Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 8 và 9

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 8 và 9

Tiết 36: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (T1)

 (Trích “Truyện Lục Vân Tiên”)

 - Nguyễn Đình Chiểu -

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: - Giúp hs nắm được những nét chính về con người, cuộc đời, sự nghiệp của NĐC.

 - Giúp hs nắm được cốt truyện, đạo lí làm người trong “Truyện Lục Vân Tiên”, nắm vị trí đoạn trích.

 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.

 3.Giáo dục: Giáo dục hs lòng thương người, sống trọng đạo lí.

 B.CHUẨN BỊ:

1. GV : Soạn giáo án, giáo án điện tử,máy prôjetter, giấy rô ki.

2. HS : Trả lời câu hỏi ở sgk.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

I. Ổn định tổ chức :

II. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng “ MGS mua Kiều” .

 Phân tích chân tướng MGS?

 

doc 25 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 863Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 8 và 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Ngày soạn: 08/10/2011
 Ngày dạy: /10/2011
Tiết 36: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (T1)
 (Trích “Truyện Lục Vân Tiên”)
 - Nguyễn Đình Chiểu -
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: - Giúp hs nắm được những nét chính về con người, cuộc đời, sự nghiệp của NĐC.
 - Giúp hs nắm được cốt truyện, đạo lí làm người trong “Truyện Lục Vân Tiên”, nắm vị trí đoạn trích.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
 3.Giáo dục: Giáo dục hs lòng thương người, sống trọng đạo lí.
 B.CHUẨN BỊ: 
GV : Soạn giáo án, giáo án điện tử,máy prôjetter, giấy rô ki.
HS : Trả lời câu hỏi ở sgk.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
I. Ổn định tổ chức :
II. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng “ MGS mua Kiều” . 
 Phân tích chân tướng MGS? 
III.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đặt vấn đề. 
Ở thể loại truyện Nôm, cùng với thành công rực rỡ của “Truyện Kiều”, “Truyện Lục Vân Tiên ” của Nguyễn Đình Chiểu cũng là một tác phẩm thành công không kém. Chúng ta sẽ tìm hiểu tác phẩm này qua một số đoạn trích.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
- Gv gọi hs đọc phần chú thích ở SGK .
- Hs : đọc. 
? Hãy nêu những nét chính về tác giả ?
- Hs :Dựa vào SGK. 
- GV giới thiệu chân dung NĐC, tranh ảnh liên quan, khái quát cuộc đời, con người NĐC .
? Kể tên những tác phẩm của ông mà em biết?
- Hs: + Truyện LVT.
 + Ngư tiều y thuật vấn đáp.
 + Chạy tây.
 + Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. 
- GV gọi hs đọc phần giới thiệu “Truyện Lục Vân Tiên”.
? Tác phẩm này thuộc thể loại gì ? Độ dài ra sao ?
- Hs : Truyện Nôm viết theo thể thơ lục bát
gồm 2082 câu.
? Hãy tóm tắt ngắn gọn cốt truyện.
- Hs : tóm tắt.
- Gv nhận xét, tóm tắt lại bằng hình ảnh. 
- GV cho Hs thảo luận 4 nhóm, ghi vào phiếu học tập: Hãy tìm những đạo lí làm người được gửi gắm trong tác phẩm ? 
- Hs thảo luận vào giấy rôki. Sau 5p đại diện nhóm trình bày lên bảng.
- Gv nhận xét các nhóm, chốt ý.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn trích.
- Gv gọi hs đọc đoạn trích.
- Hs : đọc 
- Gv nhận xét, sữa lỗi.
? Hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích ở SGK.
? Đoạn trích nằm ở phần nào trong tác phẩm?
- Hs : Nằm ở phần đầu của tác phẩm.
? Hình ảnh nhân vật nào nỗi bật lên qua đoạn trích 
- Hs : LVT, KNN
? Đoạn trích thể hiện đạo lí nào của tác phẩm?
- Hs : Tinh thần nghĩa hiệp.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
Tác giả:
- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888)
- Sinh ở Gia Định, quê cha ở Huế.
- Cuộc đời bất hạnh: 26 tuổi bị mù loà, tình duyên trắc trở, về quê gặp nhà buổi loạn li.
- Không gục ngã, ông ngẩng cao đầu đảm nhận cả 3 trọng trách : Thầy giáo, thầy thuốc, nhà thơ.
- Sống thanh cao, trong sạch, yêu nước, có tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm.
- Sự nghiệp:
+ Truyện LVT.
+ Ngư tiều y thuật vấn đáp.
+ Chạy tây.
+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. 
2.Tác phẩm:
 a. Thể loại :
- Truyện Nôm viết theo thể thơ lục bát
gồm 2082 câu.
 b. Tóm tắt : 
- LVT cứu KNN
-LVT gặp nạn, được cứu.
-KNN gặp nạn, được cứu.
- LVT và KNN sum vầy hạnh phúc.
c. Đạo lí làm người trong tác phẩm:
- Xem trọng tình nghĩa giữa người với người.
- Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy. 
- Khát vọng của nhân dân hướng tới công bằng và những điều tốt đẹp ở đời.
II. TÌM HIỂU ĐOẠN TRÍCH:
Đọc :
Chú thích :2,6,11,12,16,23,24
Vị trí đoạn trích : 
Nằm ở phần đầu của tác phẩm.
 VI. CỦNG CỐ : 
 - GV nhắc lại tác giả NĐC, giá trị của tác phẩm.
 - GV cho HS làm bài tập củng cố trên máy.
 V.DẶN DÒ : 
 - Nắm kĩ tác giả, tác phẩm. 
 - Tóm tắt văn bản.
 - Soạn tiếp: Hình ảnh LVT và KNN.
Tuần 8 Ngày soạn: 08/10/2011
 Ngày dạy: /10/2011
Tiết 37: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (T2)
 (Trích “Truyện Lục Vân Tiên”)
 - Nguyễn Đình Chiểu –
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1.Kiến thức: Giúp hs hiểu rõ tinh thần nghĩa hiệp trong truyện Lục Vân Tiên, hiểu rõ về 2 nhân vật chính của văn bản là Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga, nắm được nghệ thuật của văn bản.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích nhân vật.
3.Giáo dục: Giáo dục hs tinh thần nghĩa hiệp, biết sống vì người khác.
 B.CHUẨN BỊ :
GV : Soạn giáo án, phiếu học tập.
HS : Trả lời câu hỏi ở sgk.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
Ổn định tổ chức :
Kiểm tra bài cũ : Tóm tắt “Truyện Lục Vân Tiên”? Nêu đạo lí làm người trong tác phẩm?
Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đặt vấn đề:
- Gv: Hôm trước chúng ta đã tìm hiểu chung về tác phẩm, tiết học này chúng ta sẽ phân tích kĩ hơn về đoạn trích.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu nhân vật Lục Vân Tiên.
? Tìm những chi tiết thể hiện ngôn ngữ, hành động của VT khi đánh nhau với bọn cướp ?
- Hs : Bớ đảng hung đồ, chớ quen làm thói hồ đồ.., bẻ cây làm gậy, tả đột hữu xông.
? Một mình đối chọi với bọn cướp, kết quả ra sao?
- Hs: Bọn cướp tan tành.
? Qua đây em có nhận xét gì về nhân vật này ? 
- Hs : Kiên quyết xã thân vì việc nghĩa.
? Nhận xét ngôn ngữ kể chuyện của tác giả?
- Hs: Ngôn ngữ kể chuyện giản dị, mộc mạc, linh hoạt.
? Sau khi đánh tan bọn cướp VT đã có thái độ như thế nào với KNN ?
- Hs : Hỏi thăm ân cần, chu đáo.
? Quan niện của LVT thể hiện ở những câu thơ nào?
- Hs: + Khoan khoan ngồi đó chớ ra 
 Nàng là phận gái ta là phận trai.
 + Làm ơn há dễ trong người trả ơn.
 + Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
 Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
? Đó là quan niện như thế nào?
- Hs: Xem việc nghĩa là bổn phận.
- GV mở rộng : Trong câu nói của LVT có phần câu nệ của lễ giáo pk (Nam nữ thụ thụ bất thân) nhưng chủ yếu là do đức tính khiêm nhường : Không muốn nhận ơn, được trả ơn,
? Em hiểu như thế nào về 2 câu cuối của đoạn trích ?
Hs : Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là người anh hùng, xem việc nghĩa là một lẽ tự nhiên.
? Trong cuộc gặp gỡ này, LVT thể hiện là người như thế nào ?
- Hs : LVT là người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu nhân vật KNN.
? KNN đã được miêu tả qua những phương diện nào ?
- Hs : Cách xưng hô, nói năng.
? Phân tích lời nói của KNN? Bản chất của nàng?
- Hs phân tích.
? Nàng đã trả ơn cứu mạng của VT bằng cách nào ? Ý nghĩa của việc làm ấy ?
- Hs : Vẽ chân dung LVT, thề gắn bó suốt đời.
- Gv : LVT không chỉ cứu mạng mà còn cứu cả cuộc đời trong trắng của người con gái (Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi).
? Qua cuộc gặp gỡ này em thấy KNN là người như thế nào ?
? Hs : KNN là người có học thức, thuỳ mị, nết na, xem trọng ơn nghĩa ân tình.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết.
- GV cho Hs thảo luận nhóm:
Kết cấu thông thường của truyện truyền thống được thể hiện trong truyện LVT như thế nào ?
Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật của tác giả gần với loại truyện nào ?
- Hs thảo luận ghi vào phiếu học tập. Sau 3p đại diện các nhóm trình bày, gv chốt ý.
+ Kết cấu : Chàng trai tài giỏi cứu cô gái xinh đẹp dẫn đến tình yêu.
+ NT : Khắc hoạ nhân vật qua hành động , ngôn ngữ, gần với truyện dân gian.
- GV gọi hs đọc ghi nhớ ở sgk
- Hs : Đọc 
Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập củng cố.
? Phân tích đạo lí làm người được thể hiện trong đoạn trích?
- Hs phân tích, nhận xét, bổ sung.
III. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Nhân vật Lục Vân Tiên:
 a. Đánh bọn cướp: 
- Lời nói : Bớ đảng hung đồ
 Chớ quen làm thói hồ đồ..
- Hành động + Bẻ cây làm gậy.
 + Xông vô.
 + Tả đột hữu xông.
→ Kết quả : LVT đánh tan bọn cướp, tên chủ mưu bị chết.
→ LVT rất dũng cảm, kiên quyết, sẵn sàng xã thân vì việc nghĩa.
→NT: Ngôn ngữ kể chuyện giản dị, mộc mạc, linh hoạt.
b. Lục Vân Tiên gặp KNN:
- Hỏi thăm động viên với thái độ ân cần chu đáo.
- Cư xử, quan niệm: 
+ Khoan khoan ngồi đó chớ ra 
 Nàng là phận gái ta là phận trai.
+ Làm ơn há dễ trong người trả ơn.
+ Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
 Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
→ Xem việc nghĩa là bổn phận, một lẽ tự nhiên, không làm để chờ trả ơn → Cách cư xử của bậc anh hùng mang tinh thần nghĩa hiệp.
→ LVT là người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu.
2. Nhân vật KNN:
+ Làm con đâu dám cãi cha
Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành.
→ Là người con hiếu thảo. 
+ Trước xe quân tử tạm ngồi.
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.
→ Nói năng dịu dàng, trọng ân nghĩa.
+Gẫm câu báo đức thù công. 
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi.
 → Tâm trạng cảm kích, áy náy, băn khoăn trước ơn cứu mạng.
→ KNN là người có học thức, thuỳ mị, nết na, xem trọng ơn nghĩa ân tình.
IV.TỔNG KẾT:
- Nội dung : Ghi nhớ 
- NT : Khắc hoạ nhân vật qua ngôn ngữ, hành động.
V. LUYỆN TẬP – CỦNG CỐ:
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 
 - Học thuộc lòng những câu thơ miêu tả 2 nhân vật chính.
 - Nắm nội dung, nghệ thuật, phân tích 2 nhân vật.
 - Soạn “Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự”
Tuần 8 Ngày soạn: 08/10/2011
 Ngày dạy: /10/2011
Tiết 38: MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức: Giúp hs hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự, mối 
 quan hệ giữa nội tâm và ngoại hình trong kể chuyện.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phát hiện, viết văn tự sự có yếu tố miêu tả nội tâm.
 3. Giáo dục: Giáo dục hs tính tự giác tích cực trong học tập.
B.CHUẨN BỊ: 
GV : Soạn giáo án, bảng phụ.
HS :Trả lời câu hỏi ở sgk, đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra.
Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đặt vấn đề.
- Gv: Trong văn tự sự, miêu tả nội tâm là yếu tố quan trọng góp phần hình thành tính cách nhân vật. Vậy miêu tả nội tâm là gì? Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu lí thuyết.
- GV gọi hs đọc thuộc lòng đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”?
- Hs đọc.
- GV cho Hs thảo luận 4 nhóm 3 câu hỏi ở sgk.
- Hs thảo luận. Sau 5p gọi đại diện nhóm trình bày, gv nhận xét bổ sung, chốt ý bằng bảng phụ.
? Vậy qua cảnh ở lầu Ngưng Bích. Em hiểu gì về tâm trạng của Kiều ?
- Hs : Đau đớn, xót xa, tái tê, buồn tủi.
- GV gọi hs đọc ví dụ 2 ở sgk . 
? Đoạn văn trên tác giả miêu tả Lão Hạc qua những chi tiết nào ?
- Hs : Miêu tả ngoại hình, cử chỉ : Mặt co rúm lại, vết nhăn xô lại với nhau, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít.
? Qua ngoại hình trên em thử đoán xem tâm trạng của LH như thế nào ?
- Hs: Tâm trạng đau đớn, ân hận.
? Từ 2 ví dụ trên em hiểu như thế nào là miêu tả nội tâm trong văn tự sự ?
- Hs : Là tái hiện suy nghĩ cảm xúc của nhân vật. 
? Có mấy cách để miêu tả nội tâm nhân vật?
- Hs : Trực tiếp, gián tiếp.
- GV gọi hs đọc ghi nhớ sgk.
- Hs : Đọc 
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
- GV gọi hs đọc thuộc lòng đoạn trích “MGS mua Kiều”.
- Hs đọc.
? Tìm những câu thơ miêu tả nội tâm của TK trong đoạn “MGS mua Kiều”?
- Hs : Nỗi mình
 Thềm hoa một.
? Tâm trạng của Kiều qua đoạn thơ ấy ?
- Hs : Tâm trạng đau đớn ê chề, nhục nhã, tủi hổ.
? Đó là miêu tả nội tâm trực tiếp hay gián tiếp?
- Hs: Trực tiếp.
? Hãy đóng vai TK kể lại đoạn trích “Kiều báo ân báo oán”?
- Hs làm vào giấy nháp, sau 5p gọi hs đọc, g ... người lính.
III. TỔNG KẾT: (Ghi nhớ : SGK)
IV. LUYỆN TẬP - CỦNG CỐ:
 IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
 - Học thuộc lòng bài thơ.
 - Nắm nội dung, nghệ thuật, phân tích hình ảnh người lính.
 - Soạn “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”:
 + Trả lời câu hỏi ở sgk.
 + Tìm đọc thơ, nhạc, tư liệu về Trường Sơn.
Tuần 9 Ngày soạn: 15/10/2011
 Ngày dạy: /10/2011
Tiết 44: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
 - Phạm Tiến Duật - 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 1. Kiến thức:- Giúp hs cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lái xe hiên ngang, dũng cảm.
 - Thấy được nét riêng về giọng điệu, ngôn ngữ của bài thơ.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích hình ảnh thơ.
 3. Giáo dục: Giáo dục hs niềm tự hào, biết ơn các thế hệ cha anh, và niềm lạc quan yêu đời trong cuộc sống.
B. CHUẨN BỊ :
 1. GV : Soạn giáo án, máy Prôjetter, màn hình, máy tính xách tay, bảng phụ.
 2. HS : Trả lời câu hỏi ở sgk
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 
 I. Ổn định tổ chức :
 II. Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc lòng bài thơ “Đồng chí”.
 Nêu những biểu hiện của tình đồng chí?
III. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦYVÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đặt vấn đề.
- Gv cho học sinh xem một số tranh về đường Trường Sơn, giới thiệu để vào bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chung. 
- GV hướng dẫn đọc: Tự nhiên, vui tươi, sôi nổi.
- Hs : Đọc
- Gv nhận xét và sữa chữa cách đọc cho hs.
- GV gọi Hs đọc chú thích ở sgk. Nêu vài nét cơ bản về tác giả ?
- Hs : Đọc.
- GV giới thiệu chân dung Phạm Tiến Duật - mở rộng tác giả .
? Bài thơ ra đời trong thời gian nào ?
- Hs : SGK
? “Bếp Hoàng Cầm ” là gì ? Vì sao có tên gọi đó ? 
- Gv cho học sinh xem ảnh bếp Hoàng Cầm.
- Hs : SGK
? Nỗi bật trong bài thơ là những hình ảnh nào ?
- Hs : Xe không kính.
 Người chiến sĩ lái xe.
Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích.
? Giải thích nhan đề bài thơ?
- Hs: Chất thơ có trong hiện thực trần trụi.
? Mở đầu bài thơ, hình ảnh chiếc xe được giới thiệu ra sao ?
- Hs : Những chiếc xe ko kính trần trụi
? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đó?
- Hs : Bom giật, bom rung.
- GV : Xưa nay những h/a xe cộ , tàu thuyền khi đưa vào thơ đều được mĩ lệ hoá, lãng mạn hoá, mang ý nghĩa tượng trưng. Riêng chiếc xe trong thơ PTD rất thật, thật đến trần trụi. 
? Ngoài kính vỡ, chiếc xe còn chịu những tổn thất gì nữa ?
- Hs : + Không có đèn
 + Không có mui
 + Có xước
? Nhận xét những chiếc xe trên ? Nó phản ánh điều gì ? 
- Hs : phản ánh cuộc chiến tranh chống Mĩ ác liệt, dữ dội và tinh thần quyết chiến của quân ta.
- GV mở rộng bằng tranh và giải thích: Trong chiến tranh đế quốc Mĩ đã dung hàng triệu tấn bom, hàng triệu lít chất độc hoá học huỷ diệt TS hòng cắt đứt con đường huyết mạch nối từ Bắc vào Nam của ta. Thế nhưng những chuyến xe vẫn nối nhau ra trận.
? Hình ảnh chiếc xe hiện lên thật nỗi bật và bên trong chiếc xe trần trụi đó là ai ? 
- Hs: Những chiến sĩ lái xe.
? Họ hiện lên qua chi tiết nào ? 
- Hs : ung dung, nhìn thẳng.
? “Nhìn thẳng ” có ý nghĩa gì ? 
- Hs : Ung dung , sẵn sàng đối mặt.
? Những chiếc xe không kính gây khó khăn gì cho người lính lái xe ? 
- Hs : Bụi, mưa, gió.
? Đứng trước những khó khăn đó người lính đã làm gì ? 
- Hs : + Cười ha ha
 + Gió lùa khô mau thôi.
? Nhận xét về cấu trúc câu ? Tác dụng ?
- Hs : Cấu trúc “Ừ thì .Chưa cần” lặp lại thể hiện sự ngang tàng, coi thường khó khăn, sự lạc quan yêu đời của các chiến sĩ lái xe.
? Tình cảm của người lính thì sao?
- Hs: + Bắt tay qua cửa kính vỡ.
 + Chung bát đũa
? Vì sao họ lại bất chấp nguy hiểm như vậy ?
- Hs : Vì Miền Nam.
- Gv cho học sinh thảo luận nhóm ở bảng phụ: Suy nghĩ về hình ảnh trái tim ở 2 câu cuối bài thơ?
- Hs thảo luận, trình bày
- Gv nhận xét, so sánh đáp án.
- Hs : Hoán dụ
? Giọng điệu bài thơ có gì hay ? 
- Hs : Sôi nổi, tự nhiên.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết.
? Cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ ?
- HS : phát biểu cảm nghĩ.
- Gv gọi hs đọc ghi nhớ, tổng kết bằng hình ảnh.
Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập củng cố.
- Gv cho học sinh chơi trò chơi ô chữ (ở máy).
- Gv hoặc hs hát bài: “Trường Sơn đông, Trường Sơn tây”.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
 1. Đọc :
2. Chú thích:
a. Tác giả: 
- Phạm Tiến Duật Sinh 1941.
- Quê : Phú Thọ.
- Là nhà thơ – chiến sĩ tiêu biểu của thời kì kháng chiến chống Mĩ.
b. Tác phẩm : 
 Ra đời năm 1969. Rút từ tập: “Vầng trăng quầng lửa ”.
c. Từ khó: (SGK)
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT:
1. Nhan đề bài thơ: 
- Chất thơ có trong hiện thực những chiếc xe không kính.
2. Hình ảnh những chiếc xe: 
- Xe không kính vẫn băng băng trên đường ra trận, một cách chân thực, trần trụi.
- Nguyên nhân : Bom giật, bom rung.
- Biến dạng : + Không có đèn.
 + Không có mui.
 + Thùng xe có xước.
→ Với hình tượng thơ độc đáo → phản ánh cuộc chiến tranh chống Mĩ ác liệt, dữ dội và tinh thần quyết chiến của quân ta.
2. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe:
a. Tư thế: 
 Ung dung buồng lái ta ngồi
 Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
→Ung dung hiên ngang, đối mặt trực tiếp với thế giới bên ngoài.
b. Tinh thần: 
 - Khó khăn:
 + Bụi phun tóc trắng như người già.
 + Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời.
 + Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng.
 - Khắc phục: + Nhìn nhau cười.
 + Gió lùa khô mau thôi. 
→ Cấu trúc “Ừ thì .Chưa cần” lặp lại thể hiện sự ngang tàng, coi thường khó khăn, sự lạc quan yêu đời của các chiến sĩ lái xe.
c. Tình đồng đội: 
+ Bắt tay qua cửa kính vỡ.
+ Chung bát đũa.
→ Tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn.
d. Ý chí:
+ Xe vẫn chạy vì MN phía trước.
 Chỉ cần trong xe có một trái tim.
→ Hình ảnh hoán dụ “Trái tim”: Tượng trưng cho ý chí quyết chiến quyết thắng với mục đích cao đẹp: tất cả vì miền Nam thân yêu.
→NT: Chất liệu hiện thực, giọng thơ sôi nổi, tự nhiên, giàu tính khẩu ngữ, trẻ trung.
III. TỔNG KẾT: Ghi nhớ (SGK)
IV. LUYỆN TẬP – CỦNG CỐ:
 IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
 - Học thuộc ghi nhớ, thuộc bài thơ.
 - Nắm nội dung, nghệ thuật, phân tích hình ảnh thơ.
 - Ôn tập để kiểm tra truyện trung đại:
 + Học thuộc các đoạn trích, tóm tắt truyện.
 + Nắm nội dung, nghệ thuật các tác phẩm trung đại.
Tuần 9 Ngày soạn: 15/10/2011
 Ngày dạy: /10/2011
Tiết 45: KIỂM TRA VỀ TRUYỆN TRUNG ĐẠI
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Giúp hs củng cố và khắc sâu kiến thức đã học về truyện trung đại.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra, tích hợp với phân môn tập làm văn về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
3. Giáo dục: Giáo dục hs thái độ nghiêm túc, tự giác trong thi cử.
B. CHUẨN BỊ :
 1. GV : Giáo án, ra đề.
 2. HS : Ôn kĩ truyện trung đại.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 I. Ổn định tổ chức :
 II. Kiểm tra bài cũ :
 III. Bài mới : 
Hoạt động 1: Hôm nay chúng ta sẽ kiểm tra các truyện trung đại đã học.
 Hoạt động 2 : Phát bài.
 - Lớp trưởng phát bài.
 - GV đọc đề , hs dò lại đề
 - Gv nhắc nhở hs làm bài;
 + Nghiêm túc, tự giác.
 + Hạn chế tẩy xoá.
 + Trình bày rõ ràng.
Đề bài:
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 Đ, mỗi câu đúng được 0,3 đ)
Câu 1: Tác giả “Chuyện người con gái Nam Xương” là ai?
Nguyễn Bỉnh Khiêm C. Phạm Đình Hổ
Nguyễn Dữ D. Nguyễn Du
Câu 2: Nhận định nào sau đây không đúng với “Chuyện người con gái Nam Xương”?
A. Tố cáo chiến tranh phong kiến. C. Ca ngợi thiên nhiên
B. Ca ngợi phẩm chất của người phụ nữ. D. Tố cáo chế độ Phong kiến nam quyền
Câu 3: Biện pháp nghệ thuật mà Nguyễn Du dùng để miêu tả chị em Thuý Kiều là gì?
 A. So sánh. C. Nhân hoá.
 B. Ước lệ tượng trưng. D. Liệt kê.
Câu 4: “Truyện Kiều” gồm bao nhiêu câu thơ lục bát?
 A. 3254 C. 2354
 B. 4325 D. 3425
Câu 5: Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” thể hiện tâm trạng gì của Thuý Kiều?
 A. Tủi nhục, xót xa. C. Vui vẻ, hạnh phúc.
 B. Ân hận, dằn vặt, lo sợ. D. Nhớ nhung, đau xót, lo sợ.
Câu 6: Dòng nào sau đây thể hiện đầy đủ bản chất của Mã Giám Sinh trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” ?
 A. Gian dối, xảo quyệt. C. Giả dối, bất nhân, keo kiệt.
 B. Thương người, tốt bụng. D. Keo kiệt, mưu mô, thủ đoạn.
Câu 7: Vì sao trong “Hoàng Lê nhất thống chí”vua Quang Trung cho đánh đồn Hà Hồi trước?
 A. Vì đồn đó là cơ quan đầu não của quân Thanh. C. Vì đồn đó có vua Lê ở. 
 B. Vì đồn đó chứa lương thực vũ khí. D. Vì đồn đó có nhiều giặc.
Câu 8: Văn bản “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” viết theo thể loại gì?
 A. Tuỳ bút. C. Phóng sự.
 B. Tiểu thuyết. D. Truyện ngắn.
Câu 9: Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” thể hiện khát vọng gì của tác giả?
 A. Cứu người giúp đời. C. Trở nên giàu sang phú quý.
 B. Có công danh hiển hách. D. Có tiếng tăm anh hùng.
 Câu 10: Trong đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn”, vì sao Trịnh Hâm hãm hại Lục Vân Tiên?
 A. Vì muốn cướp tiền. C. Vì ghen ghét đố kị với tài năng của LVT.
 B. Vì 2 người có xích mích với nhau. D. Vì không thích LVT.
B. TỰ LUẬN: (7đ)
Câu 1: (3đ) Câu thơ nào thể hiện quan niệm làm người của Lục Vân Tiên? Nói rõ quan niệm đó?
Câu 1: (3đ) Đạo lí làm người trong “Truyện Lục Vân Tiên” là gì? Lấy dẫn chứng minh hoạ?
 Câu 2: (4đ) Phân tích 8 câu cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu ngưng Bích” (“Truyện Kiều” của Nguyễn Du)? 
 Hoạt động 2 : Làm bài
 - Hs làm bài
 - Gv theo dõi nhắc nhở hs. 
 Hoạt động 3 : Thu bài 
 - Hs nộp bài theo bàn
 - Lớp truởng thu bài, kiểm tra số lượng, nộp cho gv.
 IV. CỦNG CỐ: GV nhận xét giờ kiểm tra
 V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 
 - Ôn tập, nắm kĨ các văn bản đã học .
 - Soạn “Tổng kết từ vựng”
 + Các khái niệm: Từ mượn, Từ Hán Việt, Thuật ngữ, Biệt ngữ 
 + Làm các bài tập.
 * ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
A. Trắc nghiệm khách quan: Mỗi câu đúng được 0,3 điểm.
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
B
C
B
A
D
C
B
A
A
C
B. Tự luận:
Câu 1: Câu thơ thể hiện:
 - Làm ơn há dễ trông người trả ơn. (1đ)
 - Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
 Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.(1đ)
 + Quan niệm làm người thì làm việc nghĩa là bổn phận, là lẽ tự nhiên, không làm vì chờ trả ơn, mong được trả ơn. Người thấy việc nghĩa mà không làm thì đó không phải là người quân tử, không phải anh hùng. (1đ)
Câu 1
 - Đạo lí làm người trong “Truyện LVT” là:
 + Xem trọng tình nghĩa giữa người với người trong xã hội: Nhân vật Kiều Nguyệt Nga xem trọng ân nghĩa của Lục Vân Tiên, tình nghĩa giữa Hớn Minh, Tử Trực, LVT...(1đ)
 + Đề cao tinh thần nghĩa hiệp: LVT cứu KNN không cần đền đáp, ngư ông cứư LVT không vì muốn đền đáp.(1đ)
 + Thể hiện ước mơ của nhân dân hướng tới công bằng và những điều tốt đẹp ở đời: LVT được giao long cứu...(1đ)
Câu 2: Hs phân tích dưới dạng một bài văn ngắn:
Nêu được tâm trạng của Thuý Kiều qua cách nhìn cảnh vật: Nhớ nhà, đau xót cho số phận của mình, cô đơn, tuyệt vọng, hoảng sợ ...(Có trích thơ để phân tích) (2đ)
Nói rõ được nghệ thuật thể hiện: Tả cảnh ngụ tình, điệp từ, ẩn dụ...(1đ)
Thể hiện được sự cảm thụ riêng của bản thân, viết ngắn gọn, đủ ý, diễn đạt tốt...(1đ)
_________________________________________________
KÝ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_8_tuan_8_va_9.doc