Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 11 - Tiết 51 đến 55

Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 11 - Tiết 51 đến 55

Ngữ văn – Bài 11

Kết quả cần đạt

- Thấy và hiểu được sự thống nhất giữa cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”

- Cùng cố kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9: từ tượng thanh, từ tượng hình, một số phép tu từ từ vựng (so sánh, ẩn dụ) nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ

- Hoạt động ngữ văn: Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chứ, bước đầu biết làm loại thơ này

- Trả bài kiểm tra văn để giúp các em nhận ra ưu nhược điểm của bài viết rút kinh nghiệm ở bài sau

 

doc 16 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 740Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 11 - Tiết 51 đến 55", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn – Bài 11
Kết quả cần đạt
- Thấy và hiểu được sự thống nhất giữa cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”
- Cùng cố kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9: từ tượng thanh, từ tượng hình, một số phép tu từ từ vựng (so sánh, ẩn dụ) nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ
- Hoạt động ngữ văn: Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chứ, bước đầu biết làm loại thơ này
- Trả bài kiểm tra văn để giúp các em nhận ra ưu nhược điểm của bài viết rút kinh nghiệm ở bài sau
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Dạy lớp: 9A
Tiết 51-52. Văn bản 
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
1. Mục tiêu: 
a. Về kiến thức: Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ.
b. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển, vừa hiện đại trong bài thơ.
c. Về thái độ: Giáo dục lòng kính trọng, biết ơn người lao động và yêu thích lao động.
2. Chuẩn bị của GV&HS:
a. Chuẩn bị của GV: Thầy: nghiên cứu sgk, sgv, Nâng cao Ngữ văn, Tư liệu Ngữ văn, Bình giảng văn 9, soạn giáo án.
b. Chuẩn bị của HS: Học bài, chuẩn bị bài soạn.
3. Tiến trình bài dạy
	* Ổn định tổ chức: 
 - Kiểm tra sĩ số: 9A:.. 	
 a-Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Miệng
? Đọc thuộc lòng “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, phân tích một hình ảnh hoặc một đoạn thơ mà em tâm đắc nhất.
Đáp án:
4đ - Học sinh đọc thuộc lòng, trôi chảy, chính xác, diễn cảm bài thơ.
6đ - Tuỳ cho một đoạn thơ hoặc một hình ảnh thơ trong bài , phân tích về nghệ thuật và nội dung.
Giới thiệu (1 phút) Các em thân mến! ở hai tiết trước các em đã cảm nhận được tinh thần chiến đấu hy sinh quên mình đề dành đọc lập tự do thống nhất đất nước của lớp cha anh đi trước. Sau 9 năm trường kỳ chống thực dân Pháp thắng lợi. Miền Bắc đi lên con đường chủ nghĩa xã hội, một không khí lao động khẩn trương, sôi nổi, tin tưởng bao trùm đời sống xã hội; điều này được nhà thơ Huy Cận phản ánh trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”. Xin mời các em cùng tìm hiểu bài thơ này trong tiết học ngày hôm nay.
 b. Dạy nội dung bài mới: 
I. Đọc và tìm hiểu chung (10’)
1. Giới thiệu tác giả - Tác phẩm
? Hãy trình bày những nét chính về tác giả Huy Cân? TB
- Huy Cận (1919-2005), tên đầy đủ là Cù Huy Cận, quê ở làng Ân Phú, huyện Vụ Quang (trược thuộc huyện Hương Sơn, sau là Đức thọ), tỉnh Hà Tĩnh. Huy Cận đã nổi tiếng trong phong trào thơ mới với tập thơ “Lửa thiêng” (1940). Ông tham gia cách mạng từ trước năm 1945 và sau cách mạng tháng 8 từng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền cách mạng, đồng thời là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt nam. Huy Cận đã được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm (1996).
- Huy Cận (1919-2005), tên đầy đủ là Cù Huy Cận, quê ở Hà Tĩnh. nổi tiếng trong phong trào thơ mới
Ông là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam. Huy Cận được nhà nước trao tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật năm 1996
? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Khá
- Bài thơ được viết vào năm 1958 khi đất nước đã kết thúc thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Miền Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng cuộc sống mới. Không khí hào hứng, phấn chấn, tin tưởng bao trùm trong đời sống xã hội và ở khắp nơi dấy lên phong trào phát triển sản xuất xây dựng đất nước. Chuyến thâm nhập thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh vào nửa cuối năm 1958 đã giúp nhà thơ Huy Cân thấy rõ sống trong không khí lao động ấy của nhân dân ta, góp phần quan trọng mở ta một chặng đường mới trong thơ Huy Cận.
- Bài thơ được sáng tác năm 1958 trong chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh, in trong tập “trời mỗi ngày lại sáng”
2. Đọc văn bản
Giáo viên hướng dẫn cách đọc
Các em đọc bài với giọng vui, phấn chấn nhịp vừa phải. Ở những khổ thơ hai, ba và bày, giọng cần đọc cao lên một chút và nhịp cũng nhanh hơn
Giáo viên và học sinh đọc hết bài
Giải thích nghĩa của từ: cá song? TB
- Cá biển sống ở gần bờ, thân dày và dài, có nhiều vạch dọc thân hoặc các chấm tròn màu đen và hồng. Từ ngoại hình cá song mà tác giả sáng tạo hình ảnh thơ: cá song lấp lánh đuốc đen hồng
II. Phân tích
1. Hai khổ thơ đầu (8’)
Bài thơ được triển khai theo trình tự chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá. Dựa vào trình tự ấy, em hãy tìm bố cục của bài thơ? 
- Bài thơ được bố cục theo hành trình một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh ca. Hai khổ thơ đàu là cảnh lên đường và tâm trạng náo nức của con người, bốn khổ tiếp theo là cảnh hoạt động của đoàn thuyền đánh cá giữa khung cảnh biển trời ban đêm, khổ cuối là cảnh đoàn thuyêng trở về trong buổi bình minh lên
? Hãy nêu thời gian và không gian thực được miêu tả trong bài thơ? G
- Với bố cục trên, bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” đã tạo ra một khung cảnh không gian và thời gian rất đáng chú ý: Không gian rộng lớn bao la với mặt trời, biển, trăng, sao, mây, gió; thời gian là nhịp tuần hoàn của vũ trụ từ lúc hoàng hôn đến bình minh, cũng là thời gian của một chuyến ra biển rồi chở về của đoàn thuyền đánh cá: mặt trời xuống biển, cả trời đất vào đêm, trăng lên cao, đêm trở, sao lùa, rồi sao mờ, mặt trời đội biển nhô lên trong một ngày mới. Điểm nhịp thời gian cho công việc của đoàn thuyền đánh cá là nhịp tuần hoàn của thiên nhiên, vũ trụ
Học sinh đọc 2 khổ thơ đầu
? Cảnh đoàn thuyền lên đường ra khơi được miêu tả qua câu thơ nào? TB
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để tả cảnh biển và đêm? Khá
- Nghệ thuật so sánh, nhân hoá, đối lập, ẩn dụ
? Từ các biện pháp nghệ thuật ấy giúp em hình dung về một cảnh tượng thiên nhiên như thế nào? G
- Cảnh vừa rộng lớn lại vừa gần gũi với con người do một liên tưởng so sánh thú vịu của nhà thơ./Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
- Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là then cửa. Chi tiết mặt trời xuống biển có thể gây ra sự thắc mắc của người đọc, vì bài thơ tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ở vùng biển Miền Bắc, mà ở bờ biển nước ta, trừ vùng tây nam thường chỉ thất cảnh mặt trời mọc trên biển chứ không thể thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển. Thực ra, hình ảnh mặt trời xuống biển là được nhìn từ trên con thuyền đang ra biển hoặc từ một hòn đảo vào lúc hoàng hôn, nhìn về phía tây, qua một khoảng biển thì vẫn có thể thấy như mặt trời xuống biển
? Em có suy nghĩ gì về câu thơ: câu hát căng buồm cùng gió khơi? G
- Tác giả đã tạo ra một hình ảnh khoẻ lạ mà thật từ sự gắn kết ba sự vật và hiện tượng cánh buồm, gió khơi và câu hát của người đánh cá: “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Câu hát là niềm vui, sự phấn chấn của người lao động như có một sức mạnh vật chất để cùng với ngọn gió làm căng buồm cho con thuyền lướt nhanh ra khơi (câu này được lặp lại ở khổ cuối bài thơ, chỉ đổi chữ “cũng” thành “với”
? Nội dung lời hát được thể hiện qua câu thơ nào? Gợi mơ ước gì của người đánh cá? TB
- Hát rằng: cá bạc biển Đông lăng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng,
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!
- Nội dung lời hát thể hiện mơ ước đánh bắt được thật nhiều hải sản, nhiều cá tôm, trong hình thức diễn đạt thật lãng mạn: đàn cá bơi ngang dọc trên biển như đan dệt, hãy dệt vào tấm lưới của chúng 
* Đoan thơ là 1 bức tranh đẹp về cảnh biển vào đêm vừa rộng lớn vừa gần gũi với con người
* Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số: 9A: ..	 	
 I-Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Miệng
1. Câu hỏi: đọc thuộc lòng 2 khổ thơ đầu trong bài thơ đoàn thuyền đánh cá. Nêu nội dung của khổ thơ đầu?
2. Đáp án: - Đọc thuộc 2 khổ thơ (5đ)
 - Nêu nội dung khổ thơ (5đ) 
 + Đoan thơ là 1 bức tranh đẹp về cảnh biển vào đêm vừa rộng lớn vừa gần gũi với con người.
II. Bài mới: Tiết trước chúng ta đã tìm hiêu cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi vf hoạt động đánh cá trên biển ra sao? chúng ta học tiếp
(Hết tiết 1)
Học sinh đọc 4 khổ thơ tiếp
2. Cảnh đoàn thuyền hoạt động trên biển đêm (25')
? Tìm những câu thơ miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển? TB
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
? Em có nhận xét gì về bút pháp miêu tả của tác giả? Khá
- Tác giả dùng nhiều động từ, âm hưởng khoẻ khoắn hào hùng, hình ảnh đẹp tráng lệ, cảm hứng lãng mạn 
? Hình ảnh người lao động và công việc của họ được miêu tả trong không gian nào? TB
- Hình ảnh người lao động và công việc của họ, ở đây là đoàn thuyền đánh cá, được đặt vào không gian rộng lớn của biển trời, trăng sao để làm tăng thêm kích thước, tầm vóc và vị thế của con người
Các biện pháp nghệ thuật trên đã làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của con người lao động trước thiên nhiên, vũ trụ như thế nào? G
- Nhà thơ đã sử dụng thủ pháp phóng đại cùng những liên tưởng mạnh bạo, bất ngờ để sáng tạo hình ảnh về người lao động. Cảm hứng lãng mạn đã giúp cho tác giả phát hiện những vẻ đẹp của cảnh đánh cá giữa biển đêm, trong niềm vui phơi phới, khoẻ khoắn của người lao động làm chủ công việc của mình. Con thuyền đánh cá vồn nhỏ bé trước biển cả bao la đã trở thành con thuyền kì vĩ, khổng lồ, hoà nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên vũ trụ: lái gió, buồm trăng, mây cao, biển bằng, dò bụng biển, dàn thế trận
? Sự giàu có, đẹp đẽ của cá biển được thể hiện qua những câu thơ nào? TB
Cá nhu cá chim cùng cá đỏ
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long
? Những câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì? G
- Hình ảnh đẹp, lộng lẫy và rực rỡ của các loài cá trên biển những hình ảnh này có vẻ đẹp của tranh sơn mài lung linh, huyền ảo, được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng bay bổng tự sự quan sát hiện thực. Trí tưởng tượng đã nối dài chắp cánh cho hiện thực trở nên kì ào, làm giàu thêm cái đẹp vốn có trong tự nhiên
- Nhữn loại cá khác nhau được gọi tên, được tả với những đặc điểm hình dánh và hoạt động cụ thể. Cái đuôi cá được gọi một cách tình tứ là “em”, ánh trăng vàn choé, lấp lánh cung làn nước bắn vọt lên. Biển đêm thở phập phồng, ánh ao tan, in trong lòng biển. Cảnh vật thật lung linh huyền ảo như thế giới thần tiên cổ tích. Những người dân lao động đang làm việc trong khung cảnh và niềm vui như thế
? Em hãy tìm những chi tiế, hình ảnh miêu tả cảnh lao động đánh cá (kéo lưới) của con người? TB
Ta hát bài ca gọi cá vào, 
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
..
Sao mở, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta khó xoăn tay chùm cá nặng
? Phân tích cái hay, cái đẹp của đoạn thơ? G
- Công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá đã thành b ... g trai vì uống nhiều rượu mà say, vừa được hiểu là chàng trai say đắm vì tình. Nhờ cách nói đó mà chàng Trai đã thể hiện tình cảm của mình mạnh mẽ mà kín đáo
b. Tác giả dùng phép nói quá để nói về sự lớn mạnh của nhĩa quân Lam Sơn
e. Nhờ phép so sánh mà nhà thơ đã miêu tả sắc nét và sinh động âm thanh của tiến suối và cảnh rừng dưới đêm trăng (trăng rất sáng khiến cảnh vật hiện rõ đường nét
d. Phép nhân hoá: Nhà thơ đã nhân hoá ánh trăng biếng trăng thành người bạn tri âm tri kỉ (trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ). Nhờ phép nhân hoá mà thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động hơn, có hồn hơn và gắn bó với con người hơn
e. Phép ẩn dụ tu từ: “từ” mặt trời” trong câu thơ thứ hai chỉ em bé trên lưng mẹ. Ẩn dụ này thể hiện sự gắn bó của đứa con với người mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai.
c. Củng cố (1) Thế nào là từ tượng thanh
d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (2’)
- Các em về nhà ôn lại lý thuyết, làm lại các bài tập
- Hướng dẫn chuẩn bị bài: Tập làm thơ tám chữ
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Dạy lớp: 9A
Ngày dạy: Dạy lớp: 9B 
Tiết 54. Tập làm văn
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
1. Mục tiêu : Giúp học sinh
a. Về kiến thức: Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thơ tám chữ
b. Về kĩ năng: Qua hoạt động tập làm thơ tám chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca
c. Về thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương đất nước
2. Chuẩn bị của GV&HS
II. Chuẩn bị
2. Chuẩn bị của GV:
- Nghiên cứu SGK, SGV, thiết kề bài giảng ngữ văn 9
- Soạn giáo án
b. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo yêu cầu trong SGK
3. Tiến trình bài dạy
* Ổn đinh tổ chức
a. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi kiểm tra miệng
- Trình bày yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
Đáp án-biểu điểm
(10đ) Trong văn bản tự sự, để người đọc (người nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết (người kể) và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét cùng những lí lẽ và dẫn chứng. Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lí
* Giới thiệu (1) Hình thức hoạt động ngữ văn qua tập làm thơ đã được các em làm quen từ các lớp dưới. Hôm nay T sẽ giúp các em luyện cảm giác về vần, nhịp của thể thơ để có thi cảm về thể thơ này
b. Dạy nội dung bài mới
I. Nhận diện thể thơ tám chữ
1. bài tập
Gọi học sinh đọc ví dụ
? Nhận xét về số chữ trong mỗi dòng ở các đoạn thơ trên? TB
- Mỗi dòng thơ có tám chữ
Tìm những chữ có chức năng gieo vần ở mỗi đoạn
- Đoạn a: tan-ngàn, mới-gợi, bừng-rừng, gắt-mật
- Đoạn b: về-nghe, học-nhọc, ba-xa
- Đoạn c: ngát-hát, non-son, đứng-dựng, tiên-nhiên
? Những chữ ấy nằm ở vị trí nào trong dòng thơ? TB
- Các chữ nằm ở cuối câu thơ
? Vận dụng kiến thức về vần chân, vần lưng, vần liền, vàn gián cách đã học để nhận xét về cách gieo vần ở từng đoạn?
- Đoạn thơ a được gieo vần chân liên tiếp chuyển đổi theo từng cặp
- Đoạn thơ b cũng có lối gieo vần chân liên tiếp
- Đoạn thơ c các khổ thơ được gieo vần chân nhưng lại gián cánh
Giáo viên gọi học sinh đọc 3 đoạn đúng nhịp điệu đặc biệt chú ý những chỗ có dáu câu. Giáo viên cho học sinh xác định nhịp
? Nhận xét về cách ngắt nhịp ở mỗi đoạn thơ?
Cách ngắt nhịp rất đa rạng, linh hoạt
? Qua ví dụ, em nhận diện thể thơ tám chữ bằng cách nào? Khá
- Thơ tám chữ là thể thơ mỗi dòng tám chữ, có cách ngắt nhịp rất đa dạng. Bài thơ theo thể tám chữ có thể gồm nhiều đoạn dài (số câu không hạn định), có thể được chia thành các khổ (thường mỗi khổ bốn dòng) và có nhiều cách gieo vần nhưng phổ biến nhất là vần chân (được gieo vần liên tiếp hoặc gián cách)
II. Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ
1. Bài tập 1 sgk T150
Hãy điền vào chỗ trống cuối các dòng thơ một trong các từ: ca hát, bát ngát, ngày qua, muôn hoa sao cho phù hợp
Giáo viên cho các em thảo luận nhóm, sau 2 phút đại diện nhóm đứng tại chỗ trình bày
Hãy cắt đứt những dây đàn ca hát
Những sắc tàn vị nhạt của ngày qua
Nâng đón lấy màu xanh hương bát ngát
của ngày mai muôn thủa với muôn hoa
 (Tố Hữu, “tháp đổ”)
2. Bài tập 2 sgk T 150
? Đoạn thơ sau trích trong bài “vội vàng” của Xuân Diệu. Hãy điền vào chỗ trống cuối dòng thơ một trong các từ: cũng mất, đất trời, tuần hoàn sao cho đúng vần? G
Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất,
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật.
Không cho dài thời trẻ của nhân gian.
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi nữa
Nên buâng khuâng tôi tiếc cả đất trời
Mùi tháng năm đều sớm vị chia phôi,
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt
3. Bài tập 3 sgk T151
? Đoạn thơ sau trong bài “tựu trường” của Huy Cận đã bị chép sai ở câu thứ 3. Hãy chỉ ra chỗ sai, nói lí do và thử tìm cách sửa lại cho đúng? Khá
Giáo viên lưu ý học sinh: âm tiết cuối của câu thứ 3 phải mang thanh bằng và hiệp vần với chữ “gương” ở cuối câu thơ trên(đoạn thơ gieo vần chân liên tiếp)
Giờ náo nức của một thời trẻ dại!
Hỡi ngói nâu, hỗi tường trắng, cửa gương!
Những trang trai mười lằm tuổi vào trường,
Rương nho nhỏ với linh hồn bằng ngọc
III. Thực hành làm thơ tám chữ
1. Bài tập 1 sgk T151
Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
? Tìm những từ thích hợp (đúng thanh, đúng vần) để điền vào chỗ trong khổ thơ sau? Khá
- Giáo viên lưu ý học sinh
- Từ điền vào chỗ trống ở dòng thứ ba phải mang thanh bằng
- Từ điền vào chỗ trống ở cuối dòng thứ tư phải có khuôn âm (a) để hiệp vần với chữ “xa” cuối dòng thứ hai, và mang thanh bằng
Trời biết không qua mây gợn trắng
Gió nồm nam lộng thổi cách diều xa
Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua
2. Bài tập 2 sgk T 151
? Khổ thơ sau còn thiếu một câu. Hãy làm thêm câu cuối sao cho đúng vần, hợp với nội dung cảm xúc từ ba câu trước? G
Mỗi độ thu về lòng xao xuyến lạ
Nhớ hôm nào tiếng trống buổi tựu trường
Con đường nhỏ tiếng nói cười rộn rã
Bóng ai kia thấp thoáng giữa màn sương?
3. Bài tập 3 sgk T 151
Mỗi nhóm, tổ cử đại diện đọc và bình trước lớp bài thơ đã chuẩn bị. Cả lớp dưới sự hướng dẫn cảu giáo viên nhận xét và đánh giá
Mua thu của em
Mùa thu đến lòng em thêm rộn rã
Chim chuyền cành ríu rít bản tình ca
Tiếng trống trường sao thân thương đến lạ
Lũ bướm ngập ngừng chợ vút bay xa
c. Củng cố (1) 
d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà
- Cac em về nhà học thuộc ghi nhớ
- làm tiếp bài tập 3 (sgk T 151). Chuẩn bị bài: Trả bài kiểm tra văn
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Dạy lớp: 9A
Ngày dạy: Dạy lớp: 9B 
Tiết 55. Văn bản
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
1. Mục tiêu :
a. Về kiến thức: Giúp học sinh củng cố, nâng cao kiến thức về các truyện trung đại đã học. Học sinh nhận rõ được ưu, nhược điểm trong bài viết của mình để có ý thức sửa chữa, khắc phục
b. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng sửa chữa bài viết của bàn thân, nhận xét bài làm của bạn
c. Về thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu mến và cảm thông với số phận người phụ nữ thời trung đại
2. Chuẩn bị của GV&HS
a. Chuẩn bị của GV:
- Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9
- Chấm, chữa bài, soạn giáo án
b. Chuẩn bị của HS: Ôn tập
3. Tiến trình bài dạy
* Ổn định tổ chức: 9A:
a. Kiểm tra bài cũ
Giáo viên kết hợp trong tiết học
* Giới thiệu (1’) Tiết học 48 các emđã được kiểm tra phần luyện truyện trung đại. Để giúp các em củng cố, nâng cao kiến thức về phần truyện này, cũng như nhận rõ ưu, nhược điểm trong bài viết của mình để có ý thức sửa chữa, khắc phục, hôm nay T sẽ trả bài cho các em
b. Dạy nội dung bài mới
I. Đáp án-biểu điểm (15’)
Giáo viên thông qua đáp án biểu điểm
? Em cho biết đáp án đúng của các câu hỏi trong phần trắc nghiệm? Khá
Câu 1: Đáp án 
Câu 2: Đáp án 
Câu 3: Đáp án 
Câu 4: Đáp án 
? Nhắc lại yêu cầu của phần tự luận? Khá
- Phân tích vẻ đẹp và số phận bi kịch của người phụ nữ qua chuyện “Người con gái Nam Xương” và qua các trích đoạn “Truyện Kiều” đã học
? Với đề bài này em sẽ giải quyết như thế nào? G
* Vẻ đẹp người phụ nữ
- Vẻ đẹp nhan sắc, tài năng (phân tích vẻ đẹp Thuý Vân, Thuý Kiều, Vũ Nương, tài năng Thuý Kiều)
Vẻ đẹp tâm hồn phẩm chất
Hiếu thảo, thuỷ chung, son sắt qua hình ảnh Vũ Nương, Thuý Kiều
Khát vọng tự do, công lí chính nghĩa (qua đoạn trích: Thuý Kiều báo ân báo oán)
- Số phận bi kịch
+ Vũ Nương chịu nỗi đau khổ oan khuất không thể hoá giải được: Bị chồng nghi oan, không được bảo vệ, không có cơ hội thanh minh mà còn bị mắng nhiếc, đánh đập và đuổi đi
Bị dồn đẩy đến bước đường cùng, mất hết tất cả phải tìm đến cái chết để minh oan cho minh
+ Nhân vật Thuý Kiều có số phận bi kịch điển hình của người phụ nữ trong xã hội xưa mà hai bi kịch lớn nhất trong (trong) là bi kịch tình yêu tan vỡ và bi kịch nhân phẩm bị chà đạp
+ Thúy Kiều phải từ bỏ tình yêu với Kim Trọng trong đau đớn xót xa
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống ngững rày trông mai chờ
Chân trời góc bể bơ vơ
Tấm son ngột rửa bao giờ cho phai
- Thuý Kiều trở thành món hành để mụ mối và Mã Giám Sinh xem xét; “Đắn đo cân sắc cân tài
Ép cung cầm nguyệt từ tài qua thơ:
Rồi: “Cò kè bớt một thêm hai”
cuối cùng: “Ngã giá vàng ngoài bốn trăm”
II. Nhận xét chung (6’)
Qua chấm bài các em T có một số nhận xét chung
Ưu điểm: Cả lớp đã hiểu đề, cả phần trắc nghiệm và phận tự luận. Điểm trắc nghiệm đạt tối đa, không có em nào làm sai hoặc không biết cách làm. Phần tự luận đã hiểu đề, không làm sai đề. Một số bài làm khá sâu sắc, trình bày như một bài văn có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài. Trình bày bài khoa học chữ viết sạch sẽ. Điểm tương đối cao. Lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp đã giảm hẳn so với các bài viết trước
Nhược điểm
Phần tự luận làm còn thiếu nhiều kiến thức. Kỹ năng làm để tổng hợp còn hạn chế! Trình bày còn dời dạc, không có sự liên kết với nhau. Một số em kiến thức còn sơ sài. Làm văn mà các em vẫn sử dụng dấu gạch đầu dòng, dấu cộng, các em cần rút kinh nghiệm diễn đạt thành lời văn của mình. Bài viết còn khô khan chưa có cảm xúc. Chữ viết ở vài bài còn câu thả, tầy xoá nhiều, có bài đi phân tích lần lượt từng tác phẩm
Giáo viên ghi phần cần sửa
Truyện người con gái Nam Xương trong cuộc sống vợ chồng nàng đã giữ khuôn phép để không lúc nào vợ chồng bất hoà
Xác định lỗi sai? TB
- Tên tác phẩm không để trong ngoặc kép
- Diễn đạt không rõ ý
- Lặp từ: vợ chồng, để
IV. Đọc bài mẫu
? Em chữa lại cho đúng? G
- Đọc “truyện người con gái Nam Xương” mỗi chúng ta đều cảm nhận được Vũ Nương nhân vật chính của tác phẩm là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết. Biết chồng mình có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức, nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến bất hoà
c. Củng cố (1) Nhắc lại đề bài
d Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (2’)
- Các em về đọc ại bài, sửa lỗi sai
- Chuẩn bị bài: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_bai_11_tiet_51_den_55.doc