Giáo án Ngữ Văn 9 cả năm – GV: Nguyễn Thị Quyên

Giáo án Ngữ Văn 9 cả năm – GV: Nguyễn Thị Quyên

TUẦN 1:

Tiết1 + 2 Văn bản :

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 ( Lê Anh Trà)

I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại - dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị để càng thêm kính yêu Bác Hồ, tự nguyện học tập và noi gương Bác .

 II: CHUẨN BỊ:

Ảnh Bác Hồ - Thiết kế bài dạy .

III: TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

Hoạt động 1:

Khởi động: Giáo viên giới thiệu bài

1- Hướng dẫn đọc: Chậm rãi bình tĩnh, khúc triết,

GV và học sinh đọc.

 GV nhận xét.

2- Từ khó: Bất giác: Một cách tự nhiên, ngẫu nhiên, không định trước.

 Đạm bạc: sơ sài, giản dị, không cầu kỳ.

3 - Kiểu bài: Văn bản nhật dụng.

4 - Bố cục: ( văn bản trích )

- Từ đầu . . . Hiện đại: Quá trình hình thành và đi ều kỳ lạ PCHCM

- Tiếp đến . . . Hạ tắm ao: Những vẻ đẹp cụ thể của PCHCM.

- Còn lại: Bình luận khẳng định ý nghĩa PCHCM.

Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu văn bản:

 

doc 328 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 cả năm – GV: Nguyễn Thị Quyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Ngày 23 tháng 8 năm 2008
Tuần 1:
Tiết1 + 2 Văn bản : 
Phong cách Hồ Chí Minh
 ( Lê Anh Trà)
I - Mục tiêu cần đạt: 
 Học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại - dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị để càng thêm kính yêu Bác Hồ, tự nguyện học tập và noi gương Bác .
 II: Chuẩn bị: 
ảnh Bác Hồ - Thiết kế bài dạy .
III: Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động 1: 
Khởi động: Giáo viên giới thiệu bài
1- Hướng dẫn đọc: Chậm rãi bình tĩnh, khúc triết,
GV và học sinh đọc.
 GV nhận xét.
2- Từ khó: Bất giác: Một cách tự nhiên, ngẫu nhiên, không định trước. 
 Đạm bạc: sơ sài, giản dị, không cầu kỳ.
3 - Kiểu bài: Văn bản nhật dụng.
4 - Bố cục: ( văn bản trích )
- Từ đầu . . . Hiện đại: Quá trình hình thành và đi ều kỳ lạ PCHCM
- Tiếp đến . . . Hạ tắm ao: Những vẻ đẹp cụ thể của PCHCM.
- Còn lại: Bình luận khẳng định ý nghĩa PCHCM.
Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu văn bản:
1 : Con đường hình thành PCHCM
 GV cho học sinh đọc đoạn 1 (HS đọc đoạn 1)
Hỏi: Đoạn văn đã khái quát hoá
vốn tri thức văn hoá của Bác NTN?
Hãy nhận xét cách viết của tác giả, tác dụng? 
Do đâu mà người có vốn tri thức văn hoá ấy?
Hãy tìm dẫn chứng trong bài viết để chứng tỏ đIều đó 
Điều kì lạ trong phong cách HCM là gì ?
Hãy nhận xét cách lập luận, nêu dẫn chứng của tác giả?
 Tác dụng?
Giáo viên chốt: nét độc đáo kì lạ nhất trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà những phẩm chất khác nhau, thống nhất trong con người HCM 
 GV cho học sinh đọc 
PC HCM được tác giả kể và bình luận trên những mặt nào?
Tác giả bình luận bằng cách nào?
 GV liên hệ “Di chúc” Bác Hồ
ý nghĩa cao đẹp của PCHCM là gì ?
Hoạt động3: 
Hãy nhận xét về NT viết truyện của tác giả?
Hoạt động 4:
 Học tập PCHCM em phải làm
gì ?
Hoạt động 5
 (HS làm việc độc lập)
Vốn văn hoá sâu rộng, am hiểu nhiều về các dân tộc, nhân dân thế giới, văn hoá thế giới
 - Cách viết so sánh, khái quát 
 Khẳng định giá trị của nhận định 
- Nhờ: thiên tài , dày công học tập rèn luyện không ngừng trong suốt cuộc đời hoạt động c/m đầy gian khổ 
 (Học sinh thảo luận phát biểu)
 (HS thảo luận chứng minh)
- ảnh hưởng quốc tế sâu đậm đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở người, đã trở thành nhân cách rất Việt Nam.
-Lập luận xác đáng, chặt chẽ luận cứ chân thực, lối diễn đạt tinh tế tạo nên sức thuyết phục lớn 
2, Vẻ đẹp PC HCM thể hiện trong phong cách sống và làm việc 
 (1 học sinh đọc)
 (Học sinh làm việc độc lập)
+ Có ba luận cứ
 -Nơi ở: Nhà sàn, đồ đạc đơn sơ, trang phục: áo bà ba nâu , áo trấn thủ , đôi dép lốp, cái quạt mo . -Ăn : đạm bạc ,món ăn dân tộc ,cà ,cá kho ,dưa ghém ,cháo hoa 
+ Bình luận và so sánh “ Chưa có vị nguyên thủ quốc gia... Nguyễn Bỉnh Khiêm” 
3: ý nghĩa PCHCM:
 (HS đọc đoạn cuối)
- Giống các vị danh nho: không tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, lập dị mà là cách di dưỡng tinh thần, một quan điểm thẩm mĩ về lẽ sống.
- Khác các vị danh nho: đay là lối sống của một chiến sĩ lão thành, một vị chủ tịch nước, linh hồn dân tộc trong hai cuộc kháng chiến và XDCNXH.
III: Tổng kết: 
 - NT: Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, chọn lọc, trình bày khúc chiết với tấm lòng ngơii ca 
 - ND: Dó là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc 
Và tinh hoa văn hoá nhân loại giữa thanh cao và giản dị 
IV: Luyện tập 
 HS thảo luận - Cử đại diện trả lời:
 Rút kinh nghiệm giờ dạy.
 T iết 3: TV: Các phương châm hội thoại
 A: Mục tiêu cần đạt : 
 Củng cố kiến thức đã học ở lớp 8 
 Nắm được phương châm hội thoại ở lớp 9 
 Biết vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp xã hội 
 B: Chuẩn bị 
 Kế hoạch bài dạy 
 Hệ thống VD mẫu 
 C: Tiến trinh hoạt động dạy- học
HĐ1: Khởi động 
	 GV giới thiệu bài 
HĐ2: Hình thành khái niệm 
 I: Khái niệm phương châm về lượng 
	 GV cho HS đọc hai VD
 * Đọc đoạn đối thoại 
 - An: Cậu có biết bơi không?
 - Ba: Biết chút, thậm chí bơi giỏi nữa.
 - An: Cậu học bơi ở đâu vậy?
 - Ba: Dĩ nhiên là dưới nước chứ ở đâu.
Câu trả lời của Ba có làm cho An thoả mãn không? Vì sao?
Muốn cho người đọc người nghe hiểu thì người nói cần chú ý điều gì?
Giáo viên cho học sinh đọc ví dụ b, trang 9
? Câu hỏi và câu trả lời của hai người có gì trái với câu hỏi đáp bình thường không?
 Muốn hỏi đáp chuẩn mực không thừa không thiếu, cần chú ý điều gì?
 GV chốt phần ghi nhớ:
HĐ 3 
 GV cho HS đọc truyện
Truyện cười phê phán thói xấu nào? Từ đó em rút ra bài học gì trong giao tiếp?
GV cho HS đọc ghi nhớ:
HĐ 4
 GV hướng dẫn
- Không 
-Vì nó mơ hồ về nghĩa (Vì An muốn biết địa điểm bơi)
- Người nói cần chú ý xem người nghe hỏi về cái gì? ở đâu? như thế nào?
 HS đọc VD b (trang 9)
 HS làm việc độc lập
 + Thừa từ ngữ: “Cưới- từ khi tôi mặc cái áo mới này ” 
Khi giao tiếp cần nhớ: Nói cho đúng, đủ, không thừa, không thiếu 
 HS đọc ghi nhớ 1
II: Phương châm về chất:
 1 HS đọc
 HS thảo luận nhóm
 - Phê phán thói xấu khoác lác nói nhỡng điều mà mình cũng không tin là có thật.
 - Không nói những điều mình không tin là đúng, hoặc không có bằng chứng xc thực.
 HS đọc ghi nhớ 
III: Luyện tập:
 HS lần lượt làm bài tập
 * Số 1: 
 1, Thừa cụm từ: “ muốn ở nhà”
 2, Thừa cụm từ: “ Có hai cành”
 * Số 2: 
 1, Nói có căn cứ chắc chắn là: Nói có sách mách có chứng
 2,Là nói dối.
 3, Là nói mò.
 4, Nói nhăng nói cuội.
 5,  Nói trạng
 Vi phạm phương châm về chất 
 * Số 3:
 - Thừa: “ Có nuôi được không?” 
 Vi phạm phương châm về lượng
HĐ5: Dặn dò 
 HS về làm bài tập 4 +5
 Rút kinh nghiệm giờ dạy
..
 Tiết 4 : TLV : Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật 
 trong văn bản thuyết minh 
 A: Mục tiêu cần đạt :
 Củng cố kiến thức về văn bản thuyết minh .
 Rèn luyện một số kỹ nưang về biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh .
B : Chuẩn bị : 
 - Kế hoạch bài giảng .
 - Hệ thống ví dụ mẫu .
 C : Tiến trình hoạt động dạy _học .
 HĐ1 : GV giới thiệu bài, ôn lại kiến thức 
 I/ : Văn bản thuyết minh là gì ? - Phương pháp thuyết minh :
Văn bản thuyết minh là gì ?
Mục đích của VB thuyết minh là gì ?
 Các phương pháp thuyết minh thường dùng ?
HĐ2
 GV cho HS đọc
Văn bản thuyết minh vấn đề gì? 
Vấn đề đó có khó không ? Tại sao?
 Để cho sinh động , ngoài PPTM đã học , tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? 
Hãy chỉ ra.
 GV cho HS tìm các chi tiết 
 thuyết minh
Tóm lại : Các yếu tố nghệ thuật cố tác dụng gì ?
HĐ3 :
 GV cho 3 HS đọc VB
Bài văn có tính chất thuyết minh không?
 Tính chất ấy được thể hiện ở điểm nào ? 
Những PPTM nào đã được sử dụng ?
Bài thuyết minh có gì đặc biệt, tác giả sử dụng nghệ thuật nào ?
Nghệ thuật ?
HĐ4
 (HS làm việc độc lập ) :
 - Là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức khách quan , về đặc điểm, tính chất, nguyên nhâncủa các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên , xã hội bằng phương pháp giới thiệu , trình bày , giải thích.
- Mục đích : cung cấp tri thức khách quan về sự vật hiện tượng , vấn đề được chọn làm đối tượng thuyết minh .
- Phương pháp : Định nghĩa, nêu VD, dùng số liệu, phân loại, so sánh . 
II/ Một số biện pháp nghệ thuật trong VB thuyết minh 
 - 3 HS đọc diễn cảm VB “ Hạ Long Đá và Nước”.
-VĐ : “Sự kì lạ của Hạ Long”
 HS thảo luận nhóm 
- Đây là vấn đề khó , vì :
 Đối tượng thuýêt minh rất trừu tượng và phải truyền được cảm xúc thích thú tới người đọc. 
 HS tìm : 
- Nghệ thuật miêu tả,so sánh  
+ Miêu tả sinh động : “chính Nước làm cho Đá sống dậy, làm cho Đá vốn bất động vô tri bỗng trở nên linh hoạt , có thể động đến vô tận, có tri giác , có tâm hồn”.
+ Tiếp theo là TM ( giải thích ) vai trò của nước “ Nước tạo nên sự di chuyển và di chuyển theo mọi cách .”
+ Tiếp theo là phân tích những nghịch lí trong thiên nhiên , sự sống của Đá và Nước , sự thay đổi của thiên nhiên .
+ Cuối cùng là triết lý : “Trên thế gian này chẳng có gì là vô tri cả ‘’.
 +Trí tưởng tượng phong phú văn bản có sức thuyết phục cao 
 HSđọc ghi nhớ : 
III : Luyện tập :
 HS đọc VB “Ngọc hoàng xử tội Ruồi xanh ‘’ .
 HS thảo luận .
 - Có :vì cung cấp tri thức khách quan về loài ruồi .
- Chi tiết : “Còn là Ruồi xanh  Ruồi giấm ‘’
 _ “Bên ngoài ruồi mang 60019 tỉ con ruồi ‘’
 _ “Một mắt chứatrượt chân’’ 
+Phương pháp : giải thích nêu số liệu so sánh .
 Đặc biệt : - giống tường thuật một phiên toà (hình thức )
- Giống một cuộc tranh luận pháp lý (cấu trúc ) - Câu chuyện kể về Ruồi (nội dung ).
 - Kể chuyện ,miêu tả ,ẩn dụ .
 C / Dặn dò : về học và làm bài tập 
Rút kinh nghiệm giờ dạy
Tiết 5 : TLV : Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật 
 trong văn bản thuyết minh
A : Mục tiêu cần đạt : 
 Ôn tập ,củng cố hệ thống hoá các kiến thức về văn bản thuyết minh ,nâng cao thông qua các biện pháp nghệ thuật .
 rèn luyện kĩ năng tổng hợp về VBTM .
 B : Chuẩn bị :
 - Thiết kế bài dạy .
 - HS chuẩn bị làm đề ở nhà .
 C : Tiến trình hoạt động dạy học :
:HĐ1 :
GV cho HS nhắc lại 
 Yêu cầu về nội dung ?
Yêu cầu về hình thức ?
HĐ2 :
 Phần mở bài cần nêu gì ?
I :Yêu cầu của VBTM :
 3 HS nhắc lại :
_Nội dung : Nêu dược công dụng cấu tạo ,chủng loại , lich sử của các đồ dùng ( ở các đề đã cho)
_ Hình thức 
 Biết vận dụng một số biện pháp NT để giúp cho VBTM sinh động hấp dẫn 
II : Lập dàn ý : 
 Thuyết minh về cái nón :
 1 : Mở bài : Giới thiệu chung cái nón
Thân bài cần thuyết minh gì?
Phần kết bài cần nêu những gì ?
HĐ3 
 2 : Thân bài :
 a, Lịch sử chiếc nón .
 b, Cấu tạo chiếc nón .
 c , Quy trình làm chiếc nón .
 d, Giá trị kinh tế, văn hoá, của chiếc nón .
 3 : Kết bài :
 Cảm nghĩ chung về chiếc nóntrong đời sống hiện nay.
 III : Hướng dẫn viết phần mở bài 
 * Ví dụ 1 :
 Là người Việt Nam, ai mà chẳng biết chiếc nón trắng quen thuộc, phải không các bạn ? Mẹ ta đội chiếc nón trắng ra đồng nhổ mạ, cấy lúa, chở thóc .Chị ta đội chiếc nón trắng đi chơi, chèo đò. Em ta đội chiếc nón trắng đi học. Các chị văn công duyên dáng trong áo dài thướt tha với điệu múa nón Chiếc nón trăng là thế, gần gũi, thân thiết biết chừng nào . Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi mình : Chiếc nón trắng có tự khi nào ? Nó được làm như thế nào ? Có giá trị gì về kinh tế, văn hoá nghệ thuật ?
* Ví dụ 2 : Chiếc nón trắng Việt Nam không chỉ được dùng để che mưa, che nắng. Mà dường như nó còn là một phần không thể thiếu đã góp phần làm nên vẻ đẹp duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam .
Chiếc nón trắng dường như đã đi vào câu ca dao :
 	 “Qua đình ngả nón trông đình 
 Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu .
 Vì sao chiếc nón trắng lại được người Việt Nam nói chung và người phụ nữ Việt Nam nói riêng yêu quý và trân trọng như vậy? Xin mời các bạn hãy cùng tôi thử tìm hiểu lịch sử, cấu tạo và công dụng của chiếc nón 
Rút kinh nghiệm giờ dạy
 Ngày soạn : 30/8/2008 
 Tuần 2 :
 Tiết 6+7: Văn : Đấu tranh cho một thế giới hoà bình 
 	 Gác-xi-a Mác-két.
 A: Mục tiêu cần đạt :
 HS hiểu vấn đề :Nguy cơ c ... n thái độ, dứt khoát đứng về phía cách mạng......
2. Nhân vật Thơm:
* Hoàn cảnh:
- Cha, em trai đã hy sinh.
- Mẹ thì hoá điên bỏ đi lang thang .
- Còn một người thân duy nhất là Ngọc (chồng ).
-> Cô nghi ngờ chồng nhưng vẫn hy vọng chồng mình không xấu xa như thế.
* Tâm trạng:
- Thơm day dứt, ân hận bao nhiêu về cái chết của cha, em trai và mẹ thì nổi nghi ngờ chồng lại chồng chất bấy nhiêu mặc dù Ngọc rất chiều cô.
* Thái độ với chồng:
- Băn khoăn, nghi ngờ chồng làm việt gian.
- Tìm cách dò xét .
- Cố níu chút hy vọng về chồng .......
* Hành động:
- Che dấu Thái, Cửu (hai chiến sĩ cách mạng) ngay trong buồng của mình .
- Khôn ngoan, che mắt Ngọc để bảo vệ cho hai chiến sĩ cách mạng.
=> Chứng tỏ cô là người có bản chất trung thực, lòng tự trọng, nhận thức về cách mạng nên đã biến chuyển thái độ, đứng hẳn về phía cách mạng.
=> Đối diện với sự thật ( Ngọc là một kẻ tay sai, phản động ), cô đã dứt khoát đứng về phái cách mạng.
=> Tác giả đã khẳng định : Cuộc đấu tranh cách mạng ngay cả khi bị đàn áp khốc liệt cách mạng cũng không thể bị tiêu diệt, vẫn có thể thức tỉnh quần chúng, cả với những người ở vị trí trung gian như Thơm.
3 . Nhân vật Ngọc:
- Được bộc lộ qua những ngôn ngữ, thái độ, hành động nhân vật.
- Ham muốn địa vị, tiền tài, quyền lực.
->Làm tay sai cho giặc.
=> Tên Việt gian bán nước đê tiện, đáng khinh, đáng ghét.
3. Nhân vật Thái, Cửu ( chiến sĩ cách mạng ).
- Thái: bình tĩnh, sáng suốt.
- Cửu: hăng hái, nóng nảy.
=> Những chiến sĩ cách mạng kiên cường, trung thành đối với tổ quốc, cách mạng, đất nước.......
III. Tổng kết-Luyện tập.
1. Nghệ thuật: Cách tạo dựng tình huống, sử dụng ngôn ngữ đối thoại, nghệ thuật biểu hiện tâm lí và tính cách nhân vật.
2. Nội dung: Thể hiện diễn biến nội tâm nhân vật Thơm - có chồng theo giặc- đứng hẳn về phía cách mạng.
3 . Ghi nhớ : SGK.
4. Đóng kịch . 
Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
- Làm bài tập 2 phần luyện tập.
- Học kĩ bài.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Tiết 163-164.
Tổng kết tập làm văn.
A. Mục tiêu cần đạt:
- Ôn và nắm vững các kiểu văn bản đã học từ lớp 6-lớp 9 phân biệt các kiểu văn bản và nhận biết sự phối hợp của chúng trong thực tiễn làm văn . Biết đọc các kiểu văn bản theo đặc trưng.
- Phân biệt kiểu văn bản và thể loại văn học. Viết được văn bản cho phù hợp.
B. Chuẩn bị :
Bảng phụ.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1:
I. Hệ thống hoá các kiểu văn bản 
?Kể tên các kiểu văn bản đã học.
?Nêu phương thức biểu đạt của các kiểu văn bản đó.
?Cho ví dụ.
Học sinh trả lời, đọc bảng tổng kết ở SGK.
Học sinh thảo luận các câu hỏi như SGK.
? So sánh tự sự khác miêu tả như thế nào?
?Thuyết minh khác tự sự và miêu tả như thế nào?
?Nghị luận khác điều hành như thế nào?
?Biểu cảm khác thuyết minh như thế nào?
Học sinh cử đại diện trả lời-Các nhóm nhận xét-Giáo viên đưa đáp án đúng lên bảng phụ.
?Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau không? Vì sao?
?Có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không? 
Lấy ví dụ?
Giáo viên chia nhóm cho học sinh làm câu hỏi 5,6,7.
Học sinh thảo luận nhóm, tìm hiểu nét đặc trưng của kiểu văn bản trong TLV khác với thể loại văn học tương ứng (cho ví dụ).
Học sinh trình bày vào bảng phụ.
Hoạt động 2:
Hoạt động 3:
Giáo viên hệ thống đặc điểm 3 kiểu văn bản lớp 9 .
* Sự khác biệt của các kiểu văn bản.
- Tự sự : trình bày sự việc.
- Miêu tả: Đối tượng là con người, vật, hiện tượng tái hiện đặc điểm của chúng.
- Thuyết minh: Cần trình bày những đối tượng được thuyết minh, cần làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan.
- Nghị luận: Bày tỏ quan điểm.
- Biểu cảm: Cảm xúc.
* Phân biệt các thể loại văn học và kiểu văn bản.
1. Văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự .
- Giống: Kể về sự việc.
- Khác: 
+ Văn bản tự sự: Xét hình thức, phương thức.
+Thể loại tự sự : Đa dạng ( Truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch.......)
- Tính nghệ thuật trong tác phẩm tự sự:
Cốt truyện+ nhân vật + sự việc + kết cấu.
2. Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại trữ tình.
- Giống: Chứa đựng cảm xúc-> tình cảm chủ đạo.
- Khác:
+ Văn bản biểu cảm: bày tỏ cảm xúc về một đối tượng (văn xuôi).
+Tác phẩm trữ tình: đời sống cảm xúc P2 của chủ thể trước vấn đề đời sống (thơ).
3. Vai trò của các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn nghị luận.
+ Thuyết minh: giải thích cho một cơ sở nào đó của vấn đề bàn luận. 
- Tự sự: Sự việc d/c cho vấn đề .
- Miêu tả:
II. Tập làm văn trong chương trình ngữ văn THCS.
- Đọc- hiểu văn bản->học cách viết tốt.
- Đọc.
III. Các kiểu văn bản học ở lớp 9 .
Kiểu văn bản
Đặc điểm
Văn bản thuyết minh
Văn bản tự sự
Văn bản nghị luận
Mục đích
Phơi bày nội dung sâu kín bên trong đặc trưng đối tượng 
Trình bày sự việc
Bày tỏ quan điểm, nhận xét, đánh giá về vai trò.
Các yếu tố tạo thành 
Đặc điểm khả quan của đối tượng
Sự việc, nhân vật
Luận điểm, luận cứ, luận chứng.
( Khả năng kết hợp ) đặc điểm cách làm.
Phương pháp 
Thuyết minh : giải thích.
Giới thiệu, trình bày diễn biến sự việc theo trình tự nhất định .
- Hệ thống lập luận.
- Kết hợp miêu tả, tự sự .
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà.
- Ôn lại toàn bộ kiến thức trọng tâm đã học ở lớp 9.
- Chuẩn bị soạn bài : Tôi và chúng ta .
Tiết 165-166. Tôi và chúng ta
 Lưu Quang Vũ
A. Mục tiêu cần đạt :
- Cảm nhận được tính cách của các nhân vật tiêu biểu Hoàng Việt, Nguyễn Chính, từ đó thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu trong sự chuyển mình mạnh mẽ của xã hội ta.
- Hiểu thêm đặc điểm thể loại kịch như viết về cách tạo tình huống, phát triển mâu thuẫn, cách diễn tả hành động và sử dụng ngôn ngữ.
B. Chuẩn bị :
Đọc, xem phần kịch đã quay phim.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 :Hướng dẫn tìm hiểu chung.
Học sinh đọc chú thích.
Giáo viên giới thiệu chung về tác giả.
Giáo viên giới thiệu bối cảnh hiện thực đất nước sau 75-80.
Giới thiệu về vở kịch .
? Xác định các nhân vật chính, phụ? Đọc phân vai .
? Xác định nội dung của đoạn trích.
Hoạt động 2: 
Giáo viên giới thiệu về khung cảnh trước đó của xí nghiệp T.Lợi để học sinh hiểu tình huống kịch ở cảnh 3.
? Trong kịch có hai tuyến nhân vật, hãy chỉ ra những tuyến nhân vật đó?
?Chỉ rõ mâu thuẫn cơ bản giữa hai tuyến ở những mặt nào trong mối quan hệ công việc điều hành tổ chức sản xuất và quản lí trong xí nghiệp .
? Sự xung đột đó là biểu hiện mối quan hệ giữa những tư tưởng khác nhau như thế nào?
Đọc cảnh kịch ấn tượng của em về những nhân vật nào?
(Học sinh thảo luận từng nhân vật).
?Cảm nhận của em về xu thế phát triển và kết thúc của xung đột kịch.
Giáo viên bình.
Hoạt động 3:
Học sinh đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Nhà thơ, nhà sáng tác kịch trưởng thành từ quân đội.
- Đặc điểm kịch : Đề cập đến thời sự nóng hổi trong cuộc sống đương thời-> Xã hội đang đổi mới mạnh mẽ.
2. Tác phẩm: 9 cảnh
- Trích trong "Tuyển tập kịch".
- Cảnh 3.
3. Đọc-tìm hiểu chú thích.
a,Đọc, tìm hiểu chú thích.
b,Đại ý:
Cuộc đối thoại gay gắt, công khai đầu tiên giữa hai tuyến mật diễn ra trong phòng làm việc của Giám đốc Hoàng Việt.
II. Phân tích :
1. Tình huống kịch và những mâu thuẫn cơ bản.
- Tình trạng ngưng trệ sản xuất ở xí nghiệp đòi hỏi có cách giải quyết táo bạo.
-> Giám đốc Hoàng Việt quyết điịnh công bố kế hoạch sản xuất mở rộng và phương án làm ăn mới.
=> Tuyên chiến với cơ chế quản lý, phương thức tổ chức lỗi thời mà Nguyễn Chính và Trương là tiêu biểu.
- Xung đột (mâu thuẫn) cơ bản giữa hai tuyến.
Hoàng Việt và Sơn
-Tư tưởng tiên tiến dám nghĩ, dám làm.
Phòng tổ chức lao động, tài vụ, quản đốc phân xưởng.
Phó Giám đốc
-Tư tưởng bảo thủ, máy móc
=> Mở rộng quy mô sản xuất phải có nhiều đổi thay mạnh mẽ, đồng bộ.
2. Những nhân vật tiêu biểu:
a, Giám đốc Hoàng Việt.
+ Người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, dám nghĩ, dám làm.
+ Thẳng thắn, trung thực kiên quyết đấu tranh với niềm tin vào chân lí.
b, Kĩ sư Lê Sơn.
+ Có năng lực, trình độ chuyên môn giỏi, gắn bó nhiều năm cùng xí nghiệp.
+ Sẵn sàng cùng Hoàng Việt cải tiến toàn diện hoạt động xí nghiệp.
c, Phó giám đốc Chính.
+ Máy móc, bảo thủ, gian ngoan, nhiều mánh khoé.
+ Vin vào cơ chế nguyên tắc chống lại sự đổi mới, khéo luồn lọt, xu nịnh.
d, Quản đốc phân xưởng Trương.
- Suy nghĩ, làm việc như một cái máy.
- Thích tỏ ra quyền thế, hách dịch với công nhân.
3. ý nghĩa của mâu thuẫn kịch và cách kết thúc tình huống.
- Cuộc đấu tranh giữa hai phái : đổi mới và bảo thủ.
=> Phản ánh tính tất yếu và gay gắt nhưng tình huống xung đột nêu trên là vấn đề nóng bỏng của thực tế đời sống sinh động.
- Cuộc đấu tranh gay go nhưng cái mới sẽ thắng vì nó phù hợp với yêu cầu thực tế đời sống, thúc đẩy sự đi lên của xã hội . Họ không đơn độc mà được sự ủng hộ của số đông trong xã hội.
III. Tổng kết.
- Nghệ thuật : Kịch với nhân vật tính cách rõ nét.
- Nội dung : Vấn đề đổi mới trong sản xuất.
Hoạt động 4:
IV. Học sinh luyện tập.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt sự phát triển của mâu thuẫm kịch trong đoạn trích.
?Sự phát triển của mâu thuẫn kịch.
?Phát biểu tình cảm của em với một nhân vật trong kịch.
Hoạt động 5:
V. Hướng dẫn học ở nhà.
- Tập diễn kịch .
- Chuẩn bị bài "Tổng kết văn học" .
 Ngày...... tháng........ năm 200......
Tuần 34.
Bài 33-34.
Tiết 167-168.
Tổng kết văn học.
( Có giáo án kèn theo)
Tiết 169-170.
Kiểm tra tổng hợp cuối năm
- Thi theo đề của Phòng và Sở giáo dục.
- Đề và đáp án có trong tập hồ sơ.
Ngày ......... tháng......... năm 200.......
Tuần 35.
Bài 35.
Tiết 171-172.
Thư (Điện) chúc mừng và thăm hỏi.
A. Mục tiêu cần đạt :
- Hiểu trường hợp viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi .
- Biết cách viết thư(điện) chúc mừng và thăm hỏi.
- Vận dụng để viết thư (điện) trong cuộc sống, sinh hoạt, học tập.
B. Chuẩn bị:
Bảng phụ.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1:
Học sinh đọc ví dụ 1 SGK về 5 trường hợp cần viết thư(điện) .
Học sinh tìm thêm ví dụ.
?Mục đích và tác dụng của viết thư (điện).
Hoạt động 2:
Giáo viên cho học sinh đọc văn bản và những yêu cầu câu hỏi trong SGK mục II (bài tập 1+2) .
Học sinh trả lời-Giáo viên nhận xét bổ sung.
Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 3.
Học sinh lần lượt làm các bài tập trong SGK.
I. Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
- Các trường hợp cần viết thư, điện (SGK) .
- Bày tỏ lời chúc mừng hoặc thông cảm tới cá nhân hay tập thể .
II. Cách viết thư, điện chúc mừng và thăm hỏi.
- Nêu được lý do (chúc mừng thăm hỏi) mong muốn điều tốt lành .
- Viết ngắn gọn, súc tích với tình cảm chân tình.
* Ghi nhớ : SGK.
III. Luyện tập.
- Tình huống viết thư (điện) chúc mừng: a, b, d, e.
- Tình huống cần viết thư (điện) thăm hỏi: c.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_ca_nam_gv_nguyen_thi_quyen.doc