Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 97: Nước Đại Việt ta

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 97: Nước Đại Việt ta

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Giúp hs thấy được đoạn văn có ý nghĩa như một lời tuyên ngôn đọc lập của dân tộc ta ở thế kỉ XV; Thấy được phần nào sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận Nguyễn Trãi: lập luận chặt chẽ, sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn.

2. Tư tưởng:Lòng tự hào về người anh hùng dân tộc, nhà thơ lớn, danh nhân văn hoá thế giới.

3. Rèn luyện kĩ năng: Đọc văn biền ngẫu, tìm và phân tích luận điểm, luận cứ trong một bài cáo.

4. Khả năng tích hợp: Bài: hành động nói, Ôn tập luận điểm, sông núi nước Nam, toàn bài Bình ngô đại cáo.

 

doc 4 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 2904Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 97: Nước Đại Việt ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/3/2005 Tuần 25 Bài 24
Ngày dạy: 7/3/2005 
Tiết 97: Nước Đại Việt ta
	( Trích “ Cáo bình Ngô - Nguyễn trãi )
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức: Giúp hs thấy được đoạn văn có ý nghĩa như một lời tuyên ngôn đọc lập của dân tộc ta ở thế kỉ XV; Thấy được phần nào sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận Nguyễn Trãi: lập luận chặt chẽ, sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn.
Tư tưởng:Lòng tự hào về người anh hùng dân tộc, nhà thơ lớn, danh nhân văn hoá thế giới.
Rèn luyện kĩ năng: Đọc văn biền ngẫu, tìm và phân tích luận điểm, luận cứ trong một bài cáo.
Khả năng tích hợp: Bài: hành động nói, Ôn tập luận điểm, sông núi nước Nam, toàn bài Bình ngô đại cáo.
B/ CHUẨN BỊ:
	Giáo viên và học sinh soạn bài chu đáo ở nhà; sưu tầm tranh chân dung Nguyễn Trãi và toàn bài Cáo bình Ngô.
C/ LÊN LỚP:
Oån định: Kiểm tra sĩ số và việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
Bài cũ: a/ Đọc thuộc lòng đoạn văn mà em cho là hay nhất trong bài Hịch tướng sĩ và cho biết luận điểm chính của tác giả ở đoạn văn ấy là gì?
b/ Vì sao có thể nói Hịch tướng sĩ là áng thiên cổ hùng văn?
Bài mới: Ở lớp 7 em đã biết Nguyễn trãi là tác giả của bài thơ Nôm côn sơn ca, rồi cây chuối, bến đò xuân trại, cuối xuân tức sự ông còn là tác giả của Bình Ngô đại cáo- bản thiên cor hùng văn, rất xứng đáng gọi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
I/
1. Giới thiệu vài nét chính về Nguyễn Trãi?
2. Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
3. Dựa vào chú thích nêu đặc điểm chính cảu thể cáo trên các mặt:
- Mục đích
- Bố cục
- Lời văn
3. Tại sao BNĐC lại mang ý nghĩa trọng đại?
4. Đoạn trích nước đại việt ta nằm ở phần nào? Tóm tắt nộid ung chính phần này?
5. Có thể coi NĐVT là văn bản nghị luận được không? Vì sao?
6. Nội dung của văn bản có 2 ý lớn:
- Nêu tư tưởng nhân nghĩa cảu cuộc kháng chiến.
- Phân tích vị trí và nội dung chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. 
Phân định rõ trong đoạn trích.
II/
1a. Đọc 2 câu đầu của VB và cho biết em hiểu nhân nghĩa ở đây gồm những nội dung nào? Nên hiểu đúng các nội dung ấy cụ thể ra sao? 
b. Bình Ngô đại cáo là bản tổng kết cuộc kháng chiến thắng lợi chống quân Minh, mở đầu là tư tưởng nhân nghĩa. Từ đó em hiểu gì về tình chất cuộc kháng chiến này? Tư tưởng của người viết bài này?
2a. Câu Núi sông bờ cõi đã chia, phong tục cũng khác, lí lẽ này nhằm khẳng định biểu hiện nào của văn hiến Đại Việt?
So với thời Lí, có phát triển cao hơn. Sông núi nước Nam chủ yếu là lãnh thổ và chủ quyền. Đến BNĐC bổ sung 3 yếu tố : văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử. NT đã ý thức được văn hiến, truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định dân tộc.
b. Khi nhắc đến các triều đại xây dựng nền độc lập song song cùng các triều đại Trung Hoa , tác giả đã dựa trên chứng cứ lịch sử nào?
c. Các câu văn biền ngẫu cùng với phép so sánh ngang bằng có tác dụng gì? 
d. Qua đó thể hiện tư tưởng, tình cảm nào của người viết BNĐC được bộc lộ.
e. Nền văn hiến Đại Việt còn được làm rõ hơn qua các chứng cứ còn ghi trong lịch sử chống ngoại xâm. Các chứng cớ ấy được ghi lại trong những lời văn nào?
g. Từ đó, tư tưởng tình cảm nào của người viết được bộc lộ ?
III/
1. Nội dung nhân nghĩa và dân tộc được trình bày trong văn chính luận cổ có gì nổi bật?
Ý thức dân tộc ở nước Đại Việt ta có sự tiếp nối và phát triển ý thức dan tộc của bài Nam quốc sơn hà.
a. Theo em, đâu la những biểu hiện tiếp nối?
b. Đâu là những biểu hiện phát triển?
3. Từ nội dung văn bản trên, em hiểu gì về NT- tác giả BNĐC?
I/
1.Một hs đứng tại chỗ thuyết minh về tác giả.
2. Trong không khí hào hùng của ngày vui độc lập. Tổ quốc sạch bóng quân thù , đất nước bước vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên phục hưng dân tộc.
3. 
- Trình bày chủ trương , công bố kết quả 1 sự nghiệp.
- Bốn phần: Nêu luận đề chính nghĩa/ Vạch tội ác kẻ thù/ Kể lại quá trình kháng chiến/ Tuyên bố chiến thắng, nêu cao chính nghĩa.
- Lối văn biền ngẫu.
3. Được xem là bản tuyên ngôn thứ 2
4. - Phần mở đầu bài cáo.
 - Nêu tư tưởng nhân nghĩa: cuộc kháng chiến vì dân; nước Đại Việt ta có nền độc lập, kẻ xâm phạm nhất định thất bại.
5. Là văn nghị luận.
Vì được viết bằng phương thức lập luận, lấy dẫn chứng và lí lẽ làm rõ tư tưởng độc lập dân tộc và thuết phục người đọc.
6. Ý 1: 2 câu đầu.
 Ý 2: 8 câu còn lại.
II/
1a. Hai nội dung: yên dân và điếu phạt. Tức là trừ giặc minh để lo cho dân có cuộc sống yên bình.
b. Hs thảo luận theo bàn:
 - Chính nghĩa phù hợp với lòng dân.
- Tư tưởng của người viết l cho dân, yêu dân, vì dân
à tiến bộ.
2a. Đại Việt là nước độc lập vì có lãnh thổ riêng, văn hoá riêng.
b. Các triều đại từ Triệu, Đinh, Líxây nền độc lập trong các cuộc đương đầu với các triều đại Hán, Đường, Tống, nguyên của phương Bắc.
c. Khẳng định tư cách độc lập của nước ta. Tạo sự uyển chuyển nhịp nhàng cho lời văn, dễ đi vào lòng người.
d. Đề cao ý thức dân tộc Đại Việt. Tình cảm tự hào dân tộc.
e. Lưu Cung tham công nên thất bạiÔ Mã
Vế câu biền ngẫu đối xứng sóng đôi làm nổi bật chiến công của ta và sự thất bại của địch.Tạo cho câu văn đễ nhớ, cân đối.
g. Khẳng định nề độc lập, lòng tự hào về truyền thốnh lâu đời vẻ vang của dân tộc.
III/
1. Giàu chững cớ, cảm xúc tự hào, giọng hùng hồn, lời văn biền ngẫu nhịp nhàng.
2. Thảo luận cặp.
a. Nước ta có nền độc lập chủ quyền, vì có vua riêng, địa lí, không chịu khuất phục trước quân xâm lược.
b. Có bề dày lịch sử đấu tranh bảo về độc lập dân tộc; một nền độc lập xây dựng trên tư tưởng nhân nghĩa, vì dân.
3.Thảo luận:
Tư tưởng tiến bộ.
Giàu tình cảm, có ý thức dân tộc.
Giàu lòng yêu thương dân.
I/ Giới thiệu chung
1.Tác giả: sgk
2.Tác phẩm.
- Trích trong Bình Ngô đại cáo- phần 1
- Được xem như bản tuyên ngôn độc lập của nước ta sau đại thắng quân Minh.
- Thể cáo.
II/ Phân tích.
1.Tư tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng chiến.
Dân yên: Lo cho dân yên.
Điếu phạt: Trừ giặc Minh.
à lo cho dân, vì dân.
2. Nền văn hiến nước Đại Việt.
Nền văn hiến lâu đời.
Cương vực lãnh thổ.
Phong tục tập quán.
Lịch sử riêng, chế độ riêng.
- Lối văn biền ngẫu, phép so sánh làm nổi bật chiến công của ta và sự thất bại của địch.
à khẳng định độc lập, niềm tự hào về truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân tộc.
à ghi nhớ : sgk
III/ Tổng kết.
- Lời văn biền ngẫu nhịp nhàng, giọng hùng hồn, giàu cảm xúc tự hào.
- Nước ta có một bề dày lịch sử lâu đời, một nền độc lập được xây dựng trên tư tưởng nhân nghĩa vì dân.
IV/ Luyện tập.
1.Khái quát trình tự lập luận bằng sơ đồ. ( sgv T95)
* Dặn dò:
Học phần ghi nhớ, học bài.
Soạn bài: Hành động nói.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 97.doc