Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 93, 94: Hịch tướng sĩ

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 93, 94: Hịch tướng sĩ

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Cảm nhận được tinh thần yêu nước bất khuất của TQT cũng là của nhân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống Nguyên –Mông thể hiện lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng quân xâm lược.

Nắm được những đặc điểm cơ bản của thể loại hịch về phương diện kết cấu, lập luận, dẫn chứng, lời văn.

2. Tư tưởng: Lòng tự hào, tình yêu quê hương đất nước; phát huy truyền thống yêu nước của cha anh.

3. Rèn luyện kĩ năng: Đọc diễn cảm văn nghị luận cỏ, văn biền ngẫu,; tìm hiểu, phân tích nghệ thuật lập luận, kết hợp lí lẽ, tình cảm, giọng văn khi hùng hồn tha thiết, khi dứt khoát đanh thép, khi mỉa mai chế giễu rất đa dạng, thuyết phục, hấp dẫn.

4. Khả năng tích hợp: Bài: câu cảm thán, phủ định, cầu khiến, hành động nói, phần văn nghị luận.

B/ CHUẨN BỊ:

 Giáo viên và học sinh soạn bài chu đáo ở nhà; tranh ảnh TQT.

 Giáo viên chuẩn bị bảng phụ ghi các đoạn văn biền ngẫu khi phân tích.

 

doc 4 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 2875Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 93, 94: Hịch tướng sĩ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/02/2005 Tuần 24 Bài 23
Ngày dạy: 28/02/2005 
Tiết 93.94 : Hịch tướng sĩ
	Trần Quốc Tuấn
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức: Cảm nhận được tinh thần yêu nước bất khuất của TQT cũng là của nhân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống Nguyên –Mông thể hiện lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng quân xâm lược.
Nắm được những đặc điểm cơ bản của thể loại hịch về phương diện kết cấu, lập luận, dẫn chứng, lời văn.
Tư tưởng: Lòng tự hào, tình yêu quê hương đất nước; phát huy truyền thống yêu nước của cha anh.
Rèn luyện kĩ năng: Đọc diễn cảm văn nghị luận cỏ, văn biền ngẫu,; tìm hiểu, phân tích nghệ thuật lập luận, kết hợp lí lẽ, tình cảm, giọng văn khi hùng hồn tha thiết, khi dứt khoát đanh thép, khi mỉa mai chế giễurất đa dạng, thuyết phục, hấp dẫn.
Khả năng tích hợp: Bài: câu cảm thán, phủ định, cầu khiến, hành động nói, phần văn nghị luận.
B/ CHUẨN BỊ:
	Giáo viên và học sinh soạn bài chu đáo ở nhà; tranh ảnh TQT.
	Giáo viên chuẩn bị bảng phụ ghi các đoạn văn biền ngẫu khi phân tích.
C/ LÊN LỚP:
Oån định: Kiểm tra sĩ số và việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
Bài cũ: a. Sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm được thể hiện trong bài Chiếu dời đô?
 b. Vì sao thành Đại La được đổi tên thành Thăng Long và được chọn làm kinh đô muôn đời ?
Bài mới: Tháng 9- 1284 trong cuộc duyệt binh lớn ở Đông Thăng Long, Hưng Đạo vương TQT công bố bài lộ bố dụ chư tì tướng hịch văn( hịch tướng sĩ) để khích động tinh thần yêu nước, quyết chiến quyết thắng của tướng sĩ dưới quyền , kêu gọi họ ra sức luyện quân sĩ, sẵn sàng cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ 2 năm 1285.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
I/
1. Em có hiểu biết gì về người anh hùng dân tộc TQT?
2. Hướng đẫn hs đọc bài, chú ý giọng thay đổi. 
GVCN cùng 4.5 đọc 1 lần.
3.Giải thích từ khó.
4. Gọi hs đọc chú thích để nắm được thể loại hịch.
5. Kết cấu, bố cục của bài hịch?
* Bố cục chung của bài hịch gồm có 4 phần : Phần nêu vấn đề; phần 2 nêu truyền thống vẻ vang trong sử sách để gây lòng tin tưởng; phần 3 nhận định tình hình để gây lòng căm thù giặc, phân tích phải trái để làm rõ đúng sai; kết thúc nêu ra chủ trương và kêu gọi đấu tranh.
- Bài HTS có sự linh hoạt.
6. Lời hịch thường dùng lối văn biền ngẫu có 2 về song hành đối xứng, khi đọc nghe âm vang. Chỉ ra một vài câu văn biền ngẫu tiêu biểu của bài hịch? 
II/
1a. Dựa và phần MB và chú thích hãy cho biết những nhân vật được nêu gương có địa vị xã hội như thế nào?
b. Họ có những điểm chung nào để tạo thành gương sáng cho mọi người noi theo?
2.
A1. Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù được tác giả lột tả như thế nào? 
A2. Nhận xét về sự đặc sắc trong lời ăn của tác giả?
A3. Nhận xét thái độ của người viết đoạn văn trên?
TIẾT 2: 
B1. Hãy đọc đoạn văn diễn tả lòng căm thù giặc của tác giả?
B2. Nhận xét đoạn văn trên các phương diện:
 Câu?
 Cách dùng dấu câu?
 Cách dùng từ?
 Giọng điệu?
B3. Cách cấu tạo ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện tâm trạng?
B4. Vị chủ tướng tự nói lên nỗi lòng của mình sẽ có tác đông ra sao đối với tướng sĩ?
C1. Mối quan hệ ân tình giữa TQT với tướng sĩ là mối quan hệ trên dưới theo đạo thần chủ hay quann hệ bình đẳng của những người cùng cảnh ngộ?
C2. Mối quan hệ ân tình ấy đãkhích lệ điều gid ở tướng sĩ?
D. Sau khi bày tỏ thân tình, tác giả đã phê phán lối sống sai lầm của tướng sĩ. 
D1. Những sai lầm của tướng sĩ được nhắc tới những phương diện nào? 
D2. Những biểu hiện đó cho thấy cách sống như thế nào cần được phê phán? 
D3. Tác giả đã phân tích hậu quả của cách sống trên ở những phương diện nào?
E1. Tiếp đó tác giả đã khuyên răn tướng sĩ những điều nào? 
E2. Lợi ích của những lời khuyên đó được khẳng định trên những phương diện nào?
G1. Theo em, trong những đoạn thơ trên tác giả đã thuyết phục người đọc bằng lối nghị luận như thế nào?
3.Bài hịch ra đơì là để khích lệ tướng sĩ học Binh thư yếu lược.
a. Theo em, vì sao TQT có thể nói với tướng sĩ rằng : nếu các ngươi biết chuyện tập kẻ nghịch thù. 
b. Điều này cho thấy TQT tỏ thái độ như thế nào đối với tướng sĩ của ông và đối với giặc? 
c. Lịch sử chống quân xâm lược thời Trần đã chứng minh như thế nào cho lời kêu gọi tướng sĩ học tập Binh thư của TYQT?
III/
1. Những đặc điểm hình thức nào của HTS khiến văn bản này được đánh giá là bài nghị luận xuất sắc nhất của văn học cổ nước ta?
2. Em cảm nhận được những điều sâu sắc nào từ nội dung từ bài Hịch?
3. Cuối bài Hịch tác giả viết: Ta viết bài hịch này để các ngươi biết bụng ta. Theo em, tướng sĩ thời Trần sẽ biết bụng TQT như thế nào qua bài Hịch?
I/
1. TQT là 1 danh tướng kiệt xuất của nhân dân VN và của thế giới thời trung đại. Ông góp công lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống quân N- M ( 1285, 1288). Là nhà lí luận quân sự với các tác phẩm Vạn kiếp tông bí truyền thư, Binh thư yếu lược..TQT còn là tác giả của bài hịch
2. Đọc bài.
3. Theo 27 chú thích đọc thầm.
4. Đọc trang 58.59.
5. Bố cục của bài theo 3 phần:
MB: từ đầu tiếng tốt: nêu gương sáng trong lịch sử.
TB: tiếp phỏng có được không? Phân tích tình hình ta và địch nhằm khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc của tướng sĩ.
KB: kêu gọi tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược.
6. 
Không có mặccơm.
Lúc trận mạcvui cười.
Làm tướng triều đìnhbiết căm, 
II/
1a. Tướng: Do Vu, Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang, Xích Tu Tư.
người có gia thần: Dự Nhượng..
Người làm quan nhỏ: Thân Khoái.
b. Sẵn sàng chết vì vua, vì chủ tướng; không sợ hiểm nguy, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
2.
A1. ( hs đọc sgk hoặc bảng phụ)
Sứ giặc đi lại.hổ đói
A2. Ngôn từ gợi hình, gợi cảm: nghênh ngang, uốn lưỡi, thân dê chó, ẩn dụ, giọng mỉa mai châm biếm.
A3. Căm ghét, khinh bỉ, đau xót cho đất nước.
B1. Đọc đoạn văn.
B2. 
Cả đoạn là một câu văn.
Nhiều dấu phẩy.
Nhiều động từ chỉ trạng thái tâm lí và hành động mãnh liệt: quên ăn vỗ gối, xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu,
Giọng thống thiết, tình cảm.
B3. Cực tả nỗi uất hận trào dâng trong lòng; khơi gợi sự đồng cảm người đọc, người nghe.
B4. Bày tỏ nỗi lòng của mình, chíng TQT đã là một tấm gương yêu nước có tác dụng động viên to lớn đối với tướng sĩ.
C1. Dựa trên 2 quan hệ: quan hệ chue tướng và quan hệ cùng cảnh ngộ. Quan hệ chủ tướng khích lệ tinh thần trung quân ái quốc; quan hệ cảnh ngộ khích lệ lòng ân nghĩa thuỷ chung của nhuững người cùng chung cảnh ngộ. Nêu mối ân tình giữa mìnhvà tướng sĩ , TQT đã khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với đạo vua tôi cũng như đối với tình cốt nhục.
D1. Nhìn chủ nhục mà không biết lo.thẹn,;ham thú vui tầm thường lấy việc chọi gà.; 
D2. Quên danh dự và bốn phận, thói cầu an hưởng lạc.
D3.Mất hết sinh lực tâm trí đánh giặc cựa gà không chống nổiđiếc tai; nước mắt nhà tan chẳng những thái ấp.. phỏng có được không? 
E1. Biết lo xa nên nhớ câu “ đặt mồi lửa vào dưới đống củi” làm nguy cơlàm răn sợ ;
Tăng cường tập võ nghệ huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên.
E2. Chống được giặc ngoại xâm có thể bêu được đầu hốt Tất Liệt vương; còn nước còn nhà chẳng những thái ấp của ta lưu thơm.
G1. Dùng nhiều điệp ngữ, liệt kê, so sánh, lí lẽ sắc sảo kết hợp tình cảm.
a. Học sinh thảo luận nhóm:
Vì nó là sách chọn lọc binh pháp của các nhà cầm quyền nổi tiếng trong lịch sử, tướng sĩ cần phải biết; TQT là tướng tài thời Trần; nước ta đang đứng trước nguy cơ bị ngoại xâm; tướng sĩ muốn cầu an hưởng lạc.
b.Thái độ quyết tâm, dứt khoát
c.Quân và dân nhà Trần đã liên tiếp chiến thắng các cuộc xâm lăng của giặc Mông – Nguyên trong TK XVIII.
III/
1. Hs thảo luận cặp:
Lập luận, kết cấu, lời văn
2. Dựa vào ghi nhớ để trả lời.
Sau đó 1 hs đọc ghi nhớ sgk.
3. Thảo luận bàn:
Cọi trọng danh dự; khinh ghét thói cầu an hưởng lạc; căm thù giặc sâu sắc quyết chiến thắng; tha thiết trước vận mệnh của đất nước
I/ Giới thiệu chung.
1. Tác giả: sgk.
2. Tác phẩm.
- Thể loại hịch- thể văn nghị luận: kêu gọi chiến đấu chống thù trong giặc ngoài.
II/ Phân tích.
1. Nêu gương sáng trong lịch sử.
Chứng cớ khách quan, tình cảm tôn vinh
à khích lệ lòng trung quân ái quốc của tướng sĩ thời Trần.
2. Phân tích tình hình địch – ta.
*. Tội ác của giặc.
-Kẻ thù tham lam tàn bạo, ngang ngược.
-Ngôn từ gợi hình gợi cảm, hình ảnh ẩn dụ. Giọng mỉa mại châm biếm thể hiện căm phẫn cao độ, đau xót cho đất nước.
*. Lòng yêu nước và căm thù giặc của tác giả.
Lời văn biền ngẫu, thống thiết, tình cảm cực tả niềm uất hận trào dâng thể hiện uất ức, căm tức khi chưa được trả thù, sẵn sàng hi sinh, quên ăn vì nghĩa lớn.
* Mối ân tình của chủ tướng đối với các tướng sĩ.
Câu văn từng vế đối xứng diễn tả mối quan hệ khăng khít giữa chủ tướng với các tướng sĩ trên mọi phương diện.
* Phê phán lối sống sai lầm của các tướng sĩ. 
- Không biết nhục, biết lo cho chủ tướng và triều đình, ham thú vui tầm thường
à quên danh dự và bổn phận, cầu an hưởng lạc. 
-Hậu quả: Mất hết tâm trí, sinh lực đánh giặc, nước mất nhà tan.
* Khuyên răn tướng sĩ.
Biết lo xa; tăng cưỡng võ nghệ.
à lí lẽ sắc sảo, lối văn biền ngẫu, nhiều điệp ngữ, liệt kê, so sánh tạo sự thuyết phục.
3. Kêu gọi tướng sĩ.
Tập Binh thư yếu lược.
à thái đọ dứt khoát, rõ ràng đối với tướng sĩ, thể hiện quyết tâm chiến đấu, chiến thắng kẻ thù. 
III/ Tổng kết.
-Kết cấu chặt chẽ; kết hợp hài hoà lí trí và tình cảm trong lập luận; lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu.
-Lòng yêu nước bất khuất của TQT, của nhân dân ta trong cuộc trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
à ghi nhớ: sgk.
* Dặn dò:
	Học kĩ bài phần ghi nhớ, ghi trong vở; học thuộc lòng phần nói về lòng căm thù giặc.
	Soạn bài : Hành động nói.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 93.94.doc