Giáo án Ngữ văn 9 (3 cột) - Tiết 28 đến 33

Giáo án Ngữ văn 9 (3 cột) - Tiết 28 đến 33

TIẾT 28. VĂN HỌC.

CẢNH NGÀY XUÂN

(TRÍCH TRUYỆN KIỀU)

* MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 -Nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du: kết hợp bút pháp tả và gợi, sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình để miêu tả cảnh ngày xuân với những đặc điểm riêng. Tác giả miêu tả cảnh mà nói lên được tâm trạng của nhân vật.

 -Vận dụng bài học để viết văn tả cảnh.

* CHUẨN BỊ:

 -HS: Đọc bài, soạn.

 -GV: SGK, SGV.

* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

 

doc 14 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 517Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 (3 cột) - Tiết 28 đến 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 28. VĂN HỌC.
CẢNH NGÀY XUÂN
(TRÍCH TRUYỆN KIỀU)
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du: kết hợp bút pháp tả và gợi, sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình để miêu tả cảnh ngày xuân với những đặc điểm riêng. Tác giả miêu tả cảnh mà nói lên được tâm trạng của nhân vật.
 -Vận dụng bài học để viết văn tả cảnh.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Hỏi: Đọc thuộc lòng đoạn trích “chị em Thuý Kiều” và nêu đại ý?
-Hỏi: Phân tích vẻ đẹp của Thuý Vân, Thuý Kiều?
-Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du không chỉ thành công về miêu tả nhân vật mà còn rất thành công về việc miêu tả cảnh thiên nhiên. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu đoạn trích nói về cảnh thiên nhiên “cảnh ngày xuân”.
-Lớp trưởng báo cáo
-Trả lời: Đọc thuộc lòng như ở SGK và nêu đại ý.
-Trả lời: Phần phân tích 2,3 ở vở.
* Hoạt động 2 
(ĐỌC HIỂU VĂN BẢN)
I.Tìm hiểu chung:
1.Vị trí đoạn trích: Thuộc phần thứ nhất trong Truyện Kiều.
2.Đại ý: Tả cảnh chị em Thuý Kiều đi chơi xuân trong tiết thanh minh.
II.Phân tích văn bản:
1.Khung cảnh mùa xuân: (4 câu đầu).
-Chim én, thiều quang, cỏ non, hoa lê: thông báo thời gian, gợi không gian khoáng đạt, trong trẻo, tinh khôi, giàu sức sống.
2.Cảnh lễ hôi trong tiết thanh minh: (8 câu kế)
-Các từ ghép, từ láy là danh từ, động từ, tính từ: không khí lễ hội rộn ràng, đông vui, náo nhiệt, đặc biệt là những nam thanh nữ tú.
Þ Đây là một lễ hội truyền thống: tảo mộ, hội đạp thanh (chơi xuân ở chốn đồng quê).
3.Cảnh chị em Kiều du xuân trở về: (6 câu cuối).
-Thời gian, không gian thay đổi: bóng ngã về tây, không khí lặng dần, tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến, linh cảm sắp có điều gì xảy ra.
-Hỏi: Đoạn trích này thuộc phần nào trong Truyện Kiều?
-Hướng dẫn HS đọc văn bản: Đọc nhẹ nhàng, chú ý nhặt nhịp cho phù hợp. GV đọc mẫu một đoạn rồi gọi HS đọc.
-Gọi HS đọc chú thích.
-Gọi HS nêu đại ý.
-Gọi HS chia bố cục của bài. Nêu ý chính của mỗi đoạn.
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ thực hiện phần phân tích văn bản như bố cục đã chia.
-Gọi HS đọc lại 4 câu thơ đầu.
-Hỏi: Những chi tiết nào gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân? Cách dùng từ ngữ và biện pháp nghệ thuật của tác giả khi gợi tả mùa xuân?
* Chuyển ý: Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh thì thế nào?
-Gọi HS đọc 8 câu kế.
-Hỏi: Hãy tìm những từ ghép, từ láy là danh từ, động từ, tính từ. Cho biết những từ ngữ ấy gợi lên không khí hoạt động của lễ hội như thế nào?
-Hỏi: “nô nức yến anh”, “ngựa xe . . . như nêm” tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng?
-Hỏi: Ở đoạn này, tác giả khắc hoạ một lễ hội truyền thống xa xưa. Hãy nêu cảm nhận của em về lễ hội truyền thống ấy?
* Chuyển ý: Sáu câu cuối miêu tả khung cảnh chị em Kiều du xuân trở về. Chúng sẽ tìm hiểu cảnh ấy?
-Gọi HS đọc 6 câu cuối.
-Hỏi: Cảnh vật, không khí mùa xuân trong sáu câu thơ cuối có gì khác với 4 câu đầu? Tại sao?
-Hỏi: Những từ tà tà, thanh thanh, nao nao không những miêu tả cảnh vật mà còn tả tâm trạng con người? Hãy giải thích?
-GV thuyết giảng thêm: sẽ gặp mộ Đạm Tiên. Kim Trọng.
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa chung của văn bản
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: +Bốn câu đầu: khung cảnh ngày xuân.
+Tám câu tiếp: khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
+Sáu câu cuối: cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
-Trả lời: Thống kê kê rồi nhận xét như nội dung ghi.
-Trả lời: Aån dụ, so sánh: cảnh nhộn nhịp, đông đúc.
-Trả lời: Đây là lễ hội truyề thống: tảo mộ, đạp thanh rắc thoi vàng vó, tiền giấy hàng mã để tưởng nhớ người thân đã khuất.
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi đến lặng dần).
-Trả lời (như nôïi dung ghi tiếp).
-Nghe.
* Hoạt động 3 
(TỔNG KẾT)
III.Tổng kết:
-Văn bản là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng.
-Từ ngữ, biện pháp miêu tả giàu chất tạo hình.
-Hỏi: Em có nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên được miêu tả ở đây?
-Hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật mà nguyễn Du đã sử dụng trong đoạn trích?
* Luyện tập:
-Gọi HS đọc phần luyện tập. Yêu cầu về nhà thực hiện.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
* Hoạt động 4 
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Hỏi: Qua bài, em rút ra được bài học kinh nghiệm gì cho bản thân?
-Học bài, thuộc lòng đoạn trích. Chuẩn bị “thuật ngữ”.
* Câu hỏi soạn: 
BT1,2 (I) tr 87, 88.
-Trả lời: Học được cách làm thơ lục bát miêu tả cảnh thiên nhiên . . .
TIẾT 29. TIẾNG VIỆT.
THUẬT NGỮ
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó.Biết sử dụng chính xác thuật ngữ.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn. -GV: SGK, SGV, bảng phụ.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, VS.
-GV đưa ra một ví dụ (bảng phụ) có từ mượn, tạo từ mới. Yêu cầu HS xác định.
-Trong thực tế cuộc sống chúng ta thường bắt gặp những từ hoặc những nhóm từ thể hiện xu thế phát triển của cuộc sống hiện đại. Một khi khoa học và công nghệ đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với con người thì nhóm từ này xuất hiện càng nhiều. Đó những nhóm từ mà chúng ta sẽ học hôm nay, bài “thuật ngữ”.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Trả lời: 
* Hoạt động 2 
(HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI)
I.Thuật ngữ là gì?
Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
II.Đặc điểm của thuật ngữ:
-Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.
-Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
-Gọi HS đọc BT1(I), xác định yêu cầu. Thực hiện.
-GV giải thích: cách một giải thích thông thường, cách hai giải thích bằng thành ngữ.
-Gọi HS đọc BT2(I), xác định yêu cầu. Thực hiện từng phần a, b.
-Hỏi: Các ví dụ trên mà chúng ta vừa tìm hiểu là thuật ngữ. Vậy thuật ngữ là gì?
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu về những đặc điểm của thuật ngữ.
-Gọi HS đọc BT1(II), xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Hỏi: Vậy các em thấy thuật ngữ có đặc điểm gì?
-Gọi HS đọc BT2(II), xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Hỏi: Ngoài ra thuật ngữ còn đặc điểm nào nữa?
* Chuyển ý: Để hiểu thêm về thuật ngữ và đặc điểm của thuật ngữ, chúng ta sẽ thực hiện phần luyện tập.
-HS đọc. Trả lời: 
+Cách 1: Dựa vào đặc tính bên ngoài, trên cơ sở kinh nghiệm, cảm tính.
+Cách 2: Dựa vào đặc tính bên trong, trên cơ sở nghiên cứu khoa học.
+Cách 2 thiếu kiến thức hoá học thì không giải thích được.
-HS đọc. Trả lời: 
a.Theo thú tự: địa lí, hoá học, ngữ văn, toán học.
b.Chủ yếu trong văn bản về khoa học, công nghệ.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc. Trả lời: không, các từ nhiều nghĩa thì không phải thuật ngữ.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc. Trả lời: câu b.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 3 
(LUYỆN TẬP)
III.Luyện tập:
1.Theo thứ tự: lực, xâm thực, hiện tượng hoá học, trường từ vựng, di chỉ, thụ phấn, lưu lượng, trọng lực, khí áp, đơn chất, thị tộc phụ hệ, đường trung trực.
2.Không. Ở đây nó chỉ làm chỗ dựa chính.
3.câu a dùng như thuật ngữ, câu b thông thường.
+Đặt câu: thức ăn hổn hợp, đội quân hổn hợp.
4.Định nghĩa từ cá của sinh học: là động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang.
+Theo cách hiểu thông thường của người Việt cá không nhất thiết phải thở bằng mang.
5.Không vi phạm vì hai thuật ngữ này được dùng trong hai lĩnh vực khoa học riêng biệt.
-Gọi HS đọc BT1, xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn).
-Gọi HS đọc BT2, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT3, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT4, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT5, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 4 
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Gọi HS đọc ghi nhớ ở SGK.
-Học bài. Chuẩn bị “trả bài viết số 1” (về nghiên cứu lại đề bài)
-HS đọc.
TIẾT 30. TẬP LÀM VĂN.
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Giúp HS đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai sót về các mặt ý tứ, bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Xem lại đề bài.
 -GV chọn trước bài làm của HS để đọc minh hoạ.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
* Hoạt động 1 KHỞI ĐỘNG)
 -Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
* Hoạt động 2 (TRẢ BÀI KIỂM TRA)
 Bước 1: Nêu lại đề bài và tập trung phân tích, tìm hiểu đề bài.
 -Gọi HS nêu lại đề bài.
 -Yêu cầu HS phân tích đề: chỉ ra các yêu cầu về nội dung, hình thức.
 -Tổ chức cho HS thảo luận, xây dựng đáp án (dàn ý) cho bài viết.
 -GV nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh dàn ý (ở sổ chấm trả bài) và các yêu cầu cần đạt.
 Bước 2: Nhận xét và đánh giá bài viết:
 -GV cho HS tự nhận xét bài viết của mình (ưu điểm, nhược điểm) từ việc đối chiếu với dàn ý và các yêu cầu vừa nêu.
 -GV nhận xét, đánh giá của mình về bài viết của HS: ưu, nhược điểm; những lỗi cơ bản cần khắc phục (nhậ ... ọi HS đọc 8 câu cuối.
-Hỏi: Đầu tiên cảnh vật gì khiến Kiều buồn? Tại sao?
-Hỏi: Kế tiếp , điều gì khiến kiều buồn?
-Hỏi: Tiếp theo là cảnh gì? Tại sao Kiều buồn?
-Hỏi: Cuối cùng là cảnh tượng gì? Kiều liên tưởng đến điều gì?
-Hỏi: Chi tiết “buồn trông” được lặp lại nhiều lần, cách dùng ấy góp phần thể hiện tâm trạng gì của Kiều?
* Chuyển ý: Đoán trích có ý nghĩa như thế nào? Nghệ thuật vcó gì đặc sắc? Chúng ta sẽ tìm hiểu phần tổng kết.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: 3 phần (6 câu đầu: khung cảnh bi kịch; 8 câu kế: nỗi nhớ của Kiều; 8 câu còn lại: tâm trạng của Kiều).
-HS đọc.
-HS đọc.
-Trả lời: núi, trăng, cát, cồn, bụi hồng. Nhận xét như nội dung ghi.
-Trả lời: Thơì gian tuần hoàn, khép kín.
-Trả lời: Mượn cảnh vật để nói lên tình cảm của con người.
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 3 
(TỔNG KẾT)
III.Tổng kết:
-Cảnh ngộ cô đơn, buồn, tủi, sợ hãi, tấm lòng thuỷ chung, hiều thảo của Kiều.
-Miêu tả nội tâm bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình.
-Hỏi: Đoạn trích thể hiện tâm trạng và tấm lòng gì ở Kiều?
-Hỏi: Nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích này là gì?
* Luyện tập:
-Gọi HS đọc phần luyện tập. Yêu cầu về nhà thực hiện.
* Đọc thêm: 
-Gọi HS đọc phần đọc thêm.
-GV so sánh giữa Kim vân kiều Truyện và Truyện Kiều.
* Tự học có hướng dẫn “Mã Giám Sinh mua Kiều” (HS về nhà tự đọc và tìm hiểu các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản SGK. Soạn vào vở bài soạn).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
-HS đọc.
-Nghe.
* Hoạt động 4 
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Hỏi: Em rút ra bài học kinh nghiệm gì cho bản thân sau khi học qua văn bản?
-Học bài, thuộc lòng đoạn trích. Chuẩn bị “miêu tả trong văn bản tự sự”.
* Câu hỏi soạn BT1,2 (I) tr 91,92.
-Trả lời: làm thơ tả cảnh ngụ tình; lòng hiếu thảo, thuỷ chung . . .
TIẾT 32. TẬP LÀM VĂN.
MIÊU TẢ 
TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Thấy được vai trò chủ yếu của miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và con người trong văn bản tự sự.
 -Rèn luyện các kỹ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
-Vai trò của yếu tố miêu tả rất quan trọng trong bài văn tự sự. Ở bài học hôm nay chúng ta sẽ thực hành một số bài luyện tập viết, nói một số đoạn văn có yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Tổ trưởng báo cáo.
* Hoạt động 2 
(HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI)
I.Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự:
Trong văn bản tự sự, sự miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.
-Gọi HS đọc BT1(I).
-Gọi HS đọc BT2(I), xác định yêu cầu. Thực hiện từng phần.
-Hỏi: vậỵ trong văn bản tự sự, sử dụng miêu tả có tác dụng gì?
* Chuyển ý: Để hiểu thêm về việc tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự, chúng ta sẽ thực hiện phần luyện tập.
-HS đọc. 
-HS đọc. Trả lời: 
 a.+Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi.
+Chỉ huy, cưỡi voi đốc thúc.
b.HS chỉ ra và nhận xét đó là đối tượng nào.
c.Không sinh động vì chỉ kể sự lại việc. Tức chỉ mới trả lời câu hỏi việc gì chứ chưa trả lời được câu hỏi việc đó diễn ra như thế nào.
+Nhờ có miêu tả bằng các chi tiết mới thấy được các sự việc diễn ra như thế nào?
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 3 
(LUYỆN TẬP)
II.luyện tập:
-Gọi HS đọc BT1, xác định yêu cầu. Về nhà thực hiện.
-Gọi HS đọc BT2, xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn).
-Yêu cầu HS về nhà làm BT2 vào vở.
-Gọi HS đọc BT3, xác định yêu cầu. Thực hiện. (HĐ cá nhân, HS suy nghĩ khoảng 3’).
-HS đọc.
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến.
-HS đọc. Trả lời, nhiều HS nêu ý kiến.
* Hoạt động 4 
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Gọi HS đọc ghi nhớ ở SGK.
-Học bài. Chuẩn bị “trau dồi vốn từ”.
* Câu hỏi soạn: BT2 (I) tr 99, 100 SGK.
-HS đọc.
TIẾT 33.TIẾNG VIỆT.
TRAU DỒI VỐN TỪ
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Giúp HS hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. Muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng của từ. Ngoài ra muốn trau dồi vốn từ còn phải biết cách làm tăng vốn từ.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Hỏi: Thuật ngữ là gì? Đặc điểm của thuật ngữ? Cho ví dụ về thuật ngữ?
-Trong tiếng Việt, từ ngữ vốn rất phong phú. Có những khi ta dùng từ không đúng nghĩa do hiểu sai nghĩa hoặc những từ chưa biết. Vì thế, để sử dụng từ cho đúng ta cần phải luôn trau dồi vốn từ. Bài học hôm nay sẽ giúp ta hiểu về vấn đề ấy.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Trả lời: Phần I, II ở vở và cho một ví dụ.
* Hoạt động 2 
(HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI)
I.Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ:
Muốn sử dụng tốt tiếng Việt, trước hết cần trau dồi vốn từ. Rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ.
II.Rèn luyện để làm tăng vốn từ:
Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng thêm vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ.
-Gọi HS đọc BT1(I), xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT2(I), xác định yêu cầu. Thực hiện từng phần.
-Hỏi: Vì vậy muốn sử dụng tốt tiếng Việt ta phải làm gì?
* Chuyển ý: Bên cạnh rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ ta cần phải rèn luyện để làm tăng thêm vốn từ.
-Gọi HS đọc vănbản phần II, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Hỏi: vậy rèn luyện để làm tăng vốn từ là như thế nào?
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ thực hiện phần luyện tập để hiểu thêm về việc trau dồi tiếng Việt.
-HS đọc. Trả lời: 
+Tiếng Việt là một thứ ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt.
+Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt, mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi vốn từ.
-HS đọc. Trả lời: 
a.Thừa từ đẹp (thắng cảnh đã là cảnh đẹp).
b.Sai từ dự đoán (đoán trước tương lai). Thay bằng phỏng đoán, ước đoán, ướctính.
c.Từ dùng sai đẩy mạnh (thúc đẩy phát triển cho nhanh) qui mô thì không thể nhanh hay chậm mà mở rộng hay thu hẹp
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc. Trả lời: Nhà văn Tô Hoài phân tích quá trình trau dồi vốn từ của Nguyễn Du bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân da6n, học hỏi để biết thêm nhữn điều mà mình chưa biết.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 3 
(LUYỆN TẬP)
III.Luyện tập:
1.-Hậu quả là: kết quả xấu.
-Đoạt là: chiếm được phần thắng.
-Tinh tú là: sao trên trời.
2. a.Tuyệt:
-Dứt, không còn gì: tuyệt chủng (bị mất hẳn giống nòi), tuyệt giao (cắt đứt giao thiệp), tuyệt tự (không có người nối dõi), tuyệt thực (nhịn đói-một hình thức đấu tranh).
-Cực kì, nhất: tuyệt đỉnh (điểm, mức cao nhất), tuyệt mật (cần giữ bí mật tuyệt đối), tuyệt tác (tác phẩm văn học nghệ thuật hay, đẹp . . .), tuyệt trần (nhất trên đời, không có gì sánh bằng).
b. (HS về nhà thực hiện).
3.a.Thay im lặng bằng yên tĩnh, vắng lặng (im lặng chỉ người).
b.Thay thành lập bằng thiết lập.
c.Thay cảm xúc bằng cảm động, xúc động, cảm xúc động
4. (HS về nhà thực hiện vào vở phần bình luận theo gợi ý: tiếng Việt trong sáng, giàu đẹp, được thể hiện qua ngôn ngữ của những người nông dân ® ta cần học tập lời ăn tiếng nói của họ)
5.-Chú ý quan sát, lắng nghe.
-Đọc sách báo.
-Ghi chép những gì được nghe, đọc, học hỏi.
-Tập sử dụng.
6.a.Điểm yếu. b.mucï đích cùng. c.đề đạt. d.láu táu. e.hoảng loạn.
7.a.Nhuận bút (tiền trả cho người viết một tác phẩm), thù lao ( trả công lao động . . .)
b.Tay trắng (không có chút vốn liếng, của cải), trắng tay (bị mất hết tiền, của).
c.Kiểm điểm (xem xét, đánh giáđể nhận định chung), kiểm kê (kiểm lại để xác định số lượng, chất lượng).
d.Lược khảo (nghiên cứu khái quát, không đi vào chi tiết), lược thuật (kể, trình bày tóm tắt).
-Gọi HS đọc BT1, xác định yêu cầu. Thực hiện từng phần.
-Gọi HS đọc BT2, xác định yêu cầu. Thực hiện từng phần.
-Gọi HS đọc BT3, xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn).
-Gọi HS đọc BT4, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT5, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT6, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT7, xác định yêu cầu. Thực hiện từng phần.
-Gọi HS đọc BT8, GV giải thích, về nhà thực hiện.
-Gọi HS đọc BT9, GV giải thích, về nhà thực hiện.
* Đọc thêm: 
-Gọi HS đọc phần đọc thêm.
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc.
* Hoạt động 4 
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Gọi HS đọc ghi nhớ ở SGK.
-Học bài. Chuẩn bị “viết bài tập làm văn số 2-văn tự sự”.
-Chuẩn bị trước bài “chương trình ngữ văn địa phương” (4 câu hỏi phần chuẩn bị ở nhà SGK).
-HS đọc.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_3_cot_tiet_28_den_33.doc