Giáo án Ngữ văn 9 cả năm - Lương Thị Hoàng Anh

Giáo án Ngữ văn 9 cả năm - Lương Thị Hoàng Anh

GIÁO ÁN: NGỮ VĂN 9

Thực hiện: Lương Thị Hoàng Anh

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 MỤC TIÊU: * HS thấy được vẽ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống

 và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.

* Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác.

 CHUẨN BỊ: Giáo viên: Chuẩn bị máy chiếu giấy trong in một số hình ảnh về cách sống và cách làm việc của Bác .

 Ti vi đĩa hát một vài bài hát về Bác

 Học sinh: Soạn bài, tìm hiểu về cuộc đời hoạt động của Bác.

 

doc 222 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 674Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 cả năm - Lương Thị Hoàng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án: Ngữ văn 9
Thực hiện: Lương Thị Hoàng Anh
Tiết
1 
Phong cách hồ chí minh
Ngày soạn: / / 2007
Lên lớp: / / 2007
ệ Mục tiêu: 	* HS thấy được vẽ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống 
 và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
* Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác.
@ Chuẩn bị: 	G Giáo viên: Chuẩn bị máy chiếu giấy trong in một số hình ảnh về cách sống và cách làm việc của Bác . 
 Ti vi đĩa hát một vài bài hát về Bác 
	C Học sinh: Soạn bài, tìm hiểu về cuộc đời hoạt động của Bác.
& Nội dung bài giảng: 
hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẩn đọc- hiểu văn bản: 
Giáo viên hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu một đoạn rồi gọi học sinh đọc tiếp.
^ Nêu xuất xứ của văn bản.
- Giáo viên nêu những từ ngữ khó rồi hướng dẫn học sinh giải nghĩa từng chú thích.
^ Em hãy nêu bố cục của văn bản?
- Gọi học sinh đọc bài
 ^ Con đường nào đã đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với tri thức văn hoá của nhân loại?
^ Theo tác giả, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi qua những nơi nào?
^ Để có vốn tri thức văn hoá sâu rộng ấy, Bác đã làm gì?
^ Em có nhận xét gì về sự tiếp thu văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh? 
^ Những ảnh hưởng quốc tế cùng với văn hoá dân tộc đã tạo nên ở Hồ Chí Minh một nhân cách như thế nào?
^ Tìm những chi tiết cho thấy vốn tri thức văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh hết sức sâu rộng.
 Gọi HS đọc bài
^ Là một vị chủ tịch nước, em thấy cuộc sống của Người như thế nào?
(Gợi ý: Nơi ở, trang phục, ăn uống, tài sản...)
^ Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
Giáo viên: Cách sống của Bác gợi ta nhớ đến các bậc hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trải, Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao.
^ Có người nói rằng ở Bác Hồ có sự thống nhất giữa dân tộc và nhân loại. Em hiểu ý kiến đó như thế nào?
^ Cảm nhận của em về vẽ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
^ Nêu ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh.
^ Nêu những biện pháp nghệ thuật đã làm nổi bật vẽ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh?
- Học sinh nghe
I - Đọc - Hiểu văn bản.
1) Đọc: Hai học sinh đọc bài. Cả lớp theo dõi
2) Tìm hiểu chú thích.
- Học sinh dựa vào SGK để nêu được xuất xứ của văn bản.
- HS giải nghĩa được những từ ngữ khó.
3) Bố cục: Hai phần
- Từ đầu...rất hiện đại. Sự tiếp thu văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh.
- Còn lại. Nét đẹp trong lối sống của Người.
4) Phân tích
a) Sự tiếp thu văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh.
 ( Học sinh đọc phần 1- SGK)
- Hoạt động cách mạng, tìm đường cứu nước. Hồ Chí Minh đi qua nhiều nơi, ghé lại nhiều nước, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá trên thế giới.
=> Người có vốn hiểu biết rất sâu rộng về tri thức văn hoá nhân loại.
- Học sinh phải nêu được các châu lục mà Bác đã đến: - Châu Âu
 - Châu á
 - Châu Phi
 - Châu Mỹ
- Nắm được phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ ( nói, viết thành thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài: Pháp, Anh, Hoa, Nga)
- Học hỏi qua công việc( làm nhiều nghề khác nhau...)
- Học hỏi, tìm hiểu đến mức uyên thâm.
(Học sinh thảo luận trả lời)
- Tiếp thu có chọn lọc ( tiếp thu cái đẹp, cái hay, phê phán những hạn chế tiêu cực của CNTB) 
- Tiếp thu một cách chủ động, tích cực.
=> Trên nền tảng văn hoá dân tộc, kết hợp với những tinh hoa văn hoá nhân loại đã tạo nên một nhân cách vĩ đại, một lối sống bình dị, rất phương Đông nhưng cũng rất mới, rất hiện đại.
- Học sinh làm việc theo nhóm. Yêu cầu nêu được: " Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như ịch Hồ Chí Minh"
b) Nét đẹp trong lối sống của người.
 ( Học sinh đọc phần còn lại)
- Nơi ở: Nhà sàn nhỏ bằng gỗ cạnh ao như cảnh làng quê quen thuộc: "vẻn vẹn có vài phòng dùng để tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ"...
- Trang phục: Quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ.
- Ăn uống: Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa...
- Tài sản: Chiếc vali con, vài vật kỷ niệm...
=> Sống giản dị đạm bạc như bậc hiền triết ngày xưa.
- Học sinh thảo luận - trả lời:
- Đây không phải là lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo khó.
- Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời.
=> Đây là một cách sống có văn hoá, đã trở thành một quan niệm thẩm mỹ " cái đẹp là sự giản dị tự nhiên". 
- Học sinh nghe:
- Học sinh thảo luận theo nhóm- cử đại diện trình bày- giáo viên nhận xét.
- Học sinh chiếm lĩnh ghi nhớ.
=> Hoà nhập với thế giới và khu vực nhưng luôn bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
5) Tổng kết.
- Kết hợp giữa kể và bình luận một cách tự nhiên: " có thể nói....Hồ Chí Minh", " Quả như một câu chuyện... trong cổ tích".
- Sử dụng biện pháp nghệ thuật đối lập: Vĩ đại mà giản dị, gần gũi; am hiểu nhiều nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam
 hướng dẫn bài về nhà 	 - Đọc bài: Hồ Chí Minh: niềm hy vọng lớn nhất.
 	 - Học sinh kể một số mẫu chuyện về Bác Hồ mà mình đã sưu tầm được. 	 - Soạn bài mới: Các phương châm hội thoại 
Giáo án: Ngữ văn 9
Thực hiện: Lương Thị Hoàng Anh
Tiết
3
các phương châm hội thoại
Ngày soạn: / / 2007
Lên lớp: / / 2007
Mục tiêu: 	- HS nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
Chuẩn bị: 	* Giáo viên: Bảng phụ, phiếu trắc nghiệm.
	* Học sinh: Đọc, trả lời các câu hỏi SGK.
Nội dung bài giảng:
hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ.
- Thế nào là hội thoại?
Bài mới.
- Giáo viên treo bảng phụ ghi đoạn đối thoại SGK- gọi 2 học sinh đọc phân vai.
? Khi An hỏi "học bơi ở đâu" mà Ba trả lời "ở dưới nước" thì câu trả lời có mang đầy đủ nội dung mà An cần biết không? Vì sao?
- Gợi ý: Bơi nghĩa là gì? Là di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể.
? Vậy theo em điều mà An muốn biết là gì?
? Câu trả lời như thế có thể coi là một câu nói bình thường không? Vì sao?
? Qua đó, chúng ta rút ra được bài học gì khi giao tiếp?
- Gợi ý: Ghi nhớ 1- SGK
Gọi học sinh đọc truyện cười: 
 "Lợn cới áo mới"
? Truyện cười này phê phán điều gì?
? Vì sao truyện lại gây cời?
? Lẽ ra cần hỏi và trả lời như thế nào?
? Qua câu chuyện, ta rút ra được bài học gì khi giao tiếp?
? Để đảm bảo phơng châm về lượng, trong giao tiếp cần tuân thủ những yêu cầu gì?
Giáo viên gọi học sinh đọc truyện: "Quả bí khổng lồ".
? Truyện cười này phê phán điều gì?
? Như vậy, trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
- Giáo viên nêu ra một số tình huống:
* Nếu không biết chắc một tuần nữa lớp sẽ tổ chức cắm trại thì có nên thông báo điều đó với các bạn cùng lớp không? Vì sao?
* Nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì có nên nói với thầy (cô giáo) là bạn ấy bị ốm không?
? Nếu gặp trường hợp như vậy, chúng ta phải nói như thế nào?
? Qua 2 tình huống trên, em rút ra được bài học gì?
? Để đảm bảo phương châm về chất, cần tuân thủ những yêu cầu gì?
Bài tập1. Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi câu.
*Lu ý: Có một vài trường hợp đồng nghĩa lại được chấp nhận:
- Cây cổ thụ: (thụ = cây)
- Anh trai, chị gái: ( anh = trai; chị = gái) => Quan hệ ruột thịt.
- Thấy bạn đang đọc sách, ăn cơm nhng ta vẫn hỏi: Đọc sách đấy à?
 Ăn cơm đấy à?
=>Dạng câu hỏi này dùng để chào.
Bài tập 2. Điền vào chỗ trống:
Bài tập 3. Gọi HS đọc truyện cười
Bài tập 4. Vì sao đôi khi người nói phải dùng cách nói như vậy?
Bài tập 5. Giải nghĩa các thành ngữ sau:
- Ăn đơm nói đặt.
- Ăn ốc nói mò
- Ăn không nói có
- Cãi chày cãi cối
Giáo viên nêu một số thành ngữ cho HS giải nghĩa:
- Khua môi múa mép
- Nói dơi nói chuột
- Hứa hươu hứa vượn
Giáo viên: Đây là điều tối kị trong giao tiếp. Tuy nhiên, trong cuộc sống, vì một yêu cầu khác cao hơn thì phương châm về chất có thể không được tuân thủ (Bí mật quốc gia, mục đích nhân đạo...)
Ví dụ: - Đối với kẻ địch, không thể vì tuân thủ phương châm về chất mà khai hết mọi bí mật của đơn vị. 
- Đối với bệnh nhân mắc bệnh nan y, thầy thuốc không nên nói sự thật về bệnh tật cho họ. Để những ngày sống cuối đời của họ thật vui vẻ. => Vì mục đích nhân đạo, tình nhân ái giữa con người...
- HS trình bày, giáo viên nhận xét chuyển vào bài mới
I. Phương châm về LƯợNG:
1) Ví dụ: 
 Học sinh đọc ví dụ
- Câu trả lời không mang đầy đủ nội dung, vì trong nghĩa của " bơi" đã có " ở dưới nước"
- Học sinh nghe:
- Một địa điểm cụ thể nào đó như bể bơi thành phố, sông, hồ, biển...
- Không bình thường, vì trong giao tiếp, mỗi câu
 được nói ra bao giờ cũng chuyển tải một nội dung nào đó.
=> Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đúng với yêu cầu của giao tiếp. Không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
- Học sinh đọc
- Phê phán tính khoe khoang.
- Vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói.
- Học sinh thảo luận, trình bày- giáo viên nhận xét.
=> Khi giao tiếp không nên nói nhiều hơn những gì cần nói .
- Học sinh chiếm lĩnh ghi nhớ SGK
II- phương châm về chất.
- Học sinh đọc:
- Phê phán tính nói khoác.
=> Tránh nói những điều mà mình tin là không đúng sự thật.
- Học sinh theo dõi.
- Có thể nói: Hình như..., em nghĩ là... ( tính xác thực chưa được kiểm chứng)
=> Không nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực.
- Học sinh chiếm lĩnh ghi nhớ.
 ( Đọc to trước lớp)
III. Luyện tập.
a) nuôi ở nhà (thừa), vì gia súc có nghĩa là thú nuôi trong nhà.
b) có hai cánh (thừa), vì tất cả loài chim đều có hai cánh.
=> Sử dụng từ ngữ trùng lặp, thêm từ ngữ mà không thêm nội dung thông báo.
a) Nói có sách, mách có chứng
b) Nói dối	Phương
c) Nói mò	=> châm về
d) Nói nhăng nói cuội	chất
e) Nói trạng 
- "Rồi có nuôi được không?" (thừa), vì không nuôi được thì làm sao có người con (đang kể chuyện) 
 => Không tuân thủ phương châm về lượng 
a) Tính xác thực chưa được kiểm chứng.
b) Do chủ ý của người nói.
- HS trình bày- cả lớp theo dõi nhận xét, giáo viên thống nhất ý kiến.
- Vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác.
- Nói không có căn cứ.
- Vu khống, bịa đặt.
- Cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ gì cả.
=> Không tuân thủ phương châm về chất. 
 - HS trình bày. Yêu cầu nêu được:
- Nói năng ba hoa, khoác lác, phô trương
- Nói lăng nhăng, linh tinh, không xác thực
- Hứa để được lòng rồi không thực hiện
- Học sinh nghe:
-Học sinh nghe 
hướng dẫn bài về nhà 	- Hệ thống lại bài học.
 	- Soạn bài mới: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh 
Giáo án: Ngữ văn 9
Thực hiện: Lương Thị Hoàng Anh
Tiết
4
sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
trong văn bản thuyết minh
Ngày soạn: / / 2007
Lên lớp: / / 2007
Mục tiêu: 	- Giúp HS hiểu việc sử dụng một số biện p ... o nhà mình.
- Thơm đã tìm cách che dấu ngay trong buồng của mình.
=> Bản chất lương thiện, trung thực cùng với sự quý mến sẵn có với Thái, sự mất mát khi cha và em hi sinh, sự xấu xa, gian ác của chồng...
- Khi Ngọc dẫn quân Pháp vào rừng lùng bắt những người cách mạng, cô đã luồn tắt rừng suốt đêm để báo tin cho quân du kích kịp thời đối phó.
=> Cô đứng hẳn về phía cách mạng.
- Ngay cả khi cuộc đấu tranh gặp khó khăn, bị kẻ thù đàn áp khốc liệt, cách mạng vẫn không thể bị tiêu diệt, vẫn có thể thức tỉnh quần chúng (cả với những người đứng ở vị trí trung gian).
b. Nhân vật Ngọc
- Là một nho lại, địa vị thấp kém trong bộ máy cai trị của thực dân. Có tham vọng về địa vị, quyền lực, tiền tài...
- Thù hận cách mạng, rắp tâm làm tay sai cho giặc, ráo riết truy lùng những người cộng sản.
=> Bản chất Việt gian phản động, bán nước cầu vinh.
c. Nhân vật Thái, Cửu
- Thái: Bình tĩnh, sáng suốt, cũng cố được lòng tin của Thơm vào những người cách mạng. Hiểu được bản chất của Thơm, khơi dậy ý thức cách mạng trong cô.
Cửu: Hăng hái nhưng nóng nảy, thiếu sự chín chắn. Anh nghi ngờ thơm, định bắn cô. Khi được cứu thoát mới hiểu...
- Thể hiện xung đột kịch: Xung đột giữa Ngọc - Thái, Cửu; giữa Thực dân - Cách mạng, xung đột ngay trong nhân vật Thơm.
- Xây dựng tình huống éo le, bất ngờ: Những người cách mạng được cứu sống ngay trong nhà của tên Việt gian phản nước hại dân.
- Ngôn ngữ đối thoại: Thơm - Ngọc; Thái, Cửu - Thơm => Bộc lộ nội tâm tính cách nhân vật.
III. Luyện tập
- Học sinh đọc.
HĐ III:. Hướng dẫn học bài : - Làmbài tập 2 SGK
	 -Soạn bài mới: Tổng kết Tập làm văn
Tiết: 163, 164	Ngày soạn 03 / 05 / 2007
tổng kết tập làm văn
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
- Ôn lại để nắm vững các kiểu văn bản đã học từ lớp 6 đến lớp 9.
- Phân biệt các kiểu văn bản và nhận biết sự phối hợp của chúng trong thực tế làm văn.
- Phân biệt kiểu văn bản và thể loại văn học.
- Biết đọc các văn bản tùy theo đặc trưng kiểu văn bản của chúng, nâng cao năng lực đọc và viết các văn bản thông dụng.
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Nội dung ôn tập phong phú. 
 - Học sinh: Theo yêu cầu SGK.
C. hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
định hướng Hoạt động của trò
HĐI: Bài cũ
Kết hợp trong quá trình ôn tập
HĐII:Bài mới
Gọi học sinh đọc bảng tổng kết SGK.
? Trong chương trình THCS, chúng ta đã được học những kiểu văn bản nào? Cho ví dụ?
? Phơng thức biểu đạt của mỗi kiểu văn bản đó như thế nào?
- Giáo viên: Phương thức biểu đạt ở đây bao gồm:
- Đích (mục đích)
- Các yếu tố nội dung.
- Các phương pháp, cách thức.
- Ngôn từ.
? Xác định các phương thức biểu đạt của các văn bản còn lại?
? Hãy cho biết sự khác nhau của các kiểu văn bản trên?
? Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau được hay không? Vì sao?
? Các phương thức biểu đạt trên có thể được phối hợp với nhau cho nhau trong một văn bản cụ thể hay không?
? Nêu một số ví dụ minh họa.
? Kiểu văn bản và thể loại văn học có mối quan hệ với nhau như thế nào?
? Từ bảng SGK, hãy cho biết kiểu văn bản và thể loại văn học có gì giống và khác nhau?
? Hãy kể tên các thể loại văn học đã học?
? Mỗi thể loại ấy, có thể sử dụng các phương thức biểu đạt nào?
? Tác phẩm văn học như thơ, truyện, kịch có khi nào sử dụng yếu tố nghị luận không? Cho ví dụ:
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tinh thần tích hợp Tập làm văn giữa ba phân môn trong Ngữ văn
? Phần đọc hiểu văn bản và tập làm văn có mối quan hệ với nhau như thế nào?
? Phần Tiếng Việt có quan hệ như thế nào với phần đọc hiểu văn bản và tập làm văn?
? Các phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh có ý nghĩa như thế nào đối với việc rèn luyện kĩ năng tập làm văn?
Hớng dẫn học sinh nhắc lại các kiểu văn bản đã học ở lớp 9.
? Văn bản thuyết minh có đích biểu đạt là gì?
? Nêu các phương pháp thường dùng trong văn bản thuyết minh?
? Muốn làm tốt văn bản thuyết minh, cần chuẩn bị những gì?
? Ngôn ngữ thuyết minh có đặc điểm gì?
? Văn bản tự sự có đích biểu đạt là gì?
? Nêu các yếu tố tạo thành văn bản tự sự?
? Hãy cho biết khả năng kết hợp các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm trong văn bản tự sự?
? Văn bản nghị luận có đích biểu đạt là gì?
? Nêu các yếu tố tạo thành văn bản nghị luận?
? Các yêu cầu về luận điểm, luận cứ, lập luận...
? Dàn bài chung của bài bình luận một sự việc hiện tượng hoặc một vấn đề đạo đức tư tưởng lối sống.
? Các luận điểm trong bài bình luận tác phẩm văn học cần phải như thế nào?
I. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình ngữ văn THCS:
- Học sinh đọc bảng tổng kết SGK
- HS trình bày. Yêu cầu nêu được:
+ Văn bản tự sự
+ Văn bản miêu tả
+ Văn bản biểu cảm
+ Văn bản thuyết minh
+ Văn bản nghị luận
+ Văn bản điều hành (hành chính - công vụ)
Học sinh nêu ví dụ về mỗi kiểu văn bản.
- Học sinh dựa vào SGK để trình bày.
* Văn bản miêu tả:
+ Đích của miêu tả là cho người ta "thấy".
+ Các yếu tố miêu tả là: nơi chốn, khách thể, nhân vật (chân dung).
+ Ngôn từ là các từ tái hiện, biểu hiện, cụ thể.
* Văn bản tự sự:
+ Đích của tự sự là kể một câu chuyện.
+ Các yếu tố tự sự là nhân vật, tình huống hành động, lời kể, kết cục.
+ Ngôn từ tự sự là các động từ hành động, từ giới thiệu, từ chỉ thời gian.
* Văn bản nghị lụận:
+ Đích của nghị luận là thuyết phục, làm cho phải tin.
+ Các yếu tố nghị luận là luận điểm, luận cứ, lập luận.
+ Ngôn từ nghị luận thường là khái niệm trừu tượng, các thuật ngữ, các từ chỉ quan hệ lôgic...
- Học sinh làm việc theo nhóm, cử đại diện trình bàỳ giáo viên nhận xét, bổ sung.
- Học sinh thảo luận trả lời. Yêu cầu thấy đợc sự khác nhau cơ bản về: Đích (mục đích), các yếu tố nội dung, các phơng pháp, cách thức, ngôn từ của các kiểu văn bản đã học.
- Học sinh trình bày. Yêu cầu nêu được:
Không thể thay thế cho nhau được. Vì mỗi kiểu văn bản có một cái đích khác nhau cho nên cách trình bày cũng khác nhau...
- Các phương thức biểu đạt có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể. Vì một văn bản có thể vận dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau để thể hiện nội dung văn bản...
- Học sinh nêu ví dụ... 
Văn bản "Cố hương" được sử dụng nhiều phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm, nghị luận...
* Mối quan hệ giữa kiểu văn bản và thể loại văn học
- Học sinh trình bày được mối quan hệ giữa kiểu văn bản và thể loại văn học là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, vì mỗi thể loại văn học thường sử dụng một kiểu văn bản làm cơ sở.
- Giống nhau: Đều sử dụng các phương thức biểu đạt để chỉ hoạt động của con người về mặt tinh thần.
- Học sinh nê được các thể loại văn học đã học:
+ Tự sự:
+ Trữ tình
+ Kịch:
- Các thể loại ấy có thể phối hợp sử dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau... 
- Mỗi tác phẩm văn học không đơn thuần sử dụng một phương thức biểu đạt mà đan xen nhiều phương thức biểu đạt khác nhau để làm nổi bật nội dung.
+ Đoạn trích: "Thúy Kiều báo ân báo oán" - Truyện Kiều: Nhân vật Thúy Kiều đã sử dụng yếu tố nghị luận để buộc tội Hoạn Thư, còn Hoạn Thư thì dùng lí lẽ của mình để thanh minh, bào chữa...
+ "Cố hương" - Lỗ Tấn: Tác giả đã nghị luận về "Hình ảnh con đường"
II. Phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn THCS:
- Đọc nhiều tài liệu của nhiều người sẽ chắt lọc được những cái hay của họ, giúp ích rất lớn trong việc tạo lập văn bản (mô phỏng, học phương pháp, kết cấu, cách diễn đạt, sự sáng tạo...). Ngược lại, không đọc , ít đọc thì viết không tốt, không hay.
- Học Tiếng Việt sẽ hiểu rõ về cách dùng từ, đặt câu, cách liên kết câu và đoạn văn, cách sử dụng hàm ngôn, hiển ngôn....
- Rèn luyện cách tư duy, trình bày một tư tưởng, một vấn đề và bộc lộ cảm xúc đối với vấn đề đó.
 iii. các kiểu văn bản trọng tâm: 
1. Văn bản thuyết minh:
- Làm rõ đặc điểm, tác dụng, cấu tạo của sự vật hiện tượng
- Học sinh trình bày. Yêu cầu nêu được:
+ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
+ Phương pháp liệt kê.
+ Phương pháp nêu ví dụ.
+ Phương pháp dùng số liệu.
+ Phương pháp so sánh.
+ Phương pháp phân loại, phân tích
- Học sinh trình bày:
Cần nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu, nắm bắt các thông tin, quan sát sự vật hiện tượng...
- Học sinh trả lời:
2. Văn bản tự sự:
- Học sinh dựa vào kiến thức về phương thức biểu đạt để trình bày:
- Nhân vật, tình huống, hành động, lời kể, kết cục...
- Học sinh thảo luận, trình bày:
3. Văn bản nghị luận:
- Học sinh dựa vào kiến thức về phương thức biểu đạt để trình bày:
 Đích của nghị luận là thuyết phục, làm cho phải tin.
- Các yếu tố nghị luận là luận điểm, luận cứ, lập luận.
- Luận điểm: Cô đọng, khái quát được vấn đề...
- Luận cứ: Chọn lọc, xác đáng, phù hợp luận điểm
- Lập luận: Chặt chẽ, hợp lôgic
- Học sinh trình bày, giáo viên nhận xét.
- Phải nêu cụ thể, có luận cứ xác đáng, gắn với sự đánh giá cái hay, cái đẹp của tác phẩm
HĐ III: Hướng dẫn học bài : - Hệ thống bài học
	 - Soạn bài: "Tôi và chúng ta".
Tiết: 165, 164	Ngày soạn 06 / 05 / 2007
tôi và chúng ta
	(Lưu Quang Vũ)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
- Cảm nhận đợc tính cách của các nhân vật tiêu biểu: Hoàng Việt, Nguyễn Chính, từ đó thấy đợc cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con ngời mạnh dạn đổi mới , có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, với những kẻ mang t tởng bảo thủ, lạc hậu trong sự chuyển mình mạnh mẽ của xã hội nớc ta.
- Hiểu thêm đặc điểm thể loại kịch về cách tạo tình huống, phát triển mâu thuẫn, cách diễn tả hành động và sử dụng ngôn ngữ.
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Chân dung Lu Quang Vũ.
	 Những mẩu chuyện về quá trình đổi mói của đất nớc 
 - Học sinh: Đọc và soạn theo yêu cầu SGK
C. hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
định hướng Hoạt động của trò
Bài cũ
? Thế nào là kịch?
? Kịch phản ánh điều gì?
? Cấu trúc của vở kịch nh thế nào?
Bài mới
Gọi học sinh đọc chú thích SGK.
? Nêu một số nét tiêu biểu về Lu Quang Vũ?
? Đề tài trong các vở kịch của Lu Quang Vũ nh thế nào?
? Nêu xuất xứ về tác phẩm
Giáo viên phân vai cho học sinh đọc.
- Học sinh trả lời - giáo viên nhận xét chuyển vào bài mới.
I. Đọc - Hiểu chú thích 
1. Tác giả:
Nhà thơ, nhà viết kịch Lu Quang Vũ (1948 - 1988), quê gốc Quảng Nam, sinh ở Phú Thọ. Từng sáng tác thơ, truyện ngắn. Từ năm 1980 ông chuyển sang viết kịch... Năm 2000, ông đợc nhà nớc truy tặng giải thởng Hồ Chí Minh về VHNT
- Học sinh nêu. Yêu cầu thấy đợc:
Các vấn đề thời sự có tính chất nóng hổi của xã hội trong những năm 1980...
2. Tác phẩm:
- Đoạn trích thuộc cảnh 3 của vở kịch 9 cảnh
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Đọc:
2. Phân tích:
D. Hớng dẫn học bài : 
Tuần 34 Ngày soạn / / 2007
Tiết: 	
tên bài
 ( )
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: 
 - Học sinh: 
C. hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
định hớng Hoạt động của trò
- Học sinh trả lời - giáo viên nhận xét chuyển vào bài mới.
D. Hớng dẫn học bài : 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_ca_nam_luong_thi_hoang_anh.doc