Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 5 - Tiết 22 đến 24

Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 5 - Tiết 22 đến 24

Ngữ văn - Bài 5

Kết quả cần đạt

- Qua “chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”, thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê Trịnh và giá trị nghệ thuật của một bài tuỳ bút cổ

- Quan đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí”, cảm nhận được ve đẹp hào hùng củ người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận bi thảm của lũ vua quan phản nước hại dân, hiểu được giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động

- Hiều được việc tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là những cách quan trọng để phát triển từ vựng tiếng việt

 

doc 10 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 515Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 5 - Tiết 22 đến 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn - Bài 5
Kết quả cần đạt
- Qua “chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”, thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê Trịnh và giá trị nghệ thuật của một bài tuỳ bút cổ
- Quan đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí”, cảm nhận được ve đẹp hào hùng củ người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận bi thảm của lũ vua quan phản nước hại dân, hiểu được giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động
- Hiều được việc tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là những cách quan trọng để phát triển từ vựng tiếng việt
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Dạy lớp: 9A
Ngày dạy: Dạy lớp: 9B 
Tiết 22 – Văn bản:
CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
 (Trích: “Vũ trung tuỳ bút”) - Phạm Đình Hổ -
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
a. Về kiến thức: Thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê -Trịnh và thái độ phê phán của tác giả
b. Về kỹ năng: Bước đầu biết được đặc trưng cơ bản của thể loại tuỳ bút đời xưa và đánh giá được giá trị nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy hiện thực này
c. Về thái độ: Bồi dượng tình cảm yêu thương xót xa cho số phận người nông dân và căm ghét bọn vua chúa thời bấy giờ
2. Chuẩn bị của GV&HS
a. Chuẩn bị của GV: - Nghiên cứu tài liệu: SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9, học tốt văn 9 - Soạn giáo án
b. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới
3. Tiến trình bài dạy
* Ổn đinh tổ chức: 9A:. 9B;.
a. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi kiểm tra miệng
- Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương “chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ
Đáp án - biểu điểm
- Qua câu chuỵen về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương “chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện niềm cảm thương đói với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế đọ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Tác phẩm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật dưngj truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình
b. Dạy nội dung bài mới
(1’) Cùng viết về những năm tháng cuối cùng của triều đình Lê - Trịnh, cùng phê phán sự xa hoa, hưởng lạc của chúa, sự tham nhũng, lộng hành, thối nát của đám quan lại thừa cơ đục nước béo cò nết Lê Hữu Trác chọn thể kí sự (thượng kinh kí sự) thì Phạm Đình Hổ chọn thể tuỳ bút để ghi chép những điều mắt thấy tai ghe.
I. Đọc và tìm hiểu chung (9’)
1. Giới thiệu về tác giả - Tác phẩm.
Gọi học sinh đọc chú thích	
? Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Phạm Đinh Hồ? TB
- Phạm Đình Hổ (1768-1893) quê ở Hải Dương đã từng làm quan dưới triều Nguyễn
- Phạm Đình Hổ sinh trưởng trong một gia đinh khoa bảng, cha từng đõ cử nhân, làm quan dưới triều Lê. Từ thủa nhỏ, ông đã từng ôm ấp mộng văn chương. Cuối đời Lê Chiêu Thống, ông vào học trường Quốc Tử Giám, thi đỗ, nhưng gặp lục thời thế không yên nên phải lánh về quê dạy học
- Năm 1821, vua Minh Mạng nhà nguyễn ra Bắc, ông có dâng một số trước tác lên nhà vua và được bổ dụng làm quan. Được một thời gian, ông xin nghỉ việc. Đến năm 1826, Minh Mạng lại triệu Phạm Đinh Hổ vào Huế làm Tế Tửu Quốc Tử Giám, rồi thị giảng hoa sĩ. Phạm Đình Hổ sáng tác từ thời Tây Sơn nhưng chủ yếu là vào những năm đầu triều Nguyễn, để lại nhiều tác phẩm. Về khảo cứu có Bang giao điển lệ, Lê Triều hội điển, An Nam chí, ô châu lục, về sáng tác văn chương có Đông Dã học ngôn thi tập; tùng, cúc, trúc, mai tứ hữu, vũ tring tuỳ bút, tang thương ngẫu lục (viết chung với Nguyễn Án). Giá trị nhất là hai tác phẩm kí sự bằng văn xuôi “Vũ trung tuỳ bút” và “Tang thương ngẫu lục”
- Ông để lại nhiều công trình biên soạn, khảo cứu dó giá trị thuộc đủ các lĩnh vực: văn học, triết học, lịch sử, đại lítất cả đều bằng chữ Hán.
? Em hãy đọc chú thích 1 sgk trang 61 và nêu những hiểu biết của mình về tác phẩm “Vũ trung tuỳ bút”? TB
- Vũ trung tuỳ bút (tuỳ bút viết trong những ngày mưa) được viết đầu thế kỉ XIX, gồm 88 truyện nhỏ
- Về đời sống khổ cực của nhân dân ta cuối thế kỉ XVIII các em tìm hiểu trong phần đọc thêm củ bài này trong sgk
- “Vũ trung tuỳ bút” còn cung cấp những kiến thức về văn hoá truyền thống (lồi viết chứ, cách uống chà, khoa cử, cuộc bình văn trong nhà giám) về phong tục (lễ đội mũ, hôn lễ, tệ tục, lễ tế giao, phong tục) về địa lí (xứ Hậu Dương, thay đổi địa danh) về xã hội-lịch sử (nón đội, áo mặc, quan chức) lối ghi chép rất thoải mái, tự nhiên, những chi tiết hiện tượng chân thực được miêu tả tỉ mỉ mà không nhàm chán xem kẽ những lời bình ngắn gọn mà đầy cảm xúc, đôi lúc rất kín đáo của tác giả càng làm tăng thêm sức hấp dẫn. “chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” trích trong tác phẩm này
? “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” ghi chép lại chuyện gì? Khá
-“Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” trích trong Vũ trung tuỳ bút, ghi chép về cuộc sống ở phủ chúa thời Thịnh Vương (Trịnh Sâm)
- “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” ghi chép về cuộc sống ở phủ chúa thời Trịnh Vương (Trịnh Sâm) lúc mới lên ngôi, Thịnh Vương (1742 – 1782) là con người “cứng rắn”, thông minh, quyết đoán, sáng suốt, trí tuệ hơn người, nhưng sau khi đã dẹp yên được các phe phái chống đối lập, lập lại kỉ cương thì dần dần sinh bụng kiêu căng, xa xỉ, phi tần, thị nữ kén vào rất nhiều, mặc ý vui chơi thoải thích. Chúa say mê Đặng Thị Huệ, đắm chìm trong cuộc sống xa hoa, ăn chơi hưởng lạc, phế con trưởng, lập con thứ, gây nên rất nhiều biến động, các vương tử tranh giành quyền lực, đánh giết lấn nhau. Thịnh vương mất năm 1782, ở ngôi 16 năm
2. Đọc văn bản:
Nêu yêu cầu đọc
Khi đọc chú ý đọc chậm, rõ ràng từng câu chứ vì đây là bản dịch từ chứ Hán nhưng bám sát cách viết của tuỳ bút cổ
Giáo viên và học sinh đọc hết bài
? Em hãy giải thích: ngự, nội thần, kẻ thức giả, triệu bất thường? TB
- Học sinh dựa vào chú thích 4, 12, 13 (T 62)
? Dựa vào nội dung văn bản, em hãy chia đoạn văn bản này, nên rõ giới hạn, nội dung mỗi đoạn? Khá
- Văn bản có hai nội dung chính, tương ứng với 2 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đếnđó là điều bất thường. Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và quan lại hầu cận tron phủ chúa
Chúng ta cùng phân tích văn bản theo bố cụ này
II. Phân tích
1. Cuộc sống của Thịnh Vương (Trịnh Sâm) (10’)
? Em hãy tìm những chi tiết và sự việc thể hiện rõ thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận trong phủ chúa? TB
Học sinh tìm chi tiết sự việc
- Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích chơi đèn thuốc, thường ngự ở các li cung
- Việc xây dựng đình đài cứ liên miên: mỗi tháng ba bốn lần, Vương ra cung Thuỵ Liên trên bờ hồ Tây, binh lính hầu vòng quanh bốn mặt hồ, các nội thần thì đều bịt mặt, mặc áo đàn bà, bày bách hoá chung quanh bờ hồ để bán
- Bọn nhạc công ngồi trên gác chuông chùa chấn Quốc hay dưới bóng cây bến đá nào đó hoà vào khúc nhạc
? Từ các chi tiết trên, em hình dung một cảnh tượng ăn chơi như thế nào? G
- Chúa cho xây dựng nhều cung điện, đình đài ở các nơi để thoả ý thích chơi đèn đuốc, ngắm cảnh đẹp, ý thích đó không bình thường ở chỗ không biết bao nhiêu cho vừa, vì việc “xây dựng đình đài cứ liên miên hao tiền tốn của
- Những cuộc dạo chơi của chúa ở Tây Hồ được miêu tả tỉ mỉ: diễn ra thường xuyên “tháng ba bốn lần” huy động rất đông người hầu hạ “binh lính dàn hầu quanh bốn mặt hồ” mà hồ Tây thì rất rộng; cũng vòng quanh mặt hồ cac quan triều đình phải “bịt mặt, mặc áo đàn bà” cải trang là những thị dân buôn bán, hày bán hàng hoá như một khu chợ sầm uất, đông vui, vui cho thiên hạ thì ít, vui cho chú thì nhiều. Thuyền ngự đến đâu thì chúa và các quan hỗ tụng đại thần tuỳ ý ghé vào bờ mua bán. Họ đi đến đâu thì nhạc công phải tấu lên những khúc nhạc dặt dìu gần xa vẳng từ dưới bóng cây, bến đá nào đó. Thật là lố lăng, tốn kém đáng nực cười đáng trê trách
? Cái thú chơi cây cảnh củ chúa Trịnh Sâm được ghi lại bằng những sự việc nào? TB
Học sinh tìm chi tiết, giáo viên ghi bảng
- Bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn nhân gian chúa đều sức thu lấy
- Có khi lấy cả cây đa to, cành lá rườm ràtrở qua sông đem vềphải một cơ binh mới khiêng nổi
? Chúa Trịnh đã thỏa mãn thú chơi cây cảnh của mình bằng cách nào? G
- Chúa đã thoả mãn cái thú của mình bằng “sức thu lấy” tức là ra lệnh bằng văn bản, thực châts là cưỡng đoạt những cái quí trong thiên hạ, tất cả trân cầm dị thú (chim quí, thú là) cổ mộc, quái thạch (cây sống lâu năm, hòn đá có hình quái dị), chậu hoa cây cảnh trong chốn dân gian
- Tác giả còn miêu tả kĩ công phu đưa một cây đa cổ thụ “từ bên bắc trở qua sông đem về” phải một cơ binh (số quân 10 người hoặc có thể từ 100-500 người) cây đa như vật không thể chỉ 10 người, mới khiêng nổi lại 4 người đi kèm cầm gươm, đánh thanh la đốc thúc quân lính khiêng cho đều tay
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả ở đoạn văn này? G
- Sự việc đưa ra đều cụ thể chân thực và khách quan, không xen lời bình của tác giả, tác giả còn liệt kê và miêu tả tỉ mỉ vài sự kiện (cảnh ngự thuyền trên hồ Tây, cảnh khiêng cây đa to về) để khắc hoạ gây được ấn tượng mạnh
Em hãy đọc câu văn miêu tả cảnh đêm trong vườn phủ chúa? “mỗi khi đêm thanh cảnh vắngđó là triệu bất thường”
? Cảnh ấy gợi ra cảm giác như thế nào? tại sao kết thúc đoạn văn miêu tả nàym tác giả lại nói:kẻ thức giả biết đó là triệu bất thường? G
- Cành được miêu tả là cảnh thực ở những khu vườn rộng đầy “trân cầm dị thú”, “cổ mộc quái thạch” lại được bày vẽ, tô điểm như “bến bể, đầu non” nhưng âm thanh lại gợi cảm giác ghê rợn trước một cái gì đang tan tác, đau thương, chứ không phải trước cảnh đẹp yên bình, phông thực., Cảm xúc chủ quan của tác giả đến đây mới bộc lộ nhất là khi ông xem đó là triệu bất thường (dấu hiệu không lành, điềm ghở). Nó như báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại chỉ biết chăm lo đến chuyện ăn chơi, hưởng lạc trên mồ hôi nước mắt và cả xương máu của dân lành. Và quả thực điều đó đã xảy ra không lâu sai khi Thịnh Vương mất
? Qua phân tích em nhận xét gì về cuộc sống của Trịnh Sâm? Khá
* Trịnh Sâm chỉ chăm lo đến chuyện ăn chơi hưởng lạc từ mồ hôi nước mắt vâ cả xương máu của dân lành
Đọc cho học sinh nghe phần đọc thêm
Chuyển ý: Sách xưa có câu: “thượng bất chính, hạ tắt loạn” chúa ở ngôi cao mải mê ăn chới, sa đoạ tất yếu các quan cấp dưới ỷ thế, làm càn. Do đó, từ những câu chuyện của chúa, Phàm Đình Hổ chuyển ý kể đến truyện các quan
Học sinh đọc
? Những chi tiết, sự việc nào cho thấy sự nhũng nhiễu của bọn tham quan trong phủ chúa? TB
- Bọn hoạn quannhờ gió bẻ măng, ra ngoài dạo dẫmdò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt, khướu hay thì being nay hai chữ “phung thủ” vào
- Đêm đến “trèo qua tường thành lẻn ra lấy phăng đi rồi buộc tội đem giáu vật cung phụng để doạ lấy tiền
? Thủ đoạn này gây ra tai hoạ như thế nào? Khá
- Các nhà giàubỏ của ra kêu van chí chết có khi phải đập bỏ núi non bộ, hoăn phá bỏ cây cảnh để tránh khỏi bị tai vạ
? Tại sao chúng lại dám có những hành động như vậy?  ... ết thúc đoạn văn tác giả kể chuyện ở đâu? TB
- Kết thúc đoạn văn miêu tả thủ đoạn của bọn hoạn quan này, tác giả kể lại một sự việc đã từng xảy ra ngay tại gia đình mình: Bà mẹ của tác giả đã phải sai chặt đi một cây lê và hai cây lựu quí rất đẹp trong vườn nhà mình để tránh tai hoạ
? Cách dẫn truyện như thế có tác dụng gì? Khá
- Cách dẫn truyện như thế đã làm gia tăng đáng kể sức thuyết phục cho những chi tiết chân thực mà tác giả đã ghi chép ở trên, đồng thời cũng làm cho cách viết thêm phong phú và sinh động. Cảm xúc của tác giả (thái độ bất bình, phê phán) cũng được gửi gắm một cách kín đáo qua đó
? Qua tìm hiểu em đánh giá chung về bọn hoạn quan như thế nào? Khá
Bọn hoạn quan hầu cận nhũng nhiễu nhân dân vừa vơ vét để ních đầy túi tham vừa được tiếng mẫm cán trong công việc
? Theo em, thể văn tuỳ bút trong bài có gì khác so với thể truyện mà các em đã học ở bài trước? G
- Có thể so sánh: “chuyện người con gái Nam Xương” và “chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” để tìm ra sự khác biệt về thể loại rồi giúp các em hệ thống thành khái niệm
- Ở thể loại truyện, hiện thực của cuộc sống được phản ánh thông qua số phận con người cụ thể, cho môi trường có cốt truyện và nhân vật cốt truyện được triển khai, nhân vật được khắc hoạ nhờ một hệ thống chi tiết nghệ thuật phong phú, đa rạng bao gồm chi tiết, sự kiện, xung đột, chi tiết nội tâm, ngoại hình của nhân vật, chi tiết tính cáchthậm chí là những chi tiết tưởng tượng hoang đường
- Thể loại tuỳ bút nhằm ghi chép về những con người, những sự việc cụ thể, có thực, qua đó tác giả bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc sống. Sự ghi chép ở đây là tuỳ theo cảm hứng chủ quan, có thể tản mạn, không cần gò bó theo hệ thống, kết cấu gì, nhưng vẫn tuân theo một tư tưởng, cảm xúc chủ đạo (ví dụ: ở bài này là thái độ phê phán thói ăn chơi xa xỉ và tệ nhũng nhiễu nhân dân của bọn vua chúa và lũ quan lại hầu cận). Lối ghi chép của tuỳ bút giàu chất trữ tình hơn ở các loịa ghi chép (ví dụ như bút kí, kí sự)
III. Tổng kết ghi nhớ (4’)
? Khái quát nghệ thuật và nội dung của văn bản? TB
- Nghệ thuật: Cách miêu tả chân thực, khách quan, cảm xúc của tác giả được gửi gắm kín đáo
- Nội dung: Cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê Trịnh và thái đó phê phán của tác giả
IV. Bài tập (4’)
Đọc kĩ bài đọc thêm, tìm hiểu đại ý củ đoạn văn đó, tìm những chi tiết gây ấn tượng mạnh về đời sống cơ cực của nhân dân thời loạn lạc đói kém. Sau đó liện hệ với bài đã học và tự viết ra những nhận thức và cảm xúc của mình.
c. Củng cố, luyện tập (1') Nhắc lại nội dung và nghệ thuật.
d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (2’)
- Các em về nhà phân tích lại văn bản, học bài
- Hướng dẫn chuẩn bị bài: Hoàng Lê nhất thống chí
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Dạy lớp: 9A
Ngày dạy: Dạy lớp: 9B 
Tiết 23 – 24 Văn bản:
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
 ( Hồi thứ 14) - Ngô Gia Văn Phái-
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
a. Về kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân hại nước
b. Về kỹ năng: Hiểu sơ bộ về thể loại và giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực, sinh động
c. Về thái độ: Giáo dục các em tình cảm yêu mến, tự hào về tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của cha ông ta, căm ghét lũ giặc cướp nước cùng bè lũ bán nước: cõng rắn cắn gà nhà
2. Chuẩn bị của GV & HS:
a. Chuẩn bị của GV: - Nghiên cứu tài liệu: SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9, phân tích bình giảng văn 9
- Soạn giáo án
b. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới theo câu hỏi trong SGK
3. Tiến trình bài dạy
* Ổn định tổ chức: 9A: 9B:
a. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi kiểm tra miệng
- Cảm nhận của em về “chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”
- Kiểm tra bài tập ở nhà
Đáp án - biểu điểm
(6đ) – “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê Trịnh bằng một lối văn ghi chép sự việc cụ thể, chân thực, sinh động
(4đ) – Giáo viên kiểm tra chất lượng của bài tập
b. Dạy nội dung bài mới
(1’) Cuộc phân tranh Trịnh - Nguyễn kéo dài hàng thế kỉ làm cho cuộc sống củ nhân dân lầm than điêu đứng, khổ cực. chính vì vậy mà bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa đi đến đâu được nhân dân ủng đồng tình ủng hộ. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn thời đó đã được anh em họ Ngô Thì ghi lại một cách chi tiết tỉ mỉ. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một chương hồi của tác phẩm này.
Trong tiết trước bài học đã đề cập đến vấn đề cùng với sự phát triển của xã hội từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu giao tiếp trong xã hội và trong lĩnh vực khác
I. Tạo từ ngữ mới (11’)
1. Ví dụ:
a. tạo từ ngữ mới.
? Hãy cho biết trong thời gian gần đây có những từ ngữ nào mới được cấu tạo trên cơ sở các từ sau: điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ? TB
- Điên thoại di động, kinh tế tri thức, đặc khu kinh tế, sở hữu trí tuệ
? Tại sao cần phải tạo ra những từ ngữ mới đó? Khá
- Đáp ứng nhu cầu giao tiếp trong xã hội trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, khoa học trong thời đại ngày nay
Như đã nói, trong thời đại khi mà nền kinh tế, chính trị, quân sự, khoa học kĩ thuật đang ngày càng phát triển. Nếu chúng ta không phát triển những từ ngữ mới sẽ không đáp ứng được nhu cầu giao tiếp của con người trên các lĩnh vực
? Em hãy giải thích nghĩa của những từ ngữ mới cấu tạo đó? G
- Điên thoại di động: điện thoại nhỏ mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao
- Kinh tế tri thức: nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc (sử dung) sản xuất, lưu thông, phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao
- Đặc khu kinh tế: khu vực dành riêng để thi hút vốn và công nghệ nước ngoài, với những chính sách ưu đãi
- Sở hữu trí tụê: quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại, được pháp luật bảo hộ như quyền tác giả, quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp
Như vậy để đáp ứng yêu cầu giao tiếp trong các lĩnh vực, trong thời đại ngày nay người ta đã tạo ra được rất nhiều những từ ngữ mới
b. Từ ngữ mới xuất hiện cấu tạo theo mô hình X+tặc
- Trong tiếng việt có những từ ngữ được cấu tạo theo mô hình X + tặc
? Hãy tìm những từ ngữ mới xuất hiện cấu tạo theo mô hình đó? Khá
- Lâm tặc, tin tặc
? Giải nghĩa hai từ em vừa nêu ta? Khá
- Lâm tặc: kẻ cướp phá tài nguyên rừng
- Tin tặc: kẻ dùng kĩ thuật thâm nhập trái phép vào dữ liệu trên máy tính vảu người khác để khai thác hoặc phá hoại
Việc tạo ra từ ngữ mới có ý nghĩa gì trong sự phát triển của từ vựng tiếng việt?
Gọi học sinh đọc ghi nhớ
? Ngoài những từ ngữ mới vừa tìm được, em có thể tìm thêm một vài từ nhữ khác mới đựơc tạo ra trong thời gian gần đây? G
- Máy vi tính, ti vi, xe gắn máy
Chuyển ý:
Chúng ta vừa tìm hiểu cách phát triển từ vựng bằng cách tạo từ ngữ mới. Ngoài cách đó ta, chúng ta còn có thể mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài (11)
1. ví dụ
Tìm từ Hán việt
Gọi học sinh đọc ví dụ
? Hãy tìm những từ Hán việt trong từng đoạn trích? TB
a. Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân
b. Bạc mệnh, duyên, phận, thần, linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc (không kể tên riêng trong đoạn trích)
? Em có nhận xét gì về số lượng từ Hán việt được sử dụng trong hai đoạn trích? Khá
- Trong hai đoạn trích trên, ta thấy có một số lượng khá lớn từ Hán việt, chứng tỏ trong quá trình tạo lập văn bản và sử dụng ngôn ngữ trong khi nói, chúng ta sử dụng khá nhiều từ Hán việt. Các em cần hiểu rằng đó là cách thức tất yếu để phát triển từ vựng đối với tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Tuy nhiên trong khi sử dụng ta không nên quá lạm dụng mà nên cân nhắc chon lọc
Các em chú ý vào phần 2
? Tiếng việt dùng những từ nào để chỉ những khái niệm sau? Khá
a. bị mất khả năng miễn dịch, gây từ vong
b. Nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hoá, chẳng hạn nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng
a. AIDS
b. Ma – két – tinh
? Những từ này có nguồn gốc từ đâu? Có phải là từ thuần việt hay khôg? Khá
- Hai từ trên không phải là từ thuần việt mà là tiếng nước ngoài, mượn của ngôn ngữ châu âu
Trong nhiều trường hợp, mượn từ của tiếng nước ngoài, đặc biệt là các thuật ngữ chuyên môn để biểu thị những khái niệm mới xuất hiện trong đời sống là cách thức tốt nhất. Ở các tài liệu chuyên môn dành cho người đọc có trình độ học vấn cao. Từ mượn được viết nguyên dạng như trong tiếng nước ngoài hoặc được phiên âm, chuyển từ sang quốc ngữ, giữa các tiếng không cần có gạch nối. Còn ở sách báo dành cho bạn đọc rộng rãi, người ta thường phiên âm từ mượn và đặt dấu gạch nôi giữa các tiếng cùng một bộ phận cấu tạo ra từ ho dễ đọc
So sánh:
- Viết nguyên dạng; marketing (tiếng anh)
- Phiên âm trong tài liệu chuyên môn: ma keting
- Phiên âm trong tài liệu thông thường: ma-két-tinh
? Qua việc phân tích các ví dụ, em rút ra được bài học gì? G
- Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng việt. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng việt là từ mượn tiếng Hán
Gọi học sinh đọc ghi nhớ và nhắc các em học thuộc
III. Luyện tập (15’)
1. Bài tập 1 (T74)
Chia lớp thành 3 nhóm để thực hiện bài tập 1
? Tìm hai mô hình có khả năng tạo ra những từ ngữ mới như kiểu X + tặc ở trên?
- Nhóm 1: X + trường: chiến trường, công trường, nông trường, ngư trường, thưưong trường
- Nhóm 2: X + hoá: ôxi hoá, lão hoá, thương mại hoá
- Nhóm 3: X + điện tử: thư điện tử, chính phủ điện tử
Cho từng nhóm trình bày nhận xét
2. Bài tập 2 (T74)
? Tìm năm từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây và giải thích nghĩa của những từ ngữ đó? Khá
- Cầu truyền hình: hình thức truyền hình tại chỗ cuộc giao lưu, đối thoại trực tiếp với nhau qua hệ thông ca-mê-ra giữa các địa điểm cách xa nhau
Ví dụ: khi chúng ta chuẩn bị khởi công thuỷ điện Tạ bú-Mường la đài truyền hình trung ương đã thực hiện cầu truyền hình trực tiếp giữa Mường La và Hà Nội để nhân dân cả nước được biết về công trình thuỷ điện và con người nơi đó
- Bàn tay vàng: bàn tay tài giỏi, khéo léo hiếm có trong việc thực hiện một thao tác lao động hoặc kĩ thuật nhất định
- Công viên nước: công viên trong đó chủ yếu là những trò chơi dưới nước như trượt nước, bơi thuyền, tắm biển nhân tạo
- Đường cao tốc: đường xây dựng theo tiêu chuẩn đặc biệt dành riêng cho các loại xe cơ giới chạy với tốc độ cao (khoảng từ 100km/h trở lên)
- Thương hiệu: nhãn hiệu thương mại ( nhãn hiệu của hàng hoá của cơ sở sản xuất, kinh doanh)
- Cơm bụi: Cơm giá rẻ, thường bán trong hàng quán nhỏ tạm bợ
c. Củng cố, luyện tập (1') 
d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (2’)
- Các em về nhà học thuộc ghi nhớ, làm hết bài tập
- Hướng dẫn chuẩn bị bài: Truyện kiều của Nguyễn Du

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_bai_5_tiet_22_den_24.doc