Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn KTKN - Tiết 91: Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm

Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn KTKN - Tiết 91: Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm

Tiết: 91. BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

Tuần dạy: Chu Quang Tiềm

1.Mục tiêu:

a.Kiến thức:

- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.

b.Kỹ năng:

- Biết cách đọc sách – hiểu một văn bản dịch không sa đà vào phân tích ngôn từ).

- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.

- Rén luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.

c.Thái độ:

GD học sinh say mê đọc sách, đọc sách đúng phương pháp.

2.Trọng tâm:

- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách.

3.Chuẩn bị:

3.1 Giáo viên: Đồ dùng + Phiếu A, B, C, D.

3.2 Học sinh: Bảng nhóm.

4.Tiến trình dạy học:

4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số.

4.2.Kiểm tra miệng: Không

4.3 Giảng bài mới:

 

doc 8 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 621Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn KTKN - Tiết 91: Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tieát: 91.	BAØN VEÀ ÑOÏC SAÙCH
Tuần dạy:	Chu Quang Tieàm
Mục tiêu:
Kiến thức:
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.
Kỹ năng:
- Biết cách đọc sách – hiểu một văn bản dịch không sa đà vào phân tích ngôn từ).
- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
- Rén luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.
Thái độ:
GD học sinh say mê đọc sách, đọc sách đúng phương pháp.
Trọng tâm:
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách. 
Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Đồ dùng + Phiếu A, B, C, D.
3.2 Học sinh: Bảng nhóm.
Tiến trình dạy học:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số.
4.2.Kiểm tra miệng: Không
4.3 Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Vào bài: Sách là một tài liệu vô giá đối với con người. Sách cung cấp những tri thức bổ ích cho con người. Chính vì thế mà việc đọc sách quan trọng.
Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu chú thích.
GV hướng dẫn học sinh đọc:
GV gọi học sinh đọc .
r Nêu vài nét về Chu Quang Tiềm?
rNêu xuất xứ của tác phẩm?
GV cho học sinh giải nghĩa các từ: 
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản.
rBài viết này nêu vấn đề gì? 
r Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
GV cho học sinh thảo luận nhòm ( 5 phút).
 Nhóm 1,2,5: trên con đường phát triển của nhân loại, sách có ý nghĩa gì?
 Nhóm 3,4,6: Đọc sách có tầm quan trọng và ý nghĩa gì đối với mỗi người?
 Nhóm 1 trình bày – Nhóm 2,5 nhận xét – Học sinh chất vấn – GV nhận xét – Ghi bảng.
 Nếu chúng ta không có sách để lưu trữ những thành tựu của nhân loại sẽ ra sao?
 Trở về với điểm xuất phát ban đầu, lạc hậu, giật lùi.
 Nhóm 3 trình bày – Nhóm 4,6 nhận xét – Học sinh chất vấn – GV nhận xét – Ghi bảng.
r Tại sao chúng ta phải có sách? Phải đọc sách?
 Sách là kho táng tri thức mà nhân loại tích lũy được. Nhồ đọc sách mà ta có thể bổ sung thêm kiến thức bị hụt hẫng, tích lũy được vốn tri thức của nhân loại.
Có thể xem sách như một hành trang để bước vào cuộc trường chinh vạn dặm trong cuộc sống. 
I. Đọc – Tìm hiểu chú thích:
 1. Đọc:
 2. Tìm hiểu chú thích.
 a. Tác giả:
- Chu Quang Tiềm (1897 – 1986) là nhà mỹ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
 b. Tác phẩm:
“ Bàn về đọc sách trích trong danh nhân Trung Quốc , bàn về niềm vui, nỗi buồn của người đọc sách.
c. Phương thức biểu đạt:
Nghị luận.
 c. Giải nghĩa từ khó:
II. Tìm hiểu văn bản
* Vấn đề nghị luận.
Bàn về đọc sách.
* Bố cục: 3 phần.
1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
- Sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại bởi nó chính là kho tàng kiến thức quý báu, là di sản tinh thần mà loài người đúc kết được trong hàng nghìn năm.
+ Sách đã ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà mọi người tìm tòi, tích lũy được qua từng thời đại.
+ Sách có giá trị có thể xem là cột móc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại à Sách trở thành kho tàng quí báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm suốt mấy nghìn năm nay.
- Ý nghĩa của việc đọc sách đối với mỗi người.
+ Tích lũy nâng cao vốn tri thức.
+ Có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn.
+ Là điều kiện để tiếp thu thành tựu mới của nhân loại.
à Đọc sách là một con đường quan trọng để tích lũy và năng cao vốn trí thức.
4.4 Củng cố và luyện tập:
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
Văn bản “ Bàn về đọc sách” sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
a. Tự sự.	b. Nghị luận. (X)
c. Miêu tả.	d. Biểu cảm.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học bài.
+ Lập lại hệ thống luận điểm trong toàn bài.
+ Ôn lại những phương pháp nghị luận đã học.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+ Chu Quang Tiềm đã nêu ra những nguy hại nào thường gặp khi chọn sách để đọc?
+ Tác giả đã dùng những so sánh nào để cho ta thấy được việc đọc sách ngày nay không dễ? 
+ Theo ý kiến của tác giả chúng ta cần lựa chọn sách như thế nào?
+ Chu Quang Tiềm đã bàn về phương pháp đọc sách như thế nào?
+ Em có nhận xét gì về cách lập luận của từng luận cứ trong luận điểm phương pháp đọc sách?
+ Bài viết có sức thuyết phục cao, điều đó được tạo nên bởi những yếu tố nào?
Rút kinh nghiệm:
Nội dung:
Phương pháp:
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:
Nhóc vừa mới được học đoạn nì,thấy nó rất hay và phù hợp với nội dung diễn đàn của chúng ta nên post lên cho mọi người cùng xem,phần nì chỉ là một đoạn trích trong tác phẩm Danh Nhân Trung Quốc Bàn Về Niềm Vui Nỗi Buồn Của Việc Đọc Sách thui.Có thể hơi dài một tẹo nhưng mọi người hãy thử kiên nhẫn đọc hết,nhóc thấy nó rất hay.
   Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách,nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trong của học vấn.Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân,mà là việc của toàn nhân loại.Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công,cố gắng tích lũy ngày đêm mà có.Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi,đều là do sách vở ghi chép,lưu truyền lại.Sách là kho tàng quí báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại,cũng có thể nói đó là những cột móc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại.Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hoá,học thuật của giai đoạn này,thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ là điểm xuất phát.Nếu xoá bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ,thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về mấy đến trăm năm,thậm chí là mấy nghìn năm trước.Lúc đó dù có tiến lên cũng chỉ là đi giật lùi,lạc hậu.
   Đọc sách là muốn trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ,là ôn lại kinh nghiệm,tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi,là một mình hưởng thụ các kiến thức,lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được.Có được sự chuẩn bị như thế thì một con người nới có thể làm được một cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn,nhằm phát hiện thế giới mới.
   Lịch sử càng đi lên,di sản tinh thần nhân loại càng phong phú,sách vở tích lũy càng nhiều,thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ.Sách tất nhiên là đáng quý,nhưng cũng chỉ là một thứ tích luỹ.Nó có thể làm trở ngại cho nghiên cứu học vấn.Ít nhất có hai cái hại thường gặp.Một là,sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu.Các học giả Trung Quốc thời cổ đại do sách khó kiếm,một đời đến bạc đầu mới đọc hết một quyển kinh.Sách tuy đọc được ít, nhưng đọc quyển nào ra quyển ấy,miệng đọc,tâm ghi,nghiền ngẫm đến thuộc lòng,thấm vào xương tuỷ,biến thành một nguồn động lực tinh thần,cả đời dùng mãi không cạn.Giờ đây sách dễ kiếm,một học giả trẻ có thể khoe khoang từng đọc hàng vạn cuốn sách."Liếc qua" tuy rất nhiều,nhưng "đọng lại" thì rất ít,giống như ăn uống,các thứ không tiêu hóa được tích càng nhiều,thì càng dễ sinh ra bệnh đau dạ dày,nhiều thói xấu hư danh nông cạn đều do thói ăn tươi nuốt sống đó mà sinh ra cả.Hai là,sách nhiều khiến người đọc dễ lạc hướng.Bất cứ lĩnhvực học vấn nào ngày nay đều đã có sách vở chất đầy thư viện,trong đó những tác phẩm cơ bản,đích thực,nhất thiết phải đọc chẳng qua cũng mấy nghìn quyển,thậm chí chỉ mấy quyển.Nhiều người mới học tham nhiều mà không vụ thực chất,đã lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách vô thưởng vô phạt,nên không tránh khỏi bỏ lỡ mất điđọc những cuốn sách quan trọng,cơ bản.Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận,cần phải đánh vào thành trì kiên cố,chỉ đá bên đông,đấm bên tây,hóa ra thành lối đánh "tự tiêu hao sức lực".
   Đọc sách không cốt lấy nhiều,quan trọng nhất là phải chọn cho tinh,đọc cho kỹ.Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng,không bằng đem thời gian,sức lực đọc 10 quyển sách ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị.Nếu đọc được 10 quyển sách mà chỉ lướt qua,không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc 10 lần."Sách cũ trăm lần xem chẳng chán-Thuộc lòng,ngẫm kỹ một mình hay",hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách.Đọo sách vốn có ích cho riêng mình,đọc nhiều không thể coi là vinh dự,đọc ít cũng không phải là xấu hổ.Đọc ít mà đọc kỹ,thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa,trầm ngâm tích luỹ,tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất ; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu,như cưỡi ngựa qua chợ,tuy châu báu phơi đầy,chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn,tay không mà về.Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt,như kẻ trọc phú khoe của,chỉ biết lấy nhiều làm quý.Đối với việc học tập,cách đó chỉ là lừa mình dối người,đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường,thấp kém.
                                                                            ...................................
   Kiến thức phổ thông không chỉ cần cho công dân thế giới hiện tại,mà ngay cả học giả chuyên môn cũng không thể thiếu được.Khoa học cận đại phân loại chặt chẽ,những người chỉ chuyên một học vấn phân fniều khép kín trong phạm vi của mình,lấy cớlà chuyên môn,không muốn biết đến các học vấn liên quan.Điều này đối với việc phân công nghiên cứu có thể là cần thiết,nhưng đối với việc đào tạo chuyên sâu thì lại là một sự hy sinh.Vũ trụ vốn là một thể hữu cơ,các quy luật bên trong vốn liên quan mật thiết với nhau,động vào bất cứ chỗ nào đều tất liên quan đến cái khác,do đó,các loại học vấn nghiên cứu quy luật,tuy bề ngoài có phân biệt,mà trên thực tế thì không thể tách rời.Trên đời không có học vấn nào là cô lập,tách rời các học vấn khác.Ví như chính trị học thì phải liên quan đến lịch sử,kinh tế, pháp luật,triết học,tâm lí học,cho đến ngoịa giao quân sự,.... Nếu một người đối với các học vấn liên quan này mà không biết đến,chỉ có học một mình chính trị học thôi,thì càng tiến lên càng gặp khó khăn,giống như con chuột chui vào sừng trâu,càng chui sâu càng hẹp,không tìm ra lối thoát.Các học vấn khác đại khái cũng như vậy,không biết rộng thì không thể chuyên,không thông thái thì không thể nắm gọn.Trước hãy biết rộng rồi sau mới nắm chắc,đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào.Trong lịch sử học thuật,phàm là người có thành tựu lớn trong bất kì một lĩnh vực nào,đều phải có cơ sở sâu sắc của nhiều môn học vấn khác......
Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách , nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại. Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hóa, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xóa bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ, thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước. Lúc đó, dù có tiến lên cũng chỉ là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu.
Đọc sách là muốn trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được. Có được sự chuẩn bị như thế thì một con người mới có thể làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới.
Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần nhân loại càng phong phú, sách vở tích lũy càng nhiều, thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ. Sách tất nhiên là đáng quý, nhưng cũng chỉ là một thứ tích lũy. Nó có thể làm trở ngại cho nghiên cứu học vấn. Ít nhất có hai cái hại thường gặp. Một là, sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu. Các học giả Trung Hoa thời cổ đại do sách khó kiếm, một đời đến bạc đầu mới đọc hết một quyển kinh. Sách tuy đọc được ít, nhưng đọc quyển nào ra quyển ấy, miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tủy, biến thành môt nguồn lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn. Giờ đây sách dễ kiếm, một học giả trẻ đã có thể khoe khoang từng đọc hàng vạn cuốn sách. “Liếc qua” tuy rất nhiều, nhưng “đọng lại” thì rất ít, giống như ăn uống, các thứ không tiêu hóa được tích càng nhiều, thì càng dễ sinh ra bệnh đau dạ dày, nhiều thói xấu hư danh nông cạn đều do lối ăn tươi nuốt sống đó đó mà sinh ra cả. Hai là, sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng. Bất cứ lĩnh vực học vấn nào ngày nay đều đã có sách vở chất đầy thư viện, trong đó những tác phẩm cơ bản, đích thực, nhất thiết phải đọc chẳng qua cũng mấy nghìn quyển, thậm chí chỉ mấy quyển. Nhiều người mới học tham nhiều mà không vụ thực chất, đã lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách vô thưởng vô phạt, nên không tránh khỏi bỏ lỡ mất dịp đọc những cuốn sách quan trọng, cơ bản. Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu. Mục tiêu quá nhiều, che lấp mất vị trí kiên cố, chỉ đá bên đông, đấm bên tây, hóa ra thành lối đánh “tự tiêu hao lực lượng”.
Đọc sách không lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển sách ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán- Thuộc lòng, ngẫm nghĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm thay đổi khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao nhiêu người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.
Sách đọc nên chia làm mấy loại, một là sách đọc để có kiến thức phổ thông mà mọi công dân thế giới hiện nay đều phải biết, một loại là sách đọc để trau dồi học vấn chuyên môn. Muốn có kiến thức phổ thông, hiện nay các bài học ở trung học và năm đầu đại học, nếu chăm chỉ học tập thì cũng đủ dùng. Nếu chăm chỉ học tập mà cũng chỉ đọc thuộc giáo trình thì chẳng có ích lợi gì, mỗi môn phải chọn lấy từ 3 đến 5 quyển xem cho kĩ. Môn học kiến thức phổ thông tổng số không quá mười mấy môn, mỗi môn chọn từ 3 đến 5 quyển, tổng cộng số sách cần đọc cũng chẳng qua trên dưới 50 quyển. Đây không thể xem là đòi hỏi quá đáng. Nói chung số sách mà một người đã đọc, phần lớn không chỉ có thế, nếu họ không thu được lợi ích thực sự là do họ thiếu lựa chọn, khi đọc lẽ ra đọc thì thì họ lại đọc qua loa.
Kiến thức phổ thông không chỉ cần cho công dân thế giới hiện tại, mà ngay nhà học giả chuyên môn cũng không thể thiếu được. Khoa học cận đại phân loại chặt chẽ, những người chỉ chuyên môn một học vấn phần nhiều khép kín trong phạm vi của mình, lấy cớ là chuyên môn , không muốn biết đến các học vấn liên quan. Điều này đối với việc phân công nghiên cứu có thể là cần thiết, nhưng đối với việc đào tạo chuyên sâu thì lại là một sự hy sinh. Vũ trụ vốn là một thể hữu cơ, các quy luật bên trong vốn liên quan mật thiết với nhau, động vào bất cứ chỗ nào đều liên quan đến cái khác, do đó, các loại học vấn nghiên cứu quy luật, tuy bề ngoài có phân biệt, mà trên thực tế thì không thể tách rời. Trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác. Ví như chính trị học thì phải liên quan đến lịch sử, kinh tế, pháp luật, triết học, tâm lí học, cho đến ngoại giao, quân sự,Nếu một người đối với các học vấn liên quan này mà không biết đến, chỉ học có một mình chính trị thôi, thì càng tiến lên càng gặp khó khăn, giống như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thoát. Các học vấn khác đại khái cũng như vậy, không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn. Trước hãy biết rộng rồi sau mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào. Trong lịch sử học thuật, phàm là người có thành tựu lớn trong bất kì một lĩnh vực nào, đều phải có cơ sở sâu sắc của nhiều môn học vấn khác.
Tác giả: Chu Quang Tiềm
(Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách)
Nguồn: 
--------------------------------------------
Tiếp theo là bài này: 
Trong những ngôi biệt thự của các gia đình quyền quý, tỷ phú đều có một phòng thư viện gia đình rộng lớn với bao sách quý. Theo bạn họ giàu do vậy họ có thể mua được tất cả những sách họ thích, hay họ có những gì của ngày hôm nay là do say mê đọc sách từ rất sớm?
Một nhà thông thái nào đó đă từng nói: "Mỗi con người là tổng thể của những cuốn sách họ đã đọc”. Tại sao việc đọc sách lại quan trọng đến vậy?
Trước hết từ ngữ là tổng thể cúa các ý nghĩ. Mỗi một từ mới học được tương đương với một sáng kiến. Ai cũng biết, đã là sáng kiến thì vô giá. Với lý do như vậy nhiều người cho rằng số tiền kiếm được của bạn sẽ tương đương với số từ vựng bạn sở hữu. Đọc sách giúp ta luyện óc tưởng tượng. Nhân loại sẽ không ở vị trí của ngày hôm nay nếu không có óc tưởng tượng phong phú!
Sống ở thế kỷ XXI, chúng ta có rất nhiều thuận lợi. Sách đã trở thành một thứ bình thường trong cuộc sống. Một hai thế kỷ trước bạn đã không có may mắn như vậy, sinh viên học sinh thường không có điều kiện đọc sách.
Lý do thứ hai khiến ta nên đọc sách là độc giả có thể trau dồi kiến thức trong vòng vài giờ đồng hồ, trong khi đó để viết ra một cuốn sách, tác giả đã không ngừng học hỏi, nghiên cứu cùng bao người khác, chắt lọc những gì giá trị nhất trong một thời gian dài. Chúng ta không cần phải vấp ngã trên đường đời để từ đó rút ra những bài học cao quý. Kiến thức về mọi chủ đề đều đã được ghi lại rất cẩn thận ở đâu đó. Công việc duy nhất của độc giả là miệt mài tìm kiếm. Hãy tin rằng, một cuốn sách, nếu đến với bạn đúng lúc nó có thể thay đổi được cả cuộc đời bạn.
Làm thế nào để vận dụng triệt để cơ hội này? Bạn có đọc sách đề cập đến tất cả các vấn đề liên quan tới cuộc sống? Một tuần đọc hai cuốn sách, một năm hơn trăm cuốn. Trong vòng bảy năm con số sách đã đọc sẽ lên tới 700 cuốn. Theo bạn, khi đọc xong số sách đó bạn có thay đổi gì không?
Chắc bạn sẽ hỏi: "Đọc bằng cách nào? Tôi không có nhiều thời gian như vậy!”. Cuốn sách đầu tiên bạn nên đọc là cuốn sách viết về phương pháp đọc nhanh, có hiệu quả. Hãy tập theo những chỉ dẫn trong cuốn sách đó, đảm bảo tốc độ đọc của bạn sẽ tăng lên nhanh chóng. Ngoài ra, nếu bạn biết cách đọc toàn bộ tờ báo trong một thời gian ngắn, khi ấy bạn sẽ tự biết làm cách nào để đọc được hai cuốn sách trong một tuần.
Lời khuyên cuối cùng: Khi bạn gặp hay mới quen ai đó, đừng bao giờ phí thời gian vào những câu truyện phiếm không đâu, hãy hỏi về những cuốn sách hay nhất mà họ đã từng đọc. Tìm hiểu xem tại sao người ấy lại cho rằng những cuốn sách đó là vô giá. Chỉ qua vài câu xã giao, bạn đã có một tóm tắt đầy đủ về cuốn sách. Trong vài phút bạn đã có thể quyết định có nên đọc nó hay không. Con đường này rất hay dẫn bạn đến những mỏ kiến thức và thông tin vô tận.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_chuan_ktkn_tiet_91_ban_ve_doc_sach_chu_qua.doc