Giáo án Ngữ văn 9 - Chuẩn kiến thức kỹ năng - Tiết 1 đến 77

Giáo án Ngữ văn 9 - Chuẩn kiến thức kỹ năng - Tiết 1 đến 77

TIẾT 1-VB: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 (Lê Anh Trà)

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp h/sinh:

1. Kiến thức:

- Thấy được biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

- Ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

2. Thái độ:

Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

3. Kỹ năng:

- Nắm bắt ND VBND thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ VHDT.

- Vận dụng các biện pháp NT trong việc viết VB về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá, lối sống.

B/CHUẨN BỊ:

- Tranh ảnh về nơi ở của Bác trong khuôn viên Phủ Chủ tịch

- Chân dung Bác Hồ .

- Truyện "Chuyện kể về Bác Hồ"

C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

(GV kiểm tra vở soạn bài của HS).

3. Bài mới:

 

doc 219 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 470Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Chuẩn kiến thức kỹ năng - Tiết 1 đến 77", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :22/08/2010
Ngày dạy: 23/08/2010 
Tiết 1-VB : phong cách hồ chí minh
 (Lê Anh Trà)
A/ Mục tiêu bài học:
Giúp h/sinh:
1. Kiến thức: 
- Thấy được biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
- ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Thái độ:
Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
3. Kỹ năng:
- Nắm bắt ND VBND thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ VHDT.
- Vận dụng các biện pháp NT trong việc viết VB về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá, lối sống.
B/Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về nơi ở của Bác trong khuôn viên Phủ Chủ tịch
- Chân dung Bác Hồ .	
- Truyện "Chuyện kể về Bác Hồ"
C/ Tiến trình bài dạy:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
(GV kiểm tra vở soạn bài của HS).
3. Bài mới:
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
Giới thiệu bài: Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hóa thế giới. Vẻ đẹp văn hóa chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì? Đoạn trích mà chúng ta tìm hiểu sẽ phần nào lời câu hỏi đó. Qua phần chuẩn bị bài ở nhà, em hãy cho biết xuất xứ của tác phẩm.
G/v hướng dẫn h/sinh đọc:
Giọng chậm rãi, bình tĩnh, khúc triết.
G/v đọc đoạn đầu.
H/sinh đọc đoạn tiếp đến hết bài.
G/v gọi học sinh giải nghĩa các từ:
Phong cách ? Siêu phàm? Hiền triết ? Danh nho 
Giải thích thêm:
Bất giác: một cách tự nhiên, ngẫu nhiên không dự định trước.
Đạm bạc: sơ sài, giản dị, không cầu kỳ bày vẽ.
? Văn bản thuộc kiểu văn bản nào?
? Phương thức biểu đạt chính của văn bản.
? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu ý chính của mỗi phần.
? Em thấy tác giả có vai trò gì trong văn bản này?
- Trình bày sáng rõ các biểu hiện vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh.
- Kết hợp bày tỏ niềm tự hào về vẻ đẹp đó.
(H/sinh đọc lại đoạn 1.)
?Theo dõi đoạn văn và tìm trong đó những câu văn tác giả sử dụng khái quát phong cách văn hóa HCM.
 GV:Phong cách đó không phải là trời cho, không phải tự nhiên mà có được .Nó có được là do sự học tập và rèn luyện không ngừng trong suốt cuộc đời hoạt động CM đầy gian truân của Người .
GV:Vốn tri thức văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức sâu rộng: ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Bác Hồ. Cách viết so sánh bao quát để khẳng định giá trị của nhận định.
? Làm thế nào Người có được vốn văn hóa ấy? Người đã học tập và rèn luyện ntn?
GV: Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp bậc nhất để tìm hiểu &giao lưu văn hoá với các dân tộc trên thế giới .
Chuyển:Nhưng đi nhiều, tiếp xúc nhiều, biết nhiều ngoại ngữ đó mới chỉ là điều kiện cần song chưa đủ để mở mang hiểu biết, thu lượm tri thức
?Vậy HCM đã tận dụng những điều kiện của mình ntn để có được vốn văn hoá ấy?
? Em hiểu " những ảnh hưởng quốc tế"và" cái gốc văn hoá dân tộc "ở Bác ntn?
 -Bác tiếp thu những giá trị văn hoá của nhân loại .
-Bác giữ vững các giá trị văn hoá nước nhà 
 ? Cách tiếp xúc văn hóa như thế đã cho thấy vẻ đẹp nào trong phong cách Hồ Chí Minh?
?Em hiểu ntn về" sự nhào nặn " của hai nguồn văn hoá quốc tế và dân tộc ở Bác ?
 Đó là sự đan xen, kết hợp, bổ sung, sáng tạo hài hoà hai nguồn văn hoá nhân loại và dân tộc ,truyền thống và hiện đại phương Đông và phương Tây trong tri thức văn hoá HCM.Văn hoá của Bác mang đậm bản sắc dân tộc . 
? Tác giả đã bình luận gì về những biểu hiện văn hóa đó của Bác?
“Nhưng điều kỳ lạ là  hiện đại”.
? Theo em điều kỳ lạ nhất trong phong cách Hồ Chí Minh là gì?
? Để làm rõ đặc điểm phong cách văn hóa Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?
? Các phương pháp thuyết minh này đem lại hiệu quả gì cho phần đầubài viết?
? Ngoài sử dụng các phương pháp thuyết minh, tác giả còn sử dụng các phương pháp biểu đạt nào?
GV: Như vậy, ở đoạn văn này, t/g đã nêu lên tầm sâu rộng trong vốn tri thức văn hoá của HCM và quá trình tiếp thu văn hoá nhân loại của Người bằng cách gợi mở, dẫn dắt vấn đề rất tự nhiên và hiệu quả. Đó chính là công của tác giả Lê Anh Trà
I. giới thiệu chung:
- Trích từ bài viết: “Phong cách Hồ Chí Minh
, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” trong “Hồ Chí
Minh và văn hóa Việt Nam” của Lê Anh Trà.
II. đọc, hiểu văn bản:
1. Đọc:
2. Chú thích:
3. Kiểu loại văn bản: Văn bản nhật dụng.
- Phương thức biểu đạt: thuyết minh + lập luận
4. Bố cục: 3 phần.
- Phần 1: Từ đầu đến “ hiện đại,, - Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
- Phần 2:Tiếp..."hạ tắm ao" - Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
-Phần 3:Còn lại: Bình luận và khẳng định phong cách văn hoá Hồ chí Minh.
5. Phân tích:
a, Con đường hình thành phong cách văn hóa HCM.
-"ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới ,văn hoá thế giới sâu sắc như Bác Hồ ".
-"Một phong cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị , rất Việt nam, rất phương Đông ,nhưng đồng thời rất mới , rất hiện đại "
Cách so sánh bao quát để khẳng định vốn tri thức văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức sâu rộng
- Trên con đường hoạt động cách mạng, Bác đi nhiều, tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều dân tộc, nhiều vùng khác nhau trên thế giới :Châu Phi, châu á, châu Mĩ....Anh ,Pháp ...
- Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ :nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài: Pháp, Anh, Hoa, Nga...(Người đã từng làm thơ bằng chữ Hán ,viết văn bằng tiếng Pháp...)
-Học hỏi trong công việc, trong lao động, học hỏi nghiêm túc.(đến đâu Người cũng cũng học hỏi ,tìm hiểu văn hoá ,nghệ thuật đến mức khá uyên thâm)
- Tiếp thu có định hướng,chọn lọc ,vừa tiếp thu tinh hoa vừa phê phán cái tiêu cực...
-Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế (tất cả những ảnh hưởng quốc tế đã được nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được )
- Có nhu cầu cao về văn hóa.
- Có năng lực văn hóa.
- Ham học hỏi, nghiêm túc trong tiếp cận văn hóa.
- Có quan điểm rõ ràng về văn hóa,biết kế thừa và phát huy các giá trị văn hoá .
=>Đó là kiểu mẫu của tư tưởng tiếp nhận văn hoá ở HCM
GV:Trong thực tế ,các yếu tố dân tộc và nhân loại ,truyền thống và hiện đại thường có xu hướng loại trừ nhau .Yếu tố này trội lên sẽ lấn át yếu tố kia .Sự kết hợp hài hoà của các yếu tố mang nhiều nét đối lập ấy trong một phong cách quả là kì diệu, chỉ có thể thực hiện được bởi một yếu tố vượt lên trên tất cả : đó là bản lĩnh, ý chí của một chiến sĩ cộng sản, là tình cảm CM được nung nấu bởi lòng yêu nước, thương dân vô bờ bến và tinh thần sẵn sàng quên mình vì sự nghiệp chung .
-So sánh
-Liệt kê
=>Đảm bảo tính khách quan cho nội dung được trình bày - Khơi gợi ở người đọc cảm xúc tự hào , tin tưởng .
- Kết hợp, đan xen giữa những lời kể là lời bình luận “Có thể nói  Hồ Chí Minh”, “Quả như  trong cổ tích”.
=> Đó là nhờ thiên tài, nhờ Bác đã dày công học tập và rèn luyện không ngừng trong suốt bao nhiêu năm, suốt đời hoạt động cách mạng đầy gian truân.
4. Củng cố bài học:
Câu hỏi: Qua con đường hình thành của phong cách HCM, em có nhận xét gì về xu thế hội nhâp quốc tế hiện nay?
Trả lời: Cần phải biết học hỏi những tiến bộ KH-KT và CN của thế giới, đồng thời tiếp thu có chọn lọc VH của các dân tộc khác, đặc biệt là cần phải học giỏi ngoại ngữ.
5. Dặn dò:
 HS học bài cũ và Cb Tiết 2-VB: Phong cách HCM (tiếp theo)
******************************
Ngày soạn: 22/08/2010
Ngày giảng: 24/08/2010
Tiết 2-VB : phong cách hồ chí minh (tiếp theo)
 (Lê Anh Trà)
A/ Mục tiêu bài học:
Giúp h/sinh:
1. Kiến thức: 
- Thấy được biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
- ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Thái độ:
Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
3. Kỹ năng:
- Nắm bắt ND VBND thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ VHDT.
- Vận dụng các biện pháp NT trong việc viết VB về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá, lối sống.
B/Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về nơi ở của Bác trong khuôn viên Phủ Chủ tịch
- Chân dung Bác Hồ .	
- Truyện "Chuyện kể về Bác Hồ"
C/ Tiến trình bài dạy:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: Con đường hình thành phong cách HCM ntn?
3. Bài mới:
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
(Học sinh đọc đoạn 2.)
? Tác giả đã thuyết minh phong cách sinh hoạt của Bác Hồ trên những khía cạnh nào? Mỗi khía cạnh đó có những biểu hiện cụ thể nào?
 GV: Đó là nơi ở , nơi làm việc ,là trang phục, tư trang ,là bữa ăn hàng ngày của Hồ Chí Minh -Một vị Chủ tịch nước, một vị lãnh tụ tối cao 
?Tất cả những biểu hiện đó được tác giả Lê Anh Trà kể bằng giọng văn ntn? Thông qua những P 2 thuyết minh nào?Tác dụng?
? Từ đó, vẻ đẹp nào trong cách sống của Bác được làm sáng tỏ ?
?Em có thuộc những bài thơ, câu chuyện nào để thuyết minh cho cách sống bình dị ,trong sáng của Người?
( H/sinh theo dõi SGK: “Và Người  thể xác”.)
?Cho biếtnếu ở phần trên t/g dùng P 2liệt kê thì ở phần này tác giả giới thiệu lối sống của Bác bằng P 2 nào ?
(P 2 so sánh ,đối chiếu,liên tưởng chính xác)
 ? P 2 đó thuyết minh đó mang lại hiệu quả như thế nào cho đoạn văn?
(Cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao)
HS đọc đoạn cuối 
?. Em hiểu thế nào là cách sống không tự thần thánh hoá ,khác đời, hơn đời?
 (Thảo luận nhóm )
 ? Và tác giả khẳng định rằng lối sống của Bác có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.Theo em ,vì sao có thể khẳng định được như vậy ?
(Thảo luận nhóm )
 -? Từ đó, em nhận thức ntn về ý nghĩa cái đẹp trong phong cách của Hồ Chí Minh?
? Để làm rõ và nổi bật những vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của phong cách Hồ Chí Minh, người viết đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào?
? Tóm lại, ta có thể tóm tắt những vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh ntn ? 
Gv: Tác giả đã thể hiện như vẻ đệp của phong cách HCM bằng những biện pháp NT tiêu biểu nào?
Gv: Qua Vb, ta hiểu thêm gì về Bác?
b, Vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Bác.
Nơi ở và nơi làm việc: ngôi nhà sàn nhỏ bằng gỗ, chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ.đồ đạc mộc mạc, đơn sơ.
Trang phục hết sức giản dị:quần áo bà ba nâu,chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp
Tư trang ít ỏi: chiếc va va li con với bộ quần áo, vài vật kỷ niệm ”.
ăn uống đạm bạc. - Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.(Nhữngmón ăn bình dị, quen thuộc gần gũi với mọi người dân Việt Nam, những món ăn giản dị thân thương, đậm hương sắc quê nhà
=> Ngôn ngữ giản dị, , cách nói dân dã với những từ chỉ số lượng ít ỏi,từ ngữ câu văn gợi hình xen kẽ lời nhận xét,so sánh ý nhị cùng với phép liệt kê các biểu hiện cụ thể, xác thực trong đời sống của Bác,tác giả đã dẫn dắt người đọc vào thăm nơi ăn ,chốn ở của  ... ánh trăng
3
Huy Cận
Đoàn thuyền đánh cá
4
Bằng Việt
Bếp Lửa
5
Kim Lân
Làng
6
Nguyễn Quang Sáng
Chiếc lược ngà
Câu 2: (2,0 điểm) Chép đúng mỗi khổ thơ được 1,0 điểm:
“ Không có kính không phải vì xe không có kính.
Bom giật bom rung kính vỡ mất rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.
Câu 3: (2,0 điểm)
Giải thích: Hình ảnh đầu súng trăng treo là h/s ẩn dụ, những người chiến sĩ cùng đứng bên nhau trong đêm đông giá lạnh để hoàn thành nhiệm vụ, bên cạnh họ còn có vầng trăng làm bạn, trăng trở thành biểu tượng của tình đồng chí gắn bó keo sơn, thắm thiết.
Câu 4: (3,0 điểm)
+ Trong truyện ngắn Lặng lẽ SaPa của nhà văn Nguyễn Thành Long có nhiều nhân vật nhưng họ đều không có tên cụ thể mà chỉ ddược gọi theo công việc hay lứa tuổi của họ: ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ, anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, bác lái xe (1,0đ)
+ Họ đều đang nỗ lực và lặng lẽ cống hiến sức mình cho đất nước, cống hiến một cách âm thầm, tự giác không đòi hỏi sự đền đáp với sự chân thành và tâm hồn rất đáng quý, đáng trân trọng. (1,0đ)
+ Qua đó tác giả muốn nói rằng, không chỉ có họ mà còn có rất nhiều người khác ở mọi lứa tuổi, làm mọi công việc cung đang lặng lẽ cống hiến cho sự phát triển của tổ quốc. Những con người lao động bình dị nhưng rất đáng trân trọng. (1,0đ)
3. Thu bài.
4. Củng cố,dặn dò:
- HS học bài.
- C/b bài mới, soạn bài: VB: Cố hương
***********************************************************
Ngày soạn: 6/12/2010
Ngày dạy: 9A : 7/12/2010
 9B : 8/12/2010
Tiết 76 – vb : cố hương
(Lỗ Tấn)
A. Mục tiêu bài dạy: 
 Giúp h/s:
1. Kiến thức:
- Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền VH Trung Quốc và VH nhân loại.
- Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.
- Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.
- Những sáng tạo vê NT của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu Vb truyện hiện đại nước ngoài
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong TPTS để cảm nhận một Vb truyện hiện đại
- Kể và tóm tắt được truyện
b. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định lớp: 9A:.. 9B:.
2. Bài mới
* Giới thiệu bài
Chúng ta đã được học bài thơ "Hồi Hương ngầu thư" của Hạ Tri Chương (lớp 7) "Trẻ đi, già trở lại nhà, giọng quê không đổi, sương pha mái đầu, gặp nhau mà chẳng biết nhau, trẻ cười hỏi: Khách từ đâu đến làng? " Sau nhiều năm đi xa, nhân vật tôi trong truyện Cố hương của Lỗ Tấn trở lại quê nhà tuy không bẽ bàng như nhà thơ họ lại họ Hạ nhưng cũng bùi ngùi tê tái vì cảnh quê, người quê và tâm trạng người về thăm quê lần cuối cùng ntn ta sẽ đến với bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
? Hãy nêu những hiểu biết cơ bản của em về nhân vật Lỗ Tấn?
TL: Lỗ Tấn (1881 - 1936) 
- Là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc
- Quê: Thiệu Hưng, Chiết Giang
- Sinh trưởng trong gia đình quan lại sa sút, mẹ có nguồn gốc nông dân
- Tìm con đường lập thân bằng KHKT văn học
- Năm 1981 cả TG kỉ nệm 100 năm ngày sinh Lỗ tấn như 1 danh nhân VH
? Kể những tác phẩm chính của Lỗ Tấn?
TL: Gào thét (1923) Bàng hoàng (1926) 
? Nêu xuất xứ của tác phẩm?
TL : Cố hương là truyện ngắn tiêu biểu trích trong tập Gào thét.
Giáo viên nêu yêu cầu đọc, học sinh đọc nhận xét. Chú ý giọng điệu chậm, buồn hơi bùi ngùi khi kể, tả, giọng Nhuận Thổ ấp úng
Giọng chào chú thím Hai Dương, Giọng suy ngẫm ở một số câu, đoạn
Giáo viên đọc mẫu 1 đoạn, gọi 3 - 4 hs đọc hết tác phẩm.
? Hãy kể tóm tắt truyện?
HS thực hiện.
GV : Gợi ý : Tóm tắt
Sau 20 năm xa quê, nhân vật tôi trở về thăm làng cũ. So với ngày trước, cảnh vật và con người nơi quê thật tàn tạ, nghèo hèn. Mang nỗi buồn thương, nhân vật tôi rồi cố hương ra đi ước vọng cuộc sống làng quê mình sẽ đổi thay.
(Kể lại chuyến thăm quê lần cuối cùng của nhân vật tôi để bán nhà đưa cả gia đình đi sinh sống ở nơi khác)
? Truyện ngắn Cố hương có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?.
TL : 3 đoạn
Đ1: Từ đầu . làm ăn sinh sống
- Nhân vật tôi trên đường trở về quê cũ
Đ2: Tiếp .. sạch trơn như quét
- Những ngày nhân vật tôi ở quê
Đ3: Còn lại
- Nhân vật tôi trên đường xa quê
GV : Nhận xét, bổ sung.
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả: 
- Lỗ Tấn (1881 - 1936) . Là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc
- Quê: Thiệu Hưng, Chiết Giang
- Năm 1981 cả TG kỉ nệm 100 năm ngày sinh Lỗ tấn như 1 danh nhân VH
2. Tác phẩm chính
- Gào thét (1923) Bàng hoàng (1926) 
- Cố hương là truyện ngắn tiêu biểu trích trong tập Gào thét.
II. Đọc- Hiểu văn bản
1. Đọc – tìm hiểu chú thích.
2. Bố cục: 3 đoạn
Đ1: Từ đầu . làm ăn sinh sống
- Nhân vật tôi trên đường trở về quê cũ
Đ2: Tiếp .. sạch trơn như quét
- Những ngày nhân vật tôi ở quê
Đ3: Còn lại
- Nhân vật tôi trên đường xa quê
( Hết tiết 76, chuyển sang tiết 77)
Ngày soạn: 6/12/2010
Ngày dạy: 9A : 7/12/2010
 9B : 8/12/2010
Tiết 77 – vb : cố hương ( Tiếp theo )
(Lỗ Tấn)
A. Mục tiêu bài dạy: 
 Giúp h/s:
1. Kiến thức:
- Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền VH Trung Quốc và VH nhân loại.
- Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.
- Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.
- Những sáng tạo vê NT của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu Vb truyện hiện đại nước ngoài
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong TPTS để cảm nhận một Vb truyện hiện đại
- Kể và tóm tắt được truyện
b. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định lớp: 9A:.. 9B:.
2. Bài mới:
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
H/s theo dõi đoạn 1 - Đọc thầm
? Cảnh làng quê hiện trong con mắt người xa quê 20 năm hiện ra ntn?
TL : Đang độ giữa đông, xa gần thấp thoáng thôn xóm tiêu điều hoang vắng nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa.
? Cảnh đó dự báo 1 cuộc sống ntn ở cố hương?
TL : Cuộc sống tàn tạ nghèo khổ.
? Đứng trước cảnh ấy trong lòng người trở về có suy nghĩ gì?
TL : Suy nghĩ nội tâm: "A đây có thật là làng cũ mà 20 năm trời tôi hằng ghi lấy hình ảnh trong kí ức không? "
? Qua ý nghĩ đó em đọc được cảm giác gì của người trở về?
TL : Cảm giác ngạc nhiên, chua xót 
? Từ đây em thấy tình cảm nào của người xa quê được bộc lộ?
TL : Người xa quê yêu quê đến độ xót xa cho sự nghèo khổ của làng quê mình
? Chuyến về quê lần này của nhân vật tôi có gì đặc biệt?
TL : ý định: Từ giã quê, vĩnh biệt ngôi nhà yêu dấu, từ giã làng quê cũ thân yêu đem gia đình đến nơi khác sinh sống.
? Điều này gợi cho em liên tưởng đến 1 hiện thực cuộc sống ntn ở làng quê này?
TL : Cuộc sống ở đây quá nghèo khổ làm cho nhiều gia đình phải rời xa quê đi kiếm ăn
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện của tác giả qua phần truyện này?
TL : Yếu tố miêu tả, biểu cảm được kết hợp trong lời kể đ tái hiện hình ảnh làng quê và bộc lộ cảm xúc của lòng người.
? Từ đây hình ảnh cố hương hiện lên ntn trong mắt và tấm lòng của người về thăm quê?
TL : Quê hương tiêu điều xơ xác và đáng thương xen sự thất vọng
?H/s theo dõi đoạn 2
?Những ngày ở quê, nhân vật tôi gặp lại người quen cũ. Cuộc gặp gỡ nào được kể nhiều nhất?
?Mối quan hệ giữa nhân vật tôi và Nhuận Thổ được kể trong những thời điểm nào?
?Hình ảnh Nhuận Thổ xưa gắn với những cảnh tượng nào?
?Em hãy cho biết vì sao nhân vật tôi gọi đó là "một cảnh tượng thần tiên"
?Ngày ấy, con người Nhuận Thổ hiện lên ntn về hình dáng, trang phục, tính tình, hiểu biết?
?Khi chia tay tôi khóc, Nhuận Thổ khóc, cho ta thấy họ có một tình bạn ntn?
?Từ đó hình ảnh về một người bạn ntn hiện lên trong tâm trí tôi?
?H/s theo dõi tiếp VB. 20 năm sau nhân vật tôi về thăm lại QH.
?Hình ảnh Nhuận Thổ sau 20 năm ntn?
?Dấu hiệu nào cho thấy sự thay đổi kì lạ ở Nhuận Thổ.
?Em có nhận xét gì về cách xây dựng nhân vật Nhuận Thổ?
?Từ đây 1 Nhuận Thổ của hiện tại ntn?
?Nguyên nhân nào làm nên sự thay đổi kì lạ ở Nhuận Thổ
(Đọc dòng suy nghĩ của nhân vật tôi)
?GV Bên cạnh nhân vật Nhuận Thổ còn có nhân vật hai Dương người hàng xóm
?Trong kí ức xưa tôi gọi Hai Dương là Tây Thi đậu phụ - cách gọi ấy có ý nghĩa gì?
?Hai mươi năm sau, người phụ nữ ấy hiện ra trước mắt tôi ntn?
?Em có nhận xét gì về sự thay đổi này của nhân vật Hai Dương.
?Theo em thay đổi nào lớn nhất vì sao?
?Những thay đổi ấy tạo ra một nhân vật Hai Dương ntn?
3. Phân tích:
a) Nhân vật "tôi" trên đường trở về quê cũ.
- Đang độ giữa đông, xa gần thấp thoáng thôn xóm tiêu điều hoang vắng nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa.
đ Cuộc sống tàn tạ nghèo khổ.
đ Suy nghĩ nội tâm: "A đây có thật là làng cũ mà 20 năm trời tôi hằng ghi lấy hình ảnh trong kí ức không? "
đ Cảm giác ngạc nhiên, chua xót
ị Người xa quê yêu quê đến độ xót xa cho sự nghèo khổ của làng quê mình
- ý định: Từ giã quê, vĩnh biệt ngôi nhà yêu dấu, từ giã làng quê cũ thân yêu đem gia đình đến nơi khác sinh sống.
- Cuộc sống ở đây quá nghèo khổ làm cho nhiều gia đình phải rời xa quê đi kiếm ăn 
- Yếu tố miêu tả, biểu cảm được kết hợp trong lời kể đ tái hiện hình ảnh làng quê và bộc lộ cảm xúc của lòng người.
* Quê hương tiêu điều xơ xác và đáng thương xen sự thất vọng
b) Những ngày nhân vật "tôi" ở cố hương
- Nhân vật Nhuận Thổ và chị Hai Dương
- Nhuận Thổ: - Thời quá khứ
 - Thời hiện tại
- Vầng trăng, bãi cát, dưa hấu.
- Đứa bé 11, 12 tuổi cổ đeo vòng bàn tay cầm đinh, ba đâm con tra
ị Cảnh tượng thần tiên.
ị Dấu hiệu của cuộc sống thanh bình, hạnh phúc nới làng quê, bây giờ chỉ còn trong giấc mơ
- Khuôn mặt tròn nước da bánh mật
- Đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, đeo vòng bạc sáng loáng.
- Thấy ai là bẽn lẽn, chỉ không lên với tôi.
- Tả bầy chim sẻ biết nhiều chuyện lạ
- TB thuở ấu thơ gắn bó thân thiện, bình đẳng.
* Nhuận Thổ khôi ngô, khoẻ mạnh, hồn nhiên, hiểu biết, nhanh nhẹn, gần gũi và giàu tình cảm.
- Da màu vàng sạm, vết nhăn sâu tận mi mắt viền đỏ mọng húp, đội mũ lông chiên rách tươm, mặc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm, tay thô nặng nề, nất nẻ
- Dáng điệu cung kính: Bẩm ông
- Xin trọ
- Thay đổi tính nết: tự ti, tham lam
- Phép so sánh tương phản
* Nhuận Thổ hiện tại già nua, tiều tụy và hèn kém
+ Cách sống lạc hậu của người nông dân
+ Hiện thực đen tối của XH áp bức.
- Bộc lộ tình ảm thân thiện với 1 người phụ nữ láng giềng đẹp người, đẹp nết
- Người đàn bà trên dưới 50 tuổi, lưỡng quyền nhô, môi mỏng, hai tay chống nạnh, không buộc lưng, chân đứng chạng giống như cái compa.
- ái chà! bây giờ anh làm quan rồi
- Miệng lẩm bẩm, tiện tay giật luôn đôi bít tất tay của mụ tôi giắt lưng quần cút thẳng.
ị Thay đổi hoàn toàn cả hình dạng lẫn tính tình.
- Thay đổi về tính tình là lớn nhất, nó biểu hiện sự suy thoái của lối sống và đạo đức ở làng quê.
* Nhân vật Hai Dương xấu xí, tham lam đến độ trơ trẽn, lưu manh, mất hết vẻ lương thiện của người nhà quê

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_chuan_kien_thuc_ky_nang_tiet_1_den_77.doc