Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn kiến thức - Tuần 33 - Tiết 151 đến 155

Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn kiến thức - Tuần 33 - Tiết 151 đến 155

Tuần 33 Ngày soạn: . / . / .

Tiết 151, 152 Ngày dạy . / . / .

BỐ CỦA XI – MÔNG

 Mô –pa –xăng

A. MỤC TIÊU :Giúp học sinh đạt được:

 1.Kiến thức:

-Nỗi khổ của một đứa trẻ không có bố và những ước mơ,những khao khát của em.

2.Kĩ năng:

-Đọc - hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.

-Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật.

-Nhận diện được những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật trong một văn bản tự sự.

B. CHUẨN BỊ: - Thầy : Tranh tác giả, tư liệu ; -Trò: Soạn kĩ các câu hỏi SGK.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định nề nếp: (1ph)

 2. Kiểm tra bài cũ: (3ph) Hãy tóm tắt lại đoạn trích “ Rô –bin-xơn“ và cảm nhận

 3. Bài mới:

Hoạt động 1 (1ph) Giới thiệu bài: Tình cảm gia đình,bạn bè luôn là điểm tựa cho con người nhất là trẻ thơ.

 

doc 4 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 443Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn kiến thức - Tuần 33 - Tiết 151 đến 155", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 Ngày soạn: .......... / ............ / ...........
Tiết 151, 152 Ngày dạy .......... / ............ / .............
BỐ CỦA XI – MÔNG 
 Mô –pa –xăng 
A. MỤC TIÊU :Giúp học sinh đạt được:
 1.Kiến thức:
-Nỗi khổ của một đứa trẻ không có bố và những ước mơ,những khao khát của em.
2.Kĩ năng:
-Đọc - hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.
-Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật.
-Nhận diện được những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật trong một văn bản tự sự.
B. CHUẨN BỊ: - Thầy : Tranh tác giả, tư liệu ; -Trò: Soạn kĩ các câu hỏi SGK.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định nề nếp: (1ph)
 2. Kiểm tra bài cũ: (3ph) Hãy tóm tắt lại đoạn trích “ Rô –bin-xơn“ và cảm nhận 
 3. Bài mới: 
Hoạt động 1 (1ph) Giới thiệu bài: Tình cảm gia đình,bạn bè luôn là điểm tựa cho con người nhất là trẻ thơ.
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung
Hoạt động 1 : (20ph))
HS đọc chú thích ở SGK. 
GV giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm.
GV cung cấp thêm phần tóm tắt (SGV).
GV Hướng dẫn HS đọc đoạn trích.
HS tìm hiểu bố cục.
Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? 
Đoạn trích có thể chia làm mấy 
Hoạt động 2 : (20ph)GV hướng dẫn HS phân tích nhân vật Xi -mông.
Hãy miêu tả tâm trạng nhân vật ?
Nêu cảm nhận của em về nhân vật Xi –mông ? 
phần? Nội dung từng phần là gì? 
Hãy nhận xét cách miêu tả thiên nhiên của tác giả ?
 Nêu vài nét chính về Nghệ thuật, nội dung của đoạn trích?
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả : 
Mô –pa -xăng (1850-1893) là nhà văn nổi tiếng của nước Pháp.
 Tinh thần vượt khó trong cuộc đời là bài học cho tất cả .
Văn của ông luôn thấm đượm tình yêu con người sâu nặng nhất là trẻ thơ .
2. Tác phẩm : 
- Được in trong “Tuyển tập truyện ngắn Pháp”
3. Đọc, giải nghĩa từ :
4. Bố cục : 4 phần
- Phần 1 :Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông.
- Phần 2 : Xi –mông gặp bác Phi -líp.
- Phần 3 : Phi –líp đưa Xi-mông về nhà nhận làm bố cậu bé .
- Phần 4 :Niềm vui của Xi –mông trong ngày hôm sau đến trường
5. Thể loại, phương thức biểu đạt
II. Phân tích:
1 .Nhân vật Xi –mông. 
-Xi –mông là đứa con ngoài giá thú-Tuổi thơ của cậu bé phải sống trong ngôi nhà nhỏ lạnh lẽo cô đơn không bố-Tám tuổi mới đi học nhưng lại bị bạn bè ghẻ lạnh. 
-Cậu bé uất ức tủi nhục tìm đến cái chết. 
-Thiên nhiên tươi đẹp đã níu giữ em lại nhưng vẫn không kỏa lấp được nỗi bất hạnh cho Xi –mông.
 Tiểu kết :
- Nghệ thuật : Tác giả am hiểu tâm lý nhân vật. Cái hay của tác phẩm ở chỗ :Lấy cảnh tả tình,nghệ thuật đối thoại giữa các nhân vật.
Truyện kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố miêu tả thiên nhiên,tâm lý phù hợp.
- Nội dung : Tính nhân đạo thể hiện sâu sắc đầy giá trị nhân văn của con người với con người . Tác phẩm chuyển tải thông điệp quý giá về một cậu bé đáng thương đáng yêu .
Chuyển tiết 152
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 : (13ph) HD học sinh tìm hiểu nhân vật Blăng – sốt.
Hãy chứng minh chị là người tốt qua những chi tiết cụ thể?
Cảm nhận của em về nhân vật Blăng – sốt?
Thái độ của em đối với nhân vật Blăng – sốt?
GV liên hệ “Thúy Kiều” và thực tế cuộc sống.
Hoạt động 2 : (20) Tâm trạng của bác Phi – líp được miêu tả mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?
Hãy phân tích diễn biến tâm trạngcủa bác Phi-líp qua từng giai đoạn?
Em có nhận xét gì về diễn biến tâm trạng của bác Phi – líp?
Tình yêu thương của Phi – líp với Xi – mông thể hiện rõ nét nhất qua cử chỉ nào của bác?Hãy bình giá cử chỉ ấy?
Em có nhận xét gì về tâm trạng của 3 nhân vật trong đoạn trích?
Hoạt động 3 (7ph)
Vài nét chính về nội dung và nghệ thuật?
2. Nhân vật Blăng – sốt.
- Ngôi nhà của chị : Nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ.
- Thái độ với khách : Đứng nghiêm nghị... như muốn cấm đàn ông bước qua khỏi cửa.
- Nổi lòng với con : Tái tê đến tận xương tủy, nước mắt lã chả tuôn rơi. Lặng ngắt và quằn quạivì hổ hẹn.
 Người thiếu phụ xinh đẹp đức hạnh.
3. Nhân vật Phi – líp .
- Khi gặp Xi – mông .
Đặt tay lên vai em ôn tồn hỏi, nhìn em nhân hậu.
Trên đường đưa Xi – mông về nhà nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị, “Tự nhủ thầm”.
Khi đối đáp với Xi – mông, nhận làm bố của Xi – mông.
Bác Phi – líp là người nhân hậu, giàu tình thương đã cứu sống Xi – mông, nhận làm bố của Xi – mông, đem lại niềm vui cho em.
III..Tổng kết :
*) Nghệ thuật : Miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật sắc nét.
*) Nội dung : Nhắc nhở lòng thương yêu con người, bè bạn.
 4. Củng cố: (4ph) Tác phẩm đã để lại cho em những suy nghĩ gì ? Nhân vật trong truyện có thể coi là tấm gương được không ?
5. Dặn dò: (1ph) Chuẩn bị tốt cho tiết 153 .Ôn tập về truyện bằng cách lập bảng hệ thống .
*****************************************
Tuần 33 Ngày soạn: .......... / ............ / ...........
Tiết 153 Ngày dạy .......... / ............ / .............
 ÔN TẬP TRUYỆN
A. MỤC TIÊU:Giúp học sinh đạt được:
 1.Kiến thức:
-Đặc trưng thể loại qua các yếu tố nhân vật,sự việc ,cốt truyện.
-Những nội dung cơ bản của tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học.
-Những đặc điểm nổi bật của các tác phẩm truyện đã học.
2.Kĩ năng:
-Kĩ năng tổng hợp,hệ thống hóa kiến thức về các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam.
B. CHUẨN BỊ: - Thầy : Hệ thống tác giả tác phẩm xác định chủ đề. 
 - Trò: Ôn tập kỹ các kiến thức đã học. 
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định nề nếp: (1ph)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5ph) Em tâm đắc truyện ngắn nào nhất ? Hãy đánh giá nội dung và nghệ thuật của truyện?
 3. Bài mới: 
 Hoạt động 1 (1ph) Giới thiệu bài: Ôn tập ,tổng kết truyện ngắn là tiết học cần thiết qua đó giúp cho học sinh nắm được hệ thống vấn đề đã học để vận dụng viết bài nghị luận về tác phẩm văn học
 Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1 : (15ph) Giáo viên giúp các em hệ thống toàn bộ truyện ngắn hiện đại từ sau 1945 đến nay theo mẫu có sẵn .
Hoạt động 2: (15ph)
 Học sinh xác định các thời kì phát triển của truyện ngắn hiện đại .
 Định hướng những tác phẩm của các giai đoạn .
Hoạt động3: (5ph)
Hãy đánh giá những thành công của truyện ngắn ?
Nội dung kiến thức
 1.Hệ thống tác giả,tác phẩm:
TT
TênTP
TG
Năm ST
ND
1
2
3
4
5
2.Các thời kì phát triển của truyện:
Thời kì kháng chiến chống Pháp:
Làng-Kim Lân .
b.Thời kì kháng chiến chống Mỹ:
Chiếc lược ngà,Lặng lẽ Sa Pa.,Những ngôi sao xa xôi .
c.Thời kì sau 1975:Bến quê .
3 Những đánh giá chung :
Một số truyện sử dụng thành công ngôi kể thứ nhất(CLN,NNSXX)
Một số truyện sử dụng ngôi thứ hai : (LLSP,BQ)
Nhiều truyện có tình huống đặc sắc(L,CLN,BQ).
Nhà văn thực sự am hiểu hiện thực đất nưởcở đó tình yêu quê hương đất nước con người được thể hiện rõ nét.
 4. Củng cố: (3ph) Tác giả nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất vì sao ?Truyện để lại thông điệp quý giá nào không ?
 5. Dặn dò: (2ph) Chuẩn bị tốt cho tiết 154 tổng kết ngữ pháp .
*****************************************
Tuần 33 Ngày soạn: .......... / ............ / ...........
Tiết 154 Ngày dạy .......... / ............ / .............
 TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :Giúp học sinh đạt được:
1.Kiến thức:
-Hệ thống kiến thức về câu (các thành phần câu,các kiểu câu,biến đổi câu) đã học từ lớp 6 tời lớp 9. 
2.Kĩ năng:
-Tổng hợp kiến thức về câu.
-Nhận biết và sử dụng thành thạo những kiểu câu đã học.
B. CHUẨN BỊ: - Thầy : Hệ thống khái niệm và bài tập. 
 - Trò: Ôn tập kỹ các kiến thức đã học. 
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định nề nếp: (1ph)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5ph) Trong câu tiếng Việt có những thành phần chính nào,vai trò diễn đạt của nó ?
 3. Bài mới: 
 Hoạt động 1 (1ph) Giới thiệu bài: Ôn tập, tổng kết kiến thức ngữ pháp là tiết học cần thiết qua đó giúp cho học sinh nắm được hệ thống vấn đề đã học để vận dụng khi giao tiếp thực hành.
Hoạt động của thầy và tro.
Hoạt động 1 : (8ph)Giáo viên hướng dẫn các em .Ôn tập các thành phần câu.
Em hãy nhắc lại khái niệm về từng thành phần câu?
Nội dung kiến thức.
1. Thành phần chính và thành phần phụ.
Vị ngữ
Tr.ngữ
Khởi ngữ
Chủ ngữ
ĐT,
TT
Phụ ngữ
Tr.
ngữ
đôi càng
mẫm
tôi
bóng
Sau một hồi trống thúc tôi
Mấy người học trò cũ
đến
Sắp hàng vào lớp
Dưới hiên
Còn tấm gương bằng thủy tinh
trángbạc
Hoạt động 2 : (6ph) HS trao đổi, thảo luận về đề bài.
Gọi HS lên điền vào bảng mẫu tổng hợp.
Hoạt động 3 : (8ph) HS trao đổi theo nhóm và làm bài tập.
Gọi HS trả lời lớp nhận xét, bổ sung.
Câu đơn đặc biệt là gi? Gọi HS trả lời. Lớp nhận xét bổ sung.
GV bổ sung chữa.
Thế nào là câu ghép?
Có mấy loại câu ghép?
Hoạt động 4 : (4ph) Gv hướng dẫn HS chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Thế nào là câu bị động?
Cách chuyển đổi câu chủ động rhành câu bị động như thế nào?
Hoạt động 5 : (7ph)
2. Thành phần biệt lập.
Tình thái
Cảm thán
Gọi đáp
Phụ chú
-Có lẽ
-Ngẫm ra-Có khi
Ơi
Bẩm
Dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn vỏ hồng
3.Hệ thống các kiểu câu.
a. Câu đơn: Bài 1 . Tìm chủ ngữ và VN.
*) Nghệ sĩ/ghi lại, nói lại.
*) Lời/ Phức tạp, phong phú, sâu sắc.
*) Nghệ thuật là tiếng nói.
*) Tác phẩm.vừa là kết tinh
b. Câu đơn đặc biệt: Câu không phân biệt CN, VN là câu đặc biệt.
*) Tiếng mụ chủ.
*) Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi.
*) Những buổi tập quân sự.
c.Câu ghép: Câu có 2 cụm C-V trở lên, các cụm C-V này không bao nhau mà nối kết với nhau bằng quan hệ từ (hoặc không có quan hệ từ)- Câu ghép.
Bài 1 : Tìm câu ghép.
*) Anh gửi vào tác phẩm lá thưchung quanh.
*)Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng.
*) Ông lão vừa nóihả hê cả lòng.
4. Biến đổi câu:
a. Đồ gốm được người thợ thủ công Việt Nam làm ra khá sớm.
b. Tại khúc sông này, một cây cầu lớn sẽ được Tỉnh bắc qua.
c. Ngôi đền ấy đã được người ta dựng lên từ hàng trăm năm trước.
5. Luyện tập : Hãy viết đoạn văn có sử dụng cụm từ biểu cảm được giá trị diễn đạt
 4. Củng cố: (3ph) Vai trò của cụm từ trong đoạn văn? Hãy chỉ ra các cụm từ trong văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê .
5. Dặn dò: (2ph) Chuẩn bị tốt cho tiết 155. Kiểm tra Văn (Phần truyện) .
*****************************************
Tuần 33 Ngày soạn: .......... / ............ / ...........
Tiết 155 Ngày dạy .......... / ............ / .............
KIỂM TRA VĂN (Phần truyện)
A. MỤC TIÊU :Giúp học sinh:
 - Nắm vững hơn những tác giả tác phẩm văn học sáng tác từ sau 1945 đến nay.
 - Rèn kĩ năng nhận biết,tóm tắt và đánh giá tác giả tác phẩm..
 - Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc ,tự giác trung thực khi kiểm tra .. 
B. CHUẨN BỊ: - Thầy : Ra đề,đáp án.biểu điểm. - Trò: Ôn tập kỹ các kiến thức đã học. 
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định nề nếp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: Không
 3. Bài mới: 
 Đề ra : (đề theo khối)
 4. Thu bài. 
 5. Dặn dò: Chuẩn bị tốt cho tiết 156. Con cho Bấc . Tìm hiểu tác giả và tóm tắt đoạn trích.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_chuan_kien_thuc_tuan_33_tiet_151_den_155.doc