Giáo án Ngữ văn 9 - Chuẩn KTKN - Tuần 2

Giáo án Ngữ văn 9 - Chuẩn KTKN - Tuần 2

TUẦN 2

TIẾT 6

 Ngày soạn:

 Ngày dạy:

 Văn bản: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH (T1 )

 ( Gabrien Gacxia Macket )

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Nhận thức được mối nguy hại khủng khiếp của việc chạy đua vũ trang, chiến tranh hạt nhân.

 - Có nhận thức, hành động đúng để góp phần bảo vêh hòa bình.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến Thức:

 - Hiểu biết sơ qua tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản.

 - Hệ thống được luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản.

2. Kĩ năng:

- Đọc –hiểu nội dung vbnd bàn luận về vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình.

3. Thái độ:

 - Nghiêm túc, Có nhận thức, hành động bảo vệ hòa bình.

C. PHƯƠNG PHÁP

 - Vấn đáp, đàm thoại,thảo luận

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

 - Câu hỏi: Phân tích vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh? Sau khi đọc xong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, em đã học tập và rèn luyện như thế nào theo tấm gương Bác Hồ trong lối sống và việc tiếp thu văn hoá nước ngoài?

 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

3. Bài mới:

 - Chiến tranh đã qua đi từ lâu nhưng hậu quả của nó để lại còn hết sức nặng nề với nhân dânViệt Nam: Đó chính là những di chứng do chất độc màu Da Cam mà Mỹ đã sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, trên thế giới hai quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Nhật Bản năm 1945, đến nay vẫn là vấn đề thế giới quan tâm.Vậy chúng ta cần có thái độ như thế nào ?

 

doc 11 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 563Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Chuẩn KTKN - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2 
TIẾT 6 
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
 Văn bản: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH (T1 )
 ( Gabrien Gacxia Macket )
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Nhận thức được mối nguy hại khủng khiếp của việc chạy đua vũ trang, chiến tranh hạt nhân.
 - Có nhận thức, hành động đúng để góp phần bảo vêh hòa bình.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến Thức:
 - Hiểu biết sơ qua tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản.
 - Hệ thống được luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản.
2. Kĩ năng: 
- Đọc –hiểu nội dung vbnd bàn luận về vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình.
3. Thái độ: 
 - Nghiêm túc, Có nhận thức, hành động bảo vệ hòa bình.
C. PHƯƠNG PHÁP
 - Vấn đáp, đàm thoại,thảo luận
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Câu hỏi: Phân tích vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh? Sau khi đọc xong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, em đã học tập và rèn luyện như thế nào theo tấm gương Bác Hồ trong lối sống và việc tiếp thu văn hoá nước ngoài?
	 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới:
 - Chiến tranh đã qua đi từ lâu nhưng hậu quả của nó để lại còn hết sức nặng nề với nhân dânViệt Nam: Đó chính là những di chứng do chất độc màu Da Cam mà Mỹ đã sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, trên thế giới hai quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Nhật Bản năm 1945, đến nay vẫn là vấn đề thế giới quan tâm.Vậy chúng ta cần có thái độ như thế nào ? 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
*HOẠT ĐỘNG 1: giới thiệu chung
Gv: Cho học sinh tìm hiểu vài nét xuất xứ của văn bản này.
Cho 3 hs thay nhau đọc văn bản này- giáo viên nhận xét.
? Văn bản này thuộc kiểu văn bản gì ? Sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Sử dụng các phương pháp thuyết minh: nghị luận: liệt kê, so sánh, ví dụ, nêu số liệu.
*HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu văn bản
Gv: hướng dẫn hs tìm hiểu bố cục theo cách trình bày luận điểm.
Cho biết luận điểm chính của văn bản và các luận cứ ?
* HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn tự học ở nhà
- Hệ thống bài: Luận điểm, hệ thống luận cứ của văn bản.HS về nhà học bài,làm bài tập.
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả: 
- Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két.
- Nhà văn: Cô-lôm-bi-a.
- Sinh năm 1928.
- G.G.Mác –két là nhà văn có nhiều đóng góp cho nền hòa bình nhân loại thông qua các hoạt động xã hội và sáng tác văn học. Ông được nhận giải thưởng Noobel năm 1982.
2. Tác phẩm: 
Văn bản trích trong bản tham luận : “ Thanh gươm Đa-mô-clet” đọc tại cuộc họp 6 nước năm 1986.
3.Thể loại: 
- Văn bản nhật dụng.Thể loại nghị luận chính trị xã hội
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc- tìm hiểu từ khó.
2. Tìm hiểu văn bản
a. Bố cục: Tìm hiểu hệ thống luận điểm, luận cứ:
luận điểm: chiến tranh hạt nhân là hiểm họa đe dọa sự sống loài người trên trái đất vì vậy cần đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
 Luận cứ:
 Nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
 Chạy đua vũ trang cướp đi cơ hội phát triển.
 Chiến tranh hạt nhân là vô nhân đạo
 Kêu gọi đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
=> Lập luận chặt chẽ,luận điểm ,luận cứ rõ ràng.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
E. RÚT KINH NGHIỆM
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.
 ************************************************
TUẦN 2 
TIẾT 7 
 Ngày soạn
 Ngày dạy: 
 Văn bản: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH (T2 )
 ( Gabrien Gacxia Macket 
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Nhận thức được mối nguy hại khủng khiếp của việc chạy đua vũ trang, chiến tranh hạt nhân.
 - Có nhận thức, hành động đúng để góp phần bảo vêh hòa bình.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến Thức:
 - Hiểu biết sơ qua tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản.
 - Hệ thống được luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản.
 2. Kĩ năng: 
- Đọc –hiểu nội dung vbnd bàn luận về vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình.
 3. Thái độ: 
 - Nghiêm túc, Có nhận thức, hành động bảo vệ hòa bình.
C. PHƯƠNG PHÁP
 - Vấn đáp, đàm thoại ,thảo luận
.D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài cũ: + Nêu luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản ?
	 - Kiểm tra sự chuẩn bị cho bài mới của học sinh.
 3. Bài mới:
 - Chiến tranh đã qua đi từ lâu nhưng hậu quả của nó để lại còn hết sức nặng nề với nhân dânViệt Nam: Đó chính là những di chứng do chất độc màu Da Cam mà Mỹ đã sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, trên thế giới hai quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Nhật Bản năm 1945, đến nay vẫn là vấn đề thế giới quan tâm.Vậy chúng ta cần có thái độ như thế nào ? 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
*HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn hs phân tích tiếp vb
? Những phương pháp thuyết minh nào được sử dụng trong văn bản?
HS: So sánh nêu ví dụ, dùng số liệu 
? Tại sao chiến tranh hạt nhân có nguy cơ xảy ra?
? Sức công phá của lượng vũ khí hạt nhân này như thế nào?
? t/g đưa ra những luận cứ nào để làm sáng tỏ?
Hs: thảo luận (3’)
? Sự nguy hiểm của chiến tranh hạt nhân xảy ra được so sánh với gì?
Gv: liên hệ
Thiên tai sóng thần ở nam á tính đến25/11/2005 có 290000 người mất tích và thiệt mạng.
Chiến tranh do mĩ gây ra ở Việt Nam có 3000000 người thiệt mạng.
Chiến tranh thế giới thứ nhất có 13,600 000 người thiệt mạng.....
Hướng dẫn hs tìm hiểu đoạn 2.
Theo em tác hại của chạy đua vũ trang là gì? Nêu dẫn chứng?
Hs: trao đổi (2’) 
? Nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra hậu quả sẽ như thế nào?
 GV liên hệ.
 Ơ Nhật năm 1945 số người chết khi mỹ ném 2 quả bom nguyên tử là:1.36.000 người.
? Vậy sản xuất vũ khí có nên không?
? Nhiệm vụ cấp bách của loài người là phải làm gì? Bản thân em phải làm gì ?
Liên hệ bài hát tg năm 2000,để loài người......
*HOẠT ĐỘNG 2: hướng dẫn học tập
GV: Hướng dẫn hs sưu tầm các bài báo có liên quan đến sự kiện vũ khí hạt nhân.
b. Phân tích
b1: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân xảy ra
 Hiện nay trên thế giới vũ khí hạt nhân rất nhiều,bố trí khắp nơi với sức hủy diệt lớn:
+ Hiện có 50 000 đầu đạn hạt nhân,bình quân mỗi người có 4 tấn thuốc nổ.
+ Phá hủy 12 lần trái đất và 4 hành tinh khác bao quanh.
b2: Tác hại của chạy đua vũ trang và chiến tranh hạt nhân:
* Cướp đi cơ hội hỗ trợ về y tế , giáo dục,thực phẩm,nông cụ cho người nghèo và trẻ em.
Ví dụ: 
- 100 máy bay +700 tên lửa = trợ cấp cho 500 trẻ em nghèo .
- 10 chiếc táu sân bay = bảo vệ 1 tỉ người sốt rét và 14 triệu trẻ em châu phi.
 - 2 tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân bằng xóa nạn mù chữ cho cả thế giới.
* Hủy diệt loài người và các thành tựu khoa học có từ hàng triệu năm nay.......
óNhiệm vụ cấp bách của nhân loại là phải đấu tranh cho một thế giới hòa bình không có chiến tranh-bảo vệ cuộc sống tốt đẹp của con người.
3. Tổng kết:
 * Nghệ thuật: 
=> Chứng cứ đưa ra là rất xác thực cho thấy mức độ nguy hiểm của chiến tranh hạt nhân xảy ra hơn cả dịch hạch và sóng thần. 
=> Lập luận chặt chẽ, các số liệu so sánh cụ thể cho thấy sản xuất vũ khí hạt nhân là cướp đi những điều kiện sống tốt đẹp và hủy diệt loài người.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- GV cho học sinh nhắc lại luận điểm 
- Bài tập (SGK/21): Nêu cảm nghĩ sau khi học xong văn bản 
- Về nhà: +Tìm thêm các tài liệu về tác hại của chiến tranh và nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
- Soạn bài: “Các phương châm hội thoại”.
E. RÚT KINH NGHIỆM
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.
 ************************************************
TUẦN 2 
TIẾT 8 
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
 Tiếng Việt: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
(Tiếp theo)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được những cốt yếu về 3 phương châm hội thoại: quan hệ, cách thức, lịch sự.
- Vận dụng tốt các phương châm quan hệ trong giao tiếp.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến Thức:
 - Nắm được nội dung của 3 phương châm hội thoại trong bài.
 2. Kĩ năng: 
- Vận dụng được 3 phương châm hội thoại này trong giao tiếp.
- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng 3 phương châm trên trong một tình huống cụ thể.
 3. Thái độ: 
 - Nghiêm túc, Có nhận thức, hành động bảo vệ hòa bình.
C. PHƯƠNG PHÁP
 - Vấn đáp, thảo luận.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Nêu nội dung của phương châm về lượng, phương châm về chất? Lấy ví dụ cụ thể.
 3. Bài mới:
 - Để có hiệu quả khi giao tiếp, ta cần tuân thủ các phương châm hội thoại.vậy hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu các phương châm hội thoại khi giao tiếp.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
*HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu phương châm quan hệ. 
Gv: Viết thành ngữ ‘Ông nói gà bà nói vịt” lên bảng .
 ? Theo em tình huống “ông nói gà, bà nói vịt 
Là tình huống giao tiếp ntn?
Gv lấy một số ví dụ tiêu biểu.
? Vậy khi giao tiếp cần lưu ý điều gì?
? Em hiểu như thế nào về hai cách nói này trong giao tiếp?
? Hai cách nói trên đều gây hậu quả như thế nào? Cho ví dụ?
Hs: trao đổi (3’) trình bày.
? Vậy khi giao tiếp ta cần nói như thế nào?
? Trong câu chuyện này người ăn xin và cậu bé nhận được ở nhau điều gì?
? Thái độ cậu bé đối với người ăn xin ra sao ?
Để giữ lịch sự khi giao tiếp ta phải như thế nào?liên hệ gd hs.
* HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập.
Gv: hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong sgk
Hs:- Thảo luận theo nhóm.
 - Một học sinh đọc yêu cầu bài tập.
 - Trình bày miệng.
 - Học sinh khác nhận xét.
* HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học.
- Hệ thống kiến thức bài học 3 nội dung
- Học sinh về nhà: + Học bài và xem lại các bài tập. 
 + Làm bài tập 5 (SGK), bài tập (SBT)
- Chuẩn bị bài: * “Sử dụng yếu tố miêu tả.”.
 * “Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả.”. 
I. BÀI HỌC: 
1. Phương châm quan hệ.
 * Vd: ông nói gà, bà nói vịt.
 Tức là mỗi người nói một đề tài khác nhau, không hiểu nhau
 -> Vậy khi giao tiếp cần nói đúng đề tài, tránh nói lạc đề.
2. Phương châm cách thức.
 *Vd: Kiểu nói “dây cà ra dây muống’’
 Là nói dài dòng, rườm rà.
Kiểu nói “lúng búng như ngậm hột thị”
Là nói ấp úng,không rõ ràng, rành mạch.
-> hai cách nói trên đều gây khó hiểu, hiểu sai ý
=> Vậy khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rõ ràng.
3. phương châm lịch sự.
* Vd: câu chuyện về người ăn xin và cậu bé
- Người ăn xin và cậu bé đều nhận được ở nhau sự chân thành, tôn trọng và cảm thông với nhau.
=> Khi giao tiếp cần tế nhị, tôn trọng người khác, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn.
II. LUYỆN TẬP
Bài 1: Khuyên ta khi giao tiếp phải suy nghĩ lựa chọn ngôn ngữ và tôn trọng người đối thoại vì : Đó là phép lịch sự
Một điều nhịn ,chín điều lành.
Chim khôn kêu tiếng rãnh rang – người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
Bài 2 : phép tu từ liên quan đến phương châm lịch sự là: Nói giảm, nói tránh.
Bài 3: a. nói mát. c. nói móc
	 b. nói hớt. d. nói leo
Bài 5 : a. nói bốp chát c. nói dai,chì chiết
 b. nói khó nghe. d. nói không rõ ràng.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
E. RÚT KINH NGHIỆM
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.
 ******************************************* TUẦN 2 
TIẾT 9 
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
 Tập làm văn : SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Cũng cố kiến thức về yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
 - Hiểu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh .
 - Sử dụng yếu tố miêu tả trong VBTM.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến Thức:
 - Nắm được tác dụng của yếu tố miêu tả trong VBTM: làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi dễ cảm nhận.
 - Vai trò của miêu tả trong VBTM: gợi lên hình ảnh của đối tượng cần thuyết minh.
 2. Kĩ năng: 
 - Quan sát các sự vật , hiện tượng.
 - Sử dụng ngôn ngữ miêu tả phù hợp trong VBTM.
 3. Thái độ: 
 - Giúp học sinh hiểu được văn bản thuyết minh có khi phải kết hợp với yếu tố miêu tả thì mới hay,hấp dẫn ,lôi cuốn người đọc.
C. PHƯƠNG PHÁP
 - Vấn đáp, thảo luận.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Để văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn, có sức thuyết phục ta thường sử dụng một số biện pháp nghệ thuật, đó là những biện pháp nào? Khi sử dụng cần lưu ý điều gì? 
 -Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Năm lớp 8, chúng ta đã được tìm hiểu về yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự và nghị luận. Vậy yếu tố này có vai trò như thế nào trong văn bản thuyết minh và chúng ta sẽ sử dụng vào quá trình thuyết minh một đối tượng cụ thể ra sao,các em vào giờ học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu yếu tố trong văn bản thuyết minh.
- Học sinh nhắc lại kiến thức:
? Khi nào cần dùng văn bản thuyết minh ? các phương pháp thuyết minh ? Các biện pháp nghệ thuật khi thuyết minh?
Tìm hiểu văn bản ; Cây chuối trong đời sống Việt nam.
? Nhan đề văn bản muốn nhấn mạnh điều gì?
HS: Phát biểu.
? Tìm những câu văn có yếu tố thuyết minh về cây chuối? 
Hs: thảo luận (3’) Nhóm 1,2 : 
? Cách thuyết minh ra sao? Cần bổ sung gì ? ( Thân, bẹ, lá, hoa, gốc.)
? Tìm yếu tố miêu tả qua văn bản này? 
Hs: thảo luận (3’) Nhóm 3, 4 
? Những hình ảnh miêu tả có tác dụng gì ? Cần miêu tả thêm điều gì ?
(thân tròn mát rượi, mọng nước, lá xanh rờn bay xào xạc, lấp lánh dưới trăng.)
? Để thuyết minh hấp dẫn cần sử dụng yếu tố gì. 
Hs: Dựa vào phần ghi nhớ trả lời.
* HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập.
Gv: Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sgk theo yêu cầu.
Hs: Thực hiện : thảo luận.
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học.
Gv: nhắc nhở công việc của tiết sau để học sinh thực hiện.
I. BÀI HỌC 
1. Tìm hiểu yếu tố trong văn bản thuyết minh.
* Ví dụ: Văn bản Cây chuối trong đời sống Việt nam. (Nguyễn Trọng Tạo)
Nhan đề nhấn mạnh vai trò cây chuối trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân Việt nam.
a. Yếu tố thuyết minh: 
 + Giới thiệu cây chuối d1
 + Quả chuối, chủng loại, công dụng
+ Cách nấu món chuối, thờ chuối.
-> Thuyết minh, rõ ràng, dễ hiểu 
b.Yếu tố miêu tả là: ( SGK)
Văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn, giúp ta hình dung rõ và dễ nhận thấy đối tượng.
2. Ghi nhớ : (SGK)
II. LUYỆN TẬP: 
Bài 2: Tách nó có tai, chén không có tai
Khi mời ai uống trà thì nâng hai tay.......uống nóng 
Bài 3: Những câu, ý có miêu tả:
Rộn ràng tiếng trống.......
Qua sông hồng ......mượt mà.
Lân được trang trí ...........leo cột .......chạy qua Kéo co........mỗi người 
Ban cờ ...........che lọng.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- Nắm chắc ghi nhớ
- Thuyết minh về loài hoa dựa vào dàn bài ở tiết luyện tập.
- Học bài. - Chuẩn bị bài “luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh “
E. RÚT KINH NGHIỆM
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.
 ************************************************
 . 
TUẦN 2 
TIẾT 10 
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
 Tập làm văn : LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Có ý thức và biết sử dụng tốt yết tố miêu tả trong việc tạo lập văn bản thuyết minh
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến Thức:
 - Những yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
 - Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh .
 3. Thái độ: 
 - Viết được bài văn sinh động hấp dẫn.Tích hợp tiết 9 đã học
C. PHƯƠNG PHÁP
 - Vấn đáp, gợi tìm ,thực hành viết
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 -Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Năm lớp 8, chúng ta đã được tìm hiểu về yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự và nghị luận. Vậy yếu tố này có vai trò như thế nào trong văn bản thuyết minh và chúng ta sẽ sử dụng vào quá trình thuyết minh một đối tượng cụ thể ra sao,các em vào giờ học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 : Đề bài,Phân tích đề - lập dàn ý, Trình bày, Nhận xét, đánh giá:
- Một học sinh đọc đề bài (SGK28).
? Đề bài yêu cầu trình bày vấn đề gì?
? Cụm từ “Con trâu ở làng quê Việt Nam” bao gồm những ý gì?
? Với vấn đề này, ta cần trình bày những ý gì?
HS :Thảo luận
GV :Chốt ý
? Hãy lập dàn ý cho đề văn này.
HS thực hiện lập dàn ý
- Mở bài cần viết những gì ?
- Thân bài cần trình bày những gì?
- Kết thúc bài ra sao?
? Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà hãy trình bày phần mở bài: Vừa có nội dung thuyết minh, vừa có yếu tố miêu tả.
- Học sinh trình bày miệng àHọc sinh khác
nhận xét àGiáo viên đánh giá.
- Trình bày đoạn văn thuyết minh với từng ý (Dựa vào dàn ý của phần thân bài).
- Trình bày miệng trước lớp àHọc sinh khác nhận xét à Giáo viên đánh giá.
? Trình bày đoạn kết bài.
- Học sinh khác bổ sung.
- Giáo viên đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá những ưu, khuyết điểm của học sinh.
* HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn tự học.
- Hệ thống bài: 
 + Vai trò, vị trí của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
 + Vai trò, vị trí của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam.
- Hướng dẫn học sinh về nhà:
 + Xem lại bài và hoàn chỉnh bài văn.
 + Soạn bài “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”
I. BÀI HỌC 
 1. Đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
 2. Phân tích đề - lập dàn ý:
- Giới thiệu về con trâu ở làng quê Việt Nam.
- Vai trò, vị trí của con trâu trong đời sống của người nông dân, trong nghề nông của người Việt Nam:
- Đó là cuộc sống của người làm ruộng, con trâu trong việc đồng áng, con trâu trong cuộc sống làng quê, 
* Dàn ý: 
- Mở bài: Giới thiệu về con trâu trên đồng ruộng VN.
- Thân bài: 
 + Con trâu trong nghề làm ruộng: Là sức kéo để cày bừa, kéo xe, trục lúa, 
 + Con trâu trong lễ hội, đình đám.
 + Con trâu nguồn cung cấp thịt, da để thuộc,sừng trâu để làm đồ mỹ nghệ.
+ Con trâu là tài sản lớn của người nông dân Việt nam.
+ Con trâu và trẻ chăn trâu, việc chăn nuôi trâu.
- Kết bài.
3. Trình bày: 
 a. Xây dựng đoạn mở bài: 
- Vừa có nội dung thuyết minh, vừa có yếu tố miêu tả con trâu ở làng quê Việt Nam.
 b. Xây dựng đoạn trong phần thân bài:
- Giới thiệu con trâu trong việc làm ruộng: (Trâu cày, bừa ruộng, kéo xe, chở lúa).
- Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn: (Hình ảnh đẹp của cuộc sống thanh bình ở làng quê Việt Nam)
 + Cảnh trẻ em chăn trâu.
 + Những con trâu cần cù gặm cỏ.
 c. Xây dựng đoạn kết bài:
- Chú ý tới hình ảnh: Con trâu hiền lành, ngoan
ngoãn,
4. Nhận xét, đánh giá:
a. Ưu điểm:
- Các em đều có tinh thần chuẩn bị bài 
- Đã biết sử dụng yếu tố miêu tả vào bài viết
b. Tồn tại: 
- Ở một số bài viết cần sử dụng yếu tố miêu tả
linh hoạt hơn.nhiều hơn nữa
- Một số bài còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ.
II. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
E. RÚT KINH NGHIỆM
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.
 ************************************************ 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_chuan_ktkn_tuan_2.doc