Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 81: Tức cảnh Pác Bó

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 81: Tức cảnh Pác Bó

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Giúp hs cảm nhận được niềm vui sảng khoái của HCM trong những ngày sống và làm việc gian khó ở Pác Bó; qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác, vừa là một chiến sĩ say mê cách mạng vừa như một khách lâm tuyền ung dung sống hoà nhịp với thiên nhiên. Giá trị nghệ thuật của bài thơ thất ngôn từ tuyệt Đường luật rất cổ điển nhưng cũng rất hiện đại.

2. Tư tưởng: lòng kính yêu và tự về phong thái của vị lãnh tụ vĩ đại.

3. Rèn luyện kĩ năng: Đọc diễn cảm, phân tích thơ tứ tuyệt Đường luật

4. Khả năng tích hợp: Bài câu cầu khiến , thuyết minh một danh lam thắng cảnh, với thời kì lịch sử gắn với quá trình hoạt động cách mạng của Bác, với bài Rằm tháng giêng, cảnh khuya, ngắm trăng, đi đường.

B/ CHUẨN BỊ:

 Giáo viên và học sinh soạn bài chu đáo ở nhà.

 Giáo viên cho hs sưu tầm bản sao bức tranh vẽ Bác Hồ đang ngồi dịch sử trên bàn đá; tìm đọc một số bài thơ của các tác giả khác viết về Bác.

 

doc 4 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 3853Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 81: Tức cảnh Pác Bó", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/01/2005 Tuần 21 Bài 20
Ngày dạy: 31/01/2005 Tiết 81: Tức cảnh Pác Bó
	Hồ Chí Minh
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức: Giúp hs cảm nhận được niềm vui sảng khoái của HCM trong những ngày sống và làm việc gian khó ở Pác Bó; qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác, vừa là một chiến sĩ say mê cách mạng vừa như một khách lâm tuyền ung dung sống hoà nhịp với thiên nhiên. Giá trị nghệ thuật của bài thơ thất ngôn từ tuyệt Đường luật rất cổ điển nhưng cũng rất hiện đại.
Tư tưởng: lòng kính yêu và tự về phong thái của vị lãnh tụ vĩ đại.
Rèn luyện kĩ năng: Đọc diễn cảm, phân tích thơ tứ tuyệt Đường luật 
Khả năng tích hợp: Bài câu cầu khiến , thuyết minh một danh lam thắng cảnh, với thời kì lịch sử gắn với quá trình hoạt động cách mạng của Bác, với bài Rằm tháng giêng, cảnh khuya, ngắm trăng, đi đường.
B/ CHUẨN BỊ:
	Giáo viên và học sinh soạn bài chu đáo ở nhà.
	Giáo viên cho hs sưu tầm bản sao bức tranh vẽ Bác Hồ đang ngồi dịch sử trên bàn đá; tìm đọc một số bài thơ của các tác giả khác viết về Bác.
C/ LÊN LỚP: 
Oån định: Kiểm tra sĩ số và việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
Bài cũ:
A. Vì sao bài thơ được đặt nhan đề là khi con tu hú? Đọc diễn cảm bài thơ.
b. Bài thơ này đã gợi cho em nhớ lại hai bài thơ nào, của các tác giả nào đã học ở lớp 8 cũng viết về tâm trạng người chiến sĩ cách mạng trong tù? Tâm trạng của họ có gì giống nhau nhưng cách thể hiện , giọng thơ có gì khác nhau?
Bài mới: Mùa xuân , tháng 2 năm 1941 sau 30 năm trời bôn ba hoạt động cách mạng cứu nước, lãnh tụ NAQ đã bí mật về nước trực tiếp lãnh đạo CM VN. Người sống và làm việc ở hang Pác Bó ( Tiếng Tày là cuối nguồn) vô cùng thiếu thốn và gian khổ, nhưng Người vẫn say sưa làm việc. Thỉnh thoảng còn làm thơ. Bên cạnh những bài thơ kêu gọi đồng bào là một số bài tức cảnh, tâm tình rất đặc sắc. Cô giới thiệu với các em bài thơ.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
I/
1. Đọc thầm phần chú thích và cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
2. Đọc mẫu: Giọng vui pha chút hóm hỉnh, nhẹ nhàng nhịp 4/3, 2/2/3. 
Quan sát cấu tạo câu , vần , chữ để gọi tên đúng thể thơ? Trong đó phương thức nào là chủ đạo?
3.Theo nội dung của bài, tác ra làm mấy ý? Xác định đoạn thơ tương ứng?
II/
1a. Đọc câu mở đầu em thấy cấu tạo rhơ có gì đặc biệt?
b. Theo em, phép đối này có sức diễn tả sự việc và con người như thế nào?
c. Dựa vào chú thích sgk, giải nghĩa lời thơ cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng? 
d. Cảm nghĩ của riêng em cuộc sống sinh hoạt của Bác?
e. Có ba cách hiểu từ sẵn sàng:
- Lúc nào cũng có, sẵn, không thiếu.
- Tuy hoàn cảnh vật chất thiếu thốn, nhưng tinh thần vẫn sẵn sàng, chấp nhận khắc phục vượt qua.
- Kết hợp cả 2 cách hiểu trên: vừa nói cái hiện thực gian khổ vừa nói cái tinh thần vui tươi của người chiến sĩ CM.
Ý kiến của em?
g. Hai câu đầu cùng giọng điệu êm ái nhẹ nhàng. Điều này phản ánh trạng thái tâm hồn như thế nào của người làm thơ?
* Liên hệ bài :
Cảnh rừng . mặc sức say.
h. Chỉ rõ cách đối của câu thứ 3?
i. Có thể hiểu ý nghĩa cảu cách đối này như sau: ( bảng phụ)
- Với người CM, những khó khăn vật chất không thể cản trở tinh thần CM.
- Trong bất kì hoàn cảnh nào người CM cũng có thể hoà hợp với TN.
- Trong quan hệ với CM, TN trở lên có ý nghĩa.
- Lời thơ vang lên nhạc điệu vừa mềm mại vừa khoẻ khoắn.
Em hiểu theo nghĩa nào?
k. Hình dung của em về người CM trong 3 câu thơ đầu?
2a.Người CM sau bao nhiêu gian khổ vẫn cảm thấy cuộc đời CM thật là sang. Em hiểu từ sang trong bài thơ này như thế nào?
b. Em còn biết những bài thơ nào của Bác nối tới cái sang kể cả khi bị tù đày?
c. Niềm vui ấy, cái sangays khiến ta hiểu gì về vẻ đẹp trong cách sống của Bác? 
III/
1. Bài thơ giúp em hiểu gì về điều đáng quí nào ở con người HCM?
2. Gọi 1 hs đọc ghi nhớ.
IV/
1. Người xưa thường ca ngợi thú lâm tuyền ( niềm vui thú được sống với rừng suối), theo em, thú lâm tuyền ở Bác có gì khác với người xưa.
I/
Đọc bài, nêu hoàn cảnh sáng tác.
2- 2 hs đọc sau gv và nhận xét.
- Tự sự kết hợp biểu cảm, biểu cảm là PT chủ đạo.
3- Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác: câu 1.2.3.
- Cảm nghĩ cảu Bác: câu 4
II/
1a- Dùng phép đối: đối thời gian, đối không gian, đối hành động.
b- Diễn tả hoạt động đều đặn, nhịp nhàng của con người, quan hệ gắn bó giữa con người và thiên nhiên.
c- Cháo bẹ: cháo ngô.
- Rau măng: rau là măng rừng.
à là những thứ luôn có sẵn trong bữa ăn của Bác ở Pác Bó.
d- Bữa ăn đơn sơ nhưng chan chưa tình cảm, bởi đó là do thiên nhiên ban tặng. Người CM luôn biết sông gắn bó với TN, đất nước lao động nghèo khổ.
e- Tự bộc lộ sau khi đã thảo luận theo bàn.
g-- Thư thái, vui tươi, say mê cuộc sống cách mạng , hoà hợp với thiên nhiên.
h- Đối ý: Điều kiện làm việc tạm bợ/ nội dung công việc quan trọng, trang nghiêm.
Đối thanh: bằng( chông chênh)/ trắc ( dịch sử Đảng).
Tự bộc lộ.
k- Yêu thiên nhiên, yêu công việc.
- Luôn tìm thấy niềm vui giữa con người và thiên nhiên.
- Làm chủ cuộc sống trong bất kì hoàn cảnh nào?
2a- Thảo luận nhóm:
- Sang là sang trọng, giàu có.
- Ở đây là sang về tinh thần cuat cuộc đời làm CM lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sống, khó khăn , gian khổ là thử thách.
- Cái sang trọng của một nhà thơ luôn tìm thấy sự thư thái, tự tin.
- Cái sang trọng giàu có của người tự thấy mình có ích cho Cm cả trong gian khổ, thiếu thốn.
b- Hôm nay xiềng xích thay
Tuy bị tình nghi là gián điệp
Mà như khanh tướng vẻ ung dung.
c. Lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp CM.
III/
Tự bộc lộ.
Đọc ghi nhớ.
IV/ 
1- Không phải thú ở ẩn lánh đời.
- Thú được sống hoà hợp với TN để làm CM, cứu nước.
I/ Giới thiệu chung.
Tác giả: sgk.
Tác phẩm:
- Tháng 2 năm 1941 khi Người vừa bí mật trở về nước lãnh đạo CM.
II/ Phân tích.
1. Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó.
- Sáng rahang.
à đối chỉ hoạt động đều đặn.
- Cháo bẹ rausẵn sàng.
 Giọng điệu vui đùa, thoải mái -> Gian khổ nhưng vẫn thư thái, vui tưới.
à cảm giác thích thú, bằng lòng.
- Bàn đá.. dịch sử Đảng.
Đối ý, đối thanhà hình tượng người chiến sĩ chân thực vừa có tầm vóc lớn lao, ue thế uy nghi.
* Yêu thiên nhiên, yêu công việc CM, làm chủ cuộc sống trong bất cứ hoàn cảnh nào.
2. Cảm nghĩ của Bác.
- Cuộc đời thật là sang.
Lạc quan, tin tưởng sự nghiệp CM.
III/ Tổng kết.
1.Tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên,tinh thần CM kiên trì, tinh thần lạc quan tin tưởng.
2. Ghi nhớ: sgk.
IV/ Luyện tập.
* Dặn dò: Học thuộc lòng bài thơ và học ghi nhớ; soạn bài Câu cầu khiến.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 81.doc