Giáo án Ngữ Văn 9 cả năm - Giáo viên: Ngô Vương Quốc - Trường THCS Giao Thạnh

Giáo án Ngữ Văn 9 cả năm - Giáo viên: Ngô Vương Quốc - Trường THCS Giao Thạnh

KẾ HOẠCH CHƯƠNG

HỌC KÌ I

I- MỤC TIÊU:

1.Vị trí môn học:

- Môn ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS, giúp học sinh hiểu biết sơ lược về kiến thức cơ bản của 3 phân môn: Văn-tiếng việt, tập làm văn.

- Tiếp tục nâng cao những kiến thức cơ bản đã học ở lớp 6,7,8, hiểu biết những kiến thức mới và tích luỹ tri thức làm tư liệu.

- Góp phần hình thành những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết thương yêu quí trọng gia đình, anh em bè bạn, có lòng yêu nước, yêu Chủ Nghĩa Xã Hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như: lòng nhân ái, tinh thần nhân đạo, tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác, bất công.

- Đào tạo những con người có ích biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, có năng lực cảm thụ chân thiện mĩ trong nghệ thuật-trước hết là trong văn học, sau là trong đời sống, biết thực hành và sử dụng tiếng việc thành thạo để tư duy và giao tiếp.

- Đó là những con người ham muốn đem tài trí của mình để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

 

doc 450 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 742Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 cả năm - Giáo viên: Ngô Vương Quốc - Trường THCS Giao Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHƯƠNG
HỌC KÌ I
I- MỤC TIÊU:
1.Vị trí môn học:
- Môn ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS, giúp học sinh hiểu biết sơ lược về kiến thức cơ bản của 3 phân môn: Văn-tiếng việt, tập làm văn.
- Tiếp tục nâng cao những kiến thức cơ bản đã học ở lớp 6,7,8, hiểu biết những kiến thức mới và tích luỹ tri thức làm tư liệu.
- Góp phần hình thành những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết thương yêu quí trọng gia đình, anh em bè bạn, có lòng yêu nước, yêu Chủ Nghĩa Xã Hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như: lòng nhân ái, tinh thần nhân đạo, tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác, bất công.
- Đào tạo những con người có ích biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, có năng lực cảm thụ chân thiện mĩ trong nghệ thuật-trước hết là trong văn học, sau là trong đời sống, biết thực hành và sử dụng tiếng việc thành thạo để tư duy và giao tiếp.
- Đó là những con người ham muốn đem tài trí của mình để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
2. Kiến thức cơ bản:
a. Văn:
3. Kỹ năng rèn luyện:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm văn học, có năng lực cảm nhận và bình giảng văn học.
- Rèn luyện kỉ năng nghe, nói, đọc viết tiếng việt thành thạo theo các kiểu văn bản.
- Phân tích nhận xét tư tưởng tình cảm và một số giá trị nghệ thuật của các văn bản.
- Hình thành ý thức và kinh nghiệm ứng và đối thoại trong giao tiếp.
- Rèn luyện kỹ năng nói và viết Tiếng việt, chính tả, đúng từ ngữ, đúng cú pháp. Biết cách vận dụng các theo tác để lập văn bản.
- Kỹ năng vận dụng các thao tác tư duy, so sánh, phân tích, tổng hợp rút ra kết luận, từ đó quyết định hành động phù hợp với các vấn đề trong đời sống.
4. Nội dung giáo dục:
- Giúp học sinh biết yêu quý trân trọng các thành tựu tiêu biểu đặc sắc của VHVN và văn học thế giới, có ý thức giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng việt, về dân tộc, về con người Việt Nam.
- Đạo lí làm người, lòng biết ơn, biết kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Giáo dục tư tưởng, tình cảm, nhân cách cái hay, cái đẹp của đạo đức và sự quý trọng của con người.
- Có ý thức giao tiếp người với người trong gia đình.
- Biết yêu quý những giá trị chân thiện mĩ và biết khinh ghét những cái xấu, độc ác trong tác phẩm.
- Biết tự hào và quí trọng tiếng việt, khả năng giao tiếp (diễn đạt ngôn ngữ) trong đời sống hàng ngày.
II- CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tham khảo SGK, SGV, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1, những tài liệu khác có liên quan đến bài học.
- Soạn câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề hướng dẫn học sinh xây dựng bài.
- Soạn giáo án theo phương pháp mới theo quan điểm thích hợp.
- Sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến bài học.
- Bảng phụ.
2. Học sinh:
- Đọc bài, soạn bài trước ở nhà theo câu hỏi SGK.
- Lập tóm tắc chia bố cục và tìm ý chính (phần văn)
- Tìm đọc những tác phẩm liên quan đến bài học.
- Sưu tầm những tranh ảnh và vẽ minh hoạ.
- Làm những bài tập SGK, SBT theo yêu cầu của giáo viên.
III- TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. SGK, SGV ngữ văn 9 T1, bài tập ngữ văn 9 T1, những bài văn mẫu 9, thiếât bài giảng ngữ văn 9 T1, bài tập trắc nghiệm ngữ văn 9.
2. Tìm đọc những tác phẩm học trong nhà trường các bài thơ ở từng thể loại.
- Các câu danh ngôn, tục ngữ, thành ngữ, châm ngôn liên quan đến bài học.
- Tìm đọc những tác phẩm khác của những tác phẩm đã đọc, xem kĩ phân phối chương trình ngữ văn 9.
-------------------------------
BÀI 1 ( Tuần 1 )
---&---
Tuần: 1	Ngày soạn: 
Tiết: 1, 2	Ngày dạy: 
Phong Cách Hồ Chí Minh
_ Lê Anh Trà _
I- MỤC TIÊU:
 1/ Kiến thức.
- Nắm được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
- Hiểu được ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hĩa dân tộc.
- Bước đầu hiểu được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
 2/ Kĩ năng.
Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới
Và bảo vệ bản sắc văn hĩa dân tộc.
dân tộc.
 -Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề
Thuộc lĩnh vực văn hĩa lối sống. 
 3/ Thái độ.
Từ lịng kính yêu, tự hào về Bác, cĩ ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác
II- CHUẨN BỊ:
1. Giáo Viên
- Xem SGK, SGV, những tài liệu liên quan.
- Soạn những câu hỏi gợi mở, sọan giáo án.
- Sưu tầm tranh ảnh bài viết về Bác, những bài thơ, bài văn viết về phong cách sống và làm việc của Bác.
2. Học sinh:
- Xem và đọc bài trước ở nhà, tập chia đoạn, tìm hiểu những từ khó.
- Trả lời các câu hỏi SGK, sưu tầm tranh ảnh và những bài thơ viết về Bác
III- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
TG
HĐ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HĐ1: Khởi Động:
1. Kiểm tra sĩ số lớp:
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh:
3. Giới thiệu bài mới:
GV: em hiểu như thế nào về khẩu hiệu sống, chiến đấu, lao động, học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại ?
Nội dung khẩu hiệu ấy khuyên chung ta điều gì ?
GV nhấn mạnh: Hồ Chí Minh không những là anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thới giới. Phong cách làm việc của Bác không chỉ là phương chăm của nười anh hùng dân tộc mà còn là của một nhà văn hoá lớn. Vậy phong cách của Bác được hình thành và có ý nghĩa như thế nào ?
- GV ghi tựa bài lên bảng.
HĐ2: Giới thiệu.
Mục tiêu:(giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái quát về tác giả,tác phẩm)
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích 
- GV gọi hs nhắc lại vài nét sơ lược về tác giả Lê Anh Trà.
- Nêu vài nét sơ lược về tác phẩm ?
- GV: phong cách Hồ Chí Minh chủ yếu nói về phong cách làm việc, phong cách sống của người. Cốt lõi của phong cách hồ chí minh là vẽ đẹp văn hoá với sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoá dân dân tộc và tinh hoa văn háo nhân loại. Đây là điểm khác biệt với bài đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Nhận xét, bổ sung.
HĐ3: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản:
Mục tiêu:(Giáo viên giúp học sinh tiếp xúc với vân bản,cảm nhận được vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt và văn hĩa của Bác)
* GV hướng dẫn hs cách đọc:
+ Giọng đọc: chậm rãi, bình tỉnh, khúc triết.
+ GV đọc mẫu 1 đoạn -> gọi hs đọc tiếp
+ GV đọc đoạn 1, 2 gọi HS đọc hết văn bản -> nhận xét cách đọc.
* GV hướng dẫn HS chia bố cục.
- Văn bản trên được chia làm mấy phần ?
Nhận xét -> bổ sung.
GV gọi HS đọc đoạn 1.
- Đoạn văn đã khái quát vốn trị thức văn hoá của Bác Hồ như thế nào ?
- GV: Vốn văn hoá của HCM hết sức sâu rộng, ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thê giới sâu sắc như Bác Hồ -> cách viết so sánh bao quát khăûng định giá trị cuả nhận định.
- GV: bằng những con đường nào người có được vốn văn hoá ấy ?
- Nguyên nhân nào giúp Bác tiếp thu văn hoá các nước thế giới ?
- Một nguyên nhân khác: Bác nói và viết nhiều thứ tiêng nước ngoài: Pháp, Anh, Nga, Hoa, công cụ duy nhất để tìm hiểu và giao lưu văn hoá.
- GV bình:
Phong cách ấy được hình thành là nhờ thiên tài một phần là nhờ Bác dày công học tập rèn luyện trong suốt cuộc đời hoạt đọng cách mạng đầy gian truân vất vã. Đó là sự kết hợp hài hoà những phẩm chất khác nhau thống nhất trong một con người. Truyền thống, hiện đại, phương đông, phương tây, dân tộc, quốc tế, vĩ đại- bình dị.
GV gọi HS đọc đoạn 2:
- Em hiểu như thế nào về 02 từ phong cách ?
- Phong cách sống của bác được tác giả kể và bình luận trên những phương diện nào ?
- Em hãy phân tích vẽ đẹp cao quý đó ?
- Em có nhận xét gì về cách sống của Bác ?
GV bình: cách sống giản dị, đạm bạc của Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng, nét đẹp của lối sống rất dân tộc, rất Việt nam, cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bĩnh Khiêm.
GV dẫn chứng thơ:
- Nguyễn Bĩnh Khiêm: thu ăn măng trúc, đông ăn giá, xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
- Nguyễn Trãi: Ao cạn vớt bèo cấy muống, đìa thanh phát cỏ ươn sen.
- GV: lời bình luận, so sánh của tác giả có ý nghĩa như thế nào ?
GV gọi hs đọc đoạn cuối.
- Nêu ý nghĩa cao đẹp của phong cách Hồ Chí Minh?
- Em hãy so sánh cách sống ấy có gì khác và giống so với các vị danh nho ?
- GV chốt ý.
- GV gọi hs đọc những câu thơ bài thơ, đoạn thơ nói về phong cách sống của Bác ?
GV đọc thêm:
- Người thường bỏ lại đĩa thịt gà mà ăn hết mấy quả cá sứ nghệ.
- Tránh nói to và đi rất nhẹ trong vườn (Việt Phương)
GV: Dẫn chứng: “có thể nói ít có vị lãnh tụ...” “quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuỵên về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích”.
HĐ4: Hướng dẫn học sinh tổng kết:
Mục tiêu: Giúp các em nắm được giá trị nội dung nghệ thuật văn bản.
- Nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà hết sức dãn dị, gần gủi, am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam.
- GV gọi hs đọc ghi nhớ.
HĐ5: Hướng dẫn HS luyện tập:
Mục tiêu:Giúp các em nắm chắc hơn những nội dung đã học.
5/
1/
10/
57/
5/
3/
- Hs: khuyên chúng ta hãy nói theo tấm gương sáng ngời của Bác Hồ, học theo phong cách sống và làm việc của Bác.
- HS: nghe
- Ghi tựa bài mới vào tập
- HS tìm hiểu chú thích SGK.
- HS: giới thiệu vài nét về tác giả
- HS: dựa vào SGK nêu sơ lược -> nhận xét
Hs: nghe
- HS nghe
- HS đọc, nhận xét
- HS đọc theo sự hướng dẫn của GV
-> nhận xét –bổ sung
- HS: chia bố cục- tìm ý chính -> nhận xét –bổ sung
- HS đọc đoạn 1
- HS suy nghĩ - trả lời
-> nhận xét
HS nghe
- HS suy nghĩ - trả lời
-> nhận xét – bổ sung
HS ghi
HS: nghe
Hs: nghe
- Đó là sự kết hợp và thống nhất hài hoà bậc nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. Tinh hoa Hồng lạc, tinh hoa nhân loại góp ... g dẫn.
III- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ của thầy
Thời gian
HĐ của trò
Nội dung
HĐ1: Khởi động
1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ( 2 em).
5/
3. Giới thiệu bài mới:
Biên bản là loại văn bản ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra trong hoạt động của cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội và doanh nghiệp. Biên bản không có hiệu lực pháp lí thi hành mà chủ yếu được dùng làm chứng minh minh chứng. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rỏ hơn về biên bản.
HĐ2: Giao viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm biên bản:
- Yêu cầu HS đọc hai biên bản SGK.
- Biên bàn ghi lại những nội dung gì?
- Biên bản cần đạt những yêu cầu gì về nội dung và hình thức?
- Văn bản “1” là văn băn hội nghị, văn bản “2” là văn bản sự vụ: Em hãy kể tên moat số loại biên bản thường gặp trong thực tế.
10/
- HS đọc hai biên bản SGK.
- Biên bản ghi lại 2 nội dung:
+ Biên bản sinh hoạt chi đội lớp 9D trừơng THCS kết đoàn.
+ Biên bản trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho chủ sở hưu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.
- Về nội dung:
+ Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể (có chứng từ, tang vật đính kèm).
+ Ghi chép phải trung thực, đầy đủ, không suy diễn chủ quan.
+ Thủ tục phải chặt chẽ (ghi rỏ thời gian, địa điểm cụ thể)
+ Lời văn ngắn gọn, chính xác chỉ có moat cách hiểu, tránh mập mờ tối nghĩa.
- Về hình thức:
+ Viết phải đúng mẫu qui định.
+ KHông trng trí hoạ tiết, tranh ảnh minh hoạ ngoài nội dung của biên bản.
- Tên một số biên bản thường gặp:
+ Biên bản Đại hội chi đoàn
+ Biên bản bàn giao công tác
+ Biên bản kiểm kê thư viện
I- Đặc điểm của biên bản:
HĐ3: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách viết biên bản:
- Phần mở đầu của biên bản gồm những mục gì? Tên của biên bản được viết như thế nào?
- Phần nội dung biên bản gồm những mục gì? Nhận xét cách ghi những nội dung này trong biên bản. Tính chính xác cụ thể của biên bản.
- Phần kết thúc biên bản có những mục nào? Mục kí tên dưới biên bản có giá trị như thế nào?
- Lời văn của biên bản như thế nào?
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK.
12/
- Phần mở đầu biên bản: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự lập biên bản.
- Tên biên bản phải nêu rỏ nội dung chính biên bản.
- Phần nội dung gồm các mục:
+ Ghi lại diễn biến và kết quả của sự việc.
+ Cách ghi phải trung thực, khách quan, không được thêm vào những ý kiến chủ quan của người viết.
- Tính chính xác, cụ thể của biên bản giúp cho người có trách nhiệm làm cơ sở xem xét để đưa ra những kết luận đúng đắn.
- Phần kết thúc gồm các mục:
+ Thời gian kết thúc.
+ Họ tên, chữ ký của chủ toạ, thư kí hoặc các bên tham gia lập biên bản.
+ Chữ kí thể hiện tư cách pháp nhân của người có tráh nhiệm lập biên bản.
- Lời văn biên bản phải ngắn gọn, chính xác.
- HS đọc ghi nhớ SGK/126.
II- Cách viết biên bản:
Đọc lại văn bản ở mục I và trả lời câu hỏi.
* Ghi nhớ: (SGK/126).
HĐ4: Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập:
1) Hãy chọn những tình huống giao tiếp viết biên bản trong các trường hợp sau:
2) GV yêu cầu HS đọc bài tập 2 và hưỡng dẫn HS làm bài tại nhà.
15/
- HS đọc bài 1 (SGK/126)
- HS viết biên bản theo trường hợp mình chọn, nhận xét.
- HS đọc bài tập 2
- HS lắng nghe, về nhà làm bài tập.
III- Luyện tập:
1. Bài 1:
HĐ5: Hướng dẫn công việc ở nhà ( 1/ )
- Xem lại kiến thức về biên bản, làm bài tập 2.
- Chuẩn bị bài mới “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang”.
HĐ6: Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Kiến thức học sinh dễ nắm bắt. 
BÀI 29 ( Tuần 30 )
----&----
Tuần: 30	Ngày soạn: 
Tiết: 146	Ngày dạy: 
RÔ-BIN-XƠN
NGOÀI ĐẢO HOANG
Đi-Phô
I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu sâu, hình dung cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bi-xơn một mình ngoài đảo hoang, bộc lộ gián tiếp qua bước chân dung tự hoạ của nhân vật.
2. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện.
3. Thái độ:
Trân trọng, yêu quí những thế hệ đi trước đã sống và chiến đấu cho quê hương, đất nước
II- CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
Xem SGK, SGV -> Soạn giáo án
2. Học sinh:
Đọc SGK -> Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
III- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ của thầy
Thời gian
HĐ của trò
Nội dung
HĐ1: Khởi động
1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
- Em hiểu được gì qua truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê?
- Nêu đôi nét về tác giả Lê Minh Khuê?
5/
3. Giới thiệu bài mới:
Tiểu thuyết phiêu lưu kễ nhưng chuyện li kì, lạ lùng, đầy bất ngờ và hấp dẫn mà các nhân vật trãi qua trong cuộc sống. Rô-bin-xơn Gru-xô (1719) đã kể lại đoạn đời gian truân suốt gần 30 năm (28 năm 2 tháng 19 ngày) một mình trên đảo hoang. Để hiểu thêm về chuyện lì kì này ta đi vào tiết học hôm nay.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu chú thích:
- Yêu cầu hs đọc chú thích
- Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Lê Minh Khuê?
- GV giảng thêm học sinh nắm về tác giả.
- Trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?
5/
- HS đọc chú thích SGK/120
- HS trình bày, nhận xét.
- HS trình bày.
I- Đọc – Hiểu chú thích:
1. Tác giả: 
- Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở huyện Tỉnh Gia, Tỉnh Thanh Hóa.
- Là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn.
- Lê Minnh Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn.
2. Tác phẩm: “Những ngôi sao xa xôi” viết năm 1971 trong lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta đang diễn ra ác liệt.
HĐ3: Hướng dẫn học sinh đọc- tìm hiểu văn bản:
* GV hướng dẫn hs cách đọc.
- GV đọc mẫu 1 đoạn, gọi hs đọc tiếp, nhận xét.
- HDHS tìm hiểu chú thích dựa vào văn cảnh.
* Tìm hiểu văn bản:
- Em hãy kể tóm tắt nội dung truyện? GV nhận xét.
- Truyện được trần thuật từ nhân vật nào?
- Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện?
Tiết 2:
- Truyện kể về ai? Làm công việc gì?
- Ở họ có những nét gì chung?
- Nơi sống và công việc họ như thế nào?
- Nhưng với họ thì công việc này như thế nào?
- Họ thích làm đẹp cho cuộc sống (họ thích thêu thùa, chị Thao chăm chép bài hát, Định thích ngắm mình trong gương)
- Em hãy tìm những nét riêng của mỗi người?
- Em hãy phân tích tâm lí nhân vật Phương Định?
- Nhân vật tự quan sát và tự đánh giá về mình ở phần đầu truyện.
- Hồi tưởng của cô về tuổi niên thiếu ở Hà Nội.
- Tâm trạng của cô trong một lần phá bom ở phần cuối truyện như thế nào?
GV bình: ngòi bút của tác giả miêu tả sinh động, chân thực tâm lí nhân vật.
- Đọc truyện ngắn này em có hình dung như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ 
-> Liên hệ giáo dục.
60/
- HS lắng nghe
- HS đọc truyện, nhận xét cách đọc.
- HS kể tóm tắt nội dung truyện? Nhận xét.
- HS phát biểu
- HS phát biểu
- Kể về ba cô gái thanh niên xung phong trong tổ trinh sát phá bom trêm một cao điểm.
- HS tìm những nét chung
- Nguy hiểm ác liệt.
- Công việc ấy trở nên công việc bình thường.
“Có ở đâu như thế này không  về hang”.
- HS nêu những nét riêng của mỗi người.
- HS phân tích nhân vật Phương Định.
 - HS phát biểu việc hồi tưởng của nhân vật Phương Định.
- HS phân tích chi tiết, nhận xét.
- Anh hùng, dũng cảm.
II- Đọc – Tìm hiểu văn bản:
1. Đọc:
2. Tóm tắt nội dung truyện:
3. Phân tích:
a) Truyện được trần thuật từ: ngôi thứ nhất và nhân vật kể chuyện chính là nhân vật chính.
- Sự lựa chọn vai kể như vậy là phù hợp với nội dung truyện và tạo thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật.
b) Ba cô gái thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường:
* Họ có những nét chung:
- Hoàn cảnh sống và chiến đấu.
- Họ ở trên một cao điểm, một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.
- Họ phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra những cùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch.
- Họ có tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ, lòng dũng cảm không sợ hi sinh, tình đồng đội gắn bó.
- Dể xúc cảm, nhiều ước mơ hay mơ mộng, dễ vui cũng dễ trầm tư. Họ thích làm đẹp cho cuộc sống.
- Nét riêng của họ:
+ Phương Định vốn là học trọ nhạy cảm, hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với kĩ niệm tuổi thiếu nữ giữa gia đình.
+ Chị Thao: ước mơ và dự tính về tương lai có vẽ thiết thực hơn.
- Nhân vât Phương Định:
+ Là cô gái Hà Nội vào chiến trường cô có thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên người mẹ.
+ Cô giáp mặt hàng ngày với cái chết, nhưng cô không mất đi vẽ hồn nhiên.
+ Cô yêu mến những người đồng đội trong tổ và cả đơn vị của mình.
+ Cô nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình.
- Đoạn hồi tưởng của nhân về tuổi họ trò, tác giả làm nỗi bậc rõ nét tính cách hồn nhiên vô tư, tinh ngịch, mộng mơ.
+ Tâm lí nhân vật được miêu tả cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác dù chỉ thoáng qua trong giây lát.
HĐ4: Hướng dẫn học sinh tổng kết bài:
- Nêu nghệ thuật đặc sắc của truyện.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
5/
- HS phát biểu, nhận xét
- HS đọc ghi nhớ SGK/122
III- Tổng kết:
- Nghệ thuật: Truyện trần thuật theo ngôi thứ nhất, miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ trần thuật.
- Nội dung: Ghi nhớ SGK/122
HĐ5: Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Tìm đọc và ghi lại một số bài thơ, đoạn thơ viết về thế hế trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
10/
- HS phát biểu, nhận xét.
IV- Luyện tập: 
HĐ6: Hướng dẫn công việc ở nhà ( 1/ )
- Học thật kĩ nội dung văn bản.
- Chuẩn bị bài mới “Chương trình địa phương phần Tập làm văn”.
HĐ7: Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Học sinh hiểu được ý nghĩa của tác phẩm.
**************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_ca_nam_giao_vien_ngo_vuong_quoc_truong_thc.doc