Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 7 Tiết 31: Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều)

Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 7 Tiết 31: Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều)

Bài 7

Tiết 31

KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

(Trích Truyện Kiều)

 Mục tiêu cần đạt

 Giúp học sinh

• Qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng.

• Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

• Luyện kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình qua việc tả cảnh vật thiên nhiên, độc thoại nội tâm, nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp cấu trúc câu đem lại hiệu quả cao.

 

doc 7 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 7 Tiết 31: Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 7
Tiết 31
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
(Trích Truyện Kiều)
Mục tiêu cần đạt
 Giúp học sinh 
Qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng.
Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
Luyện kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình qua việc tả cảnh vật thiên nhiên, độc thoại nội tâm, nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp cấu trúc câu đem lại hiệu quả cao.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ.
Hoạt động 2: dẫn vào bài mới.
Các em thân mến, Truyện Kiều là tên gọi phổ biến của tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh của đại thi hào Nguyễn Du. Tác phẩm này đã đưa Nguyễn Du lên hàng danh nhân văn hoá thế giới. Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, nhân vật chính trong truyện, một cô gái "sắc nước hương trời" và có tài "cầm kỳ thi họa". Hôm nay cô trò ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một trong những đoạn trích hay nhất của Truyện Kiều, đó chính là đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
Hoạt động 3: giới thiệu tác giả, tác phẩm
Dựa vào hiểu biết của mình, em hãy nêu vài nét về tác giả Nguyễn Du và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích?
Học sinh trả lời
Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
 1.Tác giả
Nguyễn Du (1765 – 1820)
Thời đại: có nhiều biến động, xã hội phong kiến VN bước vào thời kỳ khủng hoảng sâu sắc. 
Phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn.
Phong trào Tây Sơn thất bại, chế độ phong kiến triều Nguyễn thiết lập
à Những biến cố của thời đại đã tác động mạnh tới tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút vào hiện thực.
Gia đình: 
Là gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.
Cha đỗ tiến sĩ, từng làm tể tướng. Anh làm thượng thư và là người say mê nghệ thuật.
Mồ côi cha năm 9 tuổi, mồ côi mẹ năm 12 tuổi.
à Hoàn cảnh gia đình cũng tác động lớn đến cuộc đời Nguyễn Du.
Bản thân: 
Là người hiểu biết sâu rộng.
Có vốn sống phong phú.
Nhà thơ đã sống nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc với nhiều cảnh đời, những con người, những số phận khác nhau.
Sự nghiệp văn học: 
Chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục (tổng số 243 bài).
Chữ Nôm: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn.
Tác phẩm
Vị trí đoạn trích:
Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc, Kiều quyết không chịu tiếp khách làng chơi, không chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, tủi nhục, nàng định tự vẫn. Tú Bà sợ mất vốn bèn khuyên giải dụ dỗ Kiều. Mụ vờ chăm sốc thuốc men, hẹn khi bình phục sẽ gả Thúy Kiều cho người tử tế. Tú Bà đưa Kiều ra ở lầu Ngưng Bích nhưng thực chất là giam lỏng để thực hiện âm mưu mới đê hèn, táo bạo hơn.
Đoạn trích gồm 22 câu ( từ câu 1033 à 1054 ). Đoạn trích nằm ở phần II : Gia biến và lưu lạc.
Hoạt động 4: Đọc-hiểu văn bản
Cho học sinh đọc văn bản. (giọng chậm, buồn. Nhấn mạnh các từ bẽ bàng, điệp ngữ buồn trông)
Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
Em hiểu ntn về tên lầu Ngưng Bích khóa xuân ở câu 1? Tác giả sử dụng từ khóa xuân nhằm mục đích gì?
GV: Chính vì vậy mà ta hiểu tâm trạng của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích. Nhà thơ đã gợi tả tâm trạng của nàng qua việc miêu tả không gian, cảnh vật ở lầu Ngưng Bích, qua đó giúp độc giả có thể cảm nhận được hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của cô Kiều.
Khung cảnh thiên nhiên được miêu tả ntn qua con mắt của Thúy Kiều?
Tại sao nhà thơ lại viết non xa, trăng gần?
Em có nhận xét gì về cảnh ở đây?
Trong khung cảnh như vậy thì tâm trạng, hoàn cảnh của Kiều ra sao?
Câu thơ tả tình:
“Bốn bề bát ngátdặm kia” có tác dụng ntn trong việc miêu tả hoàn cảnh và tâm trạng Kiều?
Em có nhận xét gì về bút pháp tả cảnh của Nguyễn Du?
GV: cho Hs đọc 8 câu tiếp.
8 câu thơ trên diễn tả điều gì?
Nỗi nhớ của Kiều tiếp tục được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Vậy nàng nhớ ai trước, ai sau? Nhớ như vậy có hợp với đạo lý thông thường của con người phương Đông? Vì sao?
Thúy Kiều đã nhớ Kim Trọng ntn?
Sau nỗi nhớ Kim Trọng là nỗi nhớ cha mẹ. Kiều đã nhớ cha mẹ ntn?
Em có nhận xét gì về tấm lòng của Thúy Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng?
GV: cho HS đọc 8 câu thơ cuối.
Đây là đoạn văn tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Vậy đoạn văn trên tả cảnh gì? Cảnh đã diễn tả tâm trạng của Thúy Kiều ntn?
Em có nhận xét gì về cách dùng điệp ngữ của tác giả? Cách dùng ấy đã diễn tả tâm trạng ntn?
Học sinh đọc văn bản
Học sinh trả lời
HS thảo luận nhóm 1 phút.
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS thảo luận nhóm 1 phút
HS trả lời
Tìm hiểu chung
Đọc
Giải thích từ khó : SGK tr 94 à 95 
3. Bố cục : 3 phần
Phần 1 (6 câu đầu): Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều.
Phần 2 (8 câu tiếp): Kiều thương nhớ Kim Trọng và cha mẹ.
Phần 3 (8 câu cuối): Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng. Cảnh nói lên tâm trạng đau buồn lo âu của Kiều.
Tìm hiểu chi tiết
Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều.
Lầu Ngưng Bích: Tên lầu mà Tú Bà dành cho Kiều ở.
Khóa xuân: Khóa kín tuổi xuân, ý nói cấm cung (con gái nhà quyền quý thời xưa không được ra khỏi phòng ở)
à Nguyễn Du sử dụng từ khóa xuân với ngụ ý mỉa mai, nói lên cảnh ngộ trớ trêu của Kiều bị giam lỏng.
Khung cảnh thiên nhiên: 
Non xa, trăng gần.
Bốn bề bát ngát.
Cát vàng, bụi hồng.
Mây sớm, đèn khuya.
à Cảnh thiên nhiên biển trời trước lầu Ngưng Bích thật mênh mông, vắng vẻ, lạnh lùng. Cảnh gợi sự rợn ngợp của không gian non xa; hình ảnh trăng gần gợi lên một độ cao ngất nghểu trơ trọi của lầu Ngưng Bích.
Từ lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều chỉ thấy một dãy núi mờ xa và rất nhiều những cồn cát cuốn theo bụi bay mịt mù.
Cụm từ mây sớm, đèn khuya gợi thời gian tuần hoàn khép kín. Thời gian và không gian dường như giam hãm, bó buộc con người, sớm và khuya, ngày và đêm.
Tâm trạng của Thúy Kiều:
- Trơ trọi giữa không gian, thời gian mênh mang hoang vắng, lạnh lẽo, không một bóng người. Mọi vật đều lặng lẽ, không sự giao lưu, Kiều chỉ có thể kết bạn với mây, đèn à nàng rơi vào hoàn cảnh vô cùng cô đơn.
Câu thơ tả tình: “Bốn bề bát ngátdặm kia” miêu tả tâm trạng Kiều đang ngổn ngang về quá khứ, hiện tại, tương lai. Nàng bẽ bàng, buồn tủi, chán ngán, thương mình bơ vơ
Trước cảnh trời nước mênh mông, đêm trăng bát ngát, bẽ bàng càng thêm thấm thía
Nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình. Cảnh làm nền, tả cảnh để tả tình.
Nỗi nhớ của Thúy Kiều.
Tám câu thơ diễn tả tâm trạng thương nhớ Kim Trọng và cha mẹ của Kiều.
Nhớ Kim Trọng:
Kiều nhớ Kim Trọng trước. 
Đây là một nét bút đặc sắc, độc đáo của Nguyễn Du, phù hợp với quy luật và chiều sâu tâm lý.
Nhớ chàng Kim trước vì Kiều luôn cảm thấy mình có lỗi, có tội, mắc nợ với chàng. Kiều đã phụ lời thề với Kim Trọng. Và giờ đây, mối tình đâu vẫn nhức nhối, khắc khoải mãi khôn nguôi. Nàng xót xa ân hận như kẻ phụ tình.
Kiều tưởng tượng Kim Trọng đang hướng về mình, đêm ngày đau đáu chờ tin mà uổng công vô ích. Nàng nhớ Kim Trọng với một tâm trạng xót xa.
Nhưng cái đau đớn nhất trong lòng Kiều chính là nỗi đau bị thất tiết, không còn giữ được sự trong trắng, thủy chung với người mà nàng hết lòng thương yêu, với người mà nàng đã từng hẹn ước trăm năm.
Nhớ cha mẹ:
Kiều thương cha mẹ khi sáng, lúc chiều tựa cửa mong ngóng tin con. Kiều xót xa khi mường tượng ra cảnh mẹ già cha yếu mà nàng không được ở cạnh bên để chăm nom, phụng dưỡng.
Quạt nồng ấp lạnh, sân Lai, gốc tử là những điển tích nói lên tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều. Nàng tưởng nơi quê nhà yêu dấu tất cả đã đổi thay, cha mẹ gài yếu mình không chăm được.
Cách mấy nắng mưa: vừa nói được thời gian xa cách, vừa nói lên sức mạnh tàn phá của tự nhiên đối với cảnh vật, con người.
Tấm lòng của Kiều: Kiều đã quên mất cảnh ngộ của bản thân, chỉ một lòng nghĩ và hướng về Kim Trọng, về cha mẹ 
à Kiều là người tình chung thủy, người con hiếu thảo, người luôn nghĩ và sống cho người khác, người có tấm lòng vị tha đáng trân trọng
3. Tâm trạng buồn lo của Kiều.
 Đoạn thơ tả cảnh ngụ tình.
Cảnh: 
Cửa bể chiều hôm, con thuyền, nhớ cha mẹ, quê hương.
Ngọn nước, hoa trôi: nỗi buồn nhớ người yêu, xót xa cho thân phận.
Nội cỏ, chân mây, mặt đất: cuộc đời tàn úa, bi thương không biết kéo dài đến bao giờ.
Gío cuốn, tiếng sóng: buồn cho cảnh ngộ của chính mình. Hãi hùng, lo lắng trước những tai họa lúc nào cũng rình rập, ập xuống đầu nàng.
Điệp ngữ buồn trông tạo âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc của đoạn thơ; thể hiện diễn biến của những cung bậc tinh tế trong tâm trạng Thúy Kiều.
à Môtíp buồn trông đã có trong ca dao từ lâu. Nguyễn Du đã sử dụng môtíp dân gian này để tô đậm tâm trạng của nhân vật trữ tình. Sau mỗi ngữ buồn trông là nối tiếp những đợt sóng chia suy tưởng, tâm trạng của Kiều về một hướng, một đối tượng khác không giống nhau.
Tổng kết
 Ghi nhớ : SGK tr 96
Hoạt động 5: 
Hướgdẫn luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_bai_7_tiet_31_kieu_o_lau_ngung_bich_trich.doc