Giáo án Ngữ Văn 9 - Bài 1 đến bài 34 - Trường trung học cơ sở Sơn Trạch

Giáo án Ngữ Văn 9 - Bài 1 đến bài 34 - Trường trung học cơ sở Sơn Trạch

A/ Mục tiêu cần đat:

- Giúp học sinh:

 + Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.

 + Hiểu nội dung và ý nghĩa của truyền thuyết.

 + Chỉ ra được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo, kể lại được truyện.

- Tích hợp:

 + Phần tiếng việt: Từ đơn, Từ phức, Cấu tạo từ.

 + Phần TLV: Khái niệm về văn bản và các phương thức biểu đạt.

B/ Chuẩn bị:

- Thầy: Soạn bài chu đáo, dự kiến phần tích hợp trong bài dạy.

- Trò: Đọc văn bản, soạn bài theo các câu hỏi ở SGK.

C/ Hoạt động dạy học:

 1- Ổn định tổ chức lớp:

 2- Kiểm tra bài cũ:

 3- Bài mới:

 * Giới thiệu bài:

 

doc 325 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 962Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Bài 1 đến bài 34 - Trường trung học cơ sở Sơn Trạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 – Bài 1
 Ngày dạy: 
 Tiết 1: Con rồng cháu tiên
 (Truyền Thuyết)
A/ Mục tiêu cần đat:
- Giúp học sinh: 
	+ Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.
	+ Hiểu nội dung và ý nghĩa của truyền thuyết.
	+ Chỉ ra được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo, kể lại được truyện.
- Tích hợp: 	
	+ Phần tiếng việt: Từ đơn, Từ phức, Cấu tạo từ.
	+ Phần TLV: Khái niệm về văn bản và các phương thức biểu đạt.
B/ Chuẩn bị:
- Thầy: Soạn bài chu đáo, dự kiến phần tích hợp trong bài dạy.
- Trò: Đọc văn bản, soạn bài theo các câu hỏi ở SGK.
C/ Hoạt động dạy học: 
 1- ổn định tổ chức lớp:
 2- Kiểm tra bài cũ:
 3- Bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
Hoạt động của thầy và trò
- GV hướng dẫn đọc , kể .
- Đọc rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh các chi tiết li kỳ, tưởng tượng, chú ý lời đối thoại.
 + Âu Cơ: lo lắng, thở than.
 + LLQ: Tình cảm, ân cần, chậm rãi.
- Giáo viên đọc, kể tóm tắt.
- Một học sinh đọc, một học sinh kể tóm tắt.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các chú thích ở SGK chú ý các chú thích 1,2,3,5,7.
- Chuyện có mấy nhân vật? Những nhân vật đó được tác giả dân gian giới thiệu qua những chi tiết nào?
- Nêu cảm nhận chung của em về Lạc Long Quân và Âu Cơ?
 ...Đó là sự kết tinh vẻ đẹp của DTVN. Đúng như Huy Cận đã viết trong bài thơ “Đi trên mảnh đất này”
 “ Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững. 
Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa.”
- Việc kết duyên của LLQ cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có gì kì lạ?
- Em hãy nêu ý nghĩa của chi tiết này?
Chi tiết kỳ lạ mang tính chất hoang đường nhưng rất thú vị và giàu ý nghĩa nó bắt nguồn từ thực tế rồng, rắn, bò sát đều đẻ trứng. Tiên (chim) cũng đẻ trứng. Từ “đồng bào” nghĩa là cùng một bọc. Tất cả mọi người VN chúng ta cùng sinh ra trong một bọc trứng của mẹ Âu Cơ.
DTVN vốn khỏe mạnh, cường tráng, đẹp đẽ, phát triển nhanh.
- LLQ chia con như thế nào và việc làm đó thể hiện điều gì?
? Theo truyện này thì người VN là con cháu của ai?
? Em hiểu như thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo?
(Trong truyện này tuy có những yếu tố tưởng tượng kì ảo nhưng các nhân vật sự kiện trong truyện đều có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, về thời đại vua Hùng gắn với nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước của các vị vua Hùng đầu tiên trong lịch sử nước ta.)
? Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo này có vai trò như thế nào?
? Truyền thuyết con Rồng cháu Tiên có ý nghĩa như thế nào?
- Học sinh đọc phần ghi nhớ - SGK
? Em biết những truyện nào của các dân tộc khác ở Việt Nam cùng có nội dung giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện con Rồng cháu Tiên?
? Sự giống nhau đó khẳng định điều gì?
Kiến thức cơ bản
I. Đọc và tìm hiểu chung:
 1. Đọc , kể :
 2.Tìm hiểu chú thích:
 *Truyền thuyết: là truyện dân gian truyền miệng kể về các nhân vật sự kiện, có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
- Thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
II/ Tìm hiểu văn bản:
 1- Nguồn gốc và hình dáng:
 a- Lạc Long Quân:
 - Nguồn gốc: Nòi Rồng, con trai, thần Long Nữ.
 - Tài năng: Sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ.
 - Kì tích phi thường: Diệt trừ Ngư Tinh; Hồ Tinh; Mộc Tinh.
 b- Âu Cơ:
 - Nguồn gốc: Dòng họ Thần nông.
 - Sắc đẹp: Xinh đẹp tuyệt trần.
 - Tính tình phóng khoáng, tâm hồn thơ mộng, thích đi du ngoạn đến vùng đất có nhiều hoa thơm cỏ lạ.
-> LLQ mang vẻ đẹp kì vĩ, dũng mãnh và nhân hậu. Âu cơ mang vẻ đẹp dịu dàng, trong sáng, thơ mộng => Sự kết tinh vẻ đẹp của dân tộc VN.
2- Cuộc hôn nhân kì lạ:
 - Rồng ở biển, Tiên ở non cao gặp nhau đem lòng yêu nhau và trở thành vợ chồng như một mối kì ngộ lương duyên do trời đã định sẵn.
 -Âu Cơ sinh một bọc trăm trứng nở ra trăm người con trai.
 -Chi tiết kỳ lạ mang tính chất hoang đường nhưng rất thú vị và giàu ý nghĩa .
- 50 người con theo bố xuống biển.
 50 người con theo mẹ lên núi , chia nhau cai quản các phương .-. 
=> Phản ảnh ý nguyện đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
=> Con cháu vua Hùng, nguồn gốc là con Rồng cháu Tiên.
=> Chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tác nhằm một mục đích nhất định .
- Vai trò của chi tiết tưởng tượng kì ảo:
 + Tô đậm tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện.
 + Thần kì hóa, linh thiêng hóa nguồn gốc giống nòi, dân tộc. 
 + Làm tăng sức hấp dẫn của truyện.
III. Tổng kết:
- Giải thích suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt.
- Đề cao nguồn gốc chung và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước.
 * Ghi nhớ: SGK
IV. Luyện tập:
- Người Mường: Quả trứng to nở ra con người.
- Người Khơ Mú: Quả bầu mẹ.
=> Khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hóa giữa các tộc người trên đất nước ta.
 4. Củng cố: - Truyền thuyết là gì .
 - ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên 
 5. Dặn dò : Đọc phần đọc thêm.
 - Kể diễn cảm.
 - Nắm được ý nghĩa của truyện.
 - Soạn bài: Bánh Chưng - Bánh Giầy.
----------------------------------------------
 Ngày dạy :
 Tiết 2: 	 Bánh Chưng - Bánh Giầy
 (Hướng dẫn đọc thêm)
A/ Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh:
	+ Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện.
	+ Tập tìm hiểu phân tích nhân vật trong truyện.
- Tích hợp:
	+ Phần TV: Từ, Từ đơn, Từ phức và cấu tạo Từ.
	+ Phần TLV: Văn bản và phương thức biểu đạt.
B/ Chuẩn bị:
- Thầy: Chuẩn bị bài dạy chu đáo, dự kiến phần tích hợp.
- Trò: Đọc kĩ văn bản, soạn bài theo những câu hỏi ở SGK
C/ Hoạt động dạy học: 
1- ổn định tổ chức lớp:
2- Kiểm tra bài cũ:
 -Kể lại truyện “Con Rồng cháu Tiên” trong vai kể LLQ (hoặc Âu Cơ) 
 Nêu cảm xúc của em sau khi học xong văn bản?
 - ý nghĩa sâu xa, lí thú của chi tiết cái “Bọc trăm trứng” ?
3- Bài mới:
* Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò 
Kiến thức cơ bản
- GV nêu yêu cầu đọc, kể.
- Giọng chậm rãi, tình cảm, chú ý lời nói của Thần trong giấc mộng, của Lang Liêu thì âm vang xa vắng, giọng Vua Hùng thì đĩnh đạc, chắc, khỏe.
- Kể ngắn gọn đủ ý, mạch lạc.
- Ba học sinh đọc ba đoạn.
- Học sinh tóm tắt truyện.
-Học sinh nắm chắc phần chú thích SGK.
- Giải thích các từ: Chứng giám, sơn hào hải vị, quần thần.
? Truyện có những chi tiết chính nào?
Xoay quanh sự việc gì? 
?Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? Với ý định ra sao và bằng hình thức như thế nào?
?Em có suy nghĩ gì về điều kiện và hình thức truyền ngôi của Vua Hùng Vương?
 - ... Đó là quyết tâm đời đời giữ nước và dựng nước thể hiện tập trung ở Vua . Chọn lễ Tiên vương để các Lang dâng lễ trỗ tài là một việc làm rất có ý nghiã bởi nó đề cao phong tục thờ cúng tổ tiên trời đất của nhân dân ta và còn là mạch nối để phát triển câu chuyện.
- Các Lang đã giải đáp câu Vua ra như thế nào?
- Lang Liêu khác các Lang khác ở điểm nào? Vì sao Lang Liêu buồn nhất?
- Vì sao trong các con chỉ có Lang Liêu được Thần giúp đỡ?
- Đây là một chi tiết rất cổ tích, các nhân vật mồ côi bất hạnh vẫn thường được Thần giúp đỡ mỗi khi bế tắc. Nhưng điều thú vị ở đây là Thần không làm hộ mà chỉ mách bảo, gợi ý mà thôi, nghĩa là Thần vẫn giành chỗ cho Lang Liêu phát huy tài năng, sáng tạo, tự lực. Từ những nguyên liệu gợi nên Lang Liêu đã làm thành bánh Chưng bánh Giầy. Hai lọai bánh rất ngon, độc đáo nhờ sự thông minh, khéo tay.
- HS đọc đoạn cuối.
-Tại sao Vua Hùng chấm Lang Liêu được nhất?
- Lễ vật Lang Liêu khác hẳn, vừa lạ, vừa quen, không sang trọng mà lại có vẻ rất thông thường.
-Chi tiết Vua nếm thử và ngẫm nghĩ rất lâu có ý nghĩa gì?
- Vua nếm thử, ngẫm nghĩ rất lâu để thưởng thức khoái cảm của bánh, để nghĩ ngợi về ý nghĩa của lễ vật, về tình cảm và nhân cách của đứa con trai nghèo. Lời nói của Vua Hùng là lời phán định công bằng và sáng suốt.
-Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được Vua chọn để lễ Trời Đất và Lang Liêu được chọn nối ngôi Vua?
-Nêu ý nghĩa truyền thuyết bánh chưng bánh giầy ?
- HS đọc phần ghi nhớ SGK.
. ý nghĩa phong tục ngày tết nhân dân ta làm Bánh Chưng - Bánh Giầy ?
-Chỉ ra những chi tiết mà em thích ?
I. Đọc và tìm hiểu chung:
 1. Đọc , kể :
 2. Tìm hiểu chú thích :
II/ Phân tích văn bản:
1-Vua Hùng chọn nguời nối ngôi:
- Hoàn cảnh truyền ngôi:
Vua đã già, giặc ngoài đã dẹp xong, thiên hạ thái bình ...
- Tiêu chuẩn người nối ngôi.
 + Nối ngôi phải nối chí Vua.
 + Không nhất thiết phải là con trưởng.
- Hình thức: 
 Nhân ngày lễ Tiên vương, các Lang dâng lễ vật sao cho vừa ý Vua cha.
=>Chú trọng người có thực tài, có chí khí, tiếp tục được ý chí, sự nghiệp của Vua cha, không quan trọng là con trưởng . 
2- Cuộc đua tài dâng lễ vật:
 a) Các lang:
 -Suy nghĩ theo lối thông thường, hạn hẹp là phải có lễ vật quý hiếm, của ngon vật lạ.
 b) Lang Liêu:
- Mồ côi Mẹ, nghèo, thật thà chăm việc đồng áng.
- Chàng buồn vì khó có thể thực hiện được lễ vật như các anh em, chàng tự cho rằng không làm tròn chữ hiếu đối với Cha.
-> Lang Liêu được thần giúp đỡ => Làm được 2 thứ bánh ngon, độc đáo ...
3. Kết quả cuộc thi:
- Lễ vật của Lang Liêu đạt giải nhất .
 + Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế.
-> Quý trọng nghề nông, hạt gạo và sản phẩm do chính con người tạo ra. 
 +Hai thứ bánh có ý tưởng sâu xa.
-> Thể hiện mối quan hệ khăng khích giữa con người với thiên nhiên, thể hiện truyền thống đoàn kết, gắn bó...
=> Chọn 2 thứ bánh dâng Tiên vương và Lang Liêu được nối ngôi.
- Hợp ý vua, chứng tỏ được tài đức của người có thể nối chí Vua.
III. Tổng kết:
- Giải thích nguồn gốc sự vật ( Bánh chưng- Bánh giầy) .
- Đề cao lao động, đề cao nghề nông, đề cao ý thức tôn kính tổ tiên.
 * Ghi nhớ: SGK
IV/ Luyện tập:
 1. ý nghĩa phong tục ngày tết nhân dân ta làm Bánh chưng - Bánh giầy .
 - Đề cao nghề nông. 
 - Đề cao sự thờ kính trời đất và tổ tiên của nhân dân ta.
 - Giữ gìn truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
 2. Những chi tiết mà mình thích.
4/ Củng cố:
	- Nêu ý nghĩa của truyện.
	- Tóm tắt được truyện.
 5. Dặn dò :
 - Nắm chắc nội dung , ý nghĩa của truyện .
 - Kể diễn cảm truyện Bánh chưng , bánh giầy.
	- Soạn baì Thánh Gióng.
-----------------------------------------
 Ngày dạy: 
 Tiết 3: từ và cấu tạo của từ tiếng việt
A/ Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh hiểu được:
+ Thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ tiếng việt cụ thể là: Khái niệm về từ; Đơn vị cấu tạo từ; Các kiểu cấu tạo từ (Từ đơn, Từ phức, Từ ghép, Từ láy)
- Tích hợp :
+ Văn: Con Rồng cháu Tiên; Bánh Chưng Bánh Giày. 
+ TLV: Giao tiếp, văn bản và phương thức diễn đạt.
B / Chuẩn bị : 
-Thầy: Soạn bài chu đáo, chú ý tích hợp 
- Trò: Xem kỹ bài học 
C/ Hoạt động dạy học:
1- ổn định tổ chức lớp .
2- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở của học sinh. 
3- Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
? Ví dụ trên gồm có mấy tiếng? Có mấy từ ? Dựa vào đâu mà em biết điều đó?
- 12 tiếng 
- 9 từ 
- Dựa vào các dấu gạch chéo (/)
- Trong câu trên các từ có gì khác về cấu tạo?
- các từ khác nhau về số tiến ... chữa.
d) Lập dàn ý.
- Mở bài:
	Giới thiệu khu vườn được tả.
- Thân bài:
	Tả cụ thể khu vườn theo một trình tự hợp lý.
- Kết bài:
	Cảm xúc, tình cảm của bản thân về khu vườn được tả.
II- Trả bài kiểm tra TV.
- Nhận xét bài làm.
- Học sinh tự chữa bài. 
- Nêu đáp án và biểu điểm.
- Trả bài ghi điểm vào sổ.
D/ Củng cố, dặn dò:
- Nắm phần kiến thức về văn sáng tạo.
- Chuẩn bị bài Tổng kết phần văn và tập làm văn
Day: Bài 32- 33- 34: Tiết 133- 134: 
Tổng kết phần văn và tập làm văn
A/ Mục tiêu bài dạy:
- Giúp học sinh nắm được hệ thống văn bản với những nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại của các văn bản đó.
- Hiểu và cảm thụ được 1 số vẻ đẹp của 1 số hình tượng văn học tiêu biểu, tư tưởng yêu nước, truyền thống nhân ái trong các văn bản đã học.
- Nắm được các phương thức biểu đạt và đặc điểm nổi bật của các phương thức đó.
B/ Chuẩn bị:
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà.
- Tích hợp toàn bộ kiến thức đã học ở lớp 6.
C/ Hoạt động dạy học:
1. Bài mới.
1. Em hãy ghi lại tên các văn bản đã học?
2. Đọc lại các chú thích sau và trả lời các câu hỏi ở SGK?
3. Lập bảng thống kê văn bản là truyện theo bảng ở SGK.
4. Trong các nhân vật chính kể trên em thích 3 nhân vật nào nhất? Vì sao em lại thích các nhân vật đó?
5. So sánh sự giống nhau về phương thức biểu đạt của 3 thể loại truyện trên?
6. Liệt kê những văn bản đã học ở học kỳ II thể hiện truyền thống yêu nước và lòng nhân ái của dân tộc.
7. Tra từ điển những từ Hán Việt khó hiểu ở sau sách ngữ văn 6?
1. Hãy dẫn ra một số bài văn đã học từ đó phân loại các phương thức biểu đạt? Thống kê theo mẫu ở SGK?
2. Xác định phương thức biểu đạt trong một số văn bản sau?
3. Đánh dấu x vào bảng ở SGK?
1. So sánh sự khác nhau giữa tự sự miêu tả đơn từ về mục đích, nội dung, hình thức trình bày?
2. Mỗi bài văn miêu tả hay tự sự đều có 3 phần. Hãy nêu nội dung 
I/ Tổng kết phần văn:
1. Tên các văn bản đã học.
(Học sinh ghi vào giấy nháp, giáo viên gọi học sinh trình bày -> bổ sung ghi vào vở)
2. Khái niệm về các thể loại.
- Truyền thuyết
- Cổ tích
- Ngụ ngôn
- Truyện cười
- Truyện trung đại
- Văn bản nhật dụng
(Học sinh trả lời và ghi đúng các khái niệm về các thể loại trên)
3. Bảng thống kê văn bản là truyện.
(Giáo viên dựa vào sách thiết kế bài giảng để giúp học sinh lập bảng thống kê chính xác)
4. Cảm nghĩ về nhân vật.
(Tùy học sinh lựa chọn nhưng phải giải thích rõ ràng lý do yêu thích)
5. Điểm giống nhau giữa các truyện dân gian, truyện trung đại, truyện hiện đại, về phương thức biểu đạt như sau:
 Đều phải có cốt truyện, nhân vật, chi tiết, lời kể và trả.
6. Văn bản thể hiện truyền thống yêu nước và lòng nhân ái của dân tộc từ học kỳ II:
- Truyền thống yêu nước: Lượm; Cây tre...; Lòng yêu nước; Buổi học cuối cùng...; Cầu Long Biên; Bức thư của TLDĐ, Động Phong Nha.
- Tinh thần nhân ái
 Đêm nay Bác không ngủ, DMPLK; Bức tranh của em gái tôi; Lao xao.
7. Ghi vào sổ tay các từ khó hiểu, tra nghĩa trong từ điển.
(Giáo viên kiểm tra xác suất) 
III/ Tổng kết phần tập làm văn:
1. Các loại văn bản những phương thức biểu đạt đã học.
a) Tự sự: Các truyện dân gian.
b) Miêu tả: SNCM; Vượt thác; Mưa; Cô Tô; Lao Xao; CTVN; ĐPN.
c) Biểu cảm:Lượm; Đêm nay Bác không ngủ; Mưa; Bức thư ...
d) Nghi luận: Bức thư ...
đ) Thuyết minh:ĐPN; Cầu Long Biên ...
h) Hành chính, công cụ: Đơn từ
* Xác định phương thức biểu đạt trong 1 số văn bản sau:
- Thạch Sanh: Tự sự
- Lượm: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Mưa: Miêu tả.
- BHĐĐĐT: Tự sự, miêu tả, biểu cảm
- Tự sự: Đã làm.
- Miêu tả: Đã làm
- Biểu cảm: Không
2. Đặc điểm và cách làm.
* Tự sự:
- Thông báo, giải thích, nhận thức.
- Nhân vật, Sự việc, thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả.
- Văn xuôi tự do.
* Miêu tả:
- Cho hình dung cảm nhận.
- Tính chất, thuộc tính, trạng thái sự vật, cảnh vật, con người.
- Văn xuôi tự chọn.
* Đơn từ:
- Đề đạt yêu cầu.
- Lý do và yêu cầu.
- Theo mẫu với đầy đủ yếu tố của nó và những lưu ý trong cách thể hiện của từng phần.
* Tự sự:
a) Mở bài.
	Giới thiệu nhân vật tình huống sự việc.
b) Thân bài.
	Diễn biến tình tiết a; b; c; đ.
c) Kết bài.
	Kết quả sự việc, suy nghĩ.
* Miêu tả:
a) Mở bài.
	Giới thiệu đối tượng miêu tả.
b) Thân bài.	
Miêu tả đối tượng từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể trên xuống dưới.
c) Kết bài.
	Cảm xúc, suy nghĩ.
3. Luyện tập.
	Phân 3 nhóm làm 3 đề:
- Gọi đại diện nhóm trình bày, lớp bổ sung nhận xét.
D/ Củng cố, dặn dò:
- Nắm tất cả những kiến thức đã ôn về văn và tập làm văn.
- Chuẩn bị tiết tổng kết về tiếng việt.
Day: Bài 32- 33- 34: Tiết 135: 
 Tổng kết phần tiếng việt
A/ Mục tiêu bài dạy:
- Giúp học sinh ôn tập 1 cách có hệ thống những kiến thức đã học trong phần tiếng việt lớp 6.
- Biết nhận diện các đơn vị và hiện tượng ngôn ngữ đã học: Danh từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ, câu đơn, câu ghép ... so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ ...
- Phân tích các đơn vị và hiện tượng ngôn ngữ đó.
B/ Chuẩn bị:
- Tích hợp các kiến thức đã học về phần tiếng việt ở lớp 6.
C/ Hoạt động dạy học:
1. Em hãy nêu các từ loại đã học trong chương trình ngữ văn lớp 6?
2. Nêu định nghĩa các từ loại lấy ví dụ?
3. Em hãy nêu các phép tu từ đã học?
? Thế nào là phép so sánh?
? thế nào là phép nhân hóa?
? Thế nào là phép ẩn dụ?
? Thế nào là nghĩa gốc? Lấy ví dụ.
? Thế nào là nghĩa chuyển? Lấyví dụ.
1. Thế nào là câu trần thuật đơn?
2. Thế nào là câu trần thuật đơn có từ là?
3. Thế nào là câu trần thuật đơn không có từ là?
1. Nêu các dấu câu đã học? Lấy ví dụ.
I/ Các từ loại đã học:
- Danh từ - Cụm DT.
- Động từ - Cụm ĐT.
- Tính từ - Cụm TT
- Số từ.
- Lượng từ.
- Chỉ từ.
- Phó từ.
II/ Các phép tư từ đã học:
- Phép so sánh.
- Phép nhân hóa.
- Phép ẩn dụ.
- Phép hoán dụ.
III/ Nghĩa của từ:
- Nghĩa gốc: Xuất hiện từ đầu.
- Nghĩa chuyển: Được hình thành từ nghĩa gốc.
IV/ Các kiểu cấu tạo đã học:
- Câu trần thuật đơn: Do 1 cụm C-V tạo thành.
- C-V -> là + cụm DT hoặc CTT; CĐT.
- C-v (ĐT; CĐT)
V/ Các dấu câu đã học:
- Dấu chấm: Kết thúc câu trần thuật.
- Dấu chấm hỏi: Kết thúc câu nghi vấn.
- Dấu chấm than: Kết thúc câu cầu khiến, câu cảm.
- Dấu phẩy.
IV/ Luyện tập:
Bài 1:
- Giáo viên ghi bảng phụ.
 Cho các từ sau: Đất đai, đất cát, đền đài, đền chùa, tim tím, đo đỏ, sang sáng, tôi tối, đêm đêm, trưa trưa, chiều chiều, người người, ngành ngành, nhà nhà, ruộng rẫy, ruộng nương, ruộng vườn, làm việc, làm ăn, làm nên, làm lụng, làm lẽ, làm lành...
	=> Xác định từ ghép, từ láy.
Bài 2:
Xác định CN, VN trong các ngữ cảnh sau:
a) 	Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng.
b) 	Chồng gì anh, vợ gì tôi
 Chẳng qua là cái nợ đời chi đây.
(Ca dao)
D/ Củng cố, dặn dò:
- Nắm vững các kiến thức đã học trong chương trình.
Day: Bài 32- 33- 34: Tiết 136: Ôn tập tổng hợp
A/ Mục tiêu bài dạy:
- Học sinh nắm vững các kiến thức đã học trong chương trình ngữ văn lớp 6.
- Học sinh nắm vững kiến thức cả 3 phần.
	+ Đọc, hiểu văn bản.
	+ Phần tiếng việt.
	+ Phần tập làm văn.
- Luyện kĩ năng khái quát hóa, hệ thống hóa, ghi nhớ.
B/ Chuẩn bị:
- Tích hợp giữa 3 phân môn ở cấp độ khái quát, hệ thống toàn chương trình 1 năm học.
C/ Hoạt động dạy học:
1. Chương trình văn học lớp 6 đã học những loại văn bản gì?
2. Trình bày vắn tắt các đặc điểm chủ yếu của từng loại văn bản?
3. Hệ thống hóa các kiến thức về tiếng việt đã học trong chương trình ngữ văn lớp 6.
1. Nêu các thể loại đã học?
2. Thế nào là văn miêu tả? Mục đích và tác dụng của văn miêu tả?
3. Nêu các thao tác cơ bản của văn miêu tả?
4. Cách làm 1 bài văn miêu tả?
5. Nêu sự khác biệt và liên quan giữa 1 bài văn miêu tả và một bài văn miêu tả tưởng tượng, sáng tạo?
? Có mấy loại đơn? Nêu đặc điểm từng loại?
I/ Hệ thống hóa những nội dung cơ bản:
1. Phần đọc - hiểu văn bản.
- Truyện dân gian.
- Truyện trung đại.
- Truyện, kí, thơ tự sự, trữ tình hiện đại.
- Văn bản nhật dụng.
2. Phần tiếng việt.
- Nghĩa của từ và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
- Từ mượn.
- DT và cụm DT.
- ĐT và cụm TT.
- Số từ, lượng từ, chỉ định từ.
- Các thành phần chính của câu.
- Câu trần thuật đơn và các kiểu câu trần thuật đơn.
- Các biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.
3. Tập làm văn.
a) Văn tự sự.
- Đặc điểm.
- Dàn bài.
- Ngôi kể.
- Thứ tự kể.
- Cách làm
b) Văn miêu tả.
- Giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất ...
- Quan sát, tưởng tượng liên tưởng, so sánh...
c) Về văn đơn từ.
- Hai loại.
II/ Luyện tập:
- Hướng dẫn học sinh tập giải đề kiểm tra tổng hợp SGK.
D/ Củng cố, dặn dò:
- Ôn tập tất cả các kiến thức đã học trong chương trình ngữ văn 6.
Day: Bài 33- 34: Tiết 139- 140:
 chương trình ngữ văn địa phương
A/ Mục tiêu bài dạy:
- Giúp học sinh biết được một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử hay chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường nơi địa phương mình đang sống.
- Biết liên hệ với phần văn bản nhật dụng đã học trong ngữ văn 6, để làm phong phú thêm nhận thức của mình về các chủ đề đã học.
B/ Chuẩn bị:
- Tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử ở địa phương.
- Tích hợp các văn bản nhật dụng.
C/ Hoạt động dạy - học:
- Biết được một số danh lam thắng cảnh các di tích lịch sử hay chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường nơi địa phương mình đang sống.
- Liên hệ phần văn bản nhật dụng.
Em đã học những bài văn nào giới thiệu về những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử hoặc vấn đề bảo vệ, giữ gìn môi trường ... trong sách giáo khoa ngữ văn 6?
2. Kể tên tác giả, nội dung chính của các văn bản đó?
I/ Giới thiệu mục đích, yêu cầu, và ý nghĩa của bài học:
- Biết được 1số danh lam thắng cảnh.
II/ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung:
(Trao đổi nhóm)
- Cầu Long Biên. Chứng nhận lịch sử.
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
- Động phong Nha.
* Chia lớp 2 nhóm: 
+ Nhóm 1: Tổ 1;2
 => Thảo luận 2 nội dung, trình bày trước lớp.
+ Nhóm 2: Tổ 3;4
* Nội dung 1:
 . Tìm hiểu (qua sách báo hoặc hỏi cha mẹ, anh chị ...) quê hương em có những danh lam thắng cảnh nào, những di tích lịch sử nào?
- Tên di tích hoặc danh lam thắng cảnh? ở đâu?
- Di tích, danh lam thắng cảnh có từ bao giờ, hoặc được phát hiện khi nào? Do ai, nhân tạo hay cảnh tự nhiên?
- Vẻ đẹp và sức hấp dẫn của di tích hoặc danh lam thắng cảnh đó? 
- ý nghĩa lịch sử.
- Giá trị kinh tế du lịch của di tích và danh lam thắng cảnh?
* Nội dung 2:
Tìm hiểu vấn đề môi trường và việc bảo vệ, giữ gìn môi trường ở quê hương em:
- Môi trường xung quanh của địa phương em có xanh, sạch, đẹp hay không?
- Có những yếu tố nào về môi trường đang bị vi phạm?
- Địa phương và trường em đã có những chủ trương, chính sách gì nhằm bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
III/ Học sinh trình bày:
- Học sinh đại diện cho nhóm trình bày kinh nghiệm tìm hiểu, sưu tầm, trình bày kết quả của học sinh.
	******************Hết chương trình******************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaop an 6.doc