TIẾT 16
VĂN BẢN : CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG.
( Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ )
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức : Học sinh nắm được phẩm chất vẻ đẹp tâm hồn và bi kịch hạnh phúc của Vũ Nương, một người phụ nữ trong xã hội phong kiến . Những đặc điểm chủ yếu của truyền kì . Tích hợp lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp.
2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc, tóm tắt, phân tích tác phẩm văn chương nghệ thuật.
3. Giáo dục : Giáo dục
II. CHUẨN BỊ :
1. Thày : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, giáo cụ : Bảng phụ, giá đỡ.
2. Trò : Đọc, bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP .
1. Ổn định tổ chức ( 1phút ).
2. Kiểm tra: ( 3-5 phút ).
3. Bài mới : GV giới thiệu:
TUẦN 4 Ngày soạn : Ngày dạy TIẾT 16 VĂN BẢN : CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG. ( Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ ) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức : Học sinh nắm được phẩm chất vẻ đẹp tâm hồn và bi kịch hạnh phúc của Vũ Nương, một người phụ nữ trong xã hội phong kiến . Những đặc điểm chủ yếu của truyền kì . Tích hợp lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp. 2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc, tóm tắt, phân tích tác phẩm văn chương nghệ thuật. 3. Giáo dục : Giáo dục II. CHUẨN BỊ : 1. Thày : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, giáo cụ : Bảng phụ, giá đỡ. 2. Trò : Đọc, bài. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP . 1. Ổn định tổ chức ( 1phút ). 2. Kiểm tra: ( 3-5 phút ). 3. Bài mới : GV giới thiệu: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC GV : HS dực vào chú thích SGK, giới thiệu vài nét chính về tác giả. GV : HS trình bầy. GV : HS hiểu gì về đặc điểm của Truyền kì mạn lục ? GV : HS trình bầy. GV : HS nhận xét. GV : Bổ sung , nhấn mạnh những đặc điểm cơ bản chủ yếu. GV : HS đọc phân vai. Chú ý thể hiện đúng tâm trạng của từng nhân vật. GV : Nhận xét. GV : HS tóm tắt GV : HS nhận xét theo hướng : nêu bật được sự kiện chính, nhân vật chính, chủ đề của văn bản . GV - Nhận xét cách đọc của HS GV : HS Theo em Chuỵên người con gái Nam Xương có đầy đủ đặc điểm của truyền kì hay không ? Vì sao ? GV : HS quan sát phần đầu của văn bản . GV : HS cho biết nhân vật Vũ Nương được tác giả giới thiệu như thế nào ? GV : HS cho biết nét nổi bật trong tính cách của Vũ Nương là gì ? GV : HS với chồng nàng đã có cách cư xử như thế nào ? Tìm những chi tiết cụ thể : Trong những ngày đầu chung sống ? Trong buổi tễn đưa chồng lên đường ra trận ? Và trong thời gian Trương Sinh đi vắng ? GV : HS Với con nàng đã làm gì ? GV : HS với mẹ chồng nàng đã có cách cư xử ra sao ? Em hãy tìm những chi tiết cụ thể ? GV : HS nói tóm lại Vũ Nương là người như thế nào ? I.Giới thiệu chung về tác giả,tác phẩm. 1. Tác giả. - Nguyễn Dữ là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, sống vào thế kỉ XVI khi xã hội phong kiến trên con đường suy vong. 2. Tác phẩm. - Viết bằng chữ Hán, có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian. - Nhân vật chính thường là người phụ nữ có phẩm hạnh cao đẹp nhưng cuộc đời gặp nhiều bất hạnh. - Truyện thường có yếu tố hoang đường. II. Đọc tìm hiểu chung văn bản . 1. Đọc. 2. Tóm tắt . - Vũ Nương là một người phũ nữ đứ hạnh vẹn toàn, chính vì vậy Trương Sinh đã bỏ ra một trăm lạng vàng để cưới nàng về làm vợ. - Cuộc chiến tranh xẩy ra. Trương Sinh phải đi lính. Vũ Nương ở nhà sinh con, phụ dưỡng , lo ma chay cho mẹ chồng chu đáo. - Chiến tranh kết thúc, Trương Sinh trở về, bi kịch hạnh phúc gia đình xẩy ra chỉ vì cái bóng vô tình. - Vũ Nương đã phải chứng minh phẩm hạnh của mình bằng cái chết tại bến sông Hoàng Giang. - Khi Trương Sinh hiểu ra sự thật, thâu shiểu nỗi oan của vợ thì đã quá muộn. - Trương Sinh lậ đàn thờ giải oan Vũ Nương chỉ hiện về trong giây phút với câu nói thật đau long rồi biết mất. III. Phân tích. 1. Hình tượng nhân vật Vũ Nương. - Người con gái thuỳ mị nết na, tư dung tốt đẹp. - Ngươi phụ nữ đức hạnh ven toàn. + Với chồng : Luôn giữ gìn khuôn phép, không để xẩy ra chuyện thất hoà. Ước mơ cuộc đời bình dị khi chồng ra chiến trận. Một lòng thuỷ chung chờ chồng, nuôi con. + Với con : Người mẹ hiền, thương con, đảm đang, lo toan vọi công việc gia đình. + Với mẹ chồng : Lo thuốc thang, động viên khi mẹ ốm đau và lo chuyện ma chay tế lễ chu đáo khi mẹ qua đời. à Người mẹ thương con, người vợ thuỷ chung và là một nàng dâu hiếu thảo. 4. CỦNG CỐ: - HS nhận xét khái quát về n/v Vũ Nương 5. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: - Soạn tiếp bài RÚT KINH NGHIỆM. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................ TIẾT 17 VĂN BẢN : CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG. ( Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ ) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức : Học sinh nắm được phẩm chất vẻ đẹp tâm hồn và bi kịch hạnh phúc của Vũ Nương, một người phụ nữ trong xã hội phong kiến . Những đặc điểm chủ yếu của truyền kì . Tích hợp lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp. 2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc, tóm tắt, phân tích tác phẩm văn chương nghệ thuật. 3. Giáo dục : Giáo dục II. CHUẨN BỊ : 1. Thày : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, giáo cụ : Bảng phụ, giá đỡ. 2. Trò : Đọc, bài. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP . 1. Ổn định tổ chức ( 1phút ). 2. Kiểm tra: ( 3-5 phút ). 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC GV : Khi chiến tranh kết thúc Trương Sinh trở về, tưởng như hạnh phúc đã mỉm cười với Vũ Nương song thật đau đớn thay bất hạnh đã đến với nàng. GV : HS cho biết đầu mối của bi kịch xuất hiện như thế nào ? GV : HS theo em Trương Sinh có nên nghe theo lời của bé Đản hay không ? Vì Sao ? GV : HS trao đổi thảo luận. GV : Đại diện nhóm trình bầy và nhận xét lẫn nhau. GV: Kết luận. GV : HS Trương Sinh đã có hành đồng như thế nào đối với vợ? GV : HS Vũ Nương đã có phản ứng như thế nào trước sự việc? Hãy tìm những chi tiết cụ thể ? GV : HS cho biết những nguyên nhân nào dẫn đến cái chết oan nghiệp của Vũ Nương ? GV : HS trao đổi thảo luận. GV : Đại diện nhóm trình bầy và nhận xét lẫn nhau. GV: Kết luận. GV : Có phần Trương Sinh cả ghen, có phần con dại vô tình hại mẹ. Song nếu như không có chiến tranh, nếu đứa trẻ khi sinh ra đã có cha ở bên cạnh thì chắc hẳn Vũ Nương đã được hạnh phúc cho dù đó là hạnh phúc của sự an bài. GV : HS Qua đây em nhận thấy bản chất của xã hội phong kiến Việt Nam thế kỉ XVI như thế nào ? GV : Giá như truyện kết thúc ở đoạn Vũ Nương tự vẫn và Trương Sinh nhận ra nỗi oan của vợ thì cũng là trọn vẹn. Song tác giả còn viết thêm đoạn Vũ Nương sống dưới thuỷ cung, gặp Phan Lang, nhớ thương con mà khóc, mong muốn được trở về trần thế và Trương Sinh đã lậ đàn giải oan.... GV : HS tìm những chi tiết kì ảo của tác phẩm. GV : HS Cho biết tác dụng, ý nghĩa của yếu tố kì ảo ? GV : HS trao đổi thảo luận. GV : Đại diện nhóm trình bầy và nhận xét lẫn nhau. GV: Kết luận. GV : HS có nhận xét già về nội dung ý nghĩa của tác phẩm ? GV : HS tác phẩm đã ca ngợi điều gì ? GV : HS cho biết thái độ của tác giả ? GV : HS cho biết nghệ thuật đặt sắc của tác phẩm. 2. Bi kịch hạnh phúc. * Bi kịch : Bé Đản không nhận Trương Sinh là cha - Chi tiết cái bóng là điểm khởi đầu tạo nên bi kịch. - Trương Sinh hành hạ ruồng rẫy vợ, bỏ qua mọi lời phân trần của vợ cuãng như hàng xóm. - Vũ Nương tự vẫn bên bến sông Hoàng Giang để minh oan cho chính mình. * Nguyên nhân : - Trương Sinh cả ghen, đa nghi. - Con dại vô tình hại mẹ. - Chiến tranh dẫn đến gia đình li tán. - Xã hội phong kiến đọc đoán nam quyền. - Vũ Nương yếu đuối , mất đi ý thức cá nhân, sống cho chính mình. à Trong xã hội phong kiến cái chết là tất yếu đối với người phụ nữ cho dù họ có đầy đủ phẩm hạnh cao đẹp và khát vọng được sống hạnh phúc. 3. Yếu tố kì ảo. - Chi tiết kì ảo : + Vũ Nương sống dưới thuỷ cung, gặp người làng là Phan Lang. + Vũ Nương trở về trong giây phút vời câu nói “ Đa tạ....được nữ. ”... - Tác dụng : + Làm cho câu chuyện thêm li kì hấp dẫn + Truyện trở nên có hậu khi kết thúc. + Tăng ý nghĩ triết lí, tố cáo bản chất đen tối của xã hội phong kiến đã đẩy người phụ nữ tới cuộc đời bất hạnh. IV. Tổng kết. 1. Nội dung. - Tác phẩm là bản án đanh thép tố cáo bản chất vô nhân đạo của xã hội phong kiến . - Ngợi ca phẩm chất, tâm hồn cao đẹp của người phụ nữ. - Thái độ cảm thông chân thành của nhà văn. à Giá trị nhân đạo của tác phẩm. 2. Nghệ thuật. - Bố cục chặt chẽ. - Tình huống truyện hấp dẫn li kì. Sử dụng thành công yếu tố kì ảo hoang đường. 4. Cñng cè: - HS đọc bài lại viếng vũ thị - Lê thánh tông. - Có ý kiến cho rằng tác phẩm : Chuyện người con gái Nam Xương vừa kết thúc có hậu, vừa kết thúc không có hậu. ý kiến của em như thế nào ? Vì sao ? 5. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: - Học thuộc ghi nhớ SGK. - Tóm tắt, nắm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. - Đọc bài : Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp. . RÚT KINH NGHIỆM. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TIẾT 18. XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI. I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: + Hiểu được sự phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống các từ xưng hô trong tiếng Việt; + Hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giâo tiếp. + Nắm vững và sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Nghien cứu, soạn giáo án. 2. Học sinh: Học bài cũ, làm bài tâp, đọc trước bài. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Trình bày các phương châm hội thoại đã học? 3. Bài mới: + Giới thiệu bài: HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC GV: Trong tiếng Việt, chúng ta thường gặp những từ ngữ xưng hô nào? Cách sử dụng chúng ra sao? HS trao đổi, thảo luận. GV so sánh với tiếng Anh để thấy sự phong phú của tiếng Việt. GV nêu một số tình huống. HS đọc phần 2 trong SGK. GV: Xác định từ ngữ xưng hô trong hai đoạn trích trên? GV: Phân tích sự thay đổi cách xưng hô của Dế Mèn và Dế Choắt? HS đọc to ghi nhớ trong SGK HS đọc bài tập. HS thảo luận, trình bày. GV so sánh, phân tích. I Từ ngữ xưng hô và viẹc sử dụng từ ngữ xưng hô: 1. Xét ví dụ: a, Từ ngữ xưng hô: tôi, tao, tớ, mình, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, chúng mình, mày, mi, no, hấưn, chúng may, chúng nó, họ , anh, em, chú, bác, cô, dì, cậu, mợ, ông ấy, bà ấy, cô ấy... + Cách dùng: - Ngôi thứ nhất. Ngôi thứ hai. Ngôi thứ ba. Suồng sã: mày, tao.... Thân mật: anh , chị ,em... Trang trọng: quý ông, quý bà, quý cô, quý vị... b, + Đoạn 1: - Dế Chắt xưng hô: anh – em. - Dế Mèn xưng hô: ta – chú mày Đoá là cách xưng hô bất bình đẳng. Dế choắt thì có mặc cảm thấp hèn; Dế Mèn thì ngạo mạn, hách dịch. + Đoạn 2: Cả hai nhân vật đều xưng hô là : tôi và anh. Đay là cách xưng hô bình đẳng> Dế mèn thì không còn ngạo mạn, hách dịch nữavì đã nhận ra “tội ác” của mình; còn Dế Choắt hết mặc cảm hèn kém, sợ hãi 2. Ghi nhớ:( SGK) II. Luyện tập: Bài tập 1: Nhầm chúng ta với chúng em hoặc chúng tôi. - Chúng ta: gồm những người nói và người nghe. - Chúng em, chúng tôi: không gồm ngươì nghe. Bài tập 2: Xưng hô chúng tôi mà không xưng tôi là để thể hiện sự khách quan, khiêm tốn. Bài tập 3: - Chú bé gọi người sinh ra minh là mẹ là cách gọi thông thường. - Nhưng xưng hô với sứ giả thì dùng ta - ông. Cách xưng hô như vậy cho thấy Thánh Gióng là cậu bé khác thường. Bài tập 4: - Vị tướng là người “tôn sư trọng đạo” nên vẫn xưng hô với thày giáo cũ của mình là thày và con. - Người thày lại rất tông trọng địa vị hiện tại của người học trò cũ nen gọi là ngài - đó là cách đối nhân xử thế rất thấu tình, đạt lí. Bài tập 5: -Trước Cách mạng, thực dân xưng hô:... – có thái độ miệt thị. - Vua xưng hô:... – Sự ngăn cách ngôi thứ rõ ràng. - Cách xưng hô của Bác Hồ gần gũi, thân mật và thể hiện sự thay đổi về chất trong mối quan hệ giữa lãnh tụ cách mạng và quần chúng cách mạng. Bài tập 6: - Cai lệ là kẻ có quyền thế nên xưng hô trịnh thượng, hống hách. - Chị Dậu là người thấp cổ bé họng nen xưng hô một cách nhún nhường. Sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu phản ánh những biến thái về tâm lí và những hành vi ứng xử trong một hoàn cảnh đang bị cường quyền bạo lực dồn đến bước đường cùng. 4. CỦNG CỐ: - GV khái quát bài học. 5. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: - HS học bài, làm bài tập. RÚT KINH NGHIỆM: .................................................................................................................................................................................................................................................................................... TIẾT 19. CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP. I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: nắm được hai cách dẫn lời nói hoặc ý nghĩ: cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: NGhiên cứu, soạn giáo án, viết bảng phụ. 2. Học sinh: Học bài cũ, làm bài tâp, đọc trước bài. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: HS trình bày bài tập 6. 3. Bài mới: + Giới thiệu bài: HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC HS đọc. GV: Cho biết phần in đậm trong các VD, phần in đậm nào được phát ra thành lời? Phần in đậm nào là ý nghĩ ở trong đầu? GV: Những phần in đậm trên được tách ra khỏi phần đứng trước đó bằng dấu gì? GV: Có thể đảo vị trí của phần in đậm lên trước được không? Khi đảo, hai bộ phận sẽ được ngăn cách bằng đáu gì? HS đọc VD trong SGK. GV: Phần in đậm trong VD a là lời nói hay ý nghĩ? GV: Phần in đậm trong VD b là lời nói hay ý nghĩ? GV: Các phần in đậm có được tách ra khỏi phần trước nó bằng dấu hiệu gì không? GV: Có thể đặt từ rằng hoặc từ là trước phần in đậm ở VD a không? HS đọc chậm, rõ ghi nhớ. HS đọc, trao đổi, trình bày. GV chia nhóm, giao nhiệm vụ HS làm ra giấy nháp, trình bày Cả lớp nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, sửa chữa. HS viết, trình bày. I. Cách dẫn trực tiếp: 1, Phần in đậm ở ví dụ a, là lời nói được phát ra thành lời; Phần in đậm ở ví dụ b, là ý nghĩ trong đầu. 2, Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. 3. Có thể đảo được. Khi đảo cần thêm dấu gạch ngang để ngăn cách hai phần. II. Cách dẫn gián tiếp. 1. a. Phần in đậm ở ví dụ a là lời nói. b. Phần in đậm ở ví dụ b là ý nghĩ. 2. a. Không có dấu hiệu gì. b. Có dấu hiệu là từ rằng 3. Có thể đặt một trong hai từ đó trước từ hãy III. Luyện tập: Bài tập 1: - Cả hai tình huống đều là cách dẫn trực tiếp. - VD a, dẫn lời; b, dẫn ý. Bài tập 2. Bài tập 3. Định hướng: ... dặn Phan nói với chàng Trương rằng nếu... vợ chàng( nàng) sẽ trở về. 4. CỦNG CỐ: - GV khái quát bài học. 5. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: - HS học bài, xem trước bài: Sự phát triển của từ vựng. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TIẾT 20. LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ. I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức : Giúp HS: + Ôn lại mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự. 2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự. 3. Giáo dục : II. CHUẨN BỊ : 1. Thày : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, giáo cụ : Bảng phụ, giá đỡ. 2. Trò : Đọc, bài. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP . 1. Ổn định tổ chức ( 1phút ). 2. Kiểm tra: ( 3-5 phút ). 3. Bài mới : Giới thiệu bài: Nhắc lại ngắn gọn kién thức ở lớp 8: Tóm tắt văn bản tự sự là kể lại một cốt truyện đeer người đọc hiểu được nội dung cơ bản của tác phảm ấy. Chú ý: + Phải chú ý vào yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm là: sự việc và nhân vật chính( hoặc cốt truỵên và nhân vật chính) + Có thể xen kẽ mức động những yếu tố bổ trợ, các chi tiết, các nhân vật phụ, miêu tả, biểu cảm, nhị luận, đối thoại, độc thoại,và độc thoại nội tâm. HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC HS suy nghĩ về 3 tình huống nêu ra trong SGK. GV: Trong cả 3 tình huống trên đều phải tóm tắt văn bản tự sự. Nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự? GV kêt luận: Tóm tắt văn bản tự sự là một nhu cầu tất yếu do cuộc sống đặt ra. GV: Nêu câu hỏi b, trong SGK. HS nêu; cả lớp nhận xét, bổ sung. HS đọc. GV: Các sự việc chính đã nêu đầy đủ chưa? có thiếu sự việc nào quan trọng không? Nếu có thì đó là sự việc gì? Tại sao đó là sự việc quan trọng cần phải nêu? ? Các sự việc nêu trên đã hợp lí chưa? Có gì cần thay đổi không? GV cho HS tóm tắt, trình bày. ( có thể tóm tắt như văn bản trong SGV/60) GV nhận xét, đọc văn bản trong SGV. HS xung phong kể. GV nhận xét, đánh giá. I. Sự cần thiết cảu việc tóm tắt văn bản tự sự. 1. Tìm hiểu các tình huống. * Tình huống 1: Kể lại diễn biến của bộ phim... để người không đi xem nắm được. Do đó người kể phải bám sát nhân vật chính và cốt truyện trong phim. * Tình huống 2: Phải trực tiếp đọc tác phẩm trước khi hoc, do đó, khi đã tóm tắt được tác phẩm thì người học sẽ có hứng thú hởntong phần đọc hiểu và phân tích.* Tình huống 3: Kể tóm tắt tác phẩm văn học mà mình yêu thích. Yêu cầu: phải trung thực với cất truyện, khách quan với nhân vật, hạn chế những thêm thắt không cần thiết hoặc những lời bình chủ quan, dài dòng. 2. Các tình huống khác. II. Thực hành tóm tắt văn bản tự sự. 1. SGK nêu lên 7 sự việc khá đầy đủ của cốt truyện “ CNCGNX”. Tuy vậy vẫn thiếu một sự việc quan trọng. Đóa là sau khi vợ trẫm mìnhtự vẫn, một đem cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay đến đêm đêm. Chính sự việc này làm cho chàng hiểu ra là vợ mình bị oan, nghĩa là chàng biết sự thạt trước khi gặp Phan Lang. - Như vậy, sự việc thứ 7 chưa hợp lí. Cần sửa lại như sau: + Giữ nguyên từ sự việc 1 đến 4. + SV 5 cần bổ sung. + SV 8: Trương Sinh nghe Phan Lang kể, bèn lập đền giải oan bên bờ Hoàng Giang, Vũ Nương trở về, ngồi trên chiếc kiệu hoa...lúc ẩn lúc hiện. 2. Tóm tắt văn bản” CNCGNX” Lần 1: 20 dòng Lần 2: rút gọn hơn nữa. III. Luyện tâp. Bài tập 1( Về nhà) Bài tập 2: 4. CỦNG CỐ: GV khái quát lại tầm quan trong của việc rèn luyện tóm tắt văn bản tự sự. 5. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: Học bài, làm bài tập 1 trong SGK. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: