Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 24 - Tiết 121 đến 125

Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 24 - Tiết 121 đến 125

Ngữ văn - bài 24

Kết quả cần đạt

- Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Chỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu

- Cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết, niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua cách diễn tả độc đáo của nhà thơ Y Phương

- Phân biệt được nghĩa tường minh và hàm ý

Hiểu rõ được nghĩa rộng và cách làm bài nghị luận và đoạn thơ bài thơ

Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: 9A

Ngày dạy: Dạy lớp: 9B

Tiết 121. Văn bản

SANG THU

 - Hữu Thỉnh –

1. Mục tiêu : Giúp học sinh a. Về kiến thức

- Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Chỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu

b. Về kĩ năng: Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca

c. Về thái độ: Giáo dục tình cảm yêu mến thiên nhiên cho học sinh

2. Chuẩn bị của GV&HS.

a. Chuẩn bị của GV:

- Nghiên cứu tài liệu: SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9

- Soạn giáo án

b. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới

3. Tiến trình bài dạy

* Ổn định tổ chức

 

doc 22 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 886Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 24 - Tiết 121 đến 125", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn - bài 24
Kết quả cần đạt
- Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Chỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu
- Cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết, niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua cách diễn tả độc đáo của nhà thơ Y Phương
- Phân biệt được nghĩa tường minh và hàm ý
Hiểu rõ được nghĩa rộng và cách làm bài nghị luận và đoạn thơ bài thơ
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Dạy lớp: 9A
Ngày dạy: Dạy lớp: 9B 
Tiết 121. Văn bản
SANG THU 
 - Hữu Thỉnh –
1. Mục tiêu : Giúp học sinh a. Về kiến thức 
- Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Chỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu
b. Về kĩ năng: Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca
c. Về thái độ: Giáo dục tình cảm yêu mến thiên nhiên cho học sinh
2. Chuẩn bị của GV&HS. 
a. Chuẩn bị của GV:
- Nghiên cứu tài liệu: SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9
- Soạn giáo án
b. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới
3. Tiến trình bài dạy
* Ổn định tổ chức
a. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi kiểm tra miệng
Đọc thuộc lòng diễn cảm và nêu khái quát nghệ thuật và nội dung của bài thơ “viếng lăng Bác”
Đáp án - biểu điểm
4đ - Học sinh đọc thuộc lòng diên cảm bài thơ
3đ – Bài thơ “viếng lăng Bác” thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác
- Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc
Giới thiệu(1’) Thơ hay tả mùa thu có nhiều, thơ tả mùa hạ ít hơn. Thơ tả thời điểm giao mùa giữa hạ và đầu thu càng ít. Vì thế càng quý những bài như “sang thu”. Từ mùa hạ chuyển sang mùa thu, thiên nhiên ở miền Bắc vào thu được cảm nhận như thế nào qua “sang thu” của Hữu Chỉnh
b. Dạy nội dung bài mới
I. Đọc và tìm hiểu chung (7’)
1. Giới thiệu về tác giả - Tác phẩm
Gọi học sinh đọc chú thích *
Nêu những nét chính về nhà thơ Hữu Chỉnh? TB
- Nhà thơ Hữu Chỉnh tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Chỉnh sinh năm 1942 , quê ở huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1963, Hữu Chỉnh nhập ngũ vào binh chủng-tăng thiết giáp rồi trở thành cán bộ văn hoá, tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ. Ông đã tham gia ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam các khoá III, IV, V từ năm 2000, Hữu Chỉnh là tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam
- Hữu Chỉnh sinh năm 1942 quê ở huyện Tam Dương - Vĩnh Phúc 
- Thơ của ông mang cảm xúc bâng khâng, vấn vương, trong trẻo và nhẹ nhàng.
- Từ năm 2000 ông là tổng thư kí hội nhà văn Viêt Nam
Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? TB
- Bài thơ được ra đời năm 1977
- Bài thơ “Sang Thu” được Hữu Chỉnh sáng tác vào gần cuối năm 1977, in lần đầu tiên trên báo văn nghệ, sau đó được in lại nhiều lần trong các tập thơ. Về dòng thứ ba của khổ thơ đầu, trong cuốn “Thơ Hữu Thỉnh” được in là: gió chùng chình qua ngõ. Nhưng theo tác giả bài thơ, dòng này chính xác là “sương chùng chình qua ngõ” bản in lần đầu tiên trên báo văn nghệ là như thế
2. Đọc văn bản
Giáo viên nêu yêu cầu đọc
- Các em đọc với giọng nhẹ, nhịp chậm, khoan thai, trầm lắng và thoáng suy tư
Giáo viên và học sinh đọc bài
Giáo viên nhận xét cách đọc
Giải nghĩa từ: “chùng chình, dềng dàng”? TB
- Chùng chình: cố ý chậm lại
- Dềnh dàng: chậm chạp, thong thả
Để cảm nhận được đặc điểm bức tranh thiên nhiên cùng tình cảm thiết tha, tâm hồn tinh tế của Hữu Chỉnh trong bài thơ, chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ
Cả bài thơ là những quan sát và cảm nhận của tác giả về thiên nhiên vào thu, từng khổ nối tiếp nhau đều như vậy nên ta tìm hiểu từng khổ thơ
II. Phân tích (22’)
Học sinh đọc diễn cảm khổ thơ đầu
1. khổ thơ đầu
Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được thể hiện qua hình ảnh, hiện tượng gì? TB
Bỗng nhận ra hương ổi
phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì khi miêu tả đất trời lúc sang thu?
Từ tình thái: Bỗng, Hình như. Động từ: Phả - Láy: chùng chình. 
Từ “bỗng” mở đầu bài thơ có ý nghĩa gì? Khá
- Mở đầu bài thơ là từ “bỗng” thể hiện sự đột ngột, bất ngờ. Nhưng cái bất ngờ mới nên thơ làm sao. Bất ngờ nhận ra những dấu hiệu thiên nhiên khi mùa thu về. Đó là hương ổi thoang thoảng trong gió thu se lạnh
Mùi quả chín, ổi chín, mùa ổi đã từng trở thành nhan đề cho cả một bộ phim truyện nổi tiếng ở đây đã thành mùi hương của mùa thu miền Bắc Việt Nam
Từ “phả” có thể thay thế bằng từ nào? Dùng từ “Phả” có gì hơn? Khá
- Từ “phả” có thể thay thế bằng các từ thổi, bay, đưa, lan, tan
- Dùng từ “phả” diễn tả được sự đột ngột, bất ngờ nhưng nhẹ nhàng của hương ổi lan vào không gian, phả vào gió se
Phân tích ý nghĩa của từ chùng chình? Trong câu: Sương chùng chình qua ngõ? G
- Chùng chình là từ láy gợi hình, có thể thay bằng từ: đủng đỉnh, chầm chậm, lững thững. Dùng “chùng chình” chính là sự lưu luyến, bâng khuâng, ngập ngừng , bịn rịn. Cái ngõ mà sương đẫm hương, sương theo gió đang ngập ngừng đi qua vừa là cái ngõ thực, vừa là cái ngõ thời gian thông giữa hai mùa. Và tất cả chưa thật rõ ràng, hay là vì quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra. Từ “hình như” thể hiện cái ngỡ ngàng, ngạc nhiên.
? Tác giả viết: Hình như thu đã về - vậy mùa thu đã về chưa? 
Những dấu hiệu của mùa thu đã về (Hương ổi, gió se, sương chùng chình) Vậy mà tác giả lại viết Hình như thu đã về. Còn điều gì mà còn nghi ngờ nữa. Khi tác giả đã cảm nhận được hương ổi (khứu giác) cảm giác (gió se) thị giác (sương chùng chình qua ngõ). Nhưng chính cái đột ngột, bất ngờ đó làm cho tác giả không dám chắc. Cái lảng bảng mơ hồ chính trong cảm giác hình như đã tôn thêm vẻ đẹp lãng đãng lúc sang thu.
Sự biến đổi của đất trời sang thu được Hữu Chỉnh cảm nhận như thế nào? G
- Tâm trạng ngỡ ngàng xúc động bâng khuâng của tác giả khi đất trời sang thu
Thành công của tác giả ở khổ thơ đầu không phải là tả cảnh, mà chính là sự rung rinh cảm nhận một cái gì như có như không. Ấy là những giờ phút đầu tiên của mùa thu chợt tới, nó chợt tới trong rất nhiều ngơ ngác, bâng khuâng. Cái hay trong cảm nhận ấy lại kết hợp một cách hồn nhiên với vẻ đẹp làng quê của ngàn năm cổ tích đầy ắp những hương ổi, hương cau, đường làng ngõ xómthân mật đơn sơ
Gọi học sinh đọc diễn cảm khổ thơ thứ hai
2. Khổ thơ thứ hai
Hình ảnh thiên nhiên sang thu được tiếp tục phát hiện bằng những hình ảnh nào? TB
Học sinh phát biểu, giáo viên ghi bảng
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa minh sang thu
Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? TB
- Sử dụng từ láy, sự liên tưởng tưởng tượng. Hình ảnh đối lập: dềnh dàng - vội vã. Động từ: Vắt.
Phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những chuyển biến trong không gian lúc sang thu? G
- Không gian từ mùa hạ sang thu, cái “hình như” ở câu cuối khổ thơ đầu. Bầy giờ thiện nhiên được quan sát ở 1 không gian rộng lớn hơn, nhiều tầng bậc hơn. Bức tranh thu từ những vô hình(hương, gió) từ nhỏ hẹp(ngõ) chuyển sang nét hữu hình cụ thể(sông, chim, mây) với không gian rộng lớn, cao vời vợi với. Dòng sông bắt đầu cạn, chảy chậm lại, không cuồn cuộn, ào ạt như thời gian mùa hè. Dòng sông như đang trầm lắng,lững lờ như suy ngẫm, suy tư. Tương phản với dòng sông là: Chim bắt đầu vội vã. Hơi thu lạnh làm cho chúng phải khẩn trương chuẩn bị chuyến bay tránh rét.
Ở đây ta chú ý sự vội vã đối rất đẹp với từ dềnh dàng. Nhưng ta chú ý từ bắt đầu rất độc đáo ở đây. Bắt đầu vội vã thôi, chứ chưa phải là đang vội vã. Phải tinh tế lắm mới có thể nhận ra được sự bắt đầu này trong những cánh chim bay.
Em hiểu như thế nào về hình ảnh: có đám mây mùa hạ / vắt nửa mình sang thu? G
- Dù có sự vội vã của cánh chim, Không khí thu vẫn là không khí thong thái, lắng động, chậm rãi , lâng lâng. Vì thế đám mây mùa hạ mới thảnh thơi duyên dáng vắt nửa mình sang thu. Đám mây như một dải lụa, như tấm khăn voan của người thiếu nữ trê bầu trời nửa đang còn mùa hạ, nửa đã nghiêng sang thu.
Tác giả đã liên tưởng sáng tạo, thú vị. Hình ảnh mây là thực, nhưng ranh giới mùa htu là hư. Nó là sảng phẩm của trí tưởng tượng là lung của nhà thơ. Bầu trời một nửa thu. Đến một lúc nào đó nó bỗng ngỡ ngàng thấy dang bồng bènh trong bầu trời đầy thu.
Nội dung chính của khổ thơ thứ hai? Khá
- Cảm giác giao mùa thật là đẹp và nhẹ nhàng.
Chuyển: Hai khổ thơ trên rất đẹp về tạo hình, rất tinh trong cảm nhận. Nhưng ở khổ thơ thứ ba cho ta thấy 1 vẻ đẹp mới làm trọn vẹn thêm cái ý sang thu Giáo viên đọc khổ thơ cuối
3. Khổ thơ cuối
Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra bằng những hình ảnh nào? TB
Học sinh phát biểu, giáo viên ghi bảng
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng câu đứng tuổi
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi miêu tả khổ thơ cuối?
- Từ ngữ tả thực về thiên nhiên, Tính ẩn dụ hình ảnh sấm - Hàng cây đứng tuổi (Sấm : những vang đồng bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời: Hàng cây đứng tuổi: Con người từng trải).
2 câu thơ Vẫn còn bao nhiêu nắng/Đã vơi dần cơn mưa Những hình ảnh trên gợi cho em suy nghĩ gì? G
- Vẫn là nắng, mưa, sấm chớp bão rông của mùa hạ, nhưng múc độ khác rồi. Nắng cuối hạ tuy vẫn còn nồng, còn sáng nhưng nhạt dần, những ngày giao mùa này đã ít đi những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ như đầu mùa hạ.
Em hiểu như thế nào về hai dòng thơ cuối bài? G
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
- Về hai dòng thơ cuối bài, cần hiểu với hai tầng nghĩa
Ý nghĩa tả thực về thiên nhiên (hiện tượng sấm, hàng cây) lúc sang thu
Tính ẩn dụ của hình ảnh (sấm: những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời) hàng cây đứng tuổi: con người đã từng trải)
- Lúc sang thu, bớt đi những tiếng sấm bất ngờ cũng có thể hiểu: Hàng cây không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sét nữa. Chính nhà thơ Hữu Thỉnh tâm sự: Với hình ảnh có giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên này, ông muốn gửi gắm suy nghĩ của mình – khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. Hai câu thơ không còn chỉ tả cảnh sang thu mà đã chất chứa suy nghiệm về con người và cuộc sống.
Đâu phải ngẫu nhiên mà mấy từ Cây đứng tuổi lại đứng ở cuối bài thơ, chỗ cục kì quan trọng. Phải chăng đứng tuổi của cây là cái chốt của để mở sang một thế giới mới(sang thu của hồn người)? Vẻ điềm tĩnh của cây trước sấm sét, bão dông lúc sang thu đó chính là sự từng trải, chin chắn của con người sau những báo táp của cuộc đời? Ngược lại 2 khổ thơ trước ta hiểu vì sao lại có sự: Chùng chình, bịn rịn lúc sang thu, vì sao lại dềnh dàng và vội vã. Bốn mùa luân chuyển vô hình, lặng lẽ, chợt sang thu. Đời người vắt vả bận rộn loa toan bỗng chốc thấy mái tóc đã pha sương, đứngs ở mức ngoại tứ tuần, sững sờ mình đã sang thu. Ở tuổi này con người ta không bồng bột, nông nổi, ào ạt như thời thanh niên. Mà con người sâu sắc thêm, chín thêm. Chín chắn đến tận cảm xúc và biểu đạt. Nếu là một ai đó khi nhận ra hương ổi, gió se, sương thu thì có thể kếu lên: “Ôi! Mùa thu  ... ên kết tự nhiên vê ý và về diễn đạt
Cách diễn đạt trong từng đoạn của văn bản có làm nổi bật được luận điểm không? Khá
- Người viết đã trình bày những cảm nghĩ, đánh giá của mình bằng thái độ tin yêu, bằng tình cảm thiết tha, trìu mến. Lời văn toát lên những rung động trước sự đặc sắc của hình ảnh, giọng điệu thơ, sự đồng cảm với nhà thơ Thanh Hải
Qua ví dụ, em cho biết thế nào là bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? Khá
- Nghị luận về một đoạn thơ bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy
2. Bài học
Nêu các yêu cầu của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? TB
- Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh giọng điệu,Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng
- Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết
Gọi học sinh đọc ghi nhớ
Giáo viên nhắc các em học thuộc
Giáo viên nói thêm: Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần gắn với sự cảm thụ, bình giảng, chỉ ra và nhận xét, đánh giá cái hay, cái đẹp cụ thể của tác phẩm (về nội dung và cảm xúc, về ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu. Vì thế các em cần rèn luyện biết kết hợp hài hoà giữa nêu nhận định, ý kiến (luận điểm) khái quát và sự phận tích thẩm bình cụ thể
II. Luyện tập (15’)
Ngoài các luận điểm đã nêu về hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” ở văn bản trên hãy suy nghĩ và nêu thêm các luận điểm khác nữa về bài thơ đặc sắc này
- Có thể nêu luận điểm về kết cấu, về giọng điệu trữ tình hay về ước mong hoà nhập cống hiến của nhà thơ
- Luận điểm về “nhạc điệu của bài thơ”: bất cứ một bài thơ hay nào cũng có nhạc hàm chứa trong nó. Tính nhạc thể hiện ở nhịp điệu và tiết tấu của bài thơ, nó vang ngân trong tâm hồn người đọc. Bằng chứng là nhạc sĩ Trần Hoàn đã phổ nhạc thành công bài thơ này, và cho đến nay, ca khúc “mùa xuân nho nhỏ” vẫn luôn được coi là một trong những ca khúc “sống mãi với thời gian” nó được tôn vinh là một cuộc “hôn Phối” kì diệu giữa thơ và nhạc
- Luận điểm về “bức trang mùa xuân của bài thơ: thể hiện ở hình ảnh, màu sắc, không gian, đối tượng được miêu tả trong bài thơ, nó giúp cho người đọc có thể hình dung ra một cách rất cụ thể các đối tượng và kèm theo đó là những cảm xúc khi thì hưng phấn lúc lại bâng khuâng
c. Củng cố (1') 
d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (2’)
- Các em về nhà học ghi nhớ, làm bài tập
- Chuẩn bị bài: cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Dạy lớp: 9A
Ngày dạy: Dạy lớp: 9B 
Tiết 125. Tập làm văn
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT
ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
a. Về kiến thức: Biết cách viết bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ cho đúng với các yêu cầu đã học ở tiết trước
b. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng thực hiệc các bước khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, cách tổ chức, triển khai các luận điểm.
c. Về thái độ: Thêm yêu văn thơ Việt Nam.
2. Chuẩn bị của GV & HS:
a. Chuẩn bị của giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9
- Soạn giáo án
b. chuẩn bị của học sinh: học bài cũ và chuẩn bị bài mới
3. Tiến trình bài dạy
* Ổn định tổ chức: 
a. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi kiểm tra miệng
Thế nào nghị luận về một đoạn thơ, bàthowGV. Nêu yêu cầu của kiểu văn bản này
Đáp án - biểu điểm
- Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ ấy
- Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét đánh giá cụ thể, xác đáng
- Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng, có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân tình của người viết
b. Dạy nội dung bài mới:
(1’) Tiết học trước các em đã hiểu thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ vậy đề bài và cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ như thế nào? Mời các em tìm hiểu bài học hôm nay.I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (7’)
Gọi học sinh đọc 8 đề trong SGK
? Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào? TB
Có hai cách cấu tạo đề
- Cách cấu tạo đề không kèm theo những chỉ định (lệnh) cụ thể: đề 4, 7
Về thực chất, hai đề trên đã có những chỉ định ngầm là yêu cầu nghị luận về “hình tượng người chiến sĩ lái xe” và “những đặc sắc trong bài thơ viếng lăng Bác”
- Cách cấu tạo để có kèm theo những chỉ định cụ thể: các đề còn lại
? So sánh sự giống và khác nhau giữa các đề? G
- Giống nhau: đều yêu cầu phải nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
- Khác nhau:
+ Từ “phân tích” yêu cầu nghị luận trên cơ sở cảm thụ của người viết
+ Từ “suy nghĩ”: yêu cầu nghị luận nhấn mạnh tới nhận định, đánh giá của người viết
Sự khác biệt trên chỉ ở sắc thái, không phải là các “kiêu bài” khác nhau
II. Các làm bài nghị luân về một đoạn thơ, bài thơ (20’)
1.
a. Tìm hiểu đề và tìm ý
Đề bài: phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “quê hương”của Tế Hanh
Em hiểu đề bài này như thế nào? TB
- Kiểu văn bản: nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
- Nội dung: Phân tích tình yêu quê hương
- giới hạn: bài “Quê hương” của Tế Hanh
? Hãy tìm ý cho đề bài? Khá
- Nội dung: Nỗi nhớ quê hương, thể hiện qua các tâm trạng, hình ảnh, màu sắc, mùi vị
- Nghệ thuật: cách miêu tả, chọn lọc hình ảnh, ngôn từ, cấu trúc, nhịp điệu, tiết tấu.
b. Lập dàn bài
? Nêu ý chính của phần mở bài? TB
- giới thiệu bài thơ “Quê hương”, nêu ý kiến khái quát của mình về tình yêu quê hương trong bài thơ
? Thân bài bao gồm các luận điểm, luận cứ nào? G
Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ
- Khái quát chung về bài thơ: Một tình yêu tha thiết, trong sáng, đậm chất lí tưởng, lãng mạn
- Cảnh ra khởi: vẻ đẹp trung, giàu sức sống, đầy khí thế vượt trường giang
- Cảnh trở về: đông vui no đủ, bình yên
- Nỗi nhớ: hình ảnh đọng lại: vẻ đẹp, sức mạnh, mùi nồng mặ của quê hương
? Nội dung của phần kết bài? TB
Cả bài thơ là một khúc ca quê hương tươi sáng, ngọt ngào. Nó là sản phẩm của một hồn thơ trẻ trung, tha thiết, đầy mơ mộng
c. Viết bài
Dựa vào dàn bài đã lập viết thành bài văn hoàn chỉnh. Trong quá trình viết cần chú ý sự liên kết giữa các phân mở bài, thân bài, kết bài; chú ý tới cách dẫn dắt, chuyển tiếp giữa các luận điểm.
d. Đọc lại bài và sửa chữa
Đọc lại bài để sửa các lỗi diên đạt, chính tả (nếu có)
2. Cách tổ chức, triển khai luận điểm
Gọi học sinh đọc văn bản
? Nêu bố cục của văn bản? TB
- Phần mở bài: từ đầu đến “Quê hương là thành công khởi đầu rực rỡ” phần này chỉ ra dòng cảm xúc dạt dào, lai láng chảy suốt đời thơ Tế Hanh trong đó bài “Quê hương” là thành công xuất sắc có ý nghĩa khởi đầu
- Phân thân bài tiếp đến “tâm hồn thiết tha, thành thực của Tế Hanh: phần này trình bày cảm nhận về cảm xúc lúc nồng nàn, mạnh mẽ, lúc sâu, tinh tế của Tế Hanh khi ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên cuộc sống lao động của quê hương, về hình ảnh, nhịp điệu đặc sắc của bài thơ
- Phần kế bài: Hai câu còn lại: khẳng định sức hấp dẫn của bài thơ “Quê hương” và ý nghĩa bôi đắp tâm hồn người đọc của bài thơ 
- Phần kết bài: hai câu còn lại: khẳng định sức hấp dẫn của bài thơ “Quê hương” và ý nghĩa bồi đắp tâm hồn người đọc của bài thơ
? Người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương”? G
- Nhà thơ đã viết: “Quê hương” bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng của mình
+ Nổi bật lên là những hình ảnh đẹp như mơ, đầy sức mạnh khi ra khơi
+ Cảnh trở về tấp nập no đủ
+ Hình ảnh người dân chài giữa đất trời lộng gió với vị nồng mặn của biển khơi
+ Hình ảnh, ngôn từ của bài thơ giàu sức gợi cảm, thể hiện một tâm hồn phong phú, rung động tinh tế
+ Những suy nghĩ, ý kiến của người viết luôn đước gắn cùng sự phân tích, bình giảng cụ thể hình ảnh, ngôn từ, giọng điệucủa bài thơ
? Những suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt khẳng định bằng cách nào, được liên kết với phần mở bài và kết bài ra sao? Khá
- Phần thân bài được nối kết với phần mở bài một cách chặt chẽ, tự nhiên. Đó chính là sự phân tích, chứng minh làm sáng tỏ nhận xét bao quát đã nêu ở phần mở bài. Từ các luận điểm này đã dẫn đến phần kết bài đánh giá sực hấp dẫn, khẳng định ý nghĩa của bài thơ
? Văn bản có tính thuyết phục, sức hấp dẫn không? Vì sao? Từ đó có thể rút ra bài học gì qua cách làm bài nghị luận văn học này? Khá
- Văn bản ngắn, tập trung trình bày nhận xét, đánh giá về những giá trị đặc sắc nổi bật nhất về nội dung cảm xúc và nghệ thuật của bài thơ “Quê hương” khi nói về các trạng thái cảm xúc phong phú của Tế Hanh, người viết phân tích bình giảng ngay sự đặc sắc của các hình ảnh, của nhịp điệu thơ tương ứng. Điều ấy chứng tỏ người viết đã nắm vững đặc trưng của tác phẩm văn học, nhất là tác phẩm thơ trữ tình và đã rút ra luận điểm từ các luận cứ cụ thể, rõ ràng
- Bố cục của văn bản, mạch lạc, sáng rõ
- Qua văn bản có thể thấy người viết đã trình bày cảm nghĩ, ý kiến bằng cả lòng yêu mến, rung cảm thiết tha đối với bài thơ “Quê hương”
- Từ các nguyên nhân này có thể rút ra được các yêu cầu cơ bản để làm tốt bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
3. Bài học
? Qua bài tập, em cho biết cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? TB
- Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần được bố cục theo các phần:
Mở bài: giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình (nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó)
Thân bài: lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ
Kết bài: khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ
* Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,của tác phẩm
III. luyện tập (10’)
? Phân tích khổ thơ đầu bài “sang thu” của Hữu Chỉnh? G
* Cảm nhận về mùa thu thông qua các giác quan:
- Khứu giác: hương ổi
- Xúc giác: gió se
- Thị giác: sương chùng chình qua ngõ
Hình tượng mùa thu được kết dệt bởi sự tổng hoà của các giác quan, vừa khách quan vừa cụ thể và giàu sức gợi
+ Các biện pháp nghệ thuật
- Nhân hóa: “hương ổi-phả” , sương-chùng chình
- Miêu tả: gió se
- Tu từ nghệ thuật: hình như thu đã về
+ Lập dàn ý:
giới thiệu bài thơ nói chung, khổ thơ nói riêng 
Thân bài: 
- Phân tích cảm nhận về mùa thu thông qua các biện pháp nghệ thuật
- Nhận xét đánh giá thành công của tác giả (có thể so sánh với một số bài thơ viết về mùa thu của tác giả
Kết bài:
Nêu giá trị của khổ thơ
c. Củng cố (1') Nhắc lại tác giả Hữu Thỉnh.
d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập (2’)
- Các em về nhà làm tiếp bài tập ở phần luyện tập
- Học thuộc lòng ghi nhớ
- Chuẩn bị bài: Mây và sóng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_bai_22_tiet_121_den_125.doc