Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 4 - Tiết 16 đến 21

Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 4 - Tiết 16 đến 21

NGỮ VĂN – BÀI 4

Kết quả cần đạt

- Qua “chuyện người con gái Nam Xương” thấy được đức tính truyền thống và số phận oan trái của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, những thành công về nghệ thuật kể chuyện của tác giả

- Hiểu được Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm, biết sử dụng từ ngữ xưng hô một cách thích hợp trong giao tiếp

- Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp lời của một người hoặc một nhân vật

- Hiểu được một trong những cách quan trọng để phát triển từ vựng Tiếng Việt là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.

 

doc 24 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 766Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 4 - Tiết 16 đến 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỮ VĂN – BÀI 4
Kết quả cần đạt
- Qua “chuyện người con gái Nam Xương” thấy được đức tính truyền thống và số phận oan trái của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, những thành công về nghệ thuật kể chuyện của tác giả
- Hiểu được Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm, biết sử dụng từ ngữ xưng hô một cách thích hợp trong giao tiếp
- Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp lời của một người hoặc một nhân vật
- Hiểu được một trong những cách quan trọng để phát triển từ vựng Tiếng Việt là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Dạy lớp: 9A
Ngày dạy: Dạy lớp: 9B 
Tiết 16 – 17
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
 (Trích “Truyền kì mạn lục”) -Nguyễn Dữ-
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
a. Về kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương
- Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến
b. Về kỹ năngTìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm. Nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố là ảo với những tình tiết có thực tạo nên vẻ đẹp riêng của loại truyện truyền kì
c. Về thái độ: Giáo dục các em có lòng cảm thông, yêu mến người phụ nữ căm ghét hủ tục chế độ nam quyền, có tinh thần đấu tranh để tạo sự bình đẳng, công bằng trong cuộc sống
2. Chuẩn bị của GV&HS:
a. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu tài liệu: SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9, phân tích bình giảng ngữ văn 9, soạn giáo án.
b. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ và soạn bài theo hướng dẫn sách giáo khoa.
3. Tiến trình bài dạy
* Ổn định tổ chức: 9A;.. 9B:.
a. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi kiểm tra miệng
- Trình bày nội dung chính của “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”
Đáp án - biểu điểm
Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu. Bản tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em ngày 30-9-1990 đã khẳng định điều ấy và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính toàn diện và sự sống còn, phát triển của trẻ em, vì tương lai của toàn nhân loại.
b Dạy nội dung bài mới:
Từ đầu năm các em đã học ba văn bản nhật dụng với những chủ đề khác nhau. Ba văn bản tiếp theo là truyện văn xuôi viết bằng chữ Hán thời trung đại Việt Nam. Mở đầu cho truyện trung đại Việt Nam trong chương trình ngữ văn lớp 9 là: “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ.
I. Đọc và tìm hiểu chung:
1. Giới thiệu tác giả - Tác phẩm
Gọi học sinh đọc chú thích
? Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Dữ? TB
Nói thêm: 	
- Hiện chưa rõ cụ thể năm sinh và năm mất của Nguyễn Dữ, nhưng theo các tài liệu để lại, có thể đoán định ông sống vào nửa đầu thế kỷ XVI, là học trò giỏi của Tuyết giang phu tử Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chế độ phong kiến nhà Hậu Lê, sau một thời kỳ phát triển rực rỡ cuối thế kỉ XV, đến đây bắt đầu lâm vào tình trạng khủng hoảng, chính sự suy yếu các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền lực, gây nên loạn lạc liên miên. Chán nản trước thời cuộc, lại chịu ảnh hưởng của thầy học, sau khi đỗ hương cống, Nguyễn Dữ chỉ làm quan có một năm rồi cáo về, sống ẩn dật ở vùng nói rừng Thanh Hoá. Đó là cách phản kháng của nhiều trí thức tâm huyết đương thời
? Thế nào là thể loại “truyền kì” Khá
- Truyện truyền kì là loại văn xuôi tự sự, có nguồn gốc từ văn học Trung Quốc, thịnh hành từ thời Đường, Truyện thường mô phỏng những cốt truyện dân gian hoặc dã sử vốn đã được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân (cũng có khi cốt truyện là của Trung Quốc nhưng lại được phát triển trên cơ sở bối cảnh xã hội Việt Nam). Sau đó, bằng cái tài năng sáng tạo của mình, các tác giả sắp xếp lại những tình tiết bồi đắp thêm cho đời sống của các nhân vật, xen kẽ những yếu tố kì ảobởi thế, truyện dù có ma quỉ thần tiên hay yêu tinh, thuỷ quái, nhưng mạch chính vẫn là những chuyện có thực, chuyện trần thế và nổi lên trên hết vẫn là những con người thực có đới sống có số phận
? Nêu ý hiểu của em về “truyền kỳ mạn lục” G
- “Truyền kì mạn lục” là đỉnh cao của thể loại “truyền kì” từng được xem là một án “thiên cổ kì bút” (áng văn hay của người ngàn đời). Tác phẩm viết bằng chứ Hán gồm 20 truyện, đề tài khá phong phú: có truyện đả kích thẳng vào chế độ phong kiến lúc suy thoái, vạch mặt bọn tham quan ô lại, hôn quân bạo chúa, đứng về phía những người dân bị áp bức; có truyện nói đến tình yêu và hạnh phúc lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng; có truyện đề cập đến cuộc sống và những hoài bão, lí tưởng của kẻ sĩ trước thời cuộcHầu hết các nhân vật đều là người nước ta, hầu hết các sự việc đều diễn ra ở nước ta. có thể nói Nguyễn Dữ đã gửi gắm vào tác phẩm tất cả tâm tư, tình cảm, nhận thức và khát vọng của người trí thức có lương tri trước những vấn đề lớn của thời đại, của con người.
- Truyện truyền kì là loại văn xuôi tự sự có nguồn gốc từ văn học Trung Quốc
- Truyền kì mạn lục, tác phẩm viết bằng chữ Hán, ghi chép tản mạn những điều kì lạ nhưng vẫn được lưu truyền
? Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ đâu? TB
- “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của “truyền kì mạn lục” truyện có nguồn gốc từ một truyện dân gian trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam được gọi là truyện “vợ chàng trương”. Truyện cổ tích chỉ thiên về kể những sự kiện dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương
2. Đọc và tóm tắt
Nêu yêu cầu đọc
- Các em đọc bài rõ ràng, mạch lạc, thong thả để nắm bắt được mọi tình tiết của câu chuyện. Cần đọc thật diễn cảm những lời nói chân tình thống thiết của Vũ Nương và chú ý những chi tiết mang tính chất hoang đường kỳ lạ ở phần cuối truyện
Giáo viên và học sinh đọc hết truyện
? Em hãy tóm tắt ngắn gọn văn bản? G
- Vũ Nương và Trương Sinh lấy nhau, đang sum họp đầm ấm thì triều đình bắt lính, Trương Sinh ra đi. Nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ già, nuôi con nhỏ. Vũ nương sinh ra đứa bé trai đặt tên là Đản. Bà mẹ ốm đau rồi mất nàng lo việc ma chay, tế lễ như đối với cha mẹ đẻ của mình
- Việc quân kết thúc, Trương Sinh trở về, bế con ra thăm mộ mẹ. Đứa con ngây thơ kể chuyện thường có một người đàn ông, tối nào cũng đếnNghe con nói vậy Trương Sinh cho là vợ hư, mắng nhiếc vợ. Vợ trình bày sự thật nhưng chàng không tin. Nàng tắm gội chay sạch ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời khấn thần phật rồi gieo mình xuống sông mà chết
- Một đêm, chàng ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya chợt đứa con nhìn thấy bóng chàng ở trên vách nói rằng: “Cha Đản lại đến kia kìa”. Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ nhưng đã muộn rồi
- Có một người cùng làng với Vũ Thị Thiết tên là Phan Lang. Một đêm Phan nằm mơ thấy người con gái áo xanh đến xin tha mạng sáng dậy, có một người thuyền chài đem biếu một con rùa mai xanh, Phan sực nhớ đến giấc mộng, đem thả con rùa đó xuống sông
- Quân Minh (Trung Quốc) kéo quân sang xâm lược nước ta. Nhiều người sợ hãy chạy trốn ra bể không may đắm thuyền đều chết đuối cả, trong đó có Phan Lang. Linh phi ngày còn nhỏ là con rùa xanh đã cứu mạng Phan Lang
- Linh Phi đặt yến tiệc để thiết đãi ân nhân. Phan Lang gặp Vũ Nương. Linh Phi sai sứ giả đưa Phan Lang trở về cõi trần. Vũ Nương gửi một chiếc hoa vàng về cho chồng
- Về đến nhà, Phan Lang đem chuyện kể lại với họ, Trương Sinh bèn lập một đàn tràng ở bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về trên một chiếc kiệu hoa, đứng ở giữa dòng mà nói vọng vào “thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa” rồi bóng nàng loang loáng mờ nhạt và biến đi mất
? Em hãy cho biết đại ý của bài văn? Khá
- Đây là câu chuyện về số phận oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc, có đức hạnh dưới chế độ phong kiến, chỉ vì một lời nói ngây thơ của con trẻ mà bị nghi ngờ, bị đẩy đến bước đường cùng, phải tự kết liễu đời mình để giãi tỏ tấm lòng trong sạch. Tác phẩm cũng thể hiện mơ ước ngàn đời của nhân dân là người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng, dù chỉ là ở một thế giới huyền bí.
/ Tìm bố cục của truyện? TB
- Truyện chia làm ba đoạn
+ Đoạn 1 (từ đầu đến “lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình”): cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của nàng trong thời gian xa cách
+ Đoan 2 tiếp đếnnhưng việc trót đã qua rồi: nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương
+ Đoạn 3 còn lại: Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương trong động Linh Phi, Vũ Nương được giải oan
? Cho biết nhân vật chính của truyện? TB
- Vũ Nương – Vũ Thị thiết là nhân vật chính
Chúng ta tìm hiểu về nhân vật này.
II. Phân tích:
1. Nhân vật Vũ Nương:
? Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào? Khá
- Trong cuộc sống vợ chồng sum họp
- Khi tiễn chồng đi lính
- Khi xa chồng
- Khi bị chồng nghi oan
a. Vũ Nương khi mới lấy chồng:
? Mở đầu câu chuyện tác giả giới thiệu Vũ Nương bằng những chi tiết nào? TB
- Vũ thị Thiết [] tính đã thuỳ mị, nết na, lại có thêm tư dung tốt đẹp
? Em hiểu như thế nào là: thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp? TB
- Thuỳ mị là sự dịu dàng, hiền hậu biểu hiện ở nét mặt, cử chỉ, cách nói năng của con người
- Nết na là tốt nết dễ mến
- Tư dung tốt đẹp: có nghĩa là vẻ đẹp cân đối hài hoà, đang độ tươi thắm nhất của tuổi con gái
? Tìm chi tiết kể về Vũ Nương khi nàng mới lấy chồng? TB
- Nàng giữ gìn khuôn phép, không từ để lúc nào vợ chồng phải đến bất hoà
?Theo em nhờ đâu mà Vũ Nương bảo vệ được hạnh phúc gia đình khi Trương Sinh có tính đa nghi đối với vợ phòng ngừa quá sức”? Khá
- Đó là do Vũ Nương là người phụ nữ biết cư sử khéo léo, đúng mức, biết nhường nhịn người chồng của mình như cha ông ta từng dạy: “Chồng nóng thì vợ lui lời - cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê”
? Ở tình huống này, Vũ Nương đã bộc lộ đức tính gì? Khá
- Vũ Nương biết cư xử khéo léo, đúng mục và biết nhường nhịn
Học sinh đọc thầm lướt: “Buổi ra đi mẹ chàng có dặn.muôn dặm quan san”
b. Vũ Nương tiễn chồng đi lính:
? Tìm những lời nói và hành động của nàng đối với chồng? TB
- Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng: “thiếp chằng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi.”
? Em cho biết những ý tứ trong lời dặn dò đầy tình nghĩa của Vũ Nương? G
- Ý tứ trong lời dặn dò đầy tình nghĩa của Vũ Nương thật tha thiết xúc động: Nàng “rót chén rượu đầy” rồi dặn dò chồng” “chẳng giám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về hai chữ bình yên”. Đối với Vũ Nương không trông mong vinh hiển mà chỉ cần chồng được bình an trở về. Đó là một ước nguyện bình thường của người phụ nữ nơi thôn dã;’ cảm thông trước những nỗi vất vả, gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng: chỉ e việc quân khố liệu thế giặc không lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao. Nàng cũng khéo léo thể hiện cho chồng thấy nỗi niềm khắc khoải nhớ mong của mình đối với chồng: “nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông li ... hứ không phải đợi đến khi Phan Lang về kể lại việc gặp Vũ Nương dưới động Linh Phi, Trương Sinh mới biết vợ mình oan như sự việc thứ bảy trong SGK đã nêu lên. Đấy là sự việc chưa hợp lý, cần bổ sung điều chỉnh trước khi viết văn bản tóm tắt
? Các sự việc nêu trên đã hợp lý chưa? Có gì cần thay đổi không? Khá
- Thêm sự việc: Một đêm Trương Sinh cùng con ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay đến đêm đêm. Chính sự việc này làm chàng hiểu ra vợ mình đã bị oan
- Sự việc thứ bảy bỏ sự việc: “biết vợ bị oan”
? Trên cơ sở đã bổ sung đầy đủ và sắp xếp hợp lí các sự việc, nhân vật, hãy viết một văn bản tóm tắt “Chuyện người con gái Nam Xương” trong khoảng 20 dòng? G
Học sinh tóm tắt
Giáo viên điều chỉnh như SGK trang 60
? Qua tìm hiểu bài tập, em cho biết sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản? Khá
-Tóm tắt một văn bản tự sự là cách làm giúp người đọc và người nghe nắm được nội dung chính của văn bản đó. Văn bản tóm tắt phải nêu được một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ các nhân vật và sự việc chính, phù hợp với văn bản được tóm tắt.
2. Bài học:
- Tóm tắt một văn bản tự sự là cách làm giúp người đọc và người nghe nắm được nội dung chính của văn bản đó. Văn bản tóm tắt phải nêu được một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ các nhân vật và sự việc chính, phù hợp với văn bản được tóm tắt
Chuyển ý:
Các em đã hiểu được sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự. Tiếp theo chúng ta luyện tập thực hành tóm tắt văn bản hoàn chỉnh
III. Luyện tập (15’)
1. Bài tập 1
Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1
Tóm tắt văn bản: “Lão Hạc” của tác giả Nam Cao? Khá
- Lão Hạc là một người nông dân nghèo, hiền lành chất phác. Lão có một người con trai duy nhất đã đến tuổi lập gia đình, nhưng vì lão quá nghèo nên không đủ tiền cưới vợ cho con. Con trai lão phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su với một lời thề “con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, không có tiền sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm”
Lão Hạc ở nhà làm thuê, làm mướn, lần hồi kiếm ăn qua ngày. Người bạn tâm tình thân thiết nhất của lão chỉ có con Vàng. Nhưng chẳng may lão bị ốm, sức khoẻ sút kém, không kiếm ra tiền. rồi trận bão phá sạch hoa màu trong vườn của lão. Lão cùng đường phải bán con Vàng. Lão nhờ ông giáo đứng tên mảnh vườn để sau này giao lại cho con trai lão. Lão còn đưa cho ông giáo ba mươi đồng bạc cuối cùng để phòng khi lão mất
- Ông giáo cứ đinh ninh là Lão Hạc là người quá lo xa, nhưng đến khi phải chứng kiến cái chết thê thảm của lão thì ông giáo chợt hiểu ra tất cả
2. Bài tập 2. (T59)
Gọi học sinh tóm tắt
Giáo viên và học sinh nhận xét
? Tóm tắt miệng trước lớp về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà em đã được nghe hoặc đã chứng kiến? Khá
- Cho các em suy nghĩ nhớ lại một câu chuyện của bản thân xảy ra trong cuộc sống. Câu chuyện ấy phải có diễn biến mở đầu, diễn biến, kết thúc
- Gọi học sinh ở từng nhóm đứng tại chỗ trình bày
- Giáo viên và học sinh nhận xét.
c. Củng cố, luyện tập (1') Tóm tắt văn bản tự sụ là gì?
d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài ở nhà (2’)
- Các em về nàh học thuộc ghi nhớ
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 phần còn lại
- Hướng dẫn chuẩn bị bài: chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Ngày soạn:..
Ngày giảng: 9A:
 9B:.
Tiết 21 - Tiếng việt
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
 1. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được
a. Về kiến thức: Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển sự phát triển của từ vựng được diễn ra trước hết theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. 
b. Về kĩ năng: Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ
c. Về thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt
2. Chuẩn bị của GV&HS:
a. Chuẩn bị của GV:
- Nghiên cứu tài liều: SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9, soạn giáo án
b. Chuẩn bị của HS:
- Học bài cũ, làm bài tập và chuẩn bị bài mới
3. Tiến trình bài dạy
* Ổn định tổ chức 9A: 9B:
a. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi kiểm tra miệng
- trình bày cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
Đáp án - biểu điểm
- Có hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩ (lời nói bên trong) của một người, một nhân vật
- Dẫn trực tiếp: tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép
- Dẫn gián tiếp: tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh lại cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dâu ngoặc kép
b. Dạy nội dung bài mới
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội. Nó không ngừng biến đổi theo sự vận động của xã hội. Sự phát triển của tiếng việt, cũng như ngôn ngữ nói chung, được thể hiện trên cả ba mặt: Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Bài học hôm nay chỉ đề cập đến sự phát triển của tiếng việt về mặt từ vựng.
I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ vựng
1. Ví dụ
“Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế”
? Em hãy đọc lại bài thơ “vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác: của Phan Bội Châu? G
- Học sinh đọc
? Trong bài thơ có câu: “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế”. Cho biết từ “kinh tế” trong bài thơ này có nghĩa là gì? Khá
- Từ “kinh tế” trong bài thơ là hình thức nói tắt của “kinh bang tế thế”, có nghĩa là trị nước cứu đời (có cách nói khác là “kinh thế tế dân”, nghĩa là trị đời cứu dân). Cả câu thơ ý nói tác giả ôm ấp hoài bão trông coi việc nước, cứu giúp người đời.
- Kinh tế là hình thức nói tắt của “kinh bang tế thế”, có nghĩa là trị nước cứu đời 
- Kinh tế: toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải, vật chất làm ra
? Ngày nay chúng ta có thể hiểu từ này theo nghĩa như Phan Bội Châu đã dùng hay không? Khá
- Ngày nay ta không còn dùng từ “kinh tế” theo nghĩa như vậy nữa mà theo nghĩa toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải, vật chất làm ra.
? Qua đó em rút ra nhận xét gì về nghĩa của từ? TB
- Nghĩa của từ không phải bất biến. Nó có thể thay đổi theo thời gian. Có những nghĩa cũ bị mất đi và có những nghĩa mới được hình thành
Nghĩa của từ không phải bất biến có thể thay đổi
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội. nó không ngừng biến đổi theo sự vận động của xã hội
Gọi học sinh đọc ví dụ
? Em cho biết nghĩa của từ “xuân” trong ví dụ a? Khá
- Xuân 1: mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mở đầu của năm. – nghĩa gốc
- Xuân 2: thuộc về tuổi trẻ
? Tương tự giải nghĩa từ “tay” trong ví dụ b? Khá
- Tay 1: bộ phận phía trên của cơ thể, từ vai đến các ngón, dùng để cầm nắm. –nghĩa gốc
- Tay 2: người chuyên hoạt động hay giỏi về một môn, một nghề nào đó
Từ “xuân, tay” mỗi từ có hai nghĩa trở lên. Nghĩa là có nghĩa gốc và nghĩa chuyển
? Nhắc lại thế nào là nghĩa gốc, thế nào là nghĩa chuyển? G
- Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu ngay từ khi mới xuất hiện, và là nghĩa cơ sở làm nảy sinh ra các nghĩa khác. Trong từ điển bao giờ nghĩa gốc cũng được xếp ở vị trí đầu
- Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc, được phát sinh từ nghĩa gốc vì vậy trong điển nghĩa chuyển bao giờ cũng xếp sau nghĩa gốc
 Trở lại ví dụ, trong hai từ: xuân tay vừa được giải thích. Cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển? 
Xuân 1, tay 1: nghĩa gốc
Xuân 2, tay 2: nghĩa chuyển
Hầu hết các từ ngữ khi mới hình thành chỉ có một nghĩa. Qua quá trình phát triển, từ ngữ có thêm nghĩa mới. Khi nghĩa mới hình thành mà nghĩa cũ không bị mất đi thì kết cấu nghĩa của từ ngữ trở nên phong phú hơn, phức tạp hơn và xuất hiện cái gọi là từ ngữ nhiều nghĩa. Nhờ đó, từ ngữ có khả năng biểu đạt nhiều khái niệm hơn, nghĩa là từ vựng có khả năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhận thức và giao tiếp của người bản ngữ
? Trong trường hợp có nghĩa chuyển thì nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào? G
a. Xuân: chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
b. Tay: chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ (trong trường hợp này là lấy tên bộ phận để chỉ chỉnh thể)
Ở lớp dưới các em đã học ẩn dụ, hoán dụ như là những biện pháp tu từ “nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt”. trong bài này là ẩn dụ ngôn ngữ (hay ẩn dụ từ vựng) và hoán dụ ngôn ngữ (hay hoán dụ từ vựng học)
Điều quan trọng cần phân biệt là. Tuy đều là hiện tượng gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng (ẩn dụ) hoặc có quan hệ tương cận (hoán dụ) nhưng ẩn dụ tu từ và hoán dụ tu từ (các biện pháp tu từ) chỉ làm xuất hiện nghĩa lầm thời của từ ngữ, còn ẩn dụ từ vựng và hoán dụ từ vựng (các phương thức phát triển nghĩa của từ) làm cho từ ngữ có thêm nghĩa chuyển, nghĩa chuyển này được đông đảo người bản ngữ thừa nhận, vì thế có thể được giải thích trong từ điển.
? Qua ví dụ vừa phân tích, em có nhận xét gì về sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ? G
2. Bài học:
- Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng việt là phát triển nghĩa của từ
 ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
- Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.
Gọi học sinh đọc ghi nhớ và nhắc các em học thuộc
*. Ghi nhớ
II. Luyện tập
1. Bài tập 1 (T56)
Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 1 và cho các em thảo luận theo nhóm, sau 3 phút đại diện nhóm đứng tại chỗ trả lời
? Xác định các nghĩa của từ “chân”? Khá
a. Từ “chân” đựoc dùng với nghĩa gốc
b. Từ “chân” được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ
c. Từ “chân” được dùng với nghĩa (gốc) chuyển theo phương thức ẩn dụ
d. Từ “chân” được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ
2. bài tập 4 (T57)
Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 4
? Hãy tìm ví dụ để chứng minh rằng các từ: “hội chứng, ngân hàng, sốt, vua” là những từ nhiều nghĩa? Khá
a. Hội chứng: có nghĩa gốc là tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh 
Ví dụ: “Hội chứng viêm đương hô hấp cấp rất phức tạp”
Nghĩa chuyển là: tập hợp nhiều hiện tượng sự kiện để biểu hiện một tình trạng, một vân đề xã hội, cùng xuất hiện ở nhiều nơi
Ví dụ: “Lạm phát, thất nghiệp là hội chứng của tình trạng suy thoái kinh tế
b. Ngân hàng
- Có nghĩa gốc là: tở chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lí các nhiệp vụ tiền tệ, tín dụng
Ví dụ: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, ngân hàng ngoại thương Việt Nam
- Nghĩa chuyển là kho lưu trữ những thành phần, bộ phận cơ thể để sử dụng khi cần như trong ngân hàng máu, ngân hàng gen, hay tập hợp các dữ liệu liên quan tới một lĩnh vực, đựoc tổ chức để tiện tra cứu, sử dụng như trong: ngân hàng dữ liệu, ngân hàng đề thi.Trong những kết hợp này, nét nghĩa “tiền bạc” trong nghĩa gốc bị mất đi, chỉ còn nét nghĩa: “tập hợp, lưu giữ, bảo quản”.
c. Củng cố, luyện tập (1') Ghi nhớ SGK
d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (2’)
- Các em về nhà học bài, làm tiếp bài tập còn lại
- Hướng dẫn làm bài tập 5 và bài tập 2, 3 (T 57)
- Hướng dẫn chuẩn bị bài
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_bai_4_tiet_16_den_21.doc