Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 27 - Tuần 30

Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 27 - Tuần 30

Hướng dẫn đọc thêm:

 Bến Quê

 - Nguyễn Minh Châu –

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh:

1.Về kiến thức:

- Cảm nhận được Những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống nơi bến quê qua cảm nhận của một người từng trải.

- Những tình huống nghịch lí, h/a giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện.

2.Về kĩ năng:

- Đọc- hiểu 1 vb tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc.

- Nhận biết và phân tích những đặc sắc nghệ thuật trong một cốt truyện giàu yếu tố tâm lí là nét nổi bật trong truyện ngắn này.

3.Về thái độ:

- Có thái độ tình cảm với thiên nhiên, yêu quê hương đất nước

- Tình yêu thiết tha cuộc sống nơi quê hương trong những ngày cuối cùng của cuộc đời một con người.

II. CHUẨN BỊ:

 1- Giáo viên:

- Tham khảo SGV + tài liệu + đọc văn bản và nội dung câu hỏi SGK

- Soạn giáo án, bảng phụ ghi phần tổng kết, bố cục

 2- Học sinh:

- Học thuộc bài cũ, chuẩn bị phần luyện tập ở nhà

- Đọc nội dung văn bản “Bến quê”, tóm tắt văn bản

+ Chú ý nghệ thuật miêu tả

+ Trả lời các câu hỏi SGK

 

doc 16 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 905Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 27 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 30 Ngày soạn: 25/ 03 / 2011 
Tiết: 136 + 137 Ngày dạy: 29/ 03 / 2011 
	Hướng dẫn đọc thêm:
	 Văn bản: 
	Bến Quê
	 - Nguyễn Minh Châu –
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh: 
1.Về kiến thức: 
- Cảm nhận được Những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống nơi bến quê qua cảm nhận của một người từng trải.
- Những tình huống nghịch lí, h/a giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện.
2.Về kĩ năng:
- Đọc- hiểu 1 vb tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc.
- Nhận biết và phân tích những đặc sắc nghệ thuật trong một cốt truyện giàu yếu tố tâm lí là nét nổi bật trong truyện ngắn này.
3.Về thái độ: 
- Có thái độ tình cảm với thiên nhiên, yêu quê hương đất nước
- Tình yêu thiết tha cuộc sống nơi quê hương trong những ngày cuối cùng của cuộc đời một con người.
II. CHUẨN BỊ:
 1- Giáo viên: 
- Tham khảo SGV + tài liệu + đọc văn bản và nội dung câu hỏi SGK
- Soạn giáo án, bảng phụ ghi phần tổng kết, bố cục
 2- Học sinh:
- Học thuộc bài cũ, chuẩn bị phần luyện tập ở nhà
- Đọc nội dung văn bản “Bến quê”, tóm tắt văn bản
+ Chú ý nghệ thuật miêu tả
+ Trả lời các câu hỏi SGK
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	ª Hoạt động 1: Khởi động (5’)
	 * Mục tiêu: : Oân lại liến thức cũ- Tạo tâm thế cho bài học
1/ Ổn định lớp:
 2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới: 
 Nguyễn Minh Châu là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Năm 1980, ông trăn trở, tìm tòi, đổi mới mạnh mẽ về tư tưởng và nghệ thuật tạo nên chặng đường mới trong sáng tác từ đó thúc đẩy việc đổi mới văn học, trong đó có “ Bến quê” mà các em sẽ được tiếp xúc hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
TG
HĐ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
* HĐ 2: HD Đọc và tìm hiểu chú thích 
Mục tiêu: Tìm hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm
- Y.cầu: Đọc thầm chú thích
- Hỏi: Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả?
- GV giới thiệu: những đóng góp lớn như vậy nên năm 2000 nhà văn được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật.
- Hỏi: Nêu xuất xứ của truyện ngắn “ Bến quê”
- Chốt lại và nêu thêm một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu
- Cho học sinh tìm hiểu chú thích lồng khi phân tích.
* Hoạt động 3: Đọc và tìm hiểu văn bản 
Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng đọc văn bản, phân tích tác phẩm truyện có sự kết hợp các yếu tố tự sự, trữ tình và triết lí
- HD đọc: Giọng trầm tư suy ngẫm của một người từng trãi,cùng với giọng xúc động, đượm buồn, có cả sự ân hận và xót xa của một người nhìn vào hiện tại và quá khứ của mình ở cái thời điểm biết mình sắp phải từ giã cõi đời.
- Giáo viên đọc mẫu
- Gọi học sinh đọc
- Gọi học sinh nhận xét
- Tóm lượt nội dung đoạn trích
- Hỏi: Đoạn trích có thể chia bố cục như thế nào? Nội dung chính mỗi phần? 
- Hỏi: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn trích này?
- Hỏi: Cho biết tình huống của truyện “ Bến quê”
- Gợi: Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào hoàn cảnh như thế nào?
- Hỏi: Tại sao có thể nói đây là một tình huống trớ trêu, nghịch lí nhưng không trái với tự nhiên, không hoàn toàn bịa đặt vô lí?
GV: Nhĩ có điều kiện đi nhiều nơi trên thế giới “ không sót cho một xó xỉnh” cuối cùng bị buộc chặt vào giường bệnh ® Tình huống thứ hai cũng nghịch lí. Phát hiện bờ bãi bồi bên kia sông ngay cửa sổ ® không thể đến phải nhờ con.
- Hỏi: Tác giả xây dựng tình huống như vậy là để thực hiện điều gì?
Bình: Điều bình thường giản dị nhưng không phải lúc nào cũng sớm nhận ra ® qua trãi nghiệm có khi đi đến cuối đời, trong hoàn cảnh trớ trêu mới nếm trãi (bãi bồi, người vợ tảo tần) ® lúc cuối đời Nhĩ mới cảm nhận thấm thía.
- Giáo dục tư tưởng: tình yêâu quê hương, gia đình.
- Hỏi: Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, cảnh ngộ bị buộc chặt vào giường bệnh, anh nhìn thấy gì qua khung cửa sổ? ( chú ý đoạn 1)
(Gợi ý: Điểm nhìn cảnh vật, màu sắc, đường nét, phương thức biểu đạt? Cảm nhận của nhân vật?)
GV: Cảnh từ gần đến xa: những bông bằng lăng ngay ngoài cửa sổ ® con sông màu nước đỏ ® vòm trời, bãi bồi
+ Cảm nhận tinh tế: Cành hoa cuối mùa thưa thớt . sông Hồng màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm, vòm trời như cao hơn...
- Hỏi: Cảnh quen thuộc gần gũi nhưng tại sao lần đầu tiên Nhĩ mới cảm nhận được ý nghĩa?
- Hỏi: Khi nhìn cảnh vật, anh khao khát điều gì? Vì sao anh lại khao khát cháy bỏng đến như vậy? Ý nghĩa của niềm khao khát đó?
GV: Thức tỉnh về tinh thần những giá trị thường bị bỏ qua, lãng quên nhất là lúc còn trẻ, khi những ham muốn xa vời lôi cuốn con người tìm đến® sự nhận thức này chỉ đến khi người ta đã từng trãi ® với Nhĩ thì đó là cuối đời ® sự thức tỉnh có niềm ân hận xót xa.( Đoạn “ họa chăng  bên kia” trang 165)
- Gọi HS đọc đoạn ( trang101- 102) “ Chờ khi đứa con ... đi lại được”
- Hỏi: Nhĩ hỏi vợ điều gì? Hàm ý ( hôm qua.)
- Hỏi: Chị Liên có hiểu được hàm ý của chồng không? Chị đáp lại thế nào? 
- Hỏi: Nhĩ đã cảm nhận điều gì về Liên? (chi tiết), tại sao có thể nói Nhĩ đã phát hiện ra một qui luật nghịch lí của đời người?
- Hỏi: Khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông nhưng không thể nào được. Nhĩ nhờ vào đứa con trai, anh con trai có thực hiện được lời đề nghị của bố không? Vì sao? Tại sao có thể nói anh con trai tham gia vào trò chơi “phá cờ thế” để trễ chuyến đò là hình ảnh biểu tượng?
- Hỏi: Từ nghịch lí trên, Nhĩ đã chiêm nghiệm được thêm điều gì? 
GV: Con người trên đường đời khó tránh cái điều “ vòng vèo, chùng chình” của cuộc đời ( điểm mới mà Nguyễn Minh Châu muốn nhắùc nhở mọi người)
- Gọi đọc đoạn cuối truyện
- Hỏi: Đoạn này tác giả miêu tả nhân vật bằng nghệ thuật gì?
- Hỏi: Tìm chi tiết miêu tả nhân vật Nhĩ với những vẻ đẹp khác thường? Giải thích ý nghĩa các chi tiết đó? 
GV nhận xét, bổ sung
- Hỏi: Hình ảnh ở “ Bến quê” là hình ảnh mang 2 lớp nghĩa thực và biểu tượng. Hãy tìm một số hình ảnh như vậy để nêu ý nghĩa của nó?
Gợi thêm: Một số hình ảnh khác chi tiết nằm trong hình ảnh bao quát:
- Hình ảnh bãi bồi, bến sông và toàn bộ khung cảnh thiên nhiên
® Những cái gần gũi, thân thuộc, bình dị, như một bến sông, một quê hương,rộng ra là quê hương xứ sở
- Hành động của Nhĩ ở cuối truyện,
- Hỏi: Tìm trong văn bản đoạn văn thể hiện chủ đề của truyện, nêu cảm nhận của em về đoạn văn ấy?
- Hỏi: Qua phân tích, em hãy cho biết thông điệp mà “ Bến quê” gởi đến người đọc là gì?
GV nhận xét bổ sung
* HĐ4: HD Tổng kết 
Mục tiêu: Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật
- Hỏi: Qua phân tích, em hãy khái quát lại nội dung tác phẩm?
- Chốt lại
- Hỏi: Nhận xét chung về nghệ thuật đặc sắc ở “ Bến quê”? truyện được kể theo ngôi kể thứ mấy? ( ngôi kể thứ 3)
- Chốt lại nghệ thuật nổi bật
® GV nhận xét, treo bảng phụ
* HĐ 5: HD luyện tập 
Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng nhận xét nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên và kĩ năng diễn đạt
- Đọc lại đoạn đầu và nhận xét nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên của tác giả ở đoạn văn ấy?
- Nêu yêu cầu bài tập 2
Gợi ý: Đoạn văn chứa đựng nội dung triết lí chính của truyện, có ý nghĩa khái quát sự trãi nghiệm của đời người.
( Làm ở nhà)
5’
60’
5’
17’
- HS đọc
- Trả lời
- Nghe, ghi lại nội dung
- Trình bày
- Nghe, ghi
- Đọc chú thích
-HS nghe
- HS nghe
- Đọc
- Nhận xét
- HS nghe
- TL: 3 phần
- Nhận xét
-TL: Phương thức tự sự (có kết hợp biểu cảm + miêu tả + nghị luận)
- Nêu tình huống truyện
- TL: Hoàn cảnh đặc biệt: Bệnh hiểm nghèo, hầu như bị liệt toàn thân
- Giải thích
- Nghe, cảm nhận, ghi, chốt ý
- TL: Nêu lên 1 qui luật của đời sống và những cảm nhận, hối tiếc những gì bình thường của cuộc đời không phải lúc nào cũng sớm nhận ra.
- Nghe, cảm nhận
- HS nghe
- TL: Thấy vẻ đẹp của thiên nhiên. Hoa bằng lăng cuối mùa trở nên đậm sắc hơn. Sông Hồng một màu đỏ nhạt.Vòm trời như cao hơn Vùng phù sa  vàng thau xen màu xanh non
- Nghe gợi ý - Trả lời
- Nghe, ghi lại nội dung
- Phát biểu, Hs khác chú ý nêu nhận xét bổ sung ý.
-Trả lời: 
- Nhận xét, nêu ý nghĩa
- Nghe, cảm nhận và ghi gọn nội dung
TIẾT 2
- Đọc diễn cảm
- Tìm chi tiết và nêu hàm ý
- TL: Có. Chị lãng tránh trả lời câu hỏi của chồng
- Thảo luận, trình bày 
 + Thấy Liên mặc tấm áo vá. 
 + Tâm hồn Liên vẫn giữ được những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh,
 - Nhận xét, giải thích
- TL: Tượng trưng cho những điều vòng vèo, chùng chình mà con người khó tránh khỏi
-Trả lời: 
- HS nghe
- Đọc diễn cảm
- TL: Miêu tả tâm lí, cử chỉ hành động
- TL: Con đò vừa chạm mũi.Nhĩ thu hết tàn lực nhô ra ngoài, giơ tay khoát khoát, như ra hiệu khẩn thiết
® Ý nghĩa: giục con , thức tỉnh mọi người
-TL: + Hành động con con trai sa vào chơi “phá thế cờ” ® trễ đò
+ Tiếng đất lở ở bờ sông lúc gần sáng mà Nhĩ cảm nhận ® Sự sống nhân vật Nhĩ ở vào những ngày cuối đời.
- TL: “ Họa chăng thích hết” tr/105
- TL: Hãy trân trọng những vẻ đẹp những giá trị bình dị, gần gũi của cuộc sống, quê hương.
-Trả lời: 
- Trả lời:
-HS quan sát, đọc
-TL: + Nghệ thuật miêu tả
+ Tình huống
+ Lối kể chuyện
+ Ngôi kể
- Đọc diễn cảm
- Nêu cảm nghĩ
- Nghe, ghi nhận về nhà làm
I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH
 1. Tác giả: 
 Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) – Quỳnh Lưu – Nghệ An.
- Sau 1975, sáng tác của ông đã thể hiện những tìm tòi quan trọng về tư tưởng, nghệ thuật.
 2. Tác phẩm
- “Bến quê” – in trong tập truyện cùng tên – xuất bản năm 1985 
 3. Chú thích
II. ĐỌC- TÌM HIỂU VĂN BẢN
 1. Đọc – tóm tắt
 2. Bố cục : 3 phần
+ Từ đầu ngay cửa sổ nhà mình
® Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng nhân vật
+ “Nhĩ khó nhọc.cũng thấy như hôm qua” 
® Cảnh ngộ thực của Nhĩ, cảm xúc, suy nghĩ, khao khát.
+ Còn lại: Th ... ớng dẫn ôn tập
Mục tiêu: Hệ thống hóa các vấn đề đã học trong HKII thông qua các tài liệu ngôn ngữ thực tế. Rèn kĩ năng hệ thống hóa kiến thức.
1. Hướng dẫn HS làm bài tập 1 
Nhận biết vai trò trong câu của những từ ngữ in đậm
- Dùng “ bảng tổng kết về khởi ngữ và các thành phần biệt lập” – theo mẫu SGK trang 109 
( Bảng phụ)
- Nêu yêu cầu: đọc kĩ 4 đoạn trích và cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong mỗi đoạn trích là thành phần gì trong câu?
- Gọi 4 HS, mỗi em thực hiện 1 câu ( ghi kết quả vào cột tương ứng)
- Gọi HS nhận xét kết quả ?
- Nhận xét chung bài làm của HS
- Hỏi: Căn cứ vào đâu giúp ta xác định được các từ ngữ in đậm trên đảm nhiệm vai trò gìø trong câu? ( củng cố lí thuyết)
 ® Căn cứ vào khái niệm
- Hỏi: Thế nào là khởi ngữ? Thành phần biệt lập?
- Cho HS làm b.tập trắc nghiệm
+ Điền tên các thành phần biệt lập vào cột B cho phù hợp với nội dung (khái niệm) nêu ở cột A ( thảo luận)
+ Bảng phụ
* Cột A
a. Được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp
b. Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu
c. Được dùng để thực hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu
d. Dùng để bộc lộ tâm lý người nói. 
2.Hướng dẫn HS làm bài tập 2
- Nêu yêu cầu bài tập 2 ( viết đoạn văn) – ( đã chuẩn bị ở nhà)
- Gọi 2 HS lên bảng viết ( 2 đoạn) và một số em đứng tại chỗ đọc văn mình đã viết
- GV nhận xét cùng HS sửa chữa đoạn văn hoàn chỉnh, đúng yêu cầu ( có thể cho HS xem đoạn văn tham khảo)
+ Chuyển sang nội dung thứ hai ( kết hợp bài tập 1+2 trang 110 SGK)
- Nêu yêu cầu bài tập 1+2 
( bảng phụ)
- Gọi HS đọc các đoạn văn, xác định phép liên kết và ghi kết quả vào (bảng mẫu bài tập 2)
- Giáo viên nhận xét ( có phân tích tích hợp phần văn)
=> Liên kết câu
- Hỏi: Liên kết câu là gì? 
( củng cố)
* GV cho thêm VD về liên kết đoạn văn ( 2 đoạn văn liên kết)
=> Bảng phụ hoặc đọc chậm
Ví dụ: Giảng văn rõ ràng là khó, nói như vậy để nêu ra một sự thật, không phải nhằm để hù doạ càng không phaiû để làm ngã lòng”( Lê Trí Viễn)
=> Dùng liên kết câu để liên kết đoạn văn -> Liên kết đoạn văn là gì?
Chuyển sang BT 3 ( trang 111)
- Nêu yêu cầu
- Chốt lại
* Liên kết nội dung: liên kết chủ đề
+ Liên kết Logic
* Liên kết hình thức: dùng từ ngữ làm phương tiện liện kết 
( có thể chuyển sang bài tập 3 sang làm sau bài tập 2 (mục 1), chuyển sang nội dung thứ 3
- Gọi HS đọc truyện cười 
- Hỏi: Cho biết người ăn mày muốn nói điều gì với nhà giàu qua câu nói in đậm ở cuối truyện? Cách nói đó là cách nói tường minh hay hàm ý?
( Chú ý văn cảnh)
® Biết người nhà giàu bủn xỉn, không tình người nên người ăn mày “ nguyền rủa” lại.
( Giáo dục tư tưởng: yêu thương con người nhất là khi họ gặp hoàn cảnh chẳng may thật sự )
- Gọi học sinh đọc 2 đoạn bài tập 2 ( trang 111 SGK)
- Yêu cầu xác định hàm ý trong 2 câu in đậm. Cho biết hàm ý được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào ? tại sao?
- Nhận xét, chốt lại
® Ở a, Nam không nói trực tiếp vào đề tài giao tiếp
® Ở b, nội dung lời nói của Huệ còn thiết sót so với câu nói của Lan.
24’
20’
18’
25’
- Nghe và thực hiện theo yêu cầu
- Lên bảng thực hiện
- Nhận xét
- Nghe và ghi vào tập
- Phát biểu
- Thảo luận
- Trình bày ( bảng phụ)
 Thực hiện theo yêu cầu
- Nghe, nhận xét, sửa chữa
- Xem ( bảng phụ)
- Nghe, xác định yêu cầu
- Thực hiện theo yêu cầu ( bảng)
- Nghe, ghi lại nội dung
- Xem ( nghe) để xác định phương tiện liên kết và phép liên kết.
- Nghe, chỉ ra liên kết nội dung và liên kết hình thức
- Đọc văn bản
- Xác định hàm ý
- Nghe, cảm nhận
- Đọc ngữ liệu và xác định hàm ý
- Nghe, ghi lại nội dung
I/ KHỞI NGỮ VÀ CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP:
1) Ôân lí thuyết:
- Khởi ngữ là gì? Cho ví dụ
- Nêu các thành phần biệt lập?
2) Bài tập. Trang 109 – SGK
a. “Xây cái lăng ấy” – Khởi ngữ
b. “ Dường như” – tình thái
c. “ Những người con gái. Nhìn ta như vậy” – phụ chú
d. “Thưa ông” – gọi đáp
e. “ Vất vả quá” – Cảm thán
- Viết đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn “ Bến quê” của Nguyễn Minh Châu, trong đó có ít nhất một câu chứa thành phần tình thái.
II. LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN 
1) Lí thuyết: ( Ghi nhớ SGK/ 43)
2) Bài tập 1 + 2 (Sgk/110):
Xác định phương tiện liên kết và phép liên kết câu:
a. Nhưng, nhưng rồi, và 
® phép nối
b. Cô bé ( 1) – cô bé ( 2) ® phép lặp từ ngữ
Cô bé (2) – nó ( 3) 
® phép thế
c. “ Bây giờ cao sang .. nữa” ® Phép thế
3/ Bài tập 3: SGK/ 111 
Nêu rõ sự liên kết nội dung, liên kết hình thức giữa các câu trong đoạn văn em viết về truyện ngắn “Bến quê”
III. NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý:
1/ Bài tập 1 : SGK/ 111 
- Câu nói của người ăn mày: Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi!
® Hàm ý: địa ngục là chỗ của các ông ( người nhà giàu)
2/ Bài tập 2: SGK / 111
Xác định hàm ý
a. Câu trả lời của Nam có hàm ý:
“ Đội bóng huyện mình chơi không hay”
Hoặc : “ Tôi không muốn bình luận về việc này”
Þ Người nói cố ý vi phạm phương châm quan hệ
b. Câu trả lời của Huệ có hàm ý: 
Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn.
Þ Người nói cố ý vi phạm phương châm về lượng
IV. HƯỚNG DẪN CÔNG VIỆC Ở NHÀ: (2 phút)
- Làm những bài tập do giáo viên hướng dẫn trên lớp
- Ôn tập lại kiến thức đã học
- Chuẩn bị tốt phần luyện nói “ Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ”
- Chú ý tập trung vào một vài cảm nhận, ý kiến mà mình tâm đắc, thích thú nhất
V. NHẬN XÉT RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Tuần: 30 Ngày soạn: 28/ 03 / 2011 
Tiết: 140 Ngày dạy: 02/ 04 / 2011 
Luyện nói:
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
 ŸŸŸŸŸŸŸŸŸ œŸŸŸŸŸŸŸŸŸ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh: 
1.Về kiến thức: 
- Ôn lại lí thuyết và kĩ năng của kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Những y/c đối với luyện nói khi bàn luận về một đoạn thơ, bài thơ.
2.Về kĩ năng: 
- Lập ý và cách dẫn dắt vấn đề khi NL về một đoạn thơ, bài thơ
- Trình bày miệng mạch lạc những cảm nhận đánh giá của mình về bài thơ
3.Về thái độ: 
- Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý, nói theo dàn ý
II. CHUẨN BỊ:
 1- Giáo viên: 
Tham khảo tài liệu® Soạn bài, hướng dẫn HS chuẩn bị.
 2- Học sinh: 
Thực hiện dàn ý cho đề bài ở SGK và tự luyện nói ở nhà, ở nhóm.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Oån định lớp:
	2/ Kiểm tra bài cũ:
	Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS
	3/ Bài mới:
	Nêu mục tiêu cần đạt® Vào bài
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
TG
HĐ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện nói 
Mục tiêu: Luyện tập cách lập ý, lập dàn bài và cách dẫn dắt vấn đề nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Có kĩ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ. Thấy tầm quan trọng của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ trong việc học tập môn ngữ văn nói chung; hiểu giá trị của việc rèn luyện kĩ năng nói trước đông người.
- Chép đề lên bảng, yêu cầu học sinh đọc lại đề
*Hướng dẫn HS tìm hiểu đề
+ Kiểu bài ? 
+ Nội dung? ( Cảm xúc của nhà thơ nhớ về bếp lửa với tình bà cháu thân thương, với cội nguồn dân tộc)
+ Phạm vi dẫn chứng ? (chủ yếu bài thơ “ Bếp lửa” )
* HDHS tiến hành luyện nói. 
Cần chú ý các điểm sau:
+ Bám sát nội dung tư tưởng của bài thơ
- Trình bày theo dàn ý
Chú ý mối liên kết giữa các phần mở bài, thân bài, kết bài
- Cách nói sao cho truyền cảm, thu hút được chú ý của người nghe ( không đọc thuộc lòng), chú ý đến: ngữ điệu, tốc độ, nhanh chậm
- Gọi học sinh trình bày
- GV cùng một số HS khác bổ sung, đánh giá, nhận xét
+ Nội dung bài nói phải đạt được những yêu cầu cơ bản bản sau:
+ Mở bài : 2 ý
+ Thân bài: Phân tích được nội dung và nghệ thuật
- Đánh giá bài thơ
Kết bài: Khẳng định lại giá trị và tác dụng của bài thơ
16’
37’
- Xem, đọc lại đề
-TL: nghị luận về một bài thơ
- Nêu nội dung tư tưởng của bài “ Bếp lửa”
- Xác định giới hạn
- Nghe để thực hiện cho đúng
- Thực hiện theo yêu cầu 
- Nghe, ghi nhận bổ sung, đánh giá và rút kinh nghiệm
- HS nghe
Đề: Phân tích bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt
I. Mở bài: Giới thiệu bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt viết vào năm 1963 lúc nhà thơ đang du học ở nước ngoài ( Liên Xô cũ)
- Khái quát nội dung: Cảm xúc của nhà thơ nhớ về “ Bếp lửa” với tình bà cháu thân thương với cội nguồn dân tộc.
II. Thân bài: ( Phân tích nội dung + Nghệ thuật)
- Từ một nước công nghiệp  nhà thơ nhớ về bếp lửa đang “ chờn vờn” trong sương sớm 
® Nhớ đến hình ảnh người bà
- Cả hồi ức kỉ niệm lại hiện về trong tâm trí nhà thơ ( bà cháu vất vả bên nhau: năm lên bốn đã quen mùi khói, làng đói kém, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học)
- Hình ảnh người bà hiện lên thật đẹp: chịu đựng, che chở, yêu thương con cháu.
- Bà cùng chia sẽ, chịu đựng gian khổ, hy sinh cho cuộc kháng chiến ® nhen nhóm trong lòng đứa cháu một tình cảm rộng lớn hơn tình bà cháu.
- Hình ảnh bếp lửa lặp lại nhiều lần có giá trị tu từ độc đáo
- Hình ảnh bếp lửa còn có ý nghĩa tượng trưng: tình yêu thương, niềm tin của tâm hồn dân tộc nhóm dậy trong tâm hồn nhà thơ.
® Hướng về cội nguồn
- Đánh giá: bài thơ hay, dạt dào cảm xúc.
III. Kết bài
Bài thơ đã gợi dậy trong ta tình cảm đẹp với gia đình quê hương, đất nước .
IV. HƯỚNG DẪN CÔNG VIỆC Ở NHÀ: (2 phút)
- Bổ sung hoàn thiện bài “Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ”
- Thực hành luyện nói ở nhà 
- Chuẩn bị “ Những ngôi sao xa xôi” 
	+ Đọc văn bản, tóm tắt nội dung
	+ Trả lời câu hỏi SGK
	+ Thực hiện phần luyện tập
V. NHẬN XÉT RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_bai_27_tuan_30.doc