Giáo án Ngữ văn 9 - Chuẩn KTKN - Tiết 8: Phương châm hội thoại (tiếp theo)

Giáo án Ngữ văn 9 - Chuẩn KTKN - Tiết 8: Phương châm hội thoại (tiếp theo)

TUẦN 2: TIẾT 8.

Ngày soạn: 18/08/2010 Ngày dạy: 21/08/2010

PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

(Tiếp theo)

A. Mức độ cần đạt:

Học sinh:

 - Nắm được những hiểu biết cốt yếu về ba phương châm hội thoại: phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.

 - Biết vận dụng hiệu quả ba phương châm hội thoại trên.

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:

 1. Kiến thức: Nội dung ba phương châm hội thoại trên.

 2. Kĩ năng:

 - Vận dụng ba phương châm trong giao tiếp.

 - Nhận biết và phân tích được cách sử dụng ba phương châm.

 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng các phương châm đúng lúc, đúng chỗ.

C. Phương pháp: Vấn đáp, học nhóm.

D. Tiến trình bài dạy.

 1. Ổn định: 9c / 27 (vắng )

 2. Kiểm tra:

 a. Câu hỏi: Kể và phân tích cách thức thực hiện các phương châm hội thoại đã học? Cho ví dụ.

 b. Đáp án: - Kể và phân tích được 3 phương châm (4đ).

 - Cho ví dụ đúng, hay. (6đ)

 

doc 4 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 912Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Chuẩn KTKN - Tiết 8: Phương châm hội thoại (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2: TIẾT 8.
Ngày soạn: 18/08/2010	 Ngày dạy: 21/08/2010
PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI 
(Tiếp theo)
A. Mức độ cần đạt:
Học sinh: 
 - Nắm được những hiểu biết cốt yếu về ba phương châm hội thoại: phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.
 - Biết vận dụng hiệu quả ba phương châm hội thoại trên.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 1. Kiến thức: Nội dung ba phương châm hội thoại trên.
 2. Kĩ năng: 
 - Vận dụng ba phương châm trong giao tiếp.
 - Nhận biết và phân tích được cách sử dụng ba phương châm.
 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng các phương châm đúng lúc, đúng chỗ.
C. Phương pháp: Vấn đáp, học nhóm.
D. Tiến trình bài dạy.
 1. Ổn định: 9c / 27 (vắng) 
 2. Kiểm tra: 
 a. Câu hỏi: Kể và phân tích cách thức thực hiện các phương châm hội thoại đã học? Cho ví dụ. 
 b. Đáp án: - Kể và phân tích được 3 phương châm (4đ). 
 - Cho ví dụ đúng, hay. (6đ)
 3. Bài mới: Giới thiệu vào bài: 
 Nêu tình huống “Ai điên?” ( Bảng phụ)
 Kết thúc khoá huấn luyện, viên rung sĩ nói với tân binh:
- Khi sát hạch, thế nào thiếu tá cũng hỏi các anh câu này: Anh bao nhiêu tuổi? Anh vào quân ngũ được bao lâu? Anh thích đời quân ngũ hơn hay đời thường hơn? Các anh nhớ cho ba câu trả lời lần lượt sẽ là: Hai mươi năm – Sáu tháng – Cả hai.
Lúc vào sát hạch, ngài thiếu tá hỏi một tân binh.
- Anh vào quân ngũ được bao lâu?
- Dạ hai mươi năm
Thiếu tá chau mày!
- Thế năm nay anh bao nhiệu tuổi?
- Thưa, sáu tháng.
Thiếu tá không còn bình tĩnh hỏi dồn:
- Này, giữa anh và tôi ai điên?
 Chàng tân binh nhanh nhảu:
- Dạ thưa, cả hai ạ!
Hỏi HS: Anh tân binh trong truyện vui trên đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
Muốn biết, chúng ta tìm câu trả lời qua bài học.
Hs
Gv
Hs
Gv
 Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
 Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
* Hoạt đông 1. Hướng dẫn tìm hiểu chung
+ Đọc ví dụ Sgk/ trang 20.
- Thành ngữ “Ông nói gà, bà nói vịt” dùng để chỉ tình huống hội thoại như thế nào?
+ Mỗi người nói một đằng, không hiểu nhau.
- Thử tượng tưởng điều gì sẽ xảy ra nếu xuất hiện nhiều tình huống hội thoại như vậy trong giao tiếp?
+ Phát triển ý theo trí tượng tượng (con người không giao tiếp được, xã hội sẽ rối loạn...).
- Qua ví dụ em rút ra được bài học gì trong giao tiếp?
+ Khái quát pầhn ghi nhớ. 
- Thử cho một ví dụ trong giao tiếp về tình huống: em “nói gà” bạn em “nói vịt”?
- Củng cố khái quát và đưa ra ví dụ minh họa:
(Bảng phụ)
* Hoạt động 2. Hướng dẫn tìm hiểu phương châm cách thức.
- Treo bảng phụ với 2 ví dụ sau:
Lúng túng như ngậm hột thị. 
Dây cà ra dây muống.
+ Đọc ví dụ.
- Hãy nêu ý nghĩa của 2 câu thành ngữ trên? Cách nói đó ảnh hưởng như thế nào đến giao tiếp?
+ Giải thích nghĩa và nêu ảnh hưởng: Làm người nghe khó tiếp thu nội dung truyền đạt.
- Qua đó có thể rút ra bài học gì khi giao tiếp?
+ Khái quát phần ghi nhớ.
- Chốt lại kiến thức: Trong giao tiếp cần nói ngắn gọn, mạch lạc.
- Ở truyện cười: ”Mất rồi” vì sao ông khách có sự hiểu nhầm?
- Đáng ra cậu bé phải trả lời như thế nào?
- Điều đó thể hiện thái độ gì trong giao tiếp?
 + Suy nghĩ trả lời.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu phương châm lịch sự.
- Yêu cầu học sinh đọc truyện “ Người ăn xin”
- Vì sao ông lão ăn xin và cậu bé đều cảm thấy như mình nhận được từ người kia một cái gì đó?
- Xuất phát từ điều gì mà cậu bé cũng nhận được ở ông lão tình cảm đó? 
+ Đứng tại chỗ trả lời: Họ nhận được sự cảm thông nhân ái quan tâm. 
- Nếu là cậu bé đó em sẽ xử sư ïthế nào? Bài học rút ra qua câu chuyện là gì?
+ Khái quát phần ghi nhớ.
- Chốt lại kiến thức cơ bản. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
+ Đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1.
- Những câu “ Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “Lời nói chẳng mất tiến mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, “Kim vàng ai nỡ uốn câu. Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời”
Khuyên dạy chúng ta điều gì?
a. Nên nói với nhau lịch sự.
b. Lời nói hay, đẹp nào cũng là tài sản quý, nên 
biết trân trọng.
c. Lời nói hay đẹp không tốn kém gì mà có giá trị lớn.
d. Tất cả các ý trên.
- Cho Hs chơi “ Đọc tiếp sức” Chia lớp thành hai đội, tìm và đọc những câu tục ngữ, ca dao khuyên dạy về nói năng, đội nào nhiều hơn sẽ thắng.
- Cho HS đứng tại chỗ làm nhanh bài 2
+ Xác định yêu cầu bài 3.
- Tổ chức thi điền nhanh lên bảng lớp: 
- Hướng dẫn Hs giải thích bài 4.
+ Sửa bài tập vào vở.
- Hãy giải quyết tính huống đầu bài?
- Củng cố tiết học bằng câu truyện cười “Mắt tinh, tai tinh” (Bảng phụ)
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
- Tìm một số ví dụ về việc không tuân thủ phương châm cách thức, phương châm quan hệ, phương châm lịch sự.
 - Nắm vững các phương châm hội thoại, suy nghĩ về thực tế sử dụng các phương châm hội thoại hiện nay đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn tuổi ... của học sinh THCS.
 - Chuẩn bị: 
 + Đọc văn bản: “Cây chuối” và tìm những câu văn miêu tả, nêu tác dụng của nó đối với văn bản thuyết minh.
 + Xem lại đặc điểm chung của văn miêu tả Sgk Ngữ văn 6.
I. Tìm hiểu chung:
 1. Phương châm quan hệ.
 1.1. Phân tích ví dụ: (sgk)
->Mỗi người nói một đề tài khác nhau..
 2.2. Ghi nhớ. (Sgk)
 * Ví dụ: 
 - Nằm lùi vào.
 - Tôi có hào nào đâu.
 - Đồ điếc.
 - Tôi có tiếc gì đâu.
 2. Phương châm cách thức: 
 1.1. Phân tích ví dụ: (Sgk)
 a. Chỉ cách nói dài dòng.
 b. Chỉ cách nói ấp úng.
 c. Câu quá rút gọn 
 -> gây ra cách hiểu mơ hồ.
 2.2. Ghi nhớ: (Sgk)
3. Phương châm lịch sự:
 3.1. Phân tích ví dụ:
 Truyện “Người ăn xin “
=> Sự tôn trọng, cảm thông.
3.2. Ghi nhớ: (Sgk)
II. Luyện tập: 
 Bài 1: 
a. 
b. Đọc tiếp sức:
 - Vàng thì thử lửa thử than,
Chim kêu thử tiếng, người ngoan thử lời (ca dao).
 - Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe (ca dao).
 Bài 2:
Nói giảm, nói tránh
Bài 3: Điền từ:
 a. nói mát. b. nói hớt. 
 c. nói móc. d. nói leo.
 e. nói ra đầu ra đũa.
=> Phương châm lịch sự.
 Bài 4: Giải thích: 
 b. Giảm nhẹ sự đụng chạm đến người nghe.
III. Hướng dẫn tự học:
 E. Rút kinh nghiệm:
**********d & d **********

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_chuan_ktkn_tiet_8_phuong_cham_hoi_thoai_ti.doc