Ngữ văn bài 29
Kết quả cần đạt
* Hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang qua bức chân dung tự hoạ của nhân vật
- Hệ thống hoá được các kiên thức về từ loại và cụm từ
- Nắm chắc lí thuyết và biết cách viết biên bản
- Nắm được mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm hợp đồng
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 146
RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG
(Trích: “Rô-bin-xơn Cru-xô)
- Đ.Di-phô –
1. Mục tiêu : Giúp học sinh a. Về kiến thức b. Về kĩ năng c. Về thái độ
2. Chuẩn bị của GV&HS.
a. Chuẩn bị của GV . Chuẩn bị của HS
3. Tiến trình bài dạy
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
- Hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn một mình ngoài đảo hoang bộc lộ gián tiếp qua bức chân dung tự hoạ của nhân vật
- Củng cố và nâng cao kĩ năng miêu tả chân dung nhân vật trong văn bản tự sự
- Giáo dục học sinh có tinh thần vượt qua khó khăn gian khổ trong cuộc sống, luôn lạc quan và tình yêu lao động
II. chuẩn bị:
Giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9
- Soạn giáo án
Học sinh: Học bài và chuẩn bị bài mới
Ngữ văn bài 29 Kết quả cần đạt * Hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang qua bức chân dung tự hoạ của nhân vật - Hệ thống hoá được các kiên thức về từ loại và cụm từ - Nắm chắc lí thuyết và biết cách viết biên bản - Nắm được mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm hợp đồng Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 146 RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG (Trích: “Rô-bin-xơn Cru-xô) - Đ.Di-phô – 1. Mục tiêu : Giúp học sinh a. Về kiến thức b. Về kĩ năng c. Về thái độ 2. Chuẩn bị của GV&HS. a. Chuẩn bị của GV . Chuẩn bị của HS 3. Tiến trình bài dạy A. PHẦN CHUẨN BỊ I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh - Hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn một mình ngoài đảo hoang bộc lộ gián tiếp qua bức chân dung tự hoạ của nhân vật - Củng cố và nâng cao kĩ năng miêu tả chân dung nhân vật trong văn bản tự sự - Giáo dục học sinh có tinh thần vượt qua khó khăn gian khổ trong cuộc sống, luôn lạc quan và tình yêu lao động II. chuẩn bị: Giáo viên: - Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9 - Soạn giáo án Học sinh: Học bài và chuẩn bị bài mới B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP * Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số I. Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu hỏi kiểm tra Nêu nội dung, nghệ thuật đặc sắc của văn bản “những ngôi sao xa xôi”? Đáp án- biểu điểm 4đ Nghệ thuật: truyện sử dụng vai kể là nhân vật chính, có cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung và đặc biệt thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật 6đ Nội dung: truyện đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ II. Dạy bài mới (1’) Trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt nam có một câu chuyện kể về một người con nuôi của vua Hùng thứ mười bảy là Mai An Tiêm, vì bị hiểu lầm ma vua cha đẩy chàng ra chốn hoang đảo; chỉ với một lưỡi kiếm cùn, An Tiêm vẫn tạo nên cuộc sống no đủ cho gia đinh và tìm ra giống dưa quí. Ở vương quốc sương mù vào thế kỉ XVII cũng có một con người phải sống trên hoang đảo một mình suốt bốn năm trờ thuộc biển Chi Lê, Nam Mĩ vì bị đắm tàu. Từ nguyên mẫu Xen-kiếc, Đi-Phô đã sáng tạo ra nên tiểu thuyết “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang”. Tiết học hôm nay ta sẽ tìm hiểu một đoạn trích trong tiểu thuyết này I Đọc và tìm hiểu chung (8’) 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Gọi học sinh đọc phần chú thích có dấu sao trang 128 H: Nêu vài nét chính về nhà văn Đi-Phô? TB - Tác giả Đe-ni-ơn Đi-Phô (1660-1731) là nhà văn lớn của Anh ở thế kỉ XVII. Ông đến với tiểu thuyết khi đã gần sáu mươi tuổi Giáo viên: Đi-Phô, sinh ở thủ đô Luận Đôn trong một gia đình theo thanh giáo, cha làm nghề sản xuất nến, sau chuyển sang nghề bán thịt.Cuộc đời của ông là một chuỗi những thành bại, những cuộc phiêu lưu chẳng khác bao nhiêu so với nhân vật trong tác phẩm của mình Ông bỏ dở việc học nghề mục sư để hoạt động chính trị và buôn bán với những thăng trầm chao đảo. Cuối cùng Đi-phô qua đời trong nghèo túng và bệnh tật ngày (26/4/1731) Đi-phô đã viết hàng trăm tác phẩm phê phán, châm biếm những điều sai trái trong xã hội, và đề xuất nhiều sự án cải cách tiến bộ như mở ngân hàng, truờng học cho phụ nữ, thành lập viện hàn lâmTài năng văn học của Đi-Phô thực sự nở rộ vào khoảng năm ông sáu mươi tuổi với một só cuốn tiểu thuyết, trong đó RÔ-bin-xơn Cru-xô (1719) là nổi tiếng hơn cả H: Hãy cho biết xuất xứ của đoạn trích “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang”? TB - Truyện trích từ tiểu thuyết tự truyện “Rô-bin-xơn Cru-xô” tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn, viết năm 1719 Giáo viên: Đoạn trích thuộc chương X, kể chuyện Rô-bin-xơn sống ở đảo hoang từ năm thứ 9 đến năm thứ 15. Đoạn ta học kể lại khoảng thời gian Rô-bin-xơn sống ở hoang đảo được 15 năm Giáo viên: tóm tắt tiểu thuyết cho học sinh nghe (SGK T134-135) 2. Đọc văn bản: - Yêu cầu đọc: đọc giọng trầm tĩnh, vui vui, pha chút hóm hỉnh, tự giễu cợt Giáo viên đọc một đoạn, gọi học sinh đọc tiếp đến hết văn bản. Giáo viên nhận xét cách đọc của học sinh H: Giải thích các từ: đạn ghém, Ma-rốc? Khá - Đạn ghém: đạn khi nổ làm văng đi những viên bi nhỏ để sát thương mục tiêu - Ma-rốc: một nước ở Bắc Phi H: Truyện được kể ở ngôi thứ mầy? TB - Truyện được kể ở ngôi thứ nhất, Rô-bin-xơn xưng “tôi” tự kể chuyện mình Giáo viên: với cách chọn ngôi kể thứ nhất, để cho nhân vật chính xưng “tôi” kể lại câu chuyện phiêu lưu của mình, nhà văn có điều kiện nhập thâm rất sâu vào thế giới bên trong của nhân vật. Ở lớp 6 các em đã được học truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” của nhà văn Pháp An-phông-xơ Đô-Đê cũng theo phương thức tự sự như thế H: Xét xem nếu phải tách đoạn cuối cùng của văn bản thành hai đoạn riêng biệt thì nên ngắt ra ở chỗ nào? Khá - Ta có thể tách ra thành hai đoạn riêng biệt thì nên ngắt ra chỗ “còn diện mạo của tôi” H: Tìm bố cục của văn bản và đặt tiêu đề cho từng phần? Khá - Phần thứ nhất: Từ đầu đến “của tôi như dưới đây”: mở đầu - Phần thứ hai: từ “Tôi độiáo quần của tôi”: trang phục của Rô-bin-xơn - Phần thứ ba: Từ “quanh tôi.bên khẩu súng của tôi”: trang bị của Rô-bin-xơn - Phần thứ tư: Từ “còn diện mạo của tôihết”: diện mạo của Rô-bin-xơn Giáo viên: như vậy chúng ta đã tìm được bố cục của văn bản, xét về ý. Vậy văn bản này đã nói về các đường nét bức chân dung của Rô-bin-xơn như thế nào? Qua bức chân dung đó nhà văn muốn nói lên điều gì về Rô-bin-xơn? Ta cùng phân tích II. Phân tích văn bản (26’) Giáo viên: ta sẽ tìm hiểu văn bản theo hai nội dung lớn là: bức chân dung tự hoạ và cuộc sống của nhân vật Rô-bin-xơn trên đảo hoang. Trước hết ta tìm hiểu nội dung thé nhất 1. Bức chân dung tự hoạ của nhân vật Rô-bin-xơn Giáo viên: đọc lại đoạn một. Mở đầu tác giả để cho Rô-bin-xơn tự giới thiệu về bôj dạng của mình với trang bị vá áo quần H: Tìm những chi tiết giới thiệu về trang phục của Rô-bin-xơn? TB - Tôi đội một chiếc mũ to tướng cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì làm bằng da của một con dê, với mảnh da rủ xuống phía sau gáy, - Tôi mặc một chiếc áo bằng tấm da dê, vạt áo dài tới khoảng lưng chừng hai bắp đùi, và một cái quần loe đến đầu gối cũng bằng da dê - Tôi không có bít tất mà cùng chẳng có giày, nhưng đã làm cho mình được một đôi [] giống như đôi ủng, bao quanh bắp chân và buộc dây hai bên, nhưng hình dáng rất kì cục H: Em có nhận xét gì về trang phục của Rô-bin-xơn từ qua những chi tiết trên? Khá - Tác giả tả rất kĩ trang phục của Rô-bin-xơn từ trên xuống dưới: mũ, áo, quần, giàytừng bộ phận cũng được tả rất tỉ mỉ, từ hình dáng, chất liệu đến công dụng. Tất cả từ mũ, giày, quần áo, từ đầu đến chân chỉ đều chỉ có một thứ vật liệu đặc sản: da dê. Sự dung hoà giữa cái có ích và cái đẹp trong trang phục của Rô-bin-xơn không còn. Trang phục ấy tuy lôi thôi, cồng kềnh nhưng rất tiện dụng trong hoàn cảnh khí hậu khắc nhiệt ở đảo hoang H: Em thấy giọng văn ở đoạn kể và tả về trang phục của Rô-bin-xơn như thế nào? - Giọng văn rất dí dỏm, hài hước, tự giấu mình của nhân vật: lông dê thõng xuống bắp chân; không có bí tất, chẳng có giày, nhưng cũng có một một đôi chẳng biết đó gọi là gì hình dánh hết sức kì cục H: Đọc đoạn thứ ba, cho biết trang bị của Rô-bin-xơn được miêu tả qua những chi tiết nào? TB - Quanh người tôi là một chiếc thắt lưng rộng bản bằng da dê phơi khô thắt lại bằng hai sợi dây cũng bằng da dê, hai bên có hai quai đeo [] lủng lẳng bên này một chiếc cưa nhỏ, bên kia một chiếc rìu con. Quàng qua vai tôi là một đai daở cuối đai, phái dưới cánh tay trái của tôi, đeo lủng lẳng hai cái túi [] đều làm bằng da dê, một túi đựng thuốc súng và một túi đựng đạn ghém. Tôi đeo gùi sau lưng, khoác súng bên vai, và giương trên đầu một chiếc khăn dù lớn bằng da dê xấu xí vụng về H: Em cảm nhận thế nào về trang bị của Rô-bin-xơn? TB - Trang bị của Rô-bin-xơn lỉnh kỉnh, cồng kềnh, thật tương xứng với trang phục, cả trang phục và trang bị của chúa đảo thật độc đáo, đặc biệt. Nó là kết quả của sự lao động sáng tạo, của nghị lực và tinh thần vượt lên hoàn cảnh để sống một cách tương đối thoải mái của Rô-bin-xơn H: Quan sát đoạn từ “còn về diện mạo tôi..hết”. Đoạn truyện kể lại diều gì? TB - Đoạn truyện kể lại chuyện Rô-bin-xơn hình dung và tả lại diện mạo của mình H: Phát hiện chi tiết Rô-bin-xơn tự hoạ về diện mạo của mình? TB - Diện mạo tôi nó không đến nỗi đen cháy - Râu ria của tôi đã có lúc tôi để mặc cho nó mọc dài đến hơn một gang tay [] trừ hàng ria ở môi trên tôi xén tỉa thành một cặp ria mép to tướng kiểu hồi giáochiều dài và hình dáng kì quái của chúng cũng khiến cho mọi người phải khiếp sợ nếu như là ở nước Anh H: Cách miêu tả diện mạo của Rô-bin-xơn có gì đáng chú ý? Tại sao? G - Miêu tả diện mạo của rô-bin-xơn rất đặc biệt, nhà văn chỉ đặc tả hai nét là nước da “đen cháy” và “hàng ria mép to tướng kiểu hồi giáo”. Đó là hai nét đặc biệt nhất của bức chân dung tự hoạ, được tả và kể lại với giọng điệu dí dỏm, hài hước. Rô-bin-xơn chỉ đặc tả hai nét ấy, có lẽ vì đây là hai nét đổi thay nổi bật nhất, mà nhân vật dễ nhận thấy nhất trong thời gian 15 năm sống trên đảo H: Em có nhận xét gì về độ dài và vị trí phần Rô-bin-xơn kể về diện mạo của chàng so với các phần khác? Khá - Bố cục của bài văn cho thấy ngoài phần mở đầu dẫn dắt độc giả đến với bức chân dung, Rô-bin-xơn trước hết kể và tả về trang phục (mũ, quần áo, giày) theo trật tự từ trên xuống dưới, sau đó đến trang bị (các vật dụng mang theo người), cuối cùng mới là diện mạo của chàng. Thông thường, trong bức chân dung, gương mặt chiếm vị trí quan trọng nhất, được hoạ sĩ quan tâm trước hết, sau đó mới đến trang phục và cac thứ khác, thế nhưng ở đây, phần đó lại xếp sau cùng. Hơn nữa, xét về độ dài nó cũng chỉ chiếm một số ít ỏi (có 9 dòng) H: Thử giải thích vì sao lại như vậy qua ngôi kể của nhân vật? G - Đã là bức chân dung tự hoạ thì bao giờ cũng được vẽ theo chủ quan của con người, ở đâu là Rô-bin-xơn, sau 15 năm sống trên đảo hoang đã chinh phục được thiên nhiên và tạo lập được cho mình một cuộc sống từ trong muôn vàn khó khăn, gian khổ. Vì vậy trong thời điểm ấy, nhân vật nhìn lại mình có cả hai tâm trạng vừa tự hào vừa buồn cười về minh. Nên trên bộ mặt, ngoài một câu nói thoáng qua về nước da, Rô-bin-xơn chỉ đặc tả bộ ria mép của chàng. Ta không biết gì về các bộ phận khác trên khuôn mặt như mắt, mũi, mồm, tóc, taiĐiều này một phần do Rô-bin-xơn muốn giới thiệu với độc giả cách ăn mặc ki khôi và những đồ nghề lỉnh kỉnh mang theo người của chàng là chính, Nhưng có lẽ chủ yếu là do phương thức tự sự ở ngôi thứ nhất. Rô-bin-xơn chỉ có thể kể về những gì chàng nhìn thấy được, không phải ngẫu nhiên, trên khuôn mặt, chàng kể về bộ ria mép to tướng của mình mà thôi H: Nếu truyện được kể ở ngôi thứ ba số ít, bức chân dung nhân vật có khác không? TB - Nếu truyện được kể ở ... đứng trước động từ 3. Bài tập 3 (T 133-134) H: tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm, chỉ ra những yếu tố phụ đi kèm với nó? Khá a. phần trung tâm: Việt Nam, bình dị, Việt Nam, phương Đông, mới, - Dấu hiệu: có phó từ “rất” chỉ mức độ đứng trước - Ở đây các danh từ: “Việt Nam, phương Đông” được dùng làm tính từ b. Phần trung tâm: êm ả - Dấu hiệu: có thể thêm “rất” vào phía trước III. Hướng dẫn học bài và làm bài (2’) Về nhà ôn lại toàn bộ phấn lí thuyết xem - Chuẩn bị bài: luyện tập viết văn Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 149. Tập làm văn LUYỆN TẬP VIẾT BIÊN BẢN 1. Mục tiêu : Giúp học sinh a. Về kiến thức b. Về kĩ năng c. Về thái độ 2. Chuẩn bị của GV&HS. a. Chuẩn bị của GV . Chuẩn bị của HS 3. Tiến trình bài dạy A. PHẦN CHUẨN BỊ I. Mục tiêu bài dạy Giúp học sinh: ôn lại lí thuyết về đặc điểm và cách viết biên bản - Viết được một biên bản hội nghị, hoặc một biên bản sự vụ thông dụng - Bồi dưỡng ý thức viết biên bản đúng cách, vận dụng đúng lúc, đúng chỗ, II. Chuẩn bị: Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9 - Soạn giáo án Học sinh: học bài cũ và chuẩn bị bài mới B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP * Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số II. Dạy bài mới: (1’) Các em đã được tìm hiểu lí thuyết viết một biên bản, để giúp các em nắm chắc cách viết biên bản, tiết học này ta sẽ luyện tập viết biên bản I. Ôn tập lý thuyết (10’) H: Biên bản nhằm mục đích gì? TB - Biên bản là loại văn bản ghi chép một cách trung thực, chính xác, đầy đủ một sự việc đang xẩy ra hoặc vừa mới xẩy ra H: Người viết biên bản cần phải có trách nhiệm và thái độ như thế nào? TB Phải ghi chép các sự việc, hiện tượng kịp thời, tại chỗ một cách khách quan, trung thực và chiu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản H: Nêu bố cục phổ biến của biên bản? Khá - Biên bản gồm các mục sau: - Phần mở đầu (phần thủ tục) ghi quốc hiệu, tiêu ngữ (đối với biên bản hành chính) tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và trức chách của họ - Phần nội dung: diến biến và kết quả của sự việc - Phần kết thúc: thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên của các bên có trách nhiệm chính, những văn bản hoặc hiện vật kèm theo (nếu có) H: Lời văn và cách trình bày một biên bản có gì đặc biệt? TB - Lời văn ngắn gọn, chính xác II. Luyện tập (32’) 1. Bài tập 1 (T 134-135) Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập Giáo viên: phát phiếu học tập cho các nhóm thảo luận H: Nội dung ghi chép đã cung cấp đầy đủ dữ liệu để hình thành một biên bản chưa? Cần thêm bớt những gì? - Nội dung ghi chép chưa cung cấp đầy đủ dữ liệu để hình thành một biên bản - Cần thêm: + Quốc hiệu và tiêu ngữ + Tên biên bản + Địa điểm diễn ra hội nghị + Ý kiến trao đổi, bổ sung và đề ra chỉ tiêu phấn đấu của tập thể lớp + Thời gian kết thúc, thủ tục kí xác nhận H: Cách sắp xếp các nội dung đó có phù hợp với một biên bản không? Cần sắp xếp lại như thế nào? - Cách sắp xếp các nội dung đó chưa phù hợp với tiến trình hội nghị, chưa phù hợp với một biên bản, cần sắp xếp như sau - Phần mở đầu: quốc hiệu vầ tiêu ngữ + Địa điểm, thời gian diễn ra hội nghị + Tên biên bản + Thành phần tham dự và chức trách của họ - Phần nội dung: diến biến và kết quả của hội nghị + Cô Lan khai mạc, nêu yêu cầu và nội dung hội nghị + ban Huê lớp trưởng báo cáo tình hình học môn Ngữ văn của lớp + Báo cáo kinh nghiệm học môn ngữ văn của bạn Thu Nga và Thúy Hà + Tập thể lớp bổ sung, trao đổi (ghi tóm tắt từng ý kiến) + Thông qua chỉ tiêu phấn đấu + Cô Lan tổng kết, nhấn mạnh kết quả hội nghị - Phần kết thúc + thời gian kết thúc hội nghị + Thủ tục kí xác nhận: chủ toạ, th thư kí + Văn bản kèm theo: Báo cáo tình hình học môn ngữ văn của bạn lớp trưởng – Báo cáo kinh nghiệm học môn ngữ văn của bạn Thu Nga, Thuý Hà - Gọi học sinh đọc văn bản hoàn chỉnh sau khi đã sắp xếp lại các mục hợp lí 2. Bài tập 3 (T 136) H: Hãy ghi lại biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần của lớp em với lớp bạn? Giáo viên cho học sinh thảo luận thống nhất nôi dung chủ yếu của biên bản bàn giao trực nhật - Thành phần tham dự bàn giao gồm những ai? (bên bàn giao, bên nhận bàn giao) - Nội dung bàn giao gồm những gì? + Nội dung và kết quả công việc đã làm trong tuần + Nội dung công việc cần thực hiện trong tuần tới + Các phương tiện vật chất và hiện trạng của chúng tại thời điểm bàn - Dựa vào kết quả thảo luận từng học sinh viết biên bản vào vở bài tập Giáo viên kiểm tra, theo dõi và uốn nắn những lệch lạc của học sinh (nếu có) giúp đỡ các em còn yếu - Sau khi viết xong cho học sinh từng cặp trao đổi và kiểm tra bài của nhau. Giáo viên chọn 1 đến 2 bài khá đọc kết quả bài tập của mình cho cả lớp nghe - Giáo viên tổng kết, rút kinh nghiệm III. Hướng dẫn học và làm bài (2’) Về học thuộc lí thuyết về biên bản làm bài tập 2 , 4 (T136) - Chuẩn bị bài: hợp đồng Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 150. Tập làm văn HỢP ĐỒNG 1. Mục tiêu : Giúp học sinh a. Về kiến thức b. Về kĩ năng c. Về thái độ 2. Chuẩn bị của GV&HS. a. Chuẩn bị của GV . Chuẩn bị của HS 3. Tiến trình bài dạy A. PHẦN CHUẨN BỊ: I. Mục tiêu bài dạy Giúp học sinh phân tích được đặc điểm, mục đích và tác dụng của hợp đồng - Viết được một hợp đồng đơn giản - Có ý thức cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức trách nhiệm với việc thực hiện các điều khoản ghi trong hợp đồng đã được thoả thuận và kí kết II. Chuẩn bị: Giáo viên: - Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng ngữ văn 9 Học sinh: học bài cũ và chuẩn bị bài mới B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP * Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số I. Kiểm tra bài cũ (5’) Câu hỏi kiểm tra - Nêu bố cục của một biên bản? Đáp án- biểu điểm 4đ - Phần mở đầu (phần thủ tục): Quốc hiệu và tiêu ngữ (đối với biên bản sự vụ và hành chính) tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ 3đ - Nội dung: diến biến và kết quả của sự việc 3đ - Phần kết thúc: thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính, những văn bản hoặc hiện vật kèm theo nếu có II. Dạy bài mới (1’) Các em đã hiểu và biết cách làm một biên bản, tuy nhiên trong cuộc sống còn có nhiều loại văn bản hành chính khác mà các em cần biết. Tiết học hôm nay cô trò ta cùng tìm hiểu về đặc điểm và cách làm văn bản hợp đồng. I. Đặc điểm của hợp đồng.(12’). 1. Ví dụ: Sách giáo khoa Tr136, 137, 138 Văn bản: Hợp đồng mua bán sách giáo khoa - Gọi học sinh đọc văn bản. H: Văn bản trên viết về vấn đề gì? TB - Văn bản viết về hợp đồng mua bán sách giá khoa. H: Hợp đồng mua bán sách giáo khoa diễn ra giữa mấy bên? Là ai? TB - Giữa bên A và B. Bên A là Công ty cổ phần sách và thiết bị trường họcSở giáo dục và đào tạo Bên B là Công ty trách nhiệm hữu hạn H: Tại sao cần phải có hợp đồng? K - Trong làm ăn, đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh, buôn bánđể ràng buộc lẫn nhau, đảm bảo cho công việc thu được kết quả, tránh thiệt hại cho các bên tham gia, pahỉ có hợp đồng (Các bên có trách nhiệm thực hiện các điều khoản đã ghi trong hợp đồng) H: Hợp đồng ghi lại những nội dung gì? K - Ỏ hợp đồng này, nội dung là những điều thoả thuận giữa hai bên A và B + Nội dung giao dịch mua bán sách giáo khoa. + Trách nhiệm, nghĩa vụ của bên A, bên B. + Phương thức thanh toán. + Hiệu lực của hợp đồng. Giáo viên: Hợp đồng ghi lại những nội dung cụ thể do hai bên kí hợp đồng đã thoả thuận với nhau. H: Hợp đồng phải đạt những yêu cầu nào? G - Về nội dung hợp đồng phải tuân theo những điều khoản của pháp luật, phù hợp với truyền thống, đồng thời phải cụ thể, chính xác đến từng chi tiết. Về hình thức, các từ ngữ trong hợp đồng cần đơn giản, câu văn ngắn gọn, dễ hiểu và đơn nghĩa, tránh sự hiểu lầm. Về người ký kết hợp đồng, phải là những đại diện có đủ tư cách pháp lí. H: Hãy kể tên một số hợp đồng mà em biết? G - Hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế, hợp đồng cung ứng vật tư, hợp đồng mua bán sản phẩm, hợp đồng đào tạo cán bộ, hợp đồng thuê nhà, hợp đồng xây dựng Từ ví dụ trên em cho biết thế nào là hợp đồng? TB 2. Bài học: - Hợp đồng là loại văn bản có tính chất pháp lí ghi lại nội dung thoả thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia giao dịch nhằm bảo đảm thực hiện dúng thoả thuận đã cam kết. Giáo viên: Hợp đồng là văn bẳn phản ánh sự thoả thuận giữa hai bên hoặc nhiều người, giữa các đơn vị, tập thể về việc thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đối với một công việc liên quan. Hợp đồng được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Hợp đồng là cơ sở để các bên tham gia kí kết ràng buộc lẫn nhau có tách nhiệm thực hiện các điều khoản đã ghi nhằm đảm bảo cho công việc thu được kết quả, tránh thiệt hại cho các bên tham gia. II. Cách làm hợp đồng (15’) - Đọc lại hợp đồng mua bán sách giáo khoa. H: Hợp đồng mua bán sách giáo khoa gồm mấy phần? Giới hạn và các mục của mỗi phần là những mục nào? K - Phần mở đầu: + Quốc hiệu và tiêu ngữ. + Tên hợp đồng. + Ngày tháng năm, địa điểm. + Họ tên, chức vụ, địa chỉ của các bên kí kết hợp đồng (Bên A và bên B). - Phần nội dung: + Điều 1: Nội dung giao dịch. + Điều 2: Trách nhiệm và nghĩa vụ bên A + Điều 3: Trách nhiệm và nghĩa vụ bên B. + Điều 4: Phương thức thanh toán. + Điều 5: Hiệu lực hợp đồng. - Phần kết thúc: Đại diện bên A, bên B kí, ghi rõ họ tên và đóng dấu. Từ ví dụ, cho biết phần mở đầu của hợp đồng gồm có những mục nào? Tên của hợp đồng được viết như thế nào? TB - Phần mở đầu: Quốc hiệu và tiêu ngữ, tên hợp đồng, thời gian, địa điểm, họ tên, chức vụ, địa chỉ của các bên kí kết hợp đồng. Tên của hợp đồng viết bằng chữ in hoa, trình bày đẹp cân xứng hai bên H: Phần nội dung hợp đồng gồm những mục gì? Nhận xét cách ghi nội dung này trong hợp đồng? Khá - Phần nội dung ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất - Cách ghi những nội dung trong hộ đồng rõ ràng chính xác, đầy đủ tuân theo các điều khoản của pháp luật, phù hợp với truyền thống (Thời gian tiến hành, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi các bên tham gia kí kết hợp đồng) H: Phần kết thúc hợp đồng có những mục nào? K - Phần kết thúc: Chức vụ, chữ kí, họ tên của đại diện các bên tham gia kí kết hợp đồng và xác nhận bằng dấu của cơ quan hai bên. Bên A ở góc trái bên B ở góc phải tờ giấy H: Đọc thầm lại văn bản, nhận xét về lời văn của hợp đồng? - Lời văn chính xác, chặt chẽ, đơn nghĩa, dễ hiểu, không chung chung mơ hồ - Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK (T 138) + Hợp đồng gồm có các mục: - Phần mở đầu - Phần nội dung - Phần kết thúc - Lời văn của hợp đồng phải chính xác, chặt chẽ III. Luyện tập ( 10’) 1. Bài tập 1 ( T 139) H: Hãy lựa chọn những tình huống cần viết hợp đồng trong các trường hợp sau? - Trường hợp cần viết hợp đồng là các tính huống: a, b, c - Trường hợp a: Viết đơn đề nghị (văn bản hành chính) - Trường hợp d: viết biên bản bàn giao công tác 2. Bài tập 2 (T 139) - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm bản hợp đồng thuê nhà
Tài liệu đính kèm: