ nào diễn tả điều đó?
e. Nhận xét về nghệ thuật diễn tả các hình ảnh đất khóc giời than, xây khối uất, vật cơn sầu? Ý nghĩa?
3a. Đọc diễn cảm 8 câu cuối và cho biết những lời thơ nào diễn tả cảnh thực của người cha? Cảnh ngộ của người cha như thế nào?
b. Tại sao người cha lại nói ra cảnh ngộ của mình khi đang khuyên con trở về?
c. Lời trao gửi cuối cùng của người cha dành cho con là gì?
d. Nhận xét về giọng điệu của lời khuyên nhủ?
III/
1. Qua bài thơ, em hiểu gì về nỗi lòng của người cha trong cảnh nước mất nhà tan?
2. Câu chuyện lịch sử trên có giúp cho em hiểu thêm gì về nhà thơ?
3. Có người nói: sức cuốn hút của bài thơ đi vào lòng người là ở chất giọng. Em có thể chỉ rõ từ bài thơ này? ( bảng phụ – p2)
4. Tại sao tác giả đặt nhan đề cho bài thơ này là “ Hai chữ nước nhà” ?
* Nước và nhà, TQ và gia đình, riêng và chung gắn bó và chia sẻ. Nhưng nghĩa nước đặt trên tình nhà. Trung với nước, hiếu với cha mẹ cần phải giữ vẹn cả hai. Nước mất thì nhà tan. Cứu được nước thì cũng là có hiếu với cha mẹ
I/1- Hs dựa vào sgk để giới thiệu về tác giả.
2- Tự bộc lộ.
3- Hs thuyết minh xong, giáo viên đưa bảng phụ về thể thơ này, có ví dụ minh hoạ ( từ điển Văn học VN tập 1).
4- Đoái: ngó, ghé
 châu: nước mắt, lệ, giọt châu, giọt hồng.
Hồng lạc: dòng dõi dân tộc VN.
Thành quách: bức tường thành kiên cố ngày xưa.
Sa cơ: gặp chuyện không may, không kịp đối phó, chị thất bại.
5- a: Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn.
b- Hiện tình đất nước trong cảnh đau thương tan tác.
c- thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con.
Nữa mai mốt giết xong thù nghịch
Mũi long tuyền lau sạch máu tanh
Làm cho đất động trời kinh
Bây giờ quốc hiển gia vinh có ngày.
II/
1a- NPK bị giặc Minh bắt giải sang TQ, Nguyễn Trãi định theo cha nhưng tới biên giới phía Bắc, NPK đã khuyên con trở về để trả thù nhà đền nợ nước.
b- Chốn ải Bắc.kêu.
c- Hs thảo luận theo bàn:
- Bối cảnh không gian: cuộc chia li của 2 cha con ở một nơi núi rừng ảm đạm. Cuộc ra đi này là một cuộc ra đi không trở lại. Vì vậy, tâm trạng đau đớn lúc chia li tử biệt phủ lên cảnh vật màu tang tóc, chia lià đây là sự hoà hợp giữa cảnh và người. Hình ảnh, từ ngữ ước lệ, gợi không khí ảm đạm của sự chia li.( Người buồn cảnh có vui đâu bao giơ)ø, liên hệ tới bài ông đồ).
d- nối đau của người yêu nước buộc phải ra đi, nỗi căm tức quân Minh xâm lược.
e- Đối với cả 2 cha con, tình nhà nợ nước đều sâu đậm nên đều đau đớn, xót xa. Máu lệ hồn nước là hình ảnh quen thuộc, là cách nói ước lệ nói lên lòng nhiệt huyết
g- Tự bộc lộ.
h- Là người nặng lòng với đất nước, quê hương.
2a- Nhắc đến lịch sử anh hùng dân tộc: giốngkém gì!
b. Sự tích nói lên đặc điểm truyền thống của dân tộc giống nòi cao quí, lịch sử anh hùng hào kiệtNgười cha muốn khích lệ con dòng máu tự tôn dân tộc.
c- Bốn phương.lìa con.
Hình ảnh gợi về một đất nước bị huỷ diệt khi có giặc dã.
d- Thảm vongnày!
e- Nhân hoá, so sánh, ứoc lệ, cực tả nỗi đau mất nước: xót thương căm phẫn cao độ trước tội ác của giặc Minh.
3a- Tuổi già sức yếu bó tay: thân lươn..Cảnh ngộ ngặt nghèo, bất lực.
b- Khích lệ con làm tiếp việc cha còn dang dở.
c- Khích lệ con nói nghiệp vẻ vang của tổ tông. Vì tổ tông đã vì đất nước gian lao, vì ngọn cờ độc lập.
d- Thống thiết chân thành.
III/
Tự bộc lộ.
2-Tỏ lòng, tỏ tâm sự yêu nước của nhà thơ
3-Thảo luận theo bàn.
4-Thảo luận tổ, trình bày sau đó đọc ghi nhở sgk.
I/ Giới thiệu chung
Tác giả: sgk
Tác phẩm:
Đọc
Thể loại: song thất lục bát
Giải thích từ khó.
Bố cục: 3 phần.
II/ Phân tích.
1.Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ rời xa đất nước.
-Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm,
Cõi giời Nam gió thảm đìu hiu,
Bốn bề hổ thét chim kêu.
à không gian tương phản, từ ngừ ước lệ gợi ra khung cảnh buồn bã, thê lương đe doạ con người. ( cảnh sinh li tử biệt)
- Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước
Thân tàn lần bước dặm phơi
châu rơi
à Hình ảnh ẩn dụ, ước lệ diễn tả tâm trạng đau đớn, xót xa của một người đầy nhiệt huyết nhưng trong cảnh ngộ bất lực.
* Một người nặng lòng với quê hương, đất nước.
2. Nỗi lòng của người cha trước hiện tình đất nước.
Giống Hồng Lạc
Anh hùng hiệp nữkém gì.
à lòng tự hàovề dân tộc có lịch sử lâu đời, nhiều anh hùng hào kiệt, nòi giống cao quí.
Bốn phương khói lửa xương rừng máu sông
Thành tung quách vỡ
Bỏ vợ lìa con.
à Hiện tình đất nước có giặc giã, bị huỷ hoại-> cảnh nước mất nhà tan.
Thảm vong quốc thể
Xé tâm can
Đất khóc, giời than
Khối uất, cơn sầu
à hình ảnh ước lệ, so sánh thể hiện niềm xót thương, căm phẫn thấm đến cả trời đất, núi sông.
* tình cảmyêu nước sâu sắc
của tác giả.
3. Nỗi lòng của người cha dành cho con.
Cảnh ngộ của người cha:
 Tuổi già sức yếu.
 Sa cơ.
Thân lươn bao q1uản vũng lầy.
à Già yếu, bất lực.
Khuyên con nói nghiệp vẻ vang của tổ tông.
à Lời văn thống thiết chân thành.
III/ Tổng kết.
1. Tình yêu con hoà trong tình yêu đất nước thiết tha sâu nặng.
- Mượn lời nhân vật lịch sử để tỏ lòng yêu nmước, tự hào dân tộc của nhà thơ.
2. “Hai chữ nước nhà”ø đã tổng hợp các mô típ văn yêu nước của Á Nam, từ giọng bi tráng đến giọng mỉa mai, từ chất căm hờn đến lời mắng mỏ, từ sự dỗi tức nguyền rủa bọn Việt gian chết tiệt đến nỗi đau thương ôm lấy bà mẹ giang san” – Xuân Diệu.
* Dặn dò.
- Học thuộc lòng bài thơ và học phân tích.
- Soạn bài Nhớ rừng, ông đồ, sưu tầm một số câu đối mà em biết.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 65.66.doc