Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 16 - Tiết 79 đến 89

Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 16 - Tiết 79 đến 89

NGỮ VĂN - BÀI 17

Kết quả cần đạt

Qua giờ trả bài tập làm văn số 3, củng cố kiến thức và kĩ năng viết bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận

- Nắm vững các nội dung cơ bản của cả ba phần (văn, tiếng việt, tập làm văn trong sách ngữ văn 9 tập 1 biết cách vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra đánh giá mới

- Rung cảm với những đứa trẻ đáng yêu sống thiếu tình thương và hiểu rõ tài kể chuyện của go-rơ-ki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật: thời thơ ấu

Tiết 79. Tập làm văn

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3

1. Mục tiêu :

a. Về kiến thức: Qua giờ trả bài tập làm văn số 3, củng cố kiến thức và kĩ năng viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận

b. Về kĩ năng: Giúp học sinh thấy được những ưu, nhược tron bài viết của mình để từ đó có hướng sửa chữa ở những bài viết sau

c. Về thái độ: Giáo dục các em có kiến thức sửa lỗi trong bài viết tập làm văn của bản thân

2. Chuẩn bị của GV&HS

a. Chuẩn bị của GV

Giáo viên: Đọc kĩ đáp án, biểu điểm, chấm bài chu đáo chính xác, soạn giáo án

b. Chuẩn bị của HS

Xem lại lý thuyết về văn bản tự sự có các yếu tố miểu tả nội tâm và nghị luận

 

doc 13 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 630Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 16 - Tiết 79 đến 89", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỮ VĂN - BÀI 17
Kết quả cần đạt
Qua giờ trả bài tập làm văn số 3, củng cố kiến thức và kĩ năng viết bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận
- Nắm vững các nội dung cơ bản của cả ba phần (văn, tiếng việt, tập làm văn trong sách ngữ văn 9 tập 1 biết cách vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra đánh giá mới
- Rung cảm với những đứa trẻ đáng yêu sống thiếu tình thương và hiểu rõ tài kể chuyện của go-rơ-ki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật: thời thơ ấu
Tiết 79. Tập làm văn
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
1. Mục tiêu : 
a. Về kiến thức: Qua giờ trả bài tập làm văn số 3, củng cố kiến thức và kĩ năng viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận
b. Về kĩ năng: Giúp học sinh thấy được những ưu, nhược tron bài viết của mình để từ đó có hướng sửa chữa ở những bài viết sau
c. Về thái độ: Giáo dục các em có kiến thức sửa lỗi trong bài viết tập làm văn của bản thân
2. Chuẩn bị của GV&HS
a. Chuẩn bị của GV
Giáo viên: Đọc kĩ đáp án, biểu điểm, chấm bài chu đáo chính xác, soạn giáo án
b. Chuẩn bị của HS
Xem lại lý thuyết về văn bản tự sự có các yếu tố miểu tả nội tâm và nghị luận
3. Tiến trình bài dạy.
* Ổn đinh tổ chức: 9A:. 9B;..
Kiểm tra sĩ số: Lớp:
I. Kiểm tra bài cũ:
Kết hợp trong giờ trả bài
Giới thiệu (1’) Bài 14 các em đã viết bài tập làm văn số 3 về văn bản tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm và nghị luận. Bài viết của mỗi em có những ưu nhược điểm gì còn những hạn chế nào, tiết học hôm nay các em sẽ được rõ
II. Dạy nội dung bài mới
2. Đề bài: Đề bài: (2’)
Hãy nhắc lại đề bài tập làm văn số 3? TB
Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
Nêu yêu cầu của đề bài? Khá
I. tìm hiểu đề (5’)
- Kiểu bài: văn tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm nhân vật và nghị luận
II. Lập dàn ý (15’)	
Nêu các ý trong phần mở bài? TB
1. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện:
	- Tình huống gặp người lái xe.
	- Thời gian: sau chiến tranh.
	- Giới thiệu nhân vật: tên, tuổi, ở đâu?
	Phần thân bài cần nêu những sự việc gì? Hãy kể lại? G
2. Thân bài:
Cho biết nội dung phần kết bài? TB
 Diễn biến câu chuyện:
	- Kể về người chiến sĩ lái xe sau nhiều năm khi chiến tranh kết thúc (kể tưởng tượng).
	+ Miêu tả hình dáng, trang phục, giọng nói, nụ cười
 	+ Cuộc sống, công việc hiện tại
	+ Thuật lại cuộc đối thoại trong cuộc trò chuyện.
	- Suy nghĩ, tình cảm của em sau khi cuộc trò chuyện kết thúc (độc thoại nội tâm).
	- Những suy nghĩ của em về chiến tranh (độc thoại nội tâm, nghị luận).
	- Trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với quá khứ, lịch sử của cha anh cũng như đối với hiện tại trong:
	+ Học tập, lao động.
	+ Uống nước nhớ nguồn.
(độc thoại nội tâm, kết hợp nghị luận).
	- Làm thế nào để không có chiến tranh, để giữ gìn hoà bình (độc thoại nội tâm, nghị luận).
3. Kết bài
Kết thúc câu chuyện.
	- Cảm nghĩ của bản thân.
- Lòng trân trọng, kính yêu xen lẫn tự hào.
* Biểu điểm: 
a, Mở bài: (1,5 điểm)
* Hình thức: 0,5 điểm
	- Bài viết đúng kiểu bài tự sự có xen yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.
	- Viết đúng chính tả, ngữ pháp, lời văn có cảm xúc.
* Nội dung: 1 điểm
	 Nêu tình huống gặp người lái xe: thời gian, giới thiệu qua nhân vật.
	b, Thân bài: (7 điểm)
* Hình thức: (2đ)
	- Bài viết đúng kiểu bài tự sự có xen yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.
	- Viết đúng chính tả, ngữ pháp, lời văn có cảm xúc.
* Nội dung: (5đ)
- Kể về người chiến sĩ lái xe (tưởng tượng). 1 đ
- Suy nghĩ tình cảm của em khi gặp gỡ. 1đ
- Suy nghĩ của em về chiến tranh. 1đ
 (độc thoại nội tâm)
- Trách nhiệm đối với quá khứ lịch sử, hiện tại. 1đ
- Làm thế nào để không có chiến tranh, để giữ gìn hoà bình. 1đ
 (yếu tố nghị luận)
c, Kết bài: (1,5 điểm)
 * Hình thức: 0,5 điểm
- Bài viết đúng kiểu bài tự sự có xen yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.
- Viết đúng chính tả, ngữ pháp, lời văn có cảm xúc.
* Nội dung: (1đ)
 Cảm nghĩ của người kể khi câu chuyện kết thúc.
III. Nhận xét chung (5’)
Ưu điểm
Đa số các em đã hiểu đề, viết theo đúng phương pháp bài văn tự sự kết hợp với sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận. Bài viết đã đảm bảo được các ý lớn cơ bản của để bài. Bố cục bài rõ ràng đủ ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. Chữ viết sạch sẽ, đúng chính tả, ngữ pháp. Có nhiều em đạt điểm khá, giỏi
Nhược điểm
Một số em kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận còn ít. Bài làm chưa đủ ý. Bố cục bài chưa rõ ràng, chưa mạch lạc. Khai triển chưa hấp dẫn. 
Chữ viết còn cẩu thả, sai chính tả, ngữ pháp
IV. Lỗi sai và chữa lối sai (15’)
Hãy xác định lỗi sai ? TB
c. Củng cố (1) Nhắcc lại dàn bài
d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (2’)
- Các em về nàh chữa lỗi sai
- Chuẩn bị bài
Ngày soạn: .. 
Ngày giảng:. Lớp:
Ngày giảng:. Lớp:
Tiết 81. tiếng việt
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
1. Mục tiêu
a. Kiến thức:Giúp học sinh củng cố kiến thức về các phương châm hội thoại sự phát triển của từ vựng, cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp
b. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn
c. Thái độ: Giáo dục lòng yêu mến sự giàu đẹp của tiếng Việt
2. Chuẩn bị
a. Giáo viên: nghiên cứu SGK, SGV, đáp án biểu điểm, chấm chữa bài tỉ mỉ, chu đáo
b. Học sinh: Ôn tập lại các kiến thức đã kiểm tra
3. tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ
Kết hợp trong giờ học
b. Dạy bài mới
(1’) Ở tiết 74 các em đã làm bài kiểm tra tiếng Việt về các kiến thức cơ bản của kỳ I. Vật kết quả của các em như thế nào, có những ưu điểm và nhược điểm gì, hôm nay T sẽ trả bài cho các e
ĐỀ BÀI	
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm).
Học sinh nhắc lại đề bài
Phần II: Tự luận (6 điểm).
Câu 6 ( 2 điểm): Một giáo sư Việt Nam nhận được thư mời dự đám cưới của một nữ học viên người châu Âu đang học tiếng Việt. Trong thư có dòng chữ:
 Ngày mai, chúng ta làm lễ thành hôn, mời thầy đến dự.
 Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ như thế nào ? Vì sao có sự nhầm lẫn đó ?
Câu 7 (5 điểm): Viết đoạn văn (5 - 7 câu) trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp. Chỉ rõ lời dẫn trực tiếp và cách viết lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn.
III. Đáp án - Biểu điểm:
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm).
Câu số
Đáp án
Điểm
1
B. Nghĩa chuyển 
0,5 điểm
2
A. Phương châm quan hệ
0,5 điểm
3
C. Nhân hoá 
0,5 điểm
4.a
B. Dùng từ
0,5 điểm
4.b
- Thay từ “tấp nập” bằng từ “tới tấp” hoặc “liên tiếp”,
0,5 điểm
5
A. Hiện tượng nhiều nghĩa của từ 
0,5 điểm
Phần II: Tự luận (6 điểm).
Câu 6 (1 điểm): 
 - Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ ngữ xưng hô (đáng lẽ phải dùng từ “chúng tôi” hoặc “chúng em” ?). 1 điểm
- Nhầm lẫn là do thói quen dùng tiếng mẹ đẻ của người châu Âu. 1 điểm
Câu 7 (3 điểm): 
 - Viết đoạn văn (5 - 7 câu) có lời dẫn gián tiếp:	3 điểm
	+ Nội dung tự chọn nhưng phải cụ thể, rõ ràng, hợp lí.
	+ Hình thức: Đủ kết cấu đoạn văn, không dưới 5 câu, không quá 7 câu.
	 Có lời dẫn trực tiếp; diễn đạt, dùng từ chính xác,...
 - Xác định được lời dẫn trực tiếp.	1 điểm
 - Chỉ rõ cách viết lời dẫn trong đoạn văn (cách dùng dấu câu).	1 điểm
d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập (2’)
- Các em về chữa tiếp bài
- Chuẩn bị đáp án của bài kiểm tra văn
Ngày soạn: .. 
Ngày giảng:. Lớp:
Ngày giảng:. Lớp:
Tiết 81. 
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
1. Mục tiêu 
a. Kiến thức: Qua việc trả bài củng cố, nâng cao kiến thức về các bài thơ, truyện hiện đại đã học từ bài 10 đến bài 15
b. Kỹ năng: Học sinh nhận rõ được ưu điểm, nhược điểm trong bài viết của mình để có ý thức sửa chữa, khắc phục
c. Giáo dục: Bồi dưỡng tình cảm yêu mến anh bộ đội cụ Hồ, tình cảm của cháu đối với ông bà, cha mẹ
2. Chuẩn bị
a. Giáo viên: 
- Nghiên cứu kĩ đáp án, biểu điểm, chấm điểm chính sác
- Soạn giáo án
b. Học sinh: Chuẩn bị đáp án của bài kiểm tra
3. Tiến trình bài dạy
 a. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp kiểm tra trong tiết trả bài
 b. Dạy bài mới
(1’) Ở tiết 75 các em đã làm bài kiểm tra về thơ và truyện hiện đại. Để giúp các em củng cố, nâng cao kiến thức về giai đoạn văn học này cũng như nhận rõ ưu điểm, nhược điểm trong bài viết của mình để có ý thức sửa chữa khắc phục, hôm nay T sẽ trả bài cho các em
 I. Đề bài: Học sinh nhắc lại đề bài.
II. Đáp án - Biểu điểm:
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm).
Câu 
Đáp án
Điểm
1.
C. năm 1970
0,5 điểm
2
B. Vẻ đẹp và chất thơ trong những sự việc và con người giản dị, bình thường.
0,5 điểm
3
 A. Ngang tàng, phóng túng, pha chút nghịch ngợm, phù hợp với đối tượng được miêu tả.
05 điểm
4
D. Ẩn dụ
0,5 điểm
5
C. Nạn đói năm 1945
0,5 điểm
6
B. Quá khứ đẹp đẽ, nguyên vẹn, không phai mờ.
0,5 điểm
Phần II: Tự luận (7 điểm).
	Phân tích tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước của ông Hai được bộc lộ trong tình huống : Cái tin làng chợ Dầu của ông làm việt gian theo giặc.
* Dàn ý : 
 - Giới thiệu tác giả - tác phẩm - đoạn trích:
 + Tác giả : Kim lân là nhà văn vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn ... 	
 + Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, Thể hiện tình yêu làng quê, tinh thần yêu nước 
 + Giới thiệu nhân vật : Ông Hai là một người nông dân yêu làng, yêu nước.
 - Phân tích nhân vật ông Hai trong tình huống : Nghe tin làng chợ Dầu làm việt gian theo Tây 	
+ Khi nghe tin làng chợ Dầu làm việt gian theo giặc ông Hai có tâm trạng đau xót, tủi hổ ....
+ Ông Hai xác định : Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù -> tình yêu nước và tinh thần đối với kháng chiến đã bao trùm lên tình yêu làng quê.
+ Ông Hai không biết tâm sự cùng ai, chỉ biết trò chuyện với thằng con út -> bộc lộ tình yêu sau nặng với cái làng chợ Dầu của ông, tấm lòng thuỷ chung với cách mạng, với kháng chiến, với cụ Hồ ...
+ Khẳng định : Tình yêu làng hoà quyện trong tình yêu nước và tinh thần đối với kháng chiến là nét mới mẻ của nhân vật ông Hai cũng như người nông dân trong kháng chiến chống Pháp. 	
 - Kết luận, đánh giá khái quát về nhân vật : 	
 + Nêu cảm nghĩ được gợi ra từ nhân vật
* Biểu điểm : 
 - Hình thức : đảm bảo bố cục, diễn đạt lưu loát, viết câu đúng chính tả, ngữ pháp, các phần, các đoạn có sự liên kết chặt chẽ. (2 điểm)
 - Nội dung : Đảm bảo đủ ý như dàn bài 
 + Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật (1điểm)
 + Phân tích tình yêu làng, yêu nước của ông Hai ( 3,5 điểm)
 + Đánh giá khái quát về nhân vật (0,5 điểm) 
III. Nhận xét chung.
IV. Chữa lỗi
c. Củng cố(1) Nhắc lại dàn ý bài tự luận.
d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (2’)
- Các em về nhà tiếp tục sửa lỗi
- Chuẩn bị bài: tập làm thơ tám chữ
Tiết 88-89
Văn bản: Hướng dẫn đọc thêm:
NHỮNG ĐỨA TRẺ
(Trích: “thời thơ ấu”)
 -M.go-rơ-ki-
1. Mục tiêu : 
a. Về kiến thức: Giúp học sinh rung cảm trước những tâm hồn tuổi thơ trong trắng sống thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của Goi-rơ-ki trong đoạn trích t ... ính về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của tác giả Go-rơ-ki? TB
Học sinh dựa vào sự chuẩn bị bài để trả lời
Giáo viên giảng bổ sung và nhấn mạnh
- Mác-xim Go-rơ-ki (1868-1936) là một trong những nhà văn lớn của Nga và của thế giới trong thế kỉ XX
- Go-rơ-ki tên thật là: A-lech-xây Mac-xi-mo-vich pê-scốp (1868-1936), bút danh Go-rơ-ki nghĩa là “cay đắng” sinh ra và lớn lên ở thành phố nhỏ bên bở sông Vôn ga trong một gia đình công nhân nghèo. Ông sớm mồ côi cha, mẹ tác giả, tuổi thơ ấu sống trọng gia đình ông bà ngoại, sớm phải tự lập kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau
- Ông tự họ, tự rèn luyện với nghị lực phi thường để trở thành một nghệ sĩ ưu tú của nghệ thuật vô sản. Go-rơ-ki là đại văn hào Nga, người mở đầu cho văn học cách mạng Nga thế kỷ XX
- Ông là tác giả của nhiều truyện ngắn, truyện vừa, tuyểu thyết, bút kí, kịch nói, tiểu luận phê bình văn học đặc sắc như người mẹ, những truyện cổ tích nước ý, tiểu thuyết tự thuật 3 bộ. Go-rơ-ki là một trong những nhà văn Nga ảnh hưởng sâu rộng ở Việt Nam
* Về tác phẩm
- Đây là một trong ba bộ phận tuyêủ thuyết tự thuật của ông. Thời thơ ấu viết 1913 là tập 1 của tiểu thuyết tự thuật bọ ba, nhân vật chính là A-li-ô-sa kể lại quãng đời thơi thơ ấu va thanh niên của mình từ 3-4 tuổi đến năm 17 tuổi
- “Thời thơ ấu” gồm 13 chương, kể lại quãng đời của A-li-ô-sa từ khi bố mất, cùng mẹ đến ở nhà ông bà ngoại trong 6-7 năm mẹ đi lấy chồng rồi ốm và qua đời. Ông ngoại đuổi A-li-ô-sa và đời kiếm sống
- Đoạn trích thuộc chương IX, su đoạn A-li-ô-sa cứu được thằng bé con ông đai ta rơi xuống giếng
- “Những đứa trẻ là một đoạn trích ngắn ở chương IX trong tiểu thuyết tự thuật dài 13 chương “thời thơ ấu” (1913-1914
2. Đọc và tóm tắt văn bản
Giáo viên nêu yêu cầu đọc
Đoạn văn có nhiều đối thoại, chú ý đọc với giọng điệu phù hợp; phát âm chính xác từ ốp-xi-an-ni-côp
Giáo viên và học sinh đọc hết bài
? Tóm tắt nội dung đoạn trích? G
- Sau một tuần, không thấy, sau đó ba anh em con đại tá ốp-xi-an-ni-cốp lại ra chơi với A-li-ô-sa. Chúng trò chuyện về bắt chim, về dì ghẻA-li-ô-sa kể cho lũ trẻ nghe những chuyện cổ tích mà bà ngoại đã kể cho chú. Viên đại tá già cấm các con chơi với A-li-ô-sa. đuổi em ra khỏi sân nhà lão. Nhưng A-li-ô-sa vẫn tiếp tục chơi với mấy đứa trẻ ấy và cả bọn cảm thấy vui thích
giải thích: “xe trượt tuyết”, “chim bạch yến” TB
- xe trượt tuyế: loại xe không có bánh, di chuyển bằng cách trượt trên tuyết ở những miền băng giá
- chim bạch yến: loài chim yến lông trắng muốt, hót rất hay
? Truyện được kể theo ngôi thứ nào? TB
- “Thời thơ ấu” là tuyết thuyết tự thuật, người kể chuyện là Go-rơ-ki xưng “tôi” kể chuyện đời mình ở ngôi thứ nhất. Nhà văn viết tác phẩm này những năm 1913-1914, tức là năm ông ngoài bốn mươi tuổi. Ông kể lại quãng đời của mình mấy chục năm về trước, từ năm lên ba đến năm lên mười. Chuyện trong “những đứa trẻ” xảy ra lúc A-li-ô-sa (tên gọi thân mật của Go-rơ-ki trong gia đình) khoảng lên chín lên mười
? Em cho biết đoạn trích chia làm mấy phần? Giới hạn nội dung từng phần? Khá
- Phần 1 từ đầu đến: “ấn em nó xuống”: tình bạn tuổi thơ trong trắng
- Phần 2 tiếp đến: “cấm không được đến nhà tao: tình bạn bị cấm đoán
- Phần 3 đoạn còn lại: tình bạn vẫn cứ tiếp diễn
? Tìm những chi tiết xuất hiện ở cả phần 1 và phần 3 tạo nếnự kết nối chặt chẽ? Khá
- Câu chuyện hổi tưởng được kể theo trình tự thời gian. Điểm quan trọng các em cần rút ra nhận xét về cách triển khai có nghệ thuật của người kể chuyện ở chỗ các yếu tố chủ chốt: những đứa trẻ, những con chim, truyện cổ tích, người dì ghẻ, người bà hiền hậu xuất hiện ở phần đầu sẽ lại xuất hiện ở phần thứ 3 tạo nên sự kết nối chặt chẽ và gây ấn tượng lắng đọng ở bạn đọc
Chúng ta phân tích đoạn trích theo bố cục: những đứa trẻ sông thiếu tình thương, những quan sát và nhận xét tinh tế của A-li-ô-sa, chuyện đời thường và truyện cổ tích
II. phân tích
Học sinh đọc thầm lướt đoạn 1
1. những đứa trẻ sống thiếu tình thương (22’)
? Vì sao đại tá ôp-xi-an-ni-côp lại không cho a-li-ô-sa chơi với những đưa trẻ con ông ta, chỉ ra chi tiết nói về điều đó? TB
Học sinh tìm chi tiết, giáo viên ghi bảng
Đứa nào gọi nó sang?
Cấm không được đến nhà tao
- Ô bà ngoại của A-li-ô-sa là hàng xóm với đại tá ốp-xi-an-ni-cốp nhưng hai gia đình thuộc những thành phần xã hội khác nhau, một bên là dân thường, một bên là quan chức giàu sang, nên ốp xi an ni ốp không cho những đứa con của mình sang chơi với A li ô sa
? Dù bị cấm đoán, vì sao những đứa trẻ vẫn tìm đến với nhau? Khá
- Do sự tình cờ, A –li-ô-sa góp sức cứu được đứa nhỏ bị rơi xuống giếng, nên ba đứa trẻ nhà ôp-xi-an-ni-côp biết đựơc tấm lòng của A-li-ô-sa và rủ A-li-ô-sa sang chơi
- A-li-ô-sa mất bố, mẹ lại đi lấy chồng khác có mẹ mà như không, lại thường bị ông ngoại đánh đòn, chỉ có bà ngoại là người hiền hậu. Qua trò truyện, a li ô sa biết mấy đứa bạn mới quen kia tuy sống trong cảnh giàu sang, nhưng cũng chẳng sung sướng gì, mẹ chết, sống với gì ghẻ, lại cũng bị bố cấm đoán, đánh đòn
- Hoàn cảnh sống thiếu thốn tình thương giống nhau khiến a li ô sa thân thiết với mấy đứa trẻ kia và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Go rơ ki khiến mấy chục năm sau ông vẫn còn nhớ như in và kể lại hết sức xúc động.
Chính cùng phải sống thiếu tình thương yêu của cha mẹ nên A li ô sa thân thiết với mấy đứa trẻ kia. Chúng đến với nhau một cách tự nhiên, hồn nhiên như những đứa trẻ sống thiếu tình thương cùng cảnh ngôn. Đó là một trong nhiều ấn tượng sâu sắc của Go rơ ki khi nhớ lại tuổi thơ đầy cay đắng nhưng đôi khi cũng có những khoảng khắc ngọt ngào của mình
* Những đứa trẻ thuộc thành phần xã hội khác nhau song tình bạn hồn nhiên trong sáng vẫn nảy nở
Ba đứa trẻ hàng xóm qua cảm nhận của A li ô sa như thế nào chúng ta đi tìm hiểu ở tiết học sau
Hết tiết 1
2. những quan sát và nhận xét tinh tế của A li ô sa (19’)
? Trước khi quen thân, A li ô sa đã biết được gì về những đứa trẻ hàng xóm? TB
- Trước khi quen thân, nhìn sang hàng xóm, A li ô sa chỉ biết: “ba đứa cùng mặc áo cánh và quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau. Chúng có khuôn mặt tròn, mắt xám và giống nhau đến nỗi tôi chỉ có thể phân biệt được chúng theo tầm vóc”
? Khi ba đứa trẻ kể chuyện mẹ chết, chỉ còn dì ghẻ mà chúng gọi là “mẹ khác” rồi lặng lẽ đi A li ô sa đã quan sát và cảm nhận thấy gì? Khá
- Học sinh tìm chi tiết, giáo viên ghi bảng
- Chúng ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? TB
- Biện pháp so sánh
? Hình ảnh so sánh trên thể hiện điều gì? G
- Khi mấy đứa trẻ kể chuyện mẹ chết, chỉ còn gì ghẻ mà chúng gọi là “mẹ khác” rồi lặng lẽ đi. Hình ảnh so sánh “chúng ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con” rất chính xác khiến khiến ta liên tưởng cảnh lũ gà con sợ hãi co cụm vào nhau khi nhìn thấy diều hâu, đồng thời toát lên sư thông cảm của A li ô sa với nỗi bất hanh của các bạn nhỏ
? Khi đại tá Ốp xi an ni côp xuất hiện đuổi mấy đứa trẻ vào nhà thì cảm xúc và suy nghĩ cảu A-li-ô-sa được thể hiện qua chi tiết nào? TB
- Tức thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà, khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn
? Nhà văn tiếp tục sử dụng biện pháp nghệ thuật nào, tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy? G
- Đây là lần thứ hai nhà văn dùng hình ảnh so sánh. So sánh chính xác vừa thể hiện dáng dấp bên ngoài của ba đứa trẻ, vừa thể hiện thế giới nôi tâm của chúng. Chúng bị bố áp chế, lẳng lặng vào nhà, chẳng dám hé răng. Tác giả còn kể ở đoạn dưới: “tôi nhớ lại thì không bao giờ chúng một lời nào về bố và dì ghẻ”. Một lần nữa A li ô sa thông cảm với cuộc sống thiếu tình thương của các bạn nhỏ
? Qua phân tích, em có nhận xét gì về những quan sát và nhận xét tinh tế của A li ô sa? Khá
- A li ô sa rất thông cảm với cuộc sống và nỗi bất hạnh của các bạn nhỏ
3. chuyện đời thường và chuyện cổ tích (15’)
? Trong đoạn trích, chuyện đời thường và truyện cổ tích được lồng vào nhau rất khéo, em tìm chi tiết thể hiện điều đó? TB
- Chi tiết về mụ dì ghẻ: A li ô sa liên tưởng ngay đến nhân vật dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích
- Chi tiết về “người mẹ thật”: người mẹ thật của các câu thế nào cũng sẽ về, rồi các cậu xem
- Chết rồi cơ mà, về làm sao được
- Không được ư? Trời ơi, biết bao nhiều lần những người chết, thậm chí đã bị xả ra từng mảnh, mà chỉ cẩn vẩy cho ít nước phép là sống lại; có biết bao nhiêu người chết mà không phải là chết thật vì phép của bọn phù thuỷ
- Hình ảnh người bà nhân hậu
Có lẽ tất cả các bà đều tốt, bà mình trước cũng rất tốt
? Trong khi kể chuyện, tác giả hay lồng những chuyện đời thường và truỵên cổ tích tác dụng của biện pháp này? G
- Chuyện đời thường hàng ngày và truyện cổ tích được kể lồng vào nhau qua những chi tiết:
Mấy đứa trẻ vừa nhắc đến chuyện dì ghẻ, mẹ khác, A li ô sa liên tưởng ngay đến mụ dì ghẻ độc ác trong các câu chuyện cổ tích mà em được nghe bà ngoại kể
Chi tiết “mẹ thật” của mấy đứa trẻ. “Mẹ thật của các câu thế nào cũng về” a li ô sa như lạc ngay vào không khí truyện cổ tích, nó với chính bản thân mình: “không đựơc ưbọn phù thủy”
Chi tiết người bà nhân hậu: ta biết bà ngoại của A li ô sa là người rất nhân hậu. Trong bài văn này, mỗi lần A li ô sa nhắc đến bà ngoại là để nói bà thường kể chuyện cổ tích cho chú nghe và bây giờ chú kể lại cho các bạn, chỗ nào quên lai chạy về hỏi bà. Khi đứa lớn con ông đại tá khái quát: “có lẽ tất cả các bà đều tốt, bà mình trước cũng vậy” thì trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh các nhân vật bà nội, bà ngoại trong truyện cổ tích rồi. Nhất là thằng bé “thường nói một cách buồn bã: ba ngày trước, trước kia, đã có thời dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm chứ không phải 11 năm.
Không thấy A li ô sa nhắc đến tên mấy đứa bạn, chắc khi chơi thân với nhau, thế nào chúng cũng hỏi tên nhau: A li ô sa còn biết thằng lớn 11 tuổi cơ mà! Hau chuyện xảy ra mấy chục năm rồi Go-rơ-ki không còn nhớ tên chúng nữa. Song có lẽ nhà văn chủ tâm không nhắc tên những đứa trẻ kia, như thế câu chuyện tình bạn của bọn trẻ sống thiếu tình thương mang ý nghĩa khái quát hơn và đậm màu sắc cổ tích nhiều hơn
* Kể chuyện đời thường lồng vào truyện cổ tích làm cho câu chuyện càng trở nên khái quát hơn và đậm màu sắc cổ tích
III. Tổng kết - Ghi nhớ (4’)
? Em khái quát nghệ thuật và nội dung của đoạn trích? Khá
- Nghệ thuật: Các kể chuyện giàu hình ảnh, đan xen chuyện đời thường với chuyện cổ tích
- Nội dung: tình bạn thân thiết nảy sinh giữa ông hồi còn nhỏ với mấy đứa trẻ sống thiếu tình thương bên hàng xóm, bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ
* Ghi nhớ: sgk T 234
Gọi học sinh đọc ghi nhớ
IV. Luyện tập (5’) Trong đoạn trích vừa học, em thích nhất chi tiết nào? Giải thích vì sao em thích
- Học sinh trả lời theo sự cảm nhận của bản thân
Giáo viên nhận xét, uốn nắn
c. Củng cố - Luyện tập:
d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (2’)
- Đọc lại đoạn trích và phân tích

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_bai_16_tiet_79_den_89.doc