Giáo án Ngữ văn 9 - Chuẩn KTKN - Tuần 9 đến 13

Giáo án Ngữ văn 9 - Chuẩn KTKN - Tuần 9 đến 13

ÔN TẬP KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Hệ thống hóa kiến thức về phần văn học trung đại

- Biết vận dụng kiến thức đã học để tạo lập đoạn văn cụ thể.

*.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

 1. Kiến thức:

 - Nắm vững chắc hơn các kiến thức về văn học trung đại Việt Nam: những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu

2. Kỹ năng:

 - Rèn cho HS kỹ năng hệ thống, phân tích và so sánh, trình bày vấn đề dưới nhiều hình thức khác nhau, trả lời câu hỏi, viết bài tự luận ngắn, trắc nghiệm

3. Thái độ:

 - Giáo dục HS ý thức tích cực tự giác ôn tập củng cố kiến thức về văn học trung đại.

B.CHUẨN BỊ :

1.Giáo viên : soạn bài ;CKTKN

*PHƯƠNG PHÁP:

 - Phát vấn, đàm thoại, giải thích, khái quát hóa, thảo luận nhóm.

2.HS: Ôn lại kiến thức văn học trung đại đã học

C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 .Ổn định lớp

 . Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị bài của HS (kết hợp kiểm tra trong tiết ôn tập)

 .Bài mới: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu rất nhiều tác giả - tác phẩm văn học trung đại. Tiết học này là điều kiện để các em hệ thống lại những kiến thức đã học và để chuẩn bị cho tiết kiểm tra sắp tới đạt kết quả cao. Chúng ta đi vào bài ôn tập

 

doc 67 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 542Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Chuẩn KTKN - Tuần 9 đến 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :9 (Từ ngày 10/10/2011 đến 15/10) 
Tiết (Thay nội dung các tiết giảm tải văn học trung đại) 
Ngày soạn: 8/10
Ngày dạy: /10/2011
ÔN TẬP KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hệ thống hóa kiến thức về phần văn học trung đại 
- Biết vận dụng kiến thức đã học để tạo lập đoạn văn cụ thể.
*.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức:
 - Nắm vững chắc hơn các kiến thức về văn học trung đại Việt Nam: những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu
2. Kỹ năng:
 - Rèn cho HS kỹ năng hệ thống, phân tích và so sánh, trình bày vấn đề dưới nhiều hình thức khác nhau, trả lời câu hỏi, viết bài tự luận ngắn, trắc nghiệm
3. Thái độ: 
 - Giáo dục HS ý thức tích cực tự giác ôn tập củng cố kiến thức về văn học trung đại.
B.CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : soạn bài ;CKTKN
*PHƯƠNG PHÁP: 
 - Phát vấn, đàm thoại, giải thích, khái quát hóa, thảo luận nhóm.
2.HS: Ôn lại kiến thức văn học trung đại đã học 
C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 .Ổn định lớp
 . Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị bài của HS (kết hợp kiểm tra trong tiết ôn tập)
 .Bài mới: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu rất nhiều tác giả - tác phẩm văn học trung đại. Tiết học này là điều kiện để các em hệ thống lại những kiến thức đã học và để chuẩn bị cho tiết kiểm tra sắp tới đạt kết quả cao. Chúng ta đi vào bài ôn tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
*HOẠT ĐỘNG 1 :BẢNG THỐNG KÊ CÁC TÁC GIẢ - TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI ĐÃ HỌC 
I.LẬP BẢNG THỐNG KÊ CÁC TÁC GIẢ - TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI ĐÃ HỌC:
*Bảng thống kê các tác giả - tác phẩm văn học trung đại đã học:
STT
TÊN VB, ĐOẠN TRÍCH,T P
TÁC GIẢ
NỘI DUNG CHỦ YẾU
ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT
1
Chuyện người con gái Nam Xương
( Truyền kỳ mạn lục)
Nguyễn Dữ
( Thế kỷ 16)
- Khẳng định vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Cảm thương trước số phận bi kịch của họ dưới chế độ Phong kiến
- Thái độ của tác giả 
- Viết bằng chữ Hán.
- Khai thác vốn văn học dân gian
- Kết hợp giữa yếu tố hiện thực và yếu tố truyền kì.
2
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
( Vũ trung tùy bú t - Tùy bút viết trong những ngày mưa)
Phạm Đình Hổ
( Thế kỷ 18)
- Cuộc sống xa hoa, vô độ của bọn vua Lê - Chúa Trịnh
- Thái độ bất bình của tác giả
- Tùy bút bằng chữ Hán, kể chuyện, miêu tả sinh động, cụ thể, lựa chọn sự việc tiêu biểu , có ý nghĩa phản ánh bản chất sự việc – con người.
3
Hồi thứ 14: Đánh Ngọc Hồi , quân Thanh bị thua trận, bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài
( Hoàng Lê nhất thống chí)
Ngô Gia Văn Phái( Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du)
(Thế kỷ 18)
- Hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ 
- Sự thất bại thảm hại của quân Thanh và bè lũ bán nước.
- Tiểu thuyết lịch sử chương hồi viết bằng chữ Hán, cách kể nhanh gọn, khắc họa nhân vật qua hành động
4
Truyện Kiều
Nguyễn Du
(Nửa cuối thế kỷ 18 đầu 19)
- Cuộc đời và sự nghiệp
- Vai trò, vị trí trong lịch sử văn học dân tộc
- Tóm tắt truyện Kiều.
- Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong truyện Kiều
- Giới thiệu về tác giả - Tác phẩm truyện thơ Nôm lục bát
- Tóm tắt nội dung, cốt truyện
5
Chị em Thúy Kiều
( Truyện Kiều)
Nguyễn Du
- Ca ngợi vẻ đẹp chị em Thúy Kiều
+ Thúy Vân: vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, dự báo cuộc đời êm đềm, trôi chảy
+ Thúy Kiều: vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà, dự báo cuộc đời lênh đênh, sóng gió
- Ước lệ, tượng trưng, điển cố - điển tích.
- Lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để tả vẻ đẹp của con người
- Giá trị nhân đạo sâu sắc.
6
Cảnh ngày xuân
(Truyện Kiều)
Nguyễn Du
- Bức tranh thiên nhiên và quang cảnh lễ hội mùa xuân
- Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về.
- Nghệ thuật tả cảnh đặc sắc, sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu nhạc điệu
7
Kiều ở lầu Ngưng Bích
(Truyện Kiều)
Nguyễn Du
(1765-1820)
- Tâm trạng nhân vật Thúy Kiều: 
+ Đau đớn, xót xa nhớ về Kin Trọng->Tấm lòng chung thủy + Day dứt, thương nhớ gia đình-> hiếu thảo với cha mẹ
- Hai bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích:
+ Bức tranh thứ nhất phản chiếu tâm trạng, suy nghĩ của Kiều
+ Bức tranh thứ hai: phản chiếu tâm trạng nhân vật với thực tại phủ phàng 
- Tả cảnh ngụ tình đặc sắc
- Ngôn ngữ độc thoại 
- Giá trị nhân đạo sâu sắc
8
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
(Truyện Lục Vân Tiên)
Nguyễn Đình Chiểu
(1822-1888)
- Sơ giản về tác giả Nguyễn Đình Chiểu 
- Đạo lí nhân nghĩa thể hiện qua nhân vật Lục Vân Tiên.và Kiều Nguyệt Nga 
- Giới thiệu tác giả - tác phẩm, truyện thơ Nôm
- Miêu tả nhân vật thông qua cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, lời nói
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị mang màu sắc Nam Bộ
*HOẠT ĐỘNG 2:LUYỆN TẬP 
Gv: Nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong đoạn trích Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ ?
GV:Vẻ đẹp và số phận, bi kịch của người phụ nữ qua Chuyện người con gái Nam Xương và các đoạn trích Truyện Kiều:
GV: Sự xấu xa, bộ mặt của xã hội Phong kiến được thể hiện qua những đoạn trích nào? Nội dung?
GV: Nét đẹp thể hiện qua hình ảnh người anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ? 
GV: Vẻ đẹp của người anh hùng Lục Vân Tiên?
HS tự nhắc lại kiên thức cũ 
GV ôn lại để khắc sâu kiến thức cho HS 
HS Thảo luận 5 phút- 4 nhóm 
GV nhận xét, đánh giá
GV: Giá trị nhân đạo thể hiện như thế nào qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” – Nguyễn Du ?
GV: Qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, tác giả muốn nói lên điều gì ?
GV: Qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, “Mã Giám Sinh mua Kiều”, tác giả muốn nói lên điều gì ?
II. LUYỆN TẬP:
1. Nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong đoạn trích Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ .
*Giá trị hiện thực:
- Tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã gây cảnh chia lìa hạnh phúc lứa đôi, chồng vợ; gián tiếp là nguyên nhân gây nên cái chết đầy uất hận cho Vũ Nương.
- Tố cáo sự bất công của chế độ Phong Kiến đối với người phụ nữ: Sự bất bình đẳng nam nữ (Xã hội phụ quyền: Trọng nam khinh nữ)
*Giá trị nhân đạo :
- Ca ngợi phẩm chất và vẻ đẹp của người phụ nữ
- Bênh vực cho quyền sống, quyền hạnh phúc được trân trọng yêu thương đối với người phụ nữ.
- Ước mơ người phụ nữ có cuộc sống tốt đẹp. 
2/Vẻ đẹp và số phận, bi kịch của người phụ nữ qua Chuyện người con gái Nam Xương và các đoạn trích Truyện Kiều:
 Vẻ đẹp Số phận bi kịch
Tài sức vẹn toàn, chung thủy, sắc son (Vũ Thị Thiết- Vũ Nương)
Đau khổ, bất hạnh, oan khuất, tài hoa, bạc mệnh: số phận và nỗi oan của Vũ Nương
Hiếu thảo, nhân hậu, khát vọng tự do, công lý và chính nghĩa ( Thúy Kiều)
Bi kịch tình yêu, tan vỡ tình đầu, trả hiếu, lưu lạc, phong trần giữa cuộc đời)
3. Phản ánh hiện thực xã hội Phong kiến:
-Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh: thói ăn chơ, xa hoa, lãng phí tiền bạc, công sức của nhân dân
- Hoàng Lê nhất thống chí: Phản ánh bọn vua Lê - chúa Trịnh hèn nhát, bán nước cầu vinh
- Truyện Kiều:Sự giả dối, bất nhân vì tiền mà táng tận lương tâm
4. Phân tích hình tượng nhân vật anh hùng:
a. Quang Trung - Nguyễn Huệ:
- Yêu nước nồng nàn. Tài trí song toàn, nhân cách cao đẹp
ð Anh hùng dân tộc vĩ đại
b. Lục Vân Tiên
- Người anh hùng với lý tưởng đạo đức cao đẹp ð Quan niệm, tư tưởng của tác giả
- Quan niệm: phò đời, cứu nước, giúp dân. Trừng trị kẻ ác, cứu đời. Không mong đền đáp
5. Những nét chính về cuộc đời Nguyễn Du, thời đại, tóm tắt tác phẩm Truyện Kiều:
 - Tóm tắc tác phẩm Truyện Kiều
6. Phân tích giá trị nhân đạo của Truyện Kiều:
- Đề cao, khẳng định vẻ đẹp con người( Chị em Thúy Kiều)
- Lên án, tố cáo thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người 
( Mã Giám Sinh mua Kiều)
- Thương xót, đồng cảm trước những cảnh khổ của con người
( Kiều ở lầu Ngưng Bích)
- Đề cao tấm lòng bao dung, nhân hậu và ước mơ công lý, chính nghĩa 
( Kiều báo ân, báo oán)
7. Phân tích giá trị tiêu biểu của Truyện Kiều:
- Kể chuyện , miêu tả, bộc lộ tâm trạng cảm xúc
- Tả thiên nhiên, giàu chất gợi hình
- Xây dựng chân dung nhân vật bằng bút pháp ước lệ
- Khắc họa nhân vật qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, hành động...
- Miêu tả nhân vật bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, độc thoại nội tâm , đối thoại
GV: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV gợi ý: Tiết sau làm bài kiểm tra 1 tiết , chú ý đề có 2 phần trắc nghiệm(8 câu-Mỗi câu 0.25 điểm ) và tự luận(8 điểm )
- Ôn lại nội dung theo câu hỏi trong SGK. Bảng thống kê các tác giả - tác phẩm văn học trung đại đã học. 
- Chuẩn bị “Đồng chí” – Chính Hữu: Chú ý phần tìm hiểu về tác giả -tác phẩm ;đọc bài thơ và trả lời câu hỏi sgk vào vở bài tập.
. RÚT KINH NGHIỆM:
.
.
************************************
Tuần :9 Ngày soạn: 8.10
Tiết: 46 Ngày dạy: /10/2011
KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm được kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam : những thể loại chủ yếu , giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm tiêu biểu 
- Đánh giá được trình độ của mình về các mặt kiến thức và năng lực diễn đạt
- Nghiêm túc, tập trung, cẩn thận trong giờ làm bài 
*. CHUẨN BỊ: 
 1.Giáo viên: Ra đề kiểm tra có đáp án và thang điểm cụ thể 
 2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị giấy, bút, kẻ ô điểm lời phê để viết bài 
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
.Ổn định lớp: 
 . Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị giấy, nhắc nhở HS thái độ khi làm bài 
 .Bài mới: - GV phát đề kiểm tra . HS làm bài 
 (Có đề -ma trận-đáp án kèm theo) 
- GV thu bài. Nhận xét giờ làm bài.
. Hướng dẫn tự học:
- Ôn tập lại những nội dung, kiến thức đã học về văn học trung đại
- Chuẩn bị “ Đoàn thuyên đánh cá”
*. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần : 9 (Từ ngày 10/10/2011 đến 15/10/2011)
(Thực hiện theo chương trình mới ) 
 GIÁO ÁN THI ĐUA HAI TỐT ĐỢT 1
 Ngày soạn: 09.10.2011
Ngày dạy: 11/10/2011
Tiết : 41 ĐỒNG CHÍ
 Chính Hữu
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Cảm nhận được vẻ đẹp và hình tượng anh bộ đội được khắc họa trong bài thơ – những người đã viết nên những trang sử Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp. 
- Thấy được những đặc điểm nghệ thuật nổi bật được thể hiện qua bài thơ này.
*.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức:
 - Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta.
 - Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ.
 - Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên chân thực.
2. Kỹ năng:
 - Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại
 - Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.
 - Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ.
3. Thái độ: 
 - Giáo dục HS lòng yêu quê hương, đất nước, trân trọng tình cảm thiêng liêng của những người lính trong chiến đấu.
B. CHUẨN BỊ :
GV : Soạn giáo án, bảng phụ, phiếu học tập;Chuẩn KTKN
* Phương pháp, kĩ thuật.
 - Phân tích gợi tìm, nêu vấn đề, bình giảng.
 - Động não,
 - Vấn đáp giải thích minh họa, trực quan, thảo luận theo cặp.
HS : Trả lời câu hỏi ở sgk.
C..TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 .Ổn định lớp: 
 . Kiểm tra bài cũ: KT sự ch ... này không?. 
 - HS: VD: “Ông lão.. rít lên”
 - Chúng bay . thế này”
? Cách diễn đạt như trên có tác dụng gì.
 - GV: Khắc hoạ sâu sắc tâm trạng dằn vặt , đau đớn xấu hổ , nhục nhã khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, câu chuyện sinh động hơn .
? Những câu “Chúng nó Việt gian đấy ư?” là những câu hỏi ai ? NX gì về hình thức của các câu hỏi này?
 - GV: Ông Hai hỏi chính mình , diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai. Tâm trạng dằn vặt , đau đớn khi nghe tin làng mình theo giặc. 
- Hình thức : Không có gạch đầu dòng vì không thốt ra thành lời => độc thoại nội tâm.
? Qua việc phân tích các ngữ liệu trên đây, cho biết để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự ta có những hình thức nào.
? Thế nào là đối thoại, độc thoại , độc thoại nội tâm.
- HS: Đọc ghi nhớ.
* HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn HS luyện tập: 
- GV: Cho hs đọc yêu cầu của bài tập 1
- Hs: Thảo luận nhóm các ý sau:
? Đoạn văn có mấy lời chào, mấy lời đáp.
? NX gì về lời đáp của ông Hai.
- Tác dụng của hình thức đối thoại.
- HS: Trình bày ,gv chốt sửa
 HD hs làm bài tập.
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tìm hiểu yếu tố đối thoại ,độc thoại ,độc thoại nội tâm
a. Xét đoạn trích (SGK 167).
 - Ba câu văn đầu
- Hai người tản cư đang nói chuyện với nhau.
(ít nhất là hai người)
- Dấu hiệu: Có 2 lượt người qua lại; nội dung nói của mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện .
=> Hình thức đối thoại ( Trò chuyện giữa hai người với nhau)
b. Câu văn: Nắng gớm, về nào .”
- Đây không phải là đối thoại, ông lão đang nói với chính mình 1 câu bâng quơ, đánh trống lảng để tìm cách thoái lui . => Đó là một lời độc thoại .
+ Những câu “Chúng nó Việt gian đấy ư?”
=> Ông Hai hỏi chính mình , diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai. Tâm trạng dằn vặt , đau đớn khi nghe tin làng mình theo giặc. 
- Hình thức: Không có gạch đầu dòng vì không thốt ra thành lời.
=> Độc thoại nội tâm.
2. Ghi nhớ SGK/178
- Đối thoại, độc thoại và độc thọai nội tâm là những hình thưc quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự.
- Đối thoại: Là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (Mỗi lượt là một gạch đầu dòng)
- Độc thoại: Là lời của một nhười nào đó với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lờithì phía trước câu nói có gạch đầu dòng; còn khi kgông thành lời thì không có gạch đầu dòng ( Độc thoại nội tâm) 
II. BÀI TẬP:
1. Bài tập 1 SGK 178
- Đọc bài tập 1: có mấy lượt lời trao (bà Hai) và mấy lượt lời đáp?
- Lượt lời trao: 3 (Vợ ông lão)
- Lượt lời đáp: 2.(Ông lão)
1. Đối thoại giữa vợ chồng ông Hai
Sau lời chào 1 Không đáp mà nằm rũ nói gì
 2 “Khẽ nhúc nhích” “gì”.
 3 “Biết rồi”.
 => Tâm trạng chán chường , buồn bã , đau khổ và thất vọng của ông Hai.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- Hệ thống bài.
- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
 - Học bài + hoàn thành các bài tập.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.
**************************************************
TUẦN 13 
TIẾT 65 
 Ngày soạn: 22- 10 - 2010
 Ngày dạy: 06 – 11 - 2010
 Tập làm văn: 
LUYỆN NÓI TỰ SỰ KẾT HỢP
VỚI NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu được vai trò của tự sự nghị luậnvà miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự .
 - Biết kết hợp tự sự nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Tự sự nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện..
 - Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.
 2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết được các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong một văn bản.
 - Sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện .
 3. Thái độ: 
 - Mạnh dạn tự tin , bình tĩnh.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: Lớp 9a2..............................................................
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Khả năng nói trước tập thể , trước đám đông, không phải ai cũng có được. Vì vậy luyện nói là một trong những kỹ năng được môn Ngữ văn bổ sung và chú ý nhiều hơn trước . Gìơ học này với những kiến thức đã chuẩn bị theo hướng dẫn, các em sẽ thể hiện khả năng nói của mình trước tập thể lớp.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu đề bài, Phân tích đề 
- GV: Gọi hs lên đọc lại yêu cầu của đề bài
- HS: Đọc đề các bài tập (2 bài tập SGK 179)
? Xác định yêu cầu của các bài tập trên.
* Thảo luận nhóm:
 Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm cử đại diện trình bày dàn ý của 1 bài tập.
 - HS: Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp.
 - HS: Khác nghe, nhận xét, bổ sung ( nếu có)
 - GV: Nhận xét ưu, nhược điểm của HS trong giờ học.
 GV đánh gía, ghi điểm cho những HS đã trình bày trươc lớp.
- GV: Nhắc qua nội dung đề 3
 *HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn HS luyện tập: 
c. Bài tập 3:
- GV: Gợi ý: - Xác định ngôi kể 
 - HS: Xác định cách kể
+ Hoá thân vào nhân vật Trương Sinh để kể lại câu chuyện.
+ Làm nổi bật sự dằn vặt, đau khổ ở Trương Sinh.
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học
 - Củng cố: GV nhấn mạnh vai trò của giờ luyện nói.
- Hướng dẫn về nhà: 
 + Hoàn thành bài tập ở phần luyện tập.
 + Soạn văn bản: “Lặng lẽ Sa Pa”.
I. ĐỀ BÀI:
a. Bài tập 1:
- Tâm trạng của em sau khi để xảy ra 1 chuyện có lỗi với bạn.
b. Bài tập 2: 
- Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một bạn rất tốt.
2. Phân tích đề: 
a. Dàn ý :
*Yêu cầu: Cả 2 đề đều là kể chuyện song phải biết kết hợp sử dụng yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, các hình thức đôí thoại , độc thoại.
* Lập dàn ý:
- Bài tập 1:
Gợi ý: - Diễn biến của sự việc:
 + Nguyên nhân nào dẫn tới lỗi của em với bạn.
 + Sự việc gì ? Có lỗi với bạn ở mức độ nào.
 + Có ai chứng kiến hay chỉ một mình em biết.
 - Tâm trạng:
+ Tại sao em phải suy nghĩ, dằn vặt? Do em tự vấn lương tâm hay có ai nhắc nhở?
+ Em có suy nghĩ gì?
- Bài tập 2: 
Gợi ý :- Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào(thời gian? địa điểm? người điều khiển? không khí của buổi sinh hoạt?)
 - Nội dung của buổi sinh hoạt lớp (sinh hoạt lớp với nội dung gì? em dã phát biểu để chứng minh Nam là người bạn rất tốt như thế nào: Lý do, dẫn chứng)
b. Học sinh trình bày.
- Bài tập 1: Nhóm 1,2
- Bài tập 2: Nhóm 3,4
3. Nhận xét, đánh giá.
a. Ưu điểm:
b. Tồn tại:
c. Đánh giá, ghi điểm.
II. LUYỆN TẬP.
- Tự chọn 1 trong 2 đề văn trên để viết thành một bài văn hoàn chỉnh.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
E. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.
**************************************************
Tiết 57	
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Trả bài văn 
Đọc lại đề bài
Nêu đáp án
* HOẠT ĐỘNG 2: Yêu cầu của bài làm. Nhận xét ưu, nhược điểm
Câu2 : (5đ) Học sinh phải trả lời đầy đủ các yêu cầu sau :
 - Hình thức : trình bày rõ bố cục theo 3 phần của đề phân tích : Chép đúng và chính xác 4 câu thơ rõ ràng, sạch sẽ ( 1.5đ)
 - Nội dung :
+ Phân tích hai câu thơ đầu chú ý hình ảnh : Con én đưa thoi -> Ẩn dụ nhân hoá , 
 Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.-> Thời gian ngày xuân, ngày vui trôi rất nhanh -> Mới đó mà mà đã sang tháng thứ ba của mùa xuân đã được hơn 60 ngày của mùa xuân. Dùng hình ảnh chim én bay đi bay lại trong bầu trời xuân, rất nhanh như chiếc thoi đưa chạy đi chạy lại trên khung dệt vải và có cẩm giác nối tiếc thời gian ngày xuân.( 1.5đ) 
 + Hai câu cuối của khổ 1 :
 Cỏ non xanh tận chân trời.
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
 -> Bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân, sinh động có hồn. Thảm cỏ non trải rông tới chân trời làm gam màu nền cho bức tranh xuân. Trên nền cỏ non ấy lại điểm xuyến một vài bông hoa lê trắng, màu sắc có sự hài hoà tới mức tuyệt diệu-> Vẻ đẹp của mùa xuân : Mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống., khoáng đạt , trong trẻo, nhẹ nhàng, thanh khiết. ‘Điểm’-> động từ là cho làm cho cảnh đẹp trở nên có hồn,sinh động, không tĩnh lặng ( 2đ) 
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học
- Hệ thống bài - Nhận xét ý thức học tập trong giờ
 - Xem lại bài + bổ sung ND còn thiếu trong bài làm
 - Soạn VB Bếp lửa.
I. ĐỀ BÀI: 
II. YÊU CÂU CỦA BÀI LÀM :
1. Nội dung: 
2. Đáp án chấm:
* Phần trắc nghiệm : Mỗi câu đúng được ( 0.5đ)
 1- d ( 0.5đ) ; 2- b ( 0.5đ); 3- c ( 0.5đ); 4- c( 0.5đ) ; 5 - d( 0.5đ) ; 6 – b ( 0.5đ)
*Phần tự luận :
 Câu1 : Học sinh phải trả lời đầy đủ về cuộc đời và sự nghiệm của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.
- Cuộc đời : 
 + Nguyễn Đình Chiểu ( 1822- 1888) tên thường gọi là Đồ Chiểu
 + Sinh tại quê mẹ ở Gia Định - TP Hồ Chí Minh. Quê cha ở Phong Điền , tỉnh Thừa Thiên Huế.
 + Ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi, 6 năm sau ông bị mù .
 + Không đầu hàng số phận ông về Gia Định dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân.
 + Khi TD Pháp xâm lược ông tích cực tham gia kháng chiến, Khi cả Nam Kì rơi vào tay giặc, ông về sống tại Ba Tri ( Bến Tre) và không ra làm quan cho giặc Pháp.
- Sự nghiệp : Là nhà thơ lớn của dân tộc, để lại nhiều tác phẩm văn chương có giá trị :
 + Truyền bá đạo lí làm người: Truyện Lục Vân Tiên ( Truyện thơ Nôm) , Dương Tử - Hà Mậu.
 + Ý chí cứu nước : Chạy giặc ; Văn tế nghĩa sĩ Cần Guộc, Thơ điêú Trương Định .........
3. Nhận xét ưu, nhược điểm
a. Ưu điểm:
- Xác định đúng yêu cầu của đề bài
- Phần trắc nghiệm làm rất tốt
- Phần tự luận: Nêu được những ý cơ bản
- Một số bài viết tốt đạt kết quả cao:
- Một số bài trình bày sạch sẽ, khoa học:
b. Tồn tại: 
- Phần tự luận hiểu song viết chưa sâu
- Hầu hết mới nêu suy nghĩ chưa có dẫn chứng từ tác phẩm -> Chưa thuyết phục
- Còn mắc nhiều lỗi dựng từ, diễn đạt, câu chính tả:
- Một số bài kết quả thấp
 III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_chuan_ktkn_tuan_9_den_13.doc