Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 25 - Tiết 126 đến 130

Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 25 - Tiết 126 đến 130

Ngữ văn - bài 25

Kết quả cần đạt

- Cảm nhận được một cách thấm thía tình mẹ con thiêng liên qua lời thủ thỉ của em bé với mẹvề những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em bé với những người sống trên “mây và sóng”

- Nhớ tên các bài thơ, tác giả, nắm chắc nội dung và đặc điểm nổi bật của từng bài thơ đã học trong chương trình ngữ văn lớp 9. Bước đầu thấy được thành tựu, đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Việt Nam từ sau cách mạng tháng tám 1945 qua các tác phẩm đã học

- Nắm được hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói, người nghe

- Thông qua giờ trả bài tập làm văn số 6, nắm vững hơn cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) rèn luyện thêm kĩ năng viết bài nghị luận văn học

 

doc 14 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 741Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 25 - Tiết 126 đến 130", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn - bài 25
Kết quả cần đạt
- Cảm nhận được một cách thấm thía tình mẹ con thiêng liên qua lời thủ thỉ của em bé với mẹvề những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em bé với những người sống trên “mây và sóng”
- Nhớ tên các bài thơ, tác giả, nắm chắc nội dung và đặc điểm nổi bật của từng bài thơ đã học trong chương trình ngữ văn lớp 9. Bước đầu thấy được thành tựu, đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Việt Nam từ sau cách mạng tháng tám 1945 qua các tác phẩm đã học
- Nắm được hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói, người nghe
- Thông qua giờ trả bài tập làm văn số 6, nắm vững hơn cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) rèn luyện thêm kĩ năng viết bài nghị luận văn học
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Dạy lớp: 9A
Ngày dạy: Dạy lớp: 9B 
Tiết 126. Văn bản
MÂY VÀ SÓNG
 - R.Ta.go –
1. Mục tiêu : Giúp học sinh 
a. Về kiến thức 
- Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử
b. Về kĩ năng Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng những cuối đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên
c. Về thái độ Giáo dục bồi dưỡng tinh cảm mẹ con cho học sinh
2. Chuẩn bị của GV&HS. 
a. Chuẩn bị của GV 
- Nghiên cứu tài liệu: SGK,SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9
- Soạn giáo án
b. Chuẩn bị của HS: học bài cũ và chuẩn bị bài mới
3. Tiến trình bài dạy
* Ổn định tổ chức
a. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi kiểm tra miệng
Đọc thuộc lòng diễn cảm và nêu khái quát nghệ thuật nội dung bài thơ: “ nói với con”
Đáp án-biểu điểm
4đ - Học sinh đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ
6đ – Qua bài “nói với con” bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, cac ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống
Giới thiệu(1’) Tình mẹ con có lẽ là một trong những tình cảm thiêng liêng và gần gũi phổ biến nhất của con người, đồng thời cũng là nguồn thi cảm không bao giờ cũ, không bao giờ vơi cạn của nhà thơ. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ “Mây và sóng” của Ta Go để thấy được điều đó
b Dạy nội dung bài mới
I. Đọc và tìm hiểu chung (10’)
1. Giới thiệu về tác giả - Tác phẩm
Gọi học sinh đọc chú thích
Nêu những hiểu biết của mình về tác giả Ta-go? TB
Học sinh trả lời giáo viên bổ xung thêm
- Ra-bin-đra-nát Ta-go là một nhà thơ đã gặp nhiều điều không may trong cuộc sống gia đình. Trong 6 năm, từ 1902 đến 1907, ông đã mất năm người thân: vợ (1902), con gái thứ hai (1904), cha và anh (1905) và con trai đầu (1907). Phải chăng đó là một nguyên nhân khiến cho tình cảm gia đình đã trở thành một trong những đề tài quan trọng của thơ Ta-go
- R.Ta-go (1861-1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ
- thơ ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và tính chất trữ tình triết lí nồng đượm
Hoàn cảnh ra đời của bài thơ? TB
“Mây và sóng” vốn được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ Si-su (trẻ thơ) xuất bản năm 1909 và được chính Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập “trăng non” xuất bản năm 1915
- Bài thơ viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ Si-su xuất bản 
năm 1909
2. Đọc văn bản: 
Giáo viên nêu cách đọc:
- “Mây và sóng” là một bài thơ văn xuôi (không theo luật thơ nào, không có vần) yêu cầu giọng có thay đổi và phân biệt ở mức độ nhất định giữa lời kể của em bé với những lời đối thoại giữa em bé và những người ở trên mây, trong sóng; tuy nhiên đó chỉ là hình thức, còn trong đọc cac câu thơ văn xuôi dài những nhịp điệu vẫn nhịp nhàng, mạch lạc, vẫn đậm chất nhạc. Hai câu cuối ở đoạn 1 và đoạn 2 cần đọc với giọng say sưa, tràn trề hạnh phúc
Giáo viên và học sinh đọc hết bài
Giáo viên nhận xét cách đọc
Giải thích từ: ngao du? TB
- Ngao du: đi dạo chơi đó đây (ngao: rong chơi; du: đi chơi)
Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau. giả thiết không có phần thứ hai thì ý thơ có được trọn vẹn đầy đủ không? G
- Trong nguyên văn chỉ có một từ “Mother” (Ma rờ) ở ngay đầu bài thơ chứ không phải là hai như ở bản dịch được dùng trong SGK văn học 6. Điều đó cho thấy đối tượng thoại và cũng là đối tượng biểu cảm của em bé là mẹ, mặc dù mẹ không xuất hiện, không phát ngôn. Em bé thổ lộ tình cảm một cách tự nhiên, một mạch, mặc dù xét về cấu trúc đối xứng giữa hai phần, có thể xem đây là hai lượt thoại
- Do đó, nên quan niệm “phần hai” là đợt sóng lòng dân lên lần thứ hai của em bé chứ không phải là phần hai trong bố cục của một tác phẩm. Thêm một lần cụm từ “mẹ ơi” ở đầu phần hai của bản dịc cho cân đối là không cần thiết
- Đây không phải là sự thổ lộ tình cảm thông thường mà là sự thổ lộ trong tình huốn có thử thách. Đó chính là lí do tồn tại của phần hai. Phải có phần hai, phải qua những thử thách khác nhau, tình thương yêu mẹ của em bé mới được thể hiện trọn vẹn
Hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai phần và phân tích tác dụng của những chỗ giống nhau và khác nhau ấy trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ? Khá
- Trừ cum từ “mẹ ơi” ở đầu bài thơ, trình tự tường thuật của hai phần đều giống nhau
Thuật lại lời rủ rê
Thuật lai lời tứ chối và lí do từ chối
Nêu lên trò chơi do em bé sáng tạo
Qua lí do từ chối, đã hé lộ tình yêu thương của mẹ em bé; song qua việc sáng tạo trò chơi bất ngờ, thú vị, tình thương yêu mẹ mới trở nên nổi bật. Em không những không phải “rời mẹ” mà còn được “lăn, lăn, lăn mãi, rồi xẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”
- trình tự tường thuật giống nhau song ý và lời lại không hể trùng lặp. Mây và sóng đề là những cảnh vật tự nhiên hấp dẫn song tính hấp dẫn khác nhau. Sự hấp dẫn của trò chơi ở những người sống “trên mây” và sống “trong sáng” cũng khác nhau. Hình ảnh mẹ, tấm lòng mẹ chỉ xuất hiện một cách gián tiếp qua lời con, song ở phần hai rõ nét hơn, da diết hơn
II. Phân tích
Gọi học sinh đọc bài thơ
1. Lời từ chối của em bế trước sự mời gọi, rủ rê của những người sống trên mây, trong sóng (13’)
Những người trên mây và trên sóng đã nói gì với em bé? TB
- Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều ta. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc
- Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây
- Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết, từng đến nơi nào
- hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiện mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi
Em có nhận xét gì về những lời mời gọi rủ rê của những người trên mây, trong sóng? TB
- Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trờivốn đã là những hình ảnh thiên nhiên thơ mộng. Những hình ảnh đó đều do trí tưởng tượng của em bé tạo ra nên lại càng lung linh, kì ảo
Tường tượng những người ở trên mây, trong sóng có thể là những ai? G
- Những chú tiên đồng cùng trang lứa hay những ông tiên trên trời xanh, những nàng tiên cá dưới biển cả. Những người sống trên mây, trong sóng là thế giới thần tiên kì ảo trong truyện cổ tích, trong truyền thuyết, thần thoại mà bé được nghe, được đọc và tưởng tượng ra. Đó là những tiên đồng, những ngọc nữ xinh đẹp, phơi phới bay lững lờ trên những đám mây trắng, mây hồng giữa bầu trời thăm thẳm, là những nàng tiên cá tuyệt vời với giọng hát mê hồn dập dờn trong sóng biển xảnh mênh mông. Và thế giới họ hứa hẹn với bé thật vô cùng kì diệu
Thái độ của em bé như thế nào, hãy tìm chi tiết? TB
Học sinh tìm chi tiết, giáo viên ghi bảng
- Nhưng làm thế nào mình mới lên đó được
- Mẹ mình đang đợi ở nhà –Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?
- Buổi chiểu mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được
Hãy giải thích vì sao em bé chưa từ chối ngay lời mời gọi của những người sống trên mây và những người sống “trong sóng”? Khá
- Nếu bé từ chối ngay thì lô gich tình cảm sẽ thiếu chân thực vì trẻ em nào mà chẳng thích chơi, thích đi, thích lạ. Em phần nào đã bị lôi cuốn song cuối cùng, bé đã quyết định từ chối, bé không thể đánh đổi thú vui chơi với việc xa rời mẹ. Tình yêu thương mẹ đã thắng lời mời gọi của những người sống trên mây và “trong sóng"
Tinh thần nhân văn sâu sắc của bài thơ thể hiện chính ở sự khắc phục ham muốn ấy
Qua phân tích, em cho biết vì sao em bé bé từ chối sự mời gọi, rủ rê? Khá
- Tình yêu thương mẹ đã thắng lời mời gọi của những người sống “trên mây” và “trong sóng” . Tình cảm với mẹ của bé thật là sâu nặng
Bé đã từ chối lời mời, rủ rê của những người sống trên mây và trong sóng để ở nhà với mẹ. Vậy bé ở nhà với mẹ để làm gì?
- Bé đã sáng tạo ra trò chơi
2. Trò chơi của bé (10’)
Học sinh đọc lại bài thơ
Em hãy thuật lại từng trò chơi mà bé nghĩ ra để thay thế cho việc ngao du cùng mây són? G
- Học sinh tra lời, giáo viên ghi bảng
- Con là mây và mẹ sẽ là trăng
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ và mài nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm
- Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào
Nêu suy nghĩ của em về những trò chơi mà em bé sáng tạo ra? Khá
- em bé khắc phục ham muốn nhất thời, không tìm cách lên mây hay mượn làn sóng, không hề có nghĩa là ghét bỏ “mây” và “sóng”. Em đã nghĩ ra hình thức tuyệt diệu để hoà hợp tình yêu thiên nhiên và tình mẫu tử bằng cách biến chính mình thành “mây” rồi thành “sóng” còn mẹ thành “trăng” và bến bờ kì lạ
Phân tích ý nghĩa trò chơi sáng tạo của em bé? G
- Trò chơi của em quả là “hay”, “thú vị” hơn nhiều vì em không chỉ có mầy-chính em đã là mây-mà cón có trăng-hiện thân của “mẹ” không phải chỉ để cùng chơi đùa như với những người sống “trên mây” mà để cùng sống dười một “mái nhà” cho em được ôm ấp, được tiếp nhận ánh sáng dịu dàng; em không chỉ có “sóng” chính em đã là sóng- mà còn có “bến bờ kì lạ” - hiện thân của mẹ, bờ biển bao dung, rộng mở luôn sẵn sàng tiếp đón em “lăn, lăn, lăn mãi,vào lòng”
Cảm nhận của em về hai câu thơ? G
- Hay tay con ôm lấy mẹ và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm
- Con lăn, lăn, lăn mãi rỗi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ
- Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào
- Ba câu thơ không chỉ tả cách chơi trong trò chơi sáng tạo của em bé mà còn thể hiện niềm hạnh phúc vô biên tràn ngập của con của sự hoà hợp thương yêu lời của hai mẹ con, giữa thiên nhiên, vũ trụ và cuộc sống con người nhưng câu thơ còn mang chiều sâu khái quát triết lí về tình thương yêu mẹ con, hạnh phúc của tình mẹ con gần gũi, giản dị nhưng vô cùng lớn lao, thiêng liêng và vĩnh hằng như vũ trụ, như thiên nhiên, và kì diệu thay, điều đó lại do chính con người chính bé tạo ra
Trò trơi của bé có ý nghĩa gì? Khá
Trò trơi của bé thể hiện tình mẹ con thiêng liêng và bất tử
III. Tổng kết - Ghi nhớ (4’)
Hãy chỉ ra những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ? TB
- Mây, trắng, sóng, bờ biển, bầu trờitrong bài đều do trí tưởng tượng của em bé tạo ra nên lại càng lung linh, kì ảo s ... âu sắc
+ Tình cảm yêu nước, tính quê hương 
+ Tình đồng chí, sự gắn bó với cách mạng lòng kính yêu Bác Hồ
+ Những tình cảm gần gũi và bền chặt của con người: tình mẹ con, bà cháu trong sự thống nhất với những tình cảm chung rộng lớn
Nhận xét về những điểm chung và nét riêng trong nọio dung và tính cách biểu hiện tình mẹ con trong các bài: khúc hát., con cò, mây và sóng? Khá
b. so sánh những bài thơ có đề tài gần giống nhau
- Hai bài thơ: khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, con cò, đều đề cập đến tình mẹ con, đều ngợi ca tình mẹ con thắm thiết, thiêng liêng. Cách thể hiện cũng có điểm gần gũi, đó là dùng điệu ru, lời ru của người mẹ, nhưng nội dung tình cảm, cảm xúc ở mỗi bài lại mang nét riêng biệt
+ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”: thể hiện sự thống nhất của tình yêu con với lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng và ý chí chiến đấu của người mẹ dân tộc Tà-ôi trong hoàn cảnh hết sức gian khổ ở chiến khi miền tây Thừa Thiên Huế, trong thơìư kì kháng chiến chống Mĩ
+ Con cò khai thác vầ phát triển tứ thơ từ tình tượng con cò trong ca dao hát ru để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru
+ Mây và sóng: hoá thân vào lời trò truyện hồn nhiên ngây thơ của em bé với mẹ để thể hiện tình yêu mẹ thắm thiết của trẻ thơ, Mẹ đối với em bé là vẻ đẹp, niềm vui, sự hấp dẫn lớn nhất, sâu xa và vô tận, hơn tất cả là những điều hấp dẫn khác trong vũ trụ
Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ: đồng chí, bài thơ về tiểu đội xe không kính, ánh trăng? G
c. Hình ảnh người lính và tình đồng đội
- bài thơ “Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, ánh trăng” đề viét về người lính cách mạng với vẻ đẹp trong tính cách và tâm hồn họ. Nhưng mỗi bài lại khai thác những nét riêng và đặt trong những hoàn cảnh khác nhau
+ “Đồng chí” viết về người lính ở thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Những người lính trong bài thơ xuất thân từ nông dân nơi những làng quê nghéo khó, tình nguyện và hăng hái ra đi chiến đấu. Tình đồng chí của những người đồng đội dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ, cùng chia sẻ những gian khó, thiếu thốn và cùng lí tưởng chiến đấu. Bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí ở những người lính cách mạng
+ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” khắc hoạ hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ làm nổi bật tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, tư thế hiên ngang, niềm lạc quan và ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam của người chiến sĩ lái xe-một hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
+ “Ánh trăng” nói về những suy ngẫm của người lính đã đi qua cuộc chiến tranh nay sống giữa thành phố, trong hoà bình. Bài thơ gợi lại những kỉ niệm gắn bó của người lính với đất nước, với đồng đội trong những năm tháng gian lao của thời chiến trang, để từ đó nhắc nhở về đạo lí nghĩa tình, thuỷ chung
Nhận xét bút pháp xây dựng hình ảnh thưo trong các bài sau? Khá
2. Nghệ thuật
So sánh bút pháp sáng tạo hình ảnh thơ ở một số bài thơ
- “Đồng chí” và “Đoàn thuyền đánh cá”: hai bài thơ sử dụng hai bút pháp khác nhau trong xây dựng hình ảnh. Bài “Đồng chí” sử dụng bút pháp hiện thực, đưa những chi tiết hình ảnh thực của đời sốn người lính vào bài thơ gần như là trực tiếp (như: nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá, đêm rét chung chăn, áo rách vai, quần có vài mảnh vá, chân không giày) Hình ảnh đầu súng trăng treo: ở cuối bài rất đẹp và giáu ý nghĩa biểu tượng, nhưng cũng rất thực, mà tác giả đã bắt gặp trong những đêm phục kích địch ở rừng
- Bài “Đoạn thuyến đánh cá” lại chủ yếu dùng bút pháp tượng trưng, phóng đại với nhiều liên tưởng, tưởng tượng, so sánh mới mẻ, độc đáo (ví dụ: Mặt trời xuống biển như hòn lửa, sóng cái then đêm sập cửa, thuyến lái bằng gió, buồm là trăng) Mỗi bút pháp đều có giá trị riêng và phù hợp với tư tưởng, cảm xúc của bài thơ và phong cách mỗi tác giả
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính và ánh trăng
+ Bài thơ của Phạm Tiến Duật sử dụng bút pháp hiện thực, miêu tả rất cụ thể, chi tiết về hính dáng chiếc xe không kính đến cảm giác và sinh hoạt của người lái xe
+ Còn “ ánh trăng” của Nguyễn Duy tuy có đưa vào nhiều hình ảnh và chi tiết thực, rất bình dị, nhưng chủ yếud dùng bút pháp gợi tả, không đi vào chi tiết mà hướng tới ý nghĩa khái quát và biểu tượng của hình ảnh
III. Kết luận (4’)
- Tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam được học trong chương trình kì I và kì II, gồm 11 bài thơ. Số lượng tác phẩm đã học khá lớn, lại được bố trí ở cả hai học kì xen kẽ với truyện do đó tiết ôn tập đã giúp ta tập hợp hệ thống hoá những kiến thức về từng bài thơ đã học, từ đó hình thành một số tri thức có tính khái quát về thể loại và một giai đoạn của thưo hiện đại Việt Nam
 Củng cố (1)
d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (2’)
- Các em về nhà học thuộc bài
- Thuộc lòng diễn cảm và phân tích từng bài thơ
- Làm bài tập: phân tích một khổ thơ mà em thích trong các bài thơ đã học
- Chuẩn bị bài: Nghĩa tường minh và hàm ý
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Dạy lớp: 9A
Ngày dạy: Dạy lớp: 9B 
tiết 128. Tiếng việt
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
1. Mục tiêu : Giúp học sinh 
a. Về kiến thức 
Giúp học sinh nhận biết hai điều kiện sử dụng hàm ý
b. Về kĩ năng Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói
c. Về thái độ Người nghe có đủ năng lực giải đoán hàm ý
2. Chuẩn bị của GV&HS.
 a. Chuẩn bị của GV 
- Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9
- Soạn giáo án
b. Chuẩn bị của HS: học bài cũ và chuẩn bị bài mới
3. Tiến trình bài dạy
* Ổn định tổ chức
a. Kiểm tra bài cũ (5’)
Câu hỏi kiểm tra
Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý
Đáp án-biểu điểm
- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy
Giới thiệu(1’) Hai tiết học hôm trước các em đã phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý. Vậy điều kiện sử dụng hàm ý như thế nào, mời các em tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay
b. Dạy nội dung bài mới
I. Điều kiện sử dụng hàm ý (22’)
1. Ví dụ
Gọi học sinh đọc ví dụ
Tìm câu văn có sử dụng hàm ý? TB
- Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi
- Con sẽ ăn ở nhà cụ nghị thôn Đoài
Nêu hàm ý của những câu trên? G
- Câu “con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi” có hàm ý là: “sau bữa ăn này con không còn được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa. Mẹ đã bán con”
- Câu nói thứ hai: “con sẽ ăn ở nhà cụ nghị thông Đoài” có hàm ý là: Mẹ đã bán con cho nha cụ nghị ở thôn Đoài
Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý? Khá
- Đây là điều đau lòng nên chị Dậu tránh nói thẳng ra
Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy? G
- Hàm ý trong câu nói thứ hai: mẹ đã bán con cho nhà cụ nghị thôn Đoài rõ hơn vì cái Tí không hiểu được hàm ý của câu nói thứ nhất nhưng đến câu “con sẽ ăn ở nhà cụ nghị thôn Đoài” thì cái Tí đã hiểu rõ tai hoạ ập xuống đầu nó, vì vậy ta có thể kết luận hàm ý của câu sau rõ hơn hàm ý của câu trước
- Chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy vì chính chị cũng không thể chiu đựng nổi sự đau đớn khi phải kéo dài những giây phút “lừa dối” cái Tí
Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ? Kha
- Các chi tiết chứng tỏ cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ là: giãy nảy liệng củ khoai, oà lên khóc và hỏi: “u bán con thật đấy ư”
Qua ví dụ, theo em để sử dụng hàm ý, cần có những điều kiện nào? Khá
2. Bài học
- Để sử dụng hàm ý, cần có hai điều kiện sau đây:
- Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói
- Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý
Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ
Nhắc các em học thuộc
II. Luyện tập (15’)
1. Bài tập 1
gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1
Xác định các câu in đậm? TB
- Chè đã ngấm rồi đấy
- Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi để
Người nói, người nghe những câu in đậm là ai? TB
- Người nói là anh thanh niên, người nghe là ông hoạ sĩ và cô gái
Xác định hàm ý của mỗi câu ấy? Khá
- hàm ý của câu in đậm là: mời bác và cô vào uống nước
Theo em người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó? G
- Hai người nghe đều hiểu hàm ý đó chi tiết: “ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà”, và “ngồi xuống ghế” cho biết điều này
Phần b, c giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm sau 3 phút đại diện nhóm đứng tại chỗ trình bày
Đáp án đúng
b. Người nói là anh Tấn, người nghe là chị hàng đậu (ngày trước)
hàm ý của câu in đậm là: chúng tôi không thể cho được
- Người nghe hiểu được hàm ý đó, thể hiện ở câu nói cuối cùng: “Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không dám dời đồng xu lại càng giàu có!”
gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2
2. Bài tập 2 (T92)
Hàm ý của câu: “cơm sôi rồi, nhão bây giờ” là gì? Khá
- Hàm ý của câu là: chắt giùm nước để cơm khỏi nhão
Vì sao em bé không nói thẳng được mà phải sử dụng hàm ý? G
- Em bé dùng hàm ý vì đã có lần (trước đó) nói thẳng rồi mà không có hiệu quả, và vì vậy bực minh. Vả lại, lần nói thứ hai này có thêm yếu tố thời gian bức bách (tránh để lâu nhão cơm)
Việc sử dụng hàm ý có thành công không? Vì sao? TB
- Việc sử dụng hàm ý không thành công vì “anh Sáu vẫn ngồi im” tức là anh tỏ ra không cộng tác (vờ như không nghe không hiểu)
3. Bài tập 3 (T92)
Hãy điền vào lượt lời nói của B trong đoạn thoại sau đây một câu có hàm ý từ chối? Khá
Có thể việc phải làm vào ngày mai (nên không thể đi được). Ví dụ: Bận ôn thi, phải đi thăm người ốm
4. Bài tập 4 (T92) Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc ông co sánh “hi vọng” với “con đương” trong các câu sau? G
- Qua sự so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận ra hàm ý: tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt đượcc. Củng cố (1)
d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (2’)
- Các em về nhà học thuộc lòng ghi nhớ
- Làm bài tập 5 (sgk T93)
- Chuẩn bị bài:
Ôn tập văn thơ hiện đại để kiểm tra 1 tiết phần thơ
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Dạy lớp: 9A
Ngày dạy: Dạy lớp: 9B 
Tiết 129
KIỂM TRA VĂN PHẦN THƠ
1. Mục tiêu : Giúp học sinh a. Về kiến thức b. Về kĩ năng c. Về thái độ
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Dạy lớp: 9A
Ngày dạy: Dạy lớp: 9B 
Tiết 130. Tập làm văn
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 VIẾT Ở NHÀ
1. Mục tiêu : Giúp học sinh 
a. Về kiến thức: Nhận ra được những ưu điểm, nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày trong bài viết của mình
b. Về kĩ năng - Thấy được phương hướng khắc phục, sửa chữa các lỗi
c. Về thái độ: Ôn tập lại lí thuyết và kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
2. Chuẩn bị của GV&HS. 
a. Chuẩn bị của GV - Đọc, nghiên cứu kĩ đáp án, biểu điểm, chấm chữa bài cẩn thận, chu đáo
b. Chuẩn bị của HS: học bài cũ về lí thuyết nghị luận tác phẩm truyện
3. Tiến trình bài dạy
* Ổn đinh tổ chức
a. Kiểm tra bài cũ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_bai_25_tiet_126_den_130.doc