Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 27 - Tiết 136 đến 140

Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 27 - Tiết 136 đến 140

ngữ văn bài 27

kết quả cần đạt

Cảm nhận được ý kiến của triết lí về cuộc đời con người mà tác giả gửi gắm trong truyện “bến quê”. Thấy và phân tích được những đặc sắc nghệ thuật của truyện. Tạo tình huống nghịc ló, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu giàu chất suy tư, hình ảnh biểu tượng

- Năm vững các kiến thức về tiếng việt đã học ở kì II

- Rèn luyện kĩ năng phát biểu miệng: nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ trên cơ sở biết tìm ý, lập dàn ý đùng với yêu cầu của bài nghị luận văn học

Ngày soạn Ngày giảng:

Tiết 136-137

BẾN QUÊ (hướng dẫn đọc thêm)

 - Nguyễn Minh Châu –

1. Mục tiêu : Giúp học sinh a. Về kiến thức b. Về kĩ năng c. Về thái độ

2. Chuẩn bị của GV&HS.

a. Chuẩn bị của GV . Chuẩn bị của HS

3. Tiến trình bài dạy

A. PHẨN CHUẨN BỊ

I. Mục tiêu bài dạy:

Giúp học sinh: Quan cảnh ngộ và tâm trạng của Nhĩ trong truyện, cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra những vẻ đẹp bình dị và quí giá trong những gì gần gũi của quê hương, gia đình

- Thấy và phân tích được những đặc săc của truyện : tạo tình huống nghịch lí, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư, hình ảnh biểu tượng

- Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích tác phẩm truyện có sự kết hợp các yếu tố tự sự, trữ tình và triết lí

- Giáo dục học sinh tình yêu gia đình, quê hương

 

doc 19 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 494Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 27 - Tiết 136 đến 140", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngữ văn bài 27
kết quả cần đạt
Cảm nhận được ý kiến của triết lí về cuộc đời con người mà tác giả gửi gắm trong truyện “bến quê”. Thấy và phân tích được những đặc sắc nghệ thuật của truyện. Tạo tình huống nghịc ló, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu giàu chất suy tư, hình ảnh biểu tượng
- Năm vững các kiến thức về tiếng việt đã học ở kì II
- Rèn luyện kĩ năng phát biểu miệng: nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ trên cơ sở biết tìm ý, lập dàn ý đùng với yêu cầu của bài nghị luận văn học
Ngày soạn Ngày giảng:
Tiết 136-137
BẾN QUÊ (hướng dẫn đọc thêm)
 - Nguyễn Minh Châu –
1. Mục tiêu : Giúp học sinh a. Về kiến thức b. Về kĩ năng c. Về thái độ
2. Chuẩn bị của GV&HS. 
a. Chuẩn bị của GV . Chuẩn bị của HS 
3. Tiến trình bài dạy
A. PHẨN CHUẨN BỊ
I. Mục tiêu bài dạy:
Giúp học sinh: Quan cảnh ngộ và tâm trạng của Nhĩ trong truyện, cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra những vẻ đẹp bình dị và quí giá trong những gì gần gũi của quê hương, gia đình
- Thấy và phân tích được những đặc săc của truyện : tạo tình huống nghịch lí, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư, hình ảnh biểu tượng
- Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích tác phẩm truyện có sự kết hợp các yếu tố tự sự, trữ tình và triết lí
- Giáo dục học sinh tình yêu gia đình, quê hương
II. chuẩn bị:
Giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu: SGK, SGV sách hướng dẫn soạn giáo án
Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP
* Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số
- Lớp phó học tập báo cáo tình hình chuẩn bị bài của học sinh
I. Kiểm tra bài cũ
- Tiết trước kiểm tra một tiết nên giáo viên kiểm tra vở soạn bài của học sinh
II. Dạy bài mới
(1’) Cũng chọn thời gian vào những ngày sang thu ở quê hương, cũng gửi gắm trải nghiệm và triết lí về đời người nhưng khác Hữu Thỉnh lựa chọn thể loại thơ trữ tình với cảm xúc và cách biểu hiện tinh tế, nhà văn Nguyễn Minh Châu lại chọn thể loại truyện ngắn với lỗi viết giản dị và cách xây dựng tình huống, cách kể rất độc đáo thú vị qua “bến quê”.Vậy những chiêm nghiệm, triết lí về đời người cùng những cảm xúc tinh nhạy của tác giả thể hiện thế nào qua “bến quê” mời các em cùng đọc để cảm thụ trong hai tiết học
I. Đọc và tìm hiểu chung
1. giới thiệu tác giả tác phẩm (8’)
H: Đọc phần chú thích có dấu sap trong SGK (T107)? Tóm tăt những nét chính về nhà văn và truyện ngắn “Bến quê”? TB
* Tác giả: Nguyễn Minh Châu (1930-1989) quê ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Bắt đầu viết văn từ năm 1954. Ông là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học thời kỳ kháng chiến chống Mĩ và là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại
- Sau năm 1975 sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã thể hiện những tìm tòi quan trọng về tư tưởng và nghệ thuật, góp phần đổi mới văn học nước nhà từ 1980 đến nay
- Năm 2000, ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
Giáo viên: Sáng tác của Nguyễn Minh Châu trong thời kì kháng chiến chống mĩ như tiểu thuyết “ Cứu sông”, “Dấu chân người lính”, truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng” ở trong số những tác phẩm tiêu biểu của nên văn học theo khuynh hướng sử thi thời kì này. Từ sau năm 1975, nhất là đầu những năm 80 của thế kỉ XX Nguyễn Minh Châu đã trăn trở tìm tòi, đổi mới mạnh mẽ về tư tưởng và nghệ thuật, mở ra chặng đường mới trong sáng tác của mình va thúc đẩy công cuộc đổi mới văn học. Hàng loạt truyện ngắn của ông trong những năm đó đã gây xôn xao trong giới văn học và công chúng rộng rãi, được xem là hiện tượng nổi bật trong đời sống văn học ở chặng đầu thời kì đổi mới như: Bức tranh, người đàn bà tốt bụng, hương và phaiông xứng đáng thuộc trong số những người “mở đường tinh anh và tài năng, đã đi được xa nhất” trong chặng đường mở đầu của công cuộc đổi mới văn học như lời đánh giá của nhà văn Nguyên Ngọc
* Tác phẩm: “Bến quê” được in trong tập truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Minh Châu, xuất bản năm 1985
Giáo viên: ở truyện ngắn này, cũng như nhiều truyện cùng thời kì ấy của nhà văn, ngòi bút của ông hướng vào đời sống thế sự nhân sinh thường ngày, với những chi tiết sinh hoạt đời thường, co khi nhỏ nhặt, để phát hiện những chiều sâu của đời sống với bao nhiêu quy luật và nghịch lí, vượt ra khỏi giới hạn chật hẹp của những cách nhìn, các nghĩ trước đây của cả xã hội và của chính tác giả. Triết lí trong truyện “Bến quê” là một triết lí giản dị mà sâu sắc, mang tính trải nghiệm có ý nghĩa tổng kết cuộc đời một con người
2. Đọc (33’)
Yêu cầu đọc: Truyện được trần thuật theo cái nhìn và tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong một cảnh ngộ đặc biệt. Khi đọc cần chú ý thể hiện giọng trầm tư, suy ngẫm của một người từng trải, cùng với giọng xúc động đượm buồn có cả sự ân hận và xót xa của một người từng trải, cùng với giọng xúc động đượm buồn có cả sự ân hận và xót xa một người nhìn vào hiện tại và quá khứ của mình ở cái thời điểm biết mình sắp phải từ giã cuộc đời. Những đoạn tả hàng cây bằng lăng, con sông, bờ bãi bên kia sông là những đoạn văn hết sức tinh tế và rất đẹp. Khi đọc cần chú ý diễn tả được những sắc thái của vẹ đẹp thiên nhiên được miêu tả với nhiều tình từ chỉ màu sắc được phân biệt tinh tế, không gian được miêu tả bằng đường nét, màu sắc rất tạo hình và gợi cảm
- Giáo viên đọc một đoạn từ đầu đến “ngay trước cửa sổ nhà mình”
Gọi 5 học sinh đọc tiếp phần in lại cho đến hết văn bản, cho các học sinh khác nhận xét, giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh
Giáo viên: để các em hiểu được tính huống truyện “ Bến quê” cô sẽ giúp các em nắm lại thế nào là tình huống truyện. Tình huống truyện: tình huống truyện là hoàn cảnh xẩy ra và làm điều kiện cho câu chuyện phát triển, là hoàn cảnh sống và hoạt động của nhân vật chính, góp phần thể hiện tính cách nhân vật vàchủ đề tác phẩm. Một trong những thành công của truyện là tác giả đã xây dựng được một tình huống truyện bất ngờ hấp dẫn các em đã học một số văn bản có tình huống chuyện như: Chiếc là cuối cùng, Lão hạc, Chiếc lược ngà
H. Xác đinh tình huống truyện “Bến quê”? G
1. Nhĩ làm công việc đã cho anh có điều kiện đi đến hầu hết khắp mọi nơi trên thế giới. Ấy thế mà ở cuối đời, căn bệnh quái ác lại buộc chặt anh vào giường bệnh và giờ đây Nhĩ muốn chích người đến bên cửa sổ thì việc ấy với anh khó khăn như phải đi hết một vòng trái đất (Nhị bị liệt toàn thân nằm trên giường bệnh)
2. Khi Nhĩ phát hiện thấy vẻ đẹp lạ lùng của cái bãi bồi bên kia sông, ngay trước cửa sổ nhà anh thì anh cũng nhận ra một cay đắng rằng anh sẽ không bao giờ có thể đặt được chân lên mảnh đất ấy, dù nó ở rất gần anh, Nhĩ đã nhờ cậu con trai thực hiện giúp mình cái điều khao khát đó. Nhưng rồi câu ta lại sa vào một đám chơi cờ bên hè phố và có thể lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày
H: Em có nhận xét gì về hai tình huống trên? Khá
- Tác giả đã tạo ra một chuỗi các tình huống nghịch lí như trên, tác giả muốn lưu ý người đọc đến một nhận thức về cuộc đời. Cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, những nghịch lí, vượt ra ngoài những dự định và ước muốn, cả những hiểu biết và toan tính của người ta
Giáo viên: Nhiều truyện ngắn khác của Nguyễn Minh Châu trong giai đoạn này cũng đều hướng tới những phát hiện tương tự như thế (chiếc thuyền ngoài xa, Hương và Phai, người đàn bà tốt bụng) nhưng ý nghĩa của tình huống nghịch lí trong “Bến quê” không dừng ở chỗ đó. Nó còn mở ra một nội dung triết lí nữa, mang tính tổng kết những trải nghiệm của cả đởi người, qua những suy ngẫm của nhân vật Nhĩ “Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình” và sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp rất gần gũi như cái bãi bồi bên kia sông hay người vợ tần tảo, giàu tình yêu và đức hi sinh thì phải đến lúc này, khi sắp giã biệt cuộc đời, Nhĩ mới cảm nhận được thấm thía
- Trong văn học đã có không ít tác phẩm đặt nhân vật vào hoàn cảnh hiểm nghèo, giáp ranh giữa cái sồng và cái chết. Nhưng thường thì các tác giả hay khai thác tình huống ấy để ní về khát vọng sống và sức sống mạnh mẽ của con người, hay về lòng nhân ái, sự hi sinh cao thượng ( như truyện “tình yêu cuộc sống” của Giắc Lân-đơn, chiếc lá cuối cùng” của Ô-Hen-ri) nhưng Nguyễn Minh Châu không khai thác theo hướng đó mà tạo nên tình huống nghịc lí để chiêm nghiệm một triết lí về đời người
Hết tiết 136
Chuyển: Những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ xuyên suốt truyện ta sẽ tìm hiểu văn bản theo mạch cảm xúc và suy nghĩ đó (1’)
II. Phân tích văn bản (38’)
1. Những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật nhĩ
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn từ đầu đến “ngay trước cửa sổ nhà minh”
H. Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, khi nằm trên giường bệnh, Nhĩ đã nhìn thấy những gì qua khung cửa sổ? TB
- [] những bông hoa bằng lăng đã thưa thớttrở nên đậm sắc hơn
- [] co sông hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rông thêm ra 
.
H. Em có nhận xét gì về nghệ thuật tả cảnh của tác giả? Khá
- Cảnh vật được miêu tả theo tầm nhìn của Nhĩ: Từ gần đến xa, tạo thành một không gian có chiều sâu, rộng. từ những bông hoa bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng với màu nước đỏ nhạt lúc đã vào thu, vòm trời và sau cùng là bãi bồi bên kia sông. Tác giả sử dụng nhiều tính từ chỉ màu sắc để miêu tả làm nổi bật cảnh vật thiên nhiên trong một buổi sáng đầu thu qua cái nhìn của Nhĩ hiện ra với cẻ đẹp riêng, mà chỉ có thể cảm nhận được bằng cảm xúc tinh tế, Những chùm hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn,; con sông Hồng màu đỏ nhạt mặt sông như rông thêm ra; vòm trời như cao hơn, “những tia nắng sớmđất màu mỡ” không gian và những cảnh sắc ấy vốn quen thuộc, gần gũi, nhưng lại như rất mới mẻ với Nhĩ, tưởng chừng lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó. Bởi “đay là một chân trời gần gũi, mà lai xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến”
H: Miêu tả cảnh sắc thiên nhiên qua cái nhìn của Nhĩ có dụng ý gì? G
- Hinh ảnh bãi bồi bến sông và toàn bộ khung cảnh thiên nhiên mà Nhĩ cảm nhận được, quan sát được qua khung cửa sổ được dựng lên trong truyện mang một nghĩa khái quát, biểu tưởng
Giáo viên: Hình ảnh biểu tượng là những hình ảnh thực nhưng được xem xét trong cả hệ thống hình ảnh và chỉ có thể toát lên khi đặt vào sự qui chiếu của chủ đề tác phẩm
Tìm hiểu hình ảnh biểu tượng của các chi tiết trên? Khá
- Đó là vẻ đẹp của đời sống trong những cái gần gũi, bình dị, thân thuộc như một bến sông quê, một bãi bồirộng ra là cả quê hương xứ sở
Giáo viên: ở đoạn truyện này, ta thấy nhân vật tự nhân thức, tự đối thoại. Vì sao hoa bằng lăng vốn nhợt nhặt, sắp hết mùa lại đậm sắc hơn? mặt sông thì rộng ra? Vòm trời thì cao hơnTóm lại hình ảnh bãi bồi, bến sông và toàn bộ khung cảnh thiên nhiên được dựng lên trong truyện mang ý nghĩa biểu tượng cho vẻ đẹp gần gũi, bình dị thân thuộc của đời sống. Riêng hình ảnh bài bồi mà mãi đến cuối đời Nhĩ mới phát hiện ra vẻ đẹp của nó và mong ước được đến đó rõ ràng  ...  (văn cảnh) chứ không phải do từ ngữ trực tiếp tạo câu biểu đạt
H: Để sử dụng hàm ý cần có những điều kiện gì? TB
- Để sử dụng hàm ý cần có hai điều kiện
- Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói
+ Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý
II. Luyện tập (57’)
1. Bài tập 1 (T 129)
H: Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn trích sau đây là thành phần gì của câu?
Khởi ngữ
Thành phần biệt lập
Xây cái lăng ấy
Tình thái
cảm thán
gọi-đáp
phụ chú
Dường như
Vất vả quá
Thưa ông
Những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờnhìn ta như vậy
2. Bài tập 2 (T110)
H: Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu, trong đó có ít nhất một câu chứa khởi ngữ và một câu chứa thành phần tình thái
- Học sinh viết, giáo viên dành thời gian cho các em làm, gọi học sinh đọc bài của mình, cho học sinh khác nhận xét
Ví dụ: “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu là một câu chuyện về cuộc đời-cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta. Với những nghịch lí không dễ gì hoá giải. Hình như trong cuộc sống hôm nay, chúng ta có thể gặp ở đâu đó một số phận giống như hoặc ngần giống như số phận của nhân vật Nhĩ trong câu truyện “bến quê”. Người ta có thể mải mê kiếm danh, kiếm lợi để rồi sau khi đã rong ruổi gần hết cuộc đời, vì một lí do nào đó phải nằm bẹp một chỗ, con người ta mới chợt nhận ra rằng: gia đình chính là cái tổ ấm cuối cùng đưa tiễn ta về nơi vĩnh hằng. Cái chân lí giản dị ấy, tiếc thay phải đến lúc sắp từ giã cuộc đời Nhĩ mới nhận ra. Nhĩ đã từng “đi không sót một xó sỉnh nào trên trái đất” nhưng khi chẳng may bị mắc bệnh hiểm nghèo, cuộc sống của anh hoàn toàn phụ thuộc vào những người khác, thì chính vào khoảnh khắc ấy trong anh bừng lên những khát vọng thật đẹp đẽ và thánh thiện. Có thể nói về nội dung “Bến quê” là câu chuyện bàn về ý nghĩa của cuộc sống, nhân vật Nhĩ là một nhân vật tư tưởng, nhưng là thứ tư tưởng đã được hình tượng hoá một cách tài hoa và có khả năng gây xúc động mạnh mẽ cho người đọc về nghệ thuật, tác giả đã tạo ra nhiều hình ảnh biểu tượng, nhiều tình huống để miêu tả tâm lí nhân vật một cách tinh tế; đây chính là nét đặc sắc của tryện ngắn “Bến quê”
Hết tiết 138
Chuyển ý: Tiết trước ta đã hệ thống lại những kiến thức cơ bản về tiếng việt học ở kì II lớp 9, và đã luyện tập để củng cố lại những kiến thức ấy. Tiết học này, ta sẽ tiếp tục khắc sâu lại các kiến thức về phép liên kết câu, nghĩa tường minh và hàm ý qua nội dung luyện tập thực hành
3. Bài tập 1,2 (T110)
H: Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn trích dưới đây thể hiện các phép liên kết nào?
a. Nhưng, nhưng rồi và quan hệ từ, dùng để biểu thị mối quan hệ giữa các câu trong đoạn văn. Đây là các từ dùng trong phép nối
b. Từ “cô bé” thuộc phép lặp từ
c. Từ “thế” thay thế cho “bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa” thuộc phép thế
- Ghi kết quả phân tích trên vào bảng tổng kết theo mẫu sau
Phép liên kết
Lặp từ ngữ
Đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng
Thế
Nối
Từ ngữ tương ứng
Cô bé
Nó, thế
Nhưng, nhưng rồi, và
4. Bài tập 3 (T111)
H: Nêu rõ sự liện kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoăn văn em viết về truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu?
- Yêu cầu học sinh chỉ ra sự liên kết về nội dung và các phép liên kết dùng trong đoạn văn
- Cho học sinh khác nhận xét, bổ sung đánh giá, cho điểm những bài có chất lượng khá tốt
5. Bài tập 1 (T111)
- Gọi học sinh đọc truyện cười “chiếm hết chỗ”
H: Cho biết người ăn mày muốn nói tiếng gì với người nhà giàu qua câu “ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi”?
- Hàm ý của câu nói trên là: Địa ngục là chỗ của các nhà giàu
6. Bài tập 2 (T111)
H: Tìm hàm ý của các câu in đậm? Cho biết trong mỗi trường hợp hàm ý đã được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào?
a. Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp
Câu này có thể hiểu: 
- Đội bóng huyện chơi không hay
- Tôi không muốn bình luận về việc này
=> Câu nói này vi phạm phương châm quan hệ
b. Tớ báo cho Chi rồi
- Hàm ý của câu là: tớ chưa báo cho Nam và Tuấn
=> Người nói có ý vi phạm phương châm về lượng
IV. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập (2’)
Ôn lại các kiến thức vừa ôn tập, xem lại bài tập
- Chuẩn bị bài: Luyện nói: nghị luận về đoạn thơ, bài thơ
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 140. Tập làm văn
LUYỆN NÓI: 
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
1. Mục tiêu : Giúp học sinh a. Về kiến thức b. Về kĩ năng c. Về thái độ
2. Chuẩn bị của GV&HS. 
a. Chuẩn bị của GV . Chuẩn bị của HS 
3. Tiến trình bài dạy
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. Mục tiêu bài dạy
Giúp học sinh:
- Có kĩ năng trình bày miện một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận đánh gái của mình về một đoạn thơ, bài thơ
- Luyện tập cách lập ý, lập dài bài và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
- Bồi dưỡng cho học sinh tính chủ động, mạnh dạn và tình yêu đối với gia đình, quê hương đất nước
II. Chuẩn bị
Giáo viên:
- Nghiên cứu SGK, SGV,, thiết kế bài giảng ngữ văn 9
- Soạn giáo án
Học sinh: học bài cũ và chuẩn bị bài mới
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP
* Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số
- Lớp phó học tập báo cáo sự chuẩn bị bài của lớp
I. Kiểm tra bài cũ (5’)
Câu hỏi kiểm tra miệng
Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ phải đạt được những yêu cầu gì? Nôi dung cơ bản của từng phần mở bài, thân bài, kết bài như thế nào?
Đáp án-biểu điểm
5đ – Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần được bố cục mạch lạc theo các phần mở bài, thân bài, kết bài. Và cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúccủa tác phẩm
2đ - Mở bài: giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét đánh giá của mình (nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung của nó)
2đ + Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ
1đ + Kết bài: khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ
II. Dạy bài mới
(1’) Để nói được một cách mạch lạc, hấp dẫn một vấn đề nào đó trước tập thể là một việc rất cần thiết, nhất là một vấn đề nghị luận văn học. Với mục đích giúp các em có kĩ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận của mình về một đoạn thơ, bài thơ, tiết học này ta cùng luyện nói
I. Chuẩn bị nội dung luyện nói (10’)
Đề bài: Bếp lửa sưởi ấm một đời. Bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt
- gọi học sinh đọc lại đề bài
H: Yêu cầu học sinh xác định kiểu bài và vấn đề cần nghị luận của đề bài trên
+ Kiểu bài: Nghị luận về một bài thơ
+ Vấn đề cần nghị luận: tình cảm bà cháu, tình cảm đối với quê hương, tổ quốc
H: Chỉ ra chỗ giống nhau và khác nhau của đề bài này với các đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ em đã gặp? G
- Ngoài phần chung giống như các đề bài thường gặp (bàn về bài thưo “ Bếp lửa” của Bằng Việt) đề bài này có chỗ khác với các đề bài đã học là lại có phần “nêu vấn đề” ở trước “Bếp lửa sưởi ấm một đởi” phần này có giá trị gợi ý và định hướng cho người làm bài
Giáo viên: nói cách khác, đề bài này yêu cầu người làm bài “ bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt trên tinh thần “ Bếp lửa” sưởi ấm một đời”. Như vậy nội dung “bàn về bài thơ có thể được mở rộng hơn, bài nói của các em cũng cần làm nổi bật ý đó
H: Đối với đề bài này ta cần trình bày đảm bảo được mấy nội dung? Khá
- Bài nghị luận cần đảm bảo làm nổi bật được tình cảm bà cháu và đó cũng là tình yêu đối với quê hương đất nước của nhà thơ
Giáo viên: Để giải quyết được các vấn đề mà đề bài yêu cầu các em cần xuất phát từ sự cảm thụ của cá nhân đối với bài thơ, khái quát thành những thuộc tính tinh thần cao đẹp của con người
- Hãy lập dàn bài cho đề bài trên
Dàn bài
1. Mở bài:
H: Bài thơ “Bếp lửa” được Bằng Việt sáng tác khi nào? TB
- “bếp lửa” được Bằng Việt” sáng tác năm 1963 khi ông đang còn là sinh viên học ở nước ngoài xa bà, xa tổ quốc. Bài thơ thể hiện tình cảm bà cháu nồng đượm, đằm thắm gắn quyện với tình yêu quê hương, đất nước thật xúc động lòng người qua hình ảnh “Bếp lửa sưởi ấm một đời người”
2. Thân bài:
H: Phần thân bài em cần nêu được mấy ý? Khá
(? Hình ảnh bếp lửa gợi lên hoàn cảnh sống thuộc thời kì nào của đất nước, gia đình, được gắn với hình ảnh người bà tần tảo ra sao? Hình ảnh ấy gợi lên trong lòng bài thơ những tình cảm gì?)
- Ba câu thơ đầu: hình ảnh bếp lửa ở làng quê Việt Nam và lòng cháu thương bà. Bếp lửa của bà là bếp lửa của cuộc đời đã trải qua “biết mấy nắng mưa” nghèo khổ và vất vả
- Năm câu thơ tiếp theo “Lên bốn tuổisống mũi còn cay” kỉ niệm thời thơ ấu, kỉ niệm một thời đen tối, đói khổ “đói mòn đói mỏi” năm ất dậu 1945 giong thơ trĩu xuống nao lòng
- 11 câu thơ tiếp theo: kể lại những kỉ niệm về trong suốt thời gian “tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa: chau tuy phải sống xa cha mẹ, gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng cháu thật hạnh phúc khi được sống trong vòng tay yêu thương của bà. Chữ “bà” và “cháu” được điệp lại bốn lần gợi tả tình bà cháu quấn quýt yêu thương
-10 câu thơ năm giăc đôt làngchứa niềm tin dai dẳng” tô đậm thêm những phẩm chất cao quí của người bà kính yêu. Bà là chỗ dựa tinh thần vững chắc
- 8 câu thơ: “lận đận đời bàthiêng liêng-bếp lửa”: Từ “bếp lửa” cháu nghĩ về “ngọn lửa”. Một hình tượng rất tráng lệ “bếp lửa bà nhóm” đã sáng bừng thành ngon lửa bất diệt, ngọn lửa của tình thương, của niềm tin bền bỉ, bất diệt. Hình ảnh “bếp lửa” đã trở thành biểu tượng của quê hương, đất nước, trong đó có người bà, là ngưới nhóm lửa vừa là người giữ lửa
- 4 câu thơ cuối bài: “giờ cháu đã đi xanhóm bếp lên chưa” thể hiện tình cảm thương nhớ bà đằm thắm, lòng kính yêu và biết ơn và của đứa cháu bé bỏng nay đã trưởng thành ở xa bà. Cảm xúc thơ như những lơp sáng cuộn lên trong lòng người, dư ba và âm vang tình bà-cháu
3. Kết bài
H: Ýnghĩa nhiều mặt của bài thơ là gì? Khá
- “Bếp lửa” là một bài thơ rất hay và độc đáo. Lời thơ đẹp, chất thơ trong trẻo trẻ trung. Hình tượng “ Bếp lửa” được lặp lại nhiều lần trong bài thơ có giá trị tu từ độc đáo. Ta cảm nhận được ở đây tấm lòng biết ơn sâu nặng nhớ nhung da diết của nhà thơ đối với người bà yêu dấu
- Bài thơ đã khơi dậy trong ta một tình cảm cao đẹp đối với gia đình, quê hương, đất nước
II. Luyện nói trên lớp (27’)
Giáo viên: Dựa vào dàn bài đã chuẩn bị các em lên trình bày miệng trước lớp bài bài văn
- Yêu cầu: cần nói tự nhiên , chủ động, tự tin , truyền cảm. Tránh lối đọc thuộc lòng. Các câu thơ trích dẫn phải thuộc lòng để nói lưu loát, diễn cảm. giữa các phần, các ý phải có những câu chuyển tiếp để bài nói được liền mạch, chặt chẽ, thống nhất. Khi nói có thể kèm theo điệu bộ, cử chỉ
- Cho học sinh lên trình bày, các em khác nhận xét, giáo viên tổng kết, nhắc nhở lỗi cần tránh của học sinh
III. Hướng dẫn học bài (2’)
- Về tập nói lại bài văn trên
- Chuẩn bị bài: Những ngôi sao xa xôi

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_bai_27_tiet_136_den_140.doc