Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 16 đến tuần 26

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 16 đến tuần 26

A/-MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Giúp học sinh:

-Tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu văn bản và nội dung của đề bài.

-Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài văn của mình.

BCHUẨN BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP

+Giáo viên: Chấm bài và chuẩn bị những việc cần làm trên lớp: dàn bài, chọn lựa bài đặc sắc, bài tồn tại về các lỗi học sinh mắc phải về viết câu, dựng đoạn, liên kết đoạn.

+Tích hợp với phần văn nhật dụng và TV đã học trong chương trình .

+Cho học sinh tự sửa bài và đánh giá bài của mình.

C CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1)Ổn định lớp

Kiểm tra sĩ số:

2)Bài cũ:

3)Bài mới:

Đề : Giáo viên chép đề lên bảng.

-Đề TLV: Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam.

Dàn ý tiết 55,56.

 IV.Các bước trả bài:

1)Trả bài cho học sinh

 2)Nhận xét chung:

 

doc 96 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 960Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 16 đến tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:16- Tiết: 64
NS: / -ND : / / 
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 THUYẾT MINH 
A/-MỤC TIÊU BÀI HỌC
	Giúp học sinh:
-Tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu văn bản và nội dung của đề bài.
-Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài văn của mình.
BCHUẨN BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP 
+Giáo viên: Chấm bài và chuẩn bị những việc cần làm trên lớp: dàn bài, chọn lựa bài đặc sắc, bài tồn tại về các lỗi học sinh mắc phải về viết câu, dựng đoạn, liên kết đoạn.
+Tích hợp với phần văn nhật dụng và TV đã học trong chương trình .
+Cho học sinh tự sửa bài và đánh giá bài của mình.
CCÁC BƯỚC LÊN LỚP
1)Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số: 
2)Bài cũ:
3)Bài mới:
Đề : Giáo viên chép đề lên bảng.
-Đề TLV: Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam.
Dàn ý tiết 55,56.
	IV.Các bước trả bài:
1)Trả bài cho học sinh 
	2)Nhận xét chung:
a)Ưu điểm:
-Hầu hết làm bài đều đúng thể loại.
-Bài làm có bố cục tốt, đạt yêu cầu.
-Mở bài đã nêu được định nghĩa chung về chiếc nón lá và tác dụng của chiếc nón lá đối với con người, với những người dân sống bằng nghề nón.
-Thân bài đã nêu được chính xác các đặc điểm về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của nón lá, chiếc nón lá có ích đối với người dân lao động lúc nông nhàn.
-Kết bài nêu cách bảo quản và tương lai của chiếc nón lá Việt Nam.
-Bài thuyết minh đã vận dụng các phương pháp định nghĩa, nêu ví dụ và phân tích so sánh đôi bài đã có sử dụng phương pháp nêu số liệu rất phù hợp.
-Câu văn trôi chảy, sinh động và cuốn hút đối với người đọc người nghe.
-Bài làm sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.
b) Tồn tại:
-Một số bài viết còn sơ sài, rơi vào tả chiếc nón ở một số vùng miền do đọc bài tham khảo Làng nón Phú Cam, nón Huế, nón làng Chuông
-Một số bài viết chỉ nêu được công dụng mà không nói đến cấu tạo và chỉ nói cách làm sơ sài.
-Diễn đạt còn vụng về, chữ viết xấu, viết tắt, viết số vẫn còn.
-Kỹ năng viết câu, dựng đoạn kém, có bài chỉ có một đoạn.
	3)Sửa lỗi trên lớp:
a)Lỗi chính tả:
-Chả lời: (ch-tr); lón ná(n-l) cho đời xống(s-x)
 àLỗi l-n; s-x; ch-tr, ng-nngh-ng.
b)Lỗi dùng từ, đặt câu:
*Câu viết chưa đạt
*Sửa lỗi
- thật dữ, đôi mắt của thầy cứ nhìn vào em(Thư 84)
hoặc :cô đã mắng cho chúng em một chận..
- những người nông dân mặc chiếc nón để che mưa, che nắng(Phong 84)
-Bất cứ ai trên trái đất này đều đội nón vì nó rất đẹp  (Hiếu 84)
-làm nón chỉ vài có vài đồng nhưng không làm thì không được.
- làm nón là nghề được chuyền tụng lâu đời
- ai đến Việt Nam mà chẳng thích chiếc nón lá vì nó là di sản văn hoá
-.. em rất thích chiếc nón vì nó làm ra tiền cho gia đình em
-chiếc nón lá đội lên đầu thì người phụ nữ Việt Nam sẽ đẹp gái hơn
-cô em vẫn thích đội nón lá đi dạy học vì nó đẹp
lúc này em cảm thấy thầy không vui ánh mắt hiền từ có vẻ buồn hơn mọi ngày...
 những người nông dân đội chiếc nón lá để che mưa che nắng. 
Bất cứ ai nếu đến Việt Nam đều muốn mua một chiếc nón để làm kỷ niệm
-làm nón tuy vất vả nhưng đó là công việc lúc nông nhàn để kiếm thêm thu nhập
-làm nón là nghề được lưu truyền từ rất lâu đời 
- nón lá là một nét văn hoá độc đáo của Việt Nam 
- chiếc nón lá cùng với thời gian sẽ là nét văn hoá riêng cho người Việt Nam.
- cùng với chiếc áo dài thì chiếc nón lá làm cho người phụ nữ Việt Nam có duyên dáng hơn 
4)Đọc bài khá-yếu,sửa lỗi ở nhà:
*Đọc bài khá: . 
*Bài yếu:
 b)Sửa lỗi ở nhà: 
Giáo viên hướng dẫn về nhà tự sửa những lỗi đã sửa trên lớp
 5)Thống kê điểm:
Lớp
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
Kém
Trên TB.
	4..Hướng dẫn về nhà:
-Giáo viên thu bài và tình hình chung của tiết kiểm tra.
-Về nhà ôn lại các dàn ý đã lập về thuyết minh.
-Chuẩn bị bàiHai chữ nước nhà 
Tuần:17 -Tiết:65,66
NS: -ND:
Văn bản: HAI CHỮ NƯỚC NHÀ(trích)
(Nghĩ lời ông Phi Khanh dặn ông Nguyễn Trãi khi ông bị quân Minh bắt giải sang Tàu)
 (Á Nam Trần Tuấn Khải)
AMỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
-Qua việc mượn đề tài lịch sử, lựa chọn thể thơ song thất lục bát rất thích hợp để tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng thơ thống thiết, cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích: nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước.
-Rèn kỹ năng đọc, phân tích thơ song thất lục bát, so sánh với đoạn Chinh phụ ngâm khúc đã học.
BCHUẨN BỊ:
+Giáo viên:
-Tập thơ của Á Nam Trần Tuấn Khải với lời giới thiệu của Xuân Diệu.
-Các bài thơ Gánh nước đêm, Tiễn chân anh khoá xuống tàu và một số bài thơ khác của TTK.
+Học sinh: Ôn tập về thể thơ song thất lục bát đã học ở lớp 7.
-Dự kiến các khả năng tích hợp: 
+Tích hợp dọc với tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc đã học ở lớp 7.
CTIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1)Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số.
	2)Bài cũ:
-Đọc thuộc lòng bài thơ MLTC. Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
	3)Bài mơí:
 	Qua Mục Nam quan nhớ lại chuyện Nguyễn Trãi tiễn cha là Nguyễn Phi Khanh bị giặc Minh bắt về Trung Quốc, nhà thơ Tố Hữu viết: 
	Ai lên ải bắc ngày xưa ấy
	Khóc tiễn cha đi mấy dặm trường 
	Hôm nay biên giới mùa xuân dậy
	Núi trắng hoa mơ, cờ đỏ đường.
	Còn Trần Tuấn Khải, một nhà thơ yêu nước nổi tiếng đầu thế kỷ XX lại mượn hẳn câu chuyện lịch sử cảm động này để giải bày tâm sự yêu nước thương nòi và kích động tinh thần yêu nước của nhân dân ta đầu thế kỷ XX. Bài thơ Hai chữ nước nhà 
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
-Cho biết đôi nét về tác giả TTK?
(Học sinh tóm tắt dựa vào SGK)
-Giáo viên có thể cho học sinh xem ảnh chân dung TTK.
?Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
?Nêu nội dung của bài thơ?
*Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích.
Nhắc lại ngắn gọn về thể thơ thất ngôn bát cú đã học ở lớp 7.
(Điệu song thất lục bát vốn là thể cha ông chúng ta xưa dùng để viết ngâm khúc những vần trắc yêu vận xô xát giữa câu réo rắt, da diết rất hợp để diễn đạt nỗi uất ức, nỗi căm giận, lời mắng nhiếc, tiếng thở than, sự nghĩ ngợi, nỗi ưu sầuTâm trạng xã hội 1926 uất ức bi tráng điệu lục bát du dương êm hoà không đủ mà đòi hỏi một điệu thơ những song thất lục bát để toát, để xé nỗi niềm u uất đè nặng tâm hồn)
Lưu ý nhịp thơ ở 2 câu 7, câu 6-8 giọng thơ thống thiết, kích động, các từ bắt vần trắc bằng vần bằng vần lưng vần chân)
?Em hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ chính, phụ của bài thơ?
(Nhan đề chính: nói mối quan hệ chặt chẽ giữa nước và nhà, Tổ quốc và gia đình. Nhưng so với nhà thì nước quan trọng hơn nhiều. Khi cần có thể hy sinh tình nhà, tình riêng cho việc chung cho nghĩa nước
Nhan đề phụ: Suy nghĩ nhân kể lại một câu chuyện lịch sử, nghĩa là dùng xưa để nói nay, dùng quá khứ để nói về hiện tại ôn cố tri tân chứ không đơn giản chỉ kể lại chuyện lịch sử.)
?Có thể khái quát ý chính và cảm xúc bao trùm bài thơ trích học như thế nào? 
(Đoạn thơ là lời trăng trối của người cha trước giờ vĩnh biệt, trong bối cảnh bản thân ông bị bắt, bị nhốt trong xe tù, nước mất nhà tan. Đó là tâm trạng nặng trĩu ân tình, đau đớn xót xa tả với giọng thơ làm lâm ly, thống thiết)
?Đoạn thơ có thể chia làm ba phần: 8 câu đầu, 20 câu tiếp theo và 8 câu cuối, em có thể cho biết ý chính của từng phần?
(8 câu đầu: tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn.
20 câu sau: tình cảnh đất nước trong cảnh đau thương, tang tóc
8 câu cuối: Thế lực của người cha và lời trao gửi cho con)
?Ở 8 câu đầu , hãy tìm và phân tích những chi tiết nghệ thuật biểu hiện:
-Bối cảnh không gian.
(Cuộc chia ly diễn ra ở một nơi biên giới tận cùng của đất nước. Đối với cuộc ra đi không có ngày trở lại của Nguyễn Phi Khanh thì đây là điểm cuối cùng để rồi chia biệt vĩnh viễn với tổ quốc, quê hương. Tâm trạng ấy đã phủ lên cảnh vật một màu tang tóc, thê lương và cảnh vật ấy lại càng như giục cơn sầu trong lòng người à Đây là không khí của những năm 20 của thế kỷ XX)
-Hoàn cảnh éo le và tâm trạng của hai nhân vật cha và con.
Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy, lời khuyên của người cha có ý nghĩa như thế nào? 
-Cho học sinh đọc đoạn 2.
?Tâm sự yêu nước của tác giả thể hiện qua những tình cảm nào?
(Tác giả nhập vai người trong cuộc một nạn nhân vong quốc đang đi vào chỗ chết để miêu tả hiện tình đất nước và kể tội ác của giặc cho nên cảm xúc chân thành, nỗi đau da diết làm xúc động tâm can người đọc. Hơn thế nữa người đọc những năm 20 của thế kỷ XX cũng là những nạn nhân vong quốc sẽ dễ dàng nhận ra nỗi đau của chính mình, bởi hiện tình đất nước bấy giờ cũng vậy mà thôi. )
?Mạch thơ của đoạn này phát triển như thế nào? 
(4 câu đầu tự hào về dòng giống dân tộc anh hùng chẳng kém gì ai; 8 câu tiếp: Hiện tình đất nước dưới ách đô hộ của giặc Minh; 8 câu cuối: tâm trạng của người cha)
?Tìm những hình ảnh nói lên tình cảnh đất nước ta như thế nào? 
( bốn phương khói lửa, xương rừng máu sông, thành tung quách vỡ, bỏ vợ lìa con )
?Những từ ngữ đó mang tính chất gì? Những hình ảnh đó gợi cho người đọc liên tưởng tới tình hình nào?
(Hình ảnh mang tính chất ước lệ tượng trưng đất nước trong khói lửa binh đao)
?Trước tình hình đó từ ngữ nào diễn tả tâm trạng người cha? Biện pháp được tác giả sử dụng là gì?
-Cho học sinh đọc 8 câu cuối.
?Trong phần cuối của đoạn thơ người cha nói đến cái thế bất lực của mình và sự nghiệp của tổ tông là để nhằm mục đích gì?
(Tất cả những điều mà NPK muốn nhắc nhở con là hãy lấy nước làm nhà, lấy cái nghĩa với nước thay cho chữ hiếu với cha, như thế là vẹn cả đôi đường. Qua đó ta càng thấy NPK là người anh hùng hào kiệt hoàn toàn không nghĩ đến riêng mình một lòng một dạ vì dân, vì nước)
- ... øn về phép học đó là những phép học nào? Tác dụng và ý nghĩa của những phép học ấy? Từ thực tế việc học của bản thân, em thấy phương pháp học nào là tốt nhất? Vì sao?
?Xác định trình tự lập luận của đoạn văn bằng một sơ đồ.
MỤC ĐÍCH CHÂN CHÍNH CỦA VIÊÏC HỌC
Phê phán những lệch lạc sai trái
Khẳng định quan điểm, phương pháp đúng đắn
TÁC DỤNG CỦA VIỆC HỌC CHÂN CHÍNH
-Học sinh đọc ghi nhớ SGK/79
*Hoạt động 3
?Em hãy cho biết ý nghĩa của câu tục ngữ Học đi đôi với hành?
IGiới thiệu chung
1/ Tác giả :
 -NT (1723-1804) tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, người đương thời kính trọng gọi là La Sơn Phu Tử, quê ở Mật Thôn, Đức Thọ, Hà Tĩnh. 
 -Ông thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu, từng đỗ đạt, làm quan triều Lê, giúp triều Tây Sơn, QT mất ông về ở ẩn.
 2/Tác phẩm : 
a.Hoàn cảnh sáng tác: Bàn về phép học là bài tấu của NT gửi vua QT vào tháng 8/1791.
 b. Nội dung: Mục đích của việc học
III..Đọc hiểu văn bản :
*Cáo: SGK.
1)Đọc và chú thích
2)Phân tích:
2.1. Đoạn mở đầu: nêu mục đích chân chính của việc học.
-Ngọc không mài người ..
à Mục đích: học để làm người. 
-Phê phán những lối học cũ:
Người ta đua nhauđiều tệ hại ấy
-Tác hại: nước mất, nhà tan.
2.2.Nội dung và phương pháp học tập:
-Việc học phải được phổ biến rộng rãi: 
Mở thêm trường , mở rộng thành phần học, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học.
-Phương pháp:
 -học từ thấp đến cao, học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất
-Học đi đôi với hành.
III.Tổng kết:
Ghi nhớ SGK/79.
IV.Luyện tập:
	4)Hướng dẫn về nhà:
-Nêu bố cục của thể cáo. Cáo khác hịch và chiếu ở chỗ nào?
-Học bài và làm bài luyện tập.
-Soạn bài: Viết đoạn văn trình bày luận điểm.
	 **********************************************************
Tuần: 26- Tiết: 102
NS: -ND: 
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
AMỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
-Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách thức xây dựng và trình bày luận điểm.
-Vận dụng được những hiểu biết đó vào việc tìm, sắp xếp và trình bày luận điểm trong một bài nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
 	BCHUẨN BỊ:
+Giáo viên:SGK+SGV+GÁ.
-Hướng dẫn học sinh soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
+Tích hợp dọc với phần tập làm văn ở lớp 7: ôn tập lập luận; với các tác phẩm nghị luận ở lớp 7 và lớp 8, cách viết đoạn văn nghị luận.
-Chuẩn bị: một số đoạn văn trình bày theo 2 kiểu diễn dịch và quy nạp để làm mẫu phân tích.
CTIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1)Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số.
	2)Bài cũ:
-Kiểm tra bài tập ở nhà của học sinh (bài tập số 1 và 2 trong SGK)?
	3)Bài mơí:
*Hoạt động 1: 
-Em có nên sử dụng hệ thống luận điểm được nêu ra ở mục II.1 được không ?Vì sao?
(Luận điểm a còn có nội dung không phù hợp với vấn đề trong đề bài đó là lao động tốt nên bỏ nội dung này; Còn thiếu những luận điểm cần thiết, khiến mạch văn có chỗ bị đứt đoạn và vấn đề không được làm sáng rõ cần thêm những luận điểm như đất nước rất cần những người tài giỏi phải chăm học mới học giỏi; sự sắp xếp các luận điểm còn chưa hợp lý 
-Sau đó cho học sinh thêm bớt, điều chỉnh và sắp xếp lại hệ thống luận điểm ấy, nhằm đạt được một bố cục rành mạch hợp lý và chặt chẽ. Chẳng hạn như cách sắp xếp trên.
*Hoạt động 2:
-Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày luận điểm.
-Học sinh đọc luận điểm e trong SGK: “Các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống”
-Cách nêu luận điểm trên học tập của ai? (HTS-TQT)
-Để giới thiệu luận điểm e có 3 cách giới thiệu em chọn cách nào?
(Cách 1 và 3)
-Giáo viên hướng dẫn học sinh sắp xếp lạimục b
(cách sắp xếp chấp nhận như thế là phù hợp)
-Giáo viên hướng dẫn luyện tập mục c.
-Bạn em muốn kết thúc đoạn văn bằng một câu hỏi giống câu kết đoạn trong văn bản HTS Lúc bấy giời được không .Theo em nên viết câu kết đoạn như thế nào cho phù hợp với yêu cầu của bạn? Ngoài cách vừa nêu em còn có thể kết thúc đoạn văn ấy theo cách nào khác nữa?
-Cho học sinh làm theo những cách khác giáo viên nhận xét bổ sung.
-Hướng dẫn học sinh làm câu d.
-Giáo viên nhận xét 
Đối với người viết thành thạo thì cách chuyển đoạn DD sang QN thì không khó nhưng đối với học sinh thì phải thêm từ ngữ, làm thế nào không thay đổi nội dung là được.
-Cho học sinh trình bày đoạn văn đã viết.
-Cho học sinh làm bài luyện tập.
I.Nội dung luyện tập
1)Xây dựng hệ thống luận điểm:
-Luận điểm a còn có nội dung không phù hợp với vấn đề nêu trong đề bài. Đề bài nêu phải học tập chăm chỉ hơn luận điểm lại nói đến lao động tốt. Cần dứt khoát loại bỏ nội dung đó.
-Còn thiếu những luận điểm cần thiết, khiến mạch văn có chỗ bị đứt đoạn và vấn đề không được hoàn toàn sáng rõ. Cần thêm: luận điểm đất nước rất cần những người tài giỏi, phải chăm mới học giỏi, mới thành tài.
-Sự sắp xếp các luận điểm còn chưa thật hợp lý
+Luận điểm b làm cho bài thiếu mạch lạc
+Luận điểm d không nên đứng trước luận điểm c
2)Trình bày luận điểm:
1.1.Thêm bớt điều chỉnh và sắp xếp lại luận điểm để đạt được mục đích rành mạch, hợp lý và chặt chẽ
-Có thể sắp xếp như sau:
a.Đất nứơc đang rất cần những người tài giỏi để đưa tổ quốc tiến lên đài vinh quang sánh kịp với bạn bè năm châu.
b.Quanh ta đang có nhiều tấm gương học giỏi có thể đáp ứng được yêu cầu của đất nước.
c.Muốn học giỏi, thành tài thì phải học chăm
d.Một số bạn ở lớp ta còn ham chơi chưa chăm học làm cho thầy cô cha mẹ lo buồn
e.Nếu bây giờ càng chơi bời không chịu học thì sau này càng khó gặp niềm vui trong cuộc sống.
g.Vậy các bạn nên bớt vui chơi, chịu khó học hành chăm chỉ, để trở thành người có ích .
-Cách giới thiệu khác:
Nhưng rất đáng tiếc, đáng buồn là , một số bạn trong lớp ta chưa thấy rằng
-Một số bạn lại phát biểu công khai: Tuổi học trò là tuổi vui chơi; tội gì không vui chơi cho thoải mái đi!Các bạn ấy chưa Nhưng rất đáng tiếc, đáng buồn là , một số bạn trong lớp ta chưa thấy rằng
-Một số bạn lại phát biểu công khai: Tuổi học trò là tuổi vui chơi; tội gì không vui chơi cho thoải mái đi!Các bạn ấy chưa thấy rằng
-Học tập cần phải gắn liền với vui chơi thì mới hài hoà, phát triển cân đối con người. Dựa vào lý lẽ ấy không chịu học hành nghiêm chỉnh, các bạn ấy chưa thấy rằng
2.2.Nên sắp xếp những luận cứ (SGK/83) như thế nào để luận điểm được rành mạch chặt chẽ?
-Cách sắp xếp trong SGK là tốt.
-Tuy nhiên cũng có thể có những cách sắp xếp khác.
2.3.Có thể có cách kết thúc như tác phẩm HTS.
-Có thể nhưng phải thay đổi từ ngữ cho phù hợp.
2.4.Đoạn văn trên theo cách QN.
-Biến thành đoạn DD nhưng phải phù hợp nội dung.
II.Luyện tập:
Bài tập SGK/84.
	4)Hướng dẫn về nhà:
-Ôn lại về luận điểm.
-Xem lại bài luận điểm.
-Chuẩn bị viết bài số 6.
 GA: Ngữ văn 8 - GV:
Tuần:26 -Tiết:103,104
NS: -ND: 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
AMỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
-Vận dụng kỹ năng trình bày luận điểm vào việc viết bài văn chứng minh kết hợp giải thích một vấn đề xã hội gần gũi với các em.
-Tự đánh giá chính xác trình độ tập làm văn nghị luận của bản thân, tự rút ra những kinh nghiệm cần thiết.
 BTIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1)Ổn định tổ chức:Kiểm tra sĩ số.
	2)Bài cũ:
	3)Bài mơí
I..Đề ra:
Câu nói của M.Go-rơ-ki “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì?
*Yêu cầu của đề bài
-Làm đúng theo yêu cầu của bài văn chứng minh và giải thích đã học ở lớp 7, trình bày các luận điểm trong bài văn nghị luận .
-Các kỹ năng dùng từ đặt câu, nhất là kỹ năng sử dụng kiểu câu phủ định.
*Dàn ý:
a)Mở bài: (1,5đ)
-Nêu tác dụng của sách đối với con người và xã hội như thế nào? 
-Câu nói của M.Go-rơ-ki
(Nói đến M. Go-rơ-ki không thể không nói đến việc tự học, tự học phải cần đến sách. Do đó không thể không nói đến sách. Sách có tác động tuyệt diệu đến chúng ta.)
	b)Thân bài: (7đ)
-Tác dụng của sách đối với con người từ xa xưa, khi chưa có các công cụ hiện đại thì nhân loại đã nghĩ đến sách.
-Sách giúp cho con người khámphá thế giới xung quanh về vũ trụ, xã hội khoa học
-Sách là sự kết tinh những tư tưởng tiến bộ nhất của con người 	
-Con người luôn cần đến sách.
-Dẫn chứng: Sách văn học, tự nhiên xã hội  giúp ta biết thêm những công trình nghiên cứu khoa học, biết hiện thực của xã hội phong kiến như thế nào? 
-Ngoài ra sách còn là chìa khoá giúp con người tự hiểu biết khám phá chính mình.
-Chọn lựa sách tốt để tham khảo, loại trừ sách không tốt. Sắp xếp thời gian để đọc cho phù hợp.
	c)Kết bài:
-Nhận định chung về câu nói của M. Go-rơ-ki.
-Liên hệ bản thân.
IIDự kiến thang điểm:	 
-Điểm 9-10: Trình bày sạch đẹp, bố cục rõ ràng, trình bày luận điểm, luận cứ và lập luận logic.
GA: Ngữ văn 8 - GV: Nguyễn Thị Anh - Trường THCS Lý Tự Trọng
-Điểm 7-8: Bố cục đầy đủ, diễn đạt tương đối trôi chảy, có thứ tự nhưng chưa mạch lạc các luận điểm, luận cứ và lập luận.
-Điểm 5-6: Trình bày tương đối rõ ràng, biết trình bày luận điểm đủ nội dung đề ra.
-Điểm 3-4: Diễn đạt lủng củng, vụng về, sai nhiều chính tả, không biết cách trình bày các luận điểm, bài sơ sài, lơ mơ về nội dung đề ra.
 -Điểm 1-2: Sai chính tả, lạc đề, bố cục không có, chưa hiểu thể loại nghị luận.
	4/Hướng dẫn về nhà
-Giáo viên nhắc nhở học sinh và thu bài.
-Chuẩn bị bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
-------------------------------o0o---------------------------
	ĐINH VĂN: 26/8/200

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 8-1.doc