Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 11 Tiết 53: Tổng kết từ vựng

Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 11 Tiết 53: Tổng kết từ vựng

Ngữ văn: Bài 11- Tiết 53

TỔNG KẾT TỪ VỰNG

A - Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức:

 Tiếp tục hệ thống hoá những kiến thức đã học về từ vựng .

2. Kỹ năng:

Rèn các kĩ năng về SD từ ngữ trong viết văn bản và trong giao tiếp .

3. Giáo dục:

 Học sinh có ý thức đúng đắn trong việc sử dụng vận dụng từ vựng, từ đó càng thêm yêu tiếng Việt.

B - Chuẩn bị của thầy và trò :

 1. Thầy : Xem lại các kiến thức soạn bài kĩ .

 2. Trò : Chuẩn bị trước nội dung tổng kết .

C - Các bước lên lớp :

 1. Ổn định tổ chức : (1) Sĩ số 9A: 9B:

 2. Kiểm tra bài cũ (2)

 Gv : KT 5 vở soạn của học sinh - đánh giá việc chuẩn bị bài ở nhà .

3. Tiến trình hoạt động dạy – học :

 

doc 5 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 493Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 11 Tiết 53: Tổng kết từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 28/10/2008
Dạy ngày: 9A+ 9B: 30/10/2008.
Ngữ văn: Bài 11- Tiết 53
Tổng kết từ vựng
A - Mục tiêu cần đạt:
	1. Kiến thức:
 Tiếp tục hệ thống hoá những kiến thức đã học về từ vựng .
2. Kỹ năng:
Rèn các kĩ năng về SD từ ngữ trong viết văn bản và trong giao tiếp .
3. Giáo dục:
 Học sinh có ý thức đúng đắn trong việc sử dụng vận dụng từ vựng, từ đó càng thêm yêu tiếng Việt.
B - Chuẩn bị của thầy và trò :
 1. Thầy : Xem lại các kiến thức soạn bài kĩ .
 2. Trò : Chuẩn bị trước nội dung tổng kết .
C - Các bước lên lớp :
 1. ổn định tổ chức : (1’) Sĩ số 9A: 9B:
 2. Kiểm tra bài cũ (2’)
 Gv : KT 5 vở soạn của học sinh - đánh giá việc chuẩn bị bài ở nhà .
Tiến trình hoạt động dạy – học :
ND hoạt động của Thầy - Trò
Tg
Nội dung
Hoạt động 1 : Khởi động 
H: Nhắc trước lớp Nd tổng kết của tiết học ?
- Từ tượng thanh, từ tượng hình, 1 số phép tu từ từ từ vựng : So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ .
GV:Vậy để nắm vững hơn về những kiến thức trên chúng ta cùng vào tiết học .
Hoạt động 2 : HD HS tổng kết 
H. Thế nào là từ tượng thanh, từ tượng hình? Cho ví dụ?
- GV hướng dẫn học sinh lập bảng.
2
15’
I/ Từ tượng thanh và từ tượng hình (15’) 
1. Khái niệm
	:
Tên
Khái niệm
Ví dụ
Từ tượng thanh
Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người .
ào ào, choang choang, lanh lảnh, sang sảng, choe choé ...
Từ tượng hình
Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật .
Lắc lư, lảo đảo, ngật ngưỡng, gập ghềnh, rũ rượi ...
GV. Gọi học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập.
H. Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh?
GV: Gọi 1 em đọc và nêu y/c bài tập 3 .
	H: Xác định từ tượng hình và giá tri sử dụng của chúng ?
- HS trả lời	
- GV chốt	
GV cho học sinh nhắc lại một số biện pháp tu từ từ vựng bằng hình thức lập bảng, lấy ví dụ và phân tích:
20’
2. Bài tập
*Tên gọi loài vật là từ tượng thanh 
Tắc kè, tu hú, chèo bẻo, bắt cô chói cột, mèo, bò, quốc ...
*. . Xác định từ tượng hình :
- Các từ tượng hình : lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ 
 - Tác dụng : Miêu tả đám mây 1 cách cụ thể, sinh động 
II. Một số biện pháp NT tu từ từ vựng (17’)
1. Khái niệm
	.
.
BP
Khái niệm
Ví dụ
So sánh
Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt .
 Thân em như ớt trên cây
Càng tươi ngoài vỏ cay cay trong lòng . (Ca dao)
- Sự tương đồng về vẻ đẹp hình thức “ tươi”của quả ớt với cái dung nhan “ tươi” của cô gái .
- Sự tương đồng về vị “ cay ”của quả ớt với nỗi “cay đắng ” trong lòng của cô gái
ẩn dụ
Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt .
Con cò ăn bãi rau răm
Đắng cay chịu vậy đãi đằng cùng ai ?
 ( Ca dao )
- Con cò : ẩn dụ chỉ người nông dân xưa .
- Bãi rau răm : Chỉ hoàn cảnh sống khắc nghiệt của người nông dân với những đắng cay tủi nhục . 
Nhân hoá
Là gọi tả con vật, cây cối đồ vật ... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người. Làm cho thế giớiloài vật, cây cối, đồ vật ... trở nên gần gũi với con người .
Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai .
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ .
- Con nhện và ngôi sao được gán cho những thuộc tính tình cảm như mong nhớ, đợi chờ của con người . 
- Gọi tên và tả con nhện, ngôi sao nhưng thực ra là để nói lên những nỗi niềm vui buồn sâu kín của con người .
Hoán dụ
Là gọi tên sự vật, hiện tượng, k/n bằng tên của một sự vật, hiện tượng, k/n có quan hệ gần gũi (tương cận) với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt .
áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên .
 (Tố Hữu )
- Dùng áo nâu (y phục) để chỉ nông dân, áo xanh ( y phục) để chỉ công nhân .
- Dùng nông thôn: không gian cư trú chủ yếu của những người nông dân để chỉ lực lượng nông dân . 
- Dùng thành thị: không gian cư trú chủ yếu của những người thành thị để chỉ lực lượng công nhân, trí thức ...
Nói quá
Là BPTT phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm .
 Bao giờ cây cải làm đình
Gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta
Bao giờ chạnh đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình .
 (Ca dao)
- Nói toàn những chuyện ngược đời, “ ngoa ngoắt ” như vậy là để nhấn mạnh rằng “ con đường đến với hạnh phúc đích thực đâu phải chỉ có hoa thơm cỏ lạ, nó còn có cả chông gai và những khó khăn cực kì phi lí nữa đấy!
Nói giảm, nói tránh
Là một BPTT dùng cách diễn đạt, uyển chuyển tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự .
VD: Chàng ơi giận thiếp làm chi
Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng .
 (Ca dao )
- Sự nhún nhường đến mức tự nhận là “cơm nguội” ăn đỡ khi nhỡ bữa để mong đức lang quân nguôi giận, đây quả là một cách nói giảm buồn đến mức nao lòng .
VD : Bà về năm ấy làng treo lưới
 Biển động, Hòn Mê giặc bắn vào .
 (Tố Hữu )
- Dùng từ “về” để tránh nói đến một cái chết
đau lòng được coi 1 cách nói tránh khá độc đáo .
Điệp ngữ
Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng BP lặp lại TN ( hoặc cả câu ) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh . Cách lặp lai như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ .
 Những lúc say sưa cũng muốn chừa
 Muốn chừa nhưng ính lại hay ưa .
 Hay ưa nên nỗi không chừa được
 Chưa được nhưng mà vẫn chẳng chừa
 ( Nguyễn Khuyến)
đ Đây là một kiểu điệp ngữ vòng và liên hoàn rất thú vị .
Chơi chữ
Là lợi dụng những dặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước ... làm câu văn hấp dẫn và thú vị .
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non .
 (Ca dao)
- Từ “non” nhiều nghĩa nó có thể trái nghĩa 
với từ “ già ” và cũng có thể đồng nghĩa với từ núi .
2. Bài tập: Phân tích giá trị nghệ thuật của một số câu thơ
GV. HD học sinh phân tích giá trị nghệ thuật của một số câu thơ
a. BPTT ẩn dụ :
- Từ “ hoa, cánh” dùng để chỉ Thuý Kiều và cuộc đời nàng .
 - Từ “cây, lá” dùng để chỉ gia đình Thuý Kiều .
 - Cả “ hoa, cánh, cây, lá ”đều đẹp, và rất mong manh trước bão tố của cuộc đời .
b. BPTT so sánh :
 Tiếng đàn được so sánh với các âm thanh của tự nhiên để nhấn mạnh rằng nó hay như trời sinh ra đã hay như vậy rồi, không còn gì để mà bàn cãi .
c. BP nói quá :
 Cái đẹp của tự nhiên “ hoa, liễu ” tưởng đã hoàn mĩ, nhưng vẫn lại có thể thua cái đẹp của con người ( cũng do tự nhiên sinh ra ) thì con người ấy quả là siêu phàm !
- Cái taì như nàng Kiều thì cũng chỉ có vài người trong thiên hạ .
d. BP nói quá: (Về cự li địa lí Thúc Sinh và Thuý Kiều chỉ ở trong khuôn viên nhà Hoạn Thư, nhưng về khoảng cách “thân thể”, 2 người đang ở 2 vị thế không thể gần nhau được , TS là chủ nhà còn Kiều là con ở !
- Cái trong “gang tấc” thành “gấp mười quan san” là cách nói 1 cách hữu lí lắm thay .
e. BP chơi chữ :
- Về khuôn âm, “tài” và “tai” chỉ khác nhau về dấu huyền, nghĩa là đọc lên nghe thật thuận miệng, sướng tai .
- Về ý nghĩa , “tài” là của hiếm, “tai” là cái lấy đấu đong chẳng hết thế nhưng, oái oăm thay, cái tài của Kiều mà cũng nên tai, nên tội ư ?
4. Củng cố : (2’)
 - Gv nhắc lại những kiến thức cơ bản .
5. Hướng dẫn học bài : (1’)
 - ôn kĩ bài .
 - Xem trước tiết : Làm thơ tám chữ .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_bai_11_tiet_53_tong_ket_tu_vung.doc