Tiết36: Văn bản: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
- Nắm được vị trí đoạn trích, đọc diễn cảm đoạn trích.
- Cảm nhận được tâm trạng cô đơn tội nghiệp của kiều khi ở lầu Ngưng Bích và nỗi nhớ người thân của Kiều.
- Thấy được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Rèn kĩ năng đọc, làm văn tự sự tả tâm trạng nhân vật.
B. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- SGK,SGV, STK Ngữ văn 9 (tập 1).
- Các tài liệu tham khảo khác; Sưu tầm một số lời bình về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích;
- Bảng phụ và tranh ảnh về Truyện Kiều.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
* Ổn định lớp,
* Kiểm tra bài cũ.
GV. Đọc thuộc lòng đoạn trích " Mã Giám Sinh mua Kiều"? Nêu cảm nhận về nhân vật Mã Giám Sinh?
* Dạy bài mới:
Ngày soạn: 11/10/2009 Tiết36: Văn bản: kiều ở lầu ngưng bích A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Nắm được vị trí đoạn trích, đọc diễn cảm đoạn trích. - Cảm nhận được tâm trạng cô đơn tội nghiệp của kiều khi ở lầu Ngưng Bích và nỗi nhớ người thân của Kiều. - Thấy được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. - Rèn kĩ năng đọc, làm văn tự sự tả tâm trạng nhân vật. B. Tài liệu và phương tiện: - SGK,SGV, STK Ngữ văn 9 (tập 1). - Các tài liệu tham khảo khác; Sưu tầm một số lời bình về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích; - Bảng phụ và tranh ảnh về Truyện Kiều. C. tổ chức hoạt động dạy học * ổn định lớp, * kiểm tra bài cũ. GV. Đọc thuộc lòng đoạn trích " Mã Giám Sinh mua Kiều"? Nêu cảm nhận về nhân vật Mã Giám Sinh? * Dạy bài mới: Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s đọc- tiếp xúc văn bản: I. Đọc – tiếp xúc văn bản: GV hướng dẫn đọc. HS đọc - nhận xét. GV cho học sinh tìm hiểu chú thích. - GV: Xác định vị trí đoạn trích trong Truyện Kiều? - GV: Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt nào? - GV: Trong đoạn trích có từ ngữ nào khó hiểu? - GV: Đoạn trích có thể chia thành mấy phần? Em có nhận xét gì về bố cục của đoạn trích ? - HS dựa vào nội dung đoạn trích để chia bố cục và nhận xét. - GV: Em có cảm nhận chung gì về đoạn trích này? 1. Đọc: 2. chú thích: * vị trí- Sau đoạn Mã Giám Sinh lừa Kiều, bị nhốt ở lầu xanh , từ câu 1033- 1054, thuộc phần II- Gia biến và lưu lạc. - Đoạn trích miêu tả tâm trạng Thuý Kiều trong cảnh bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. * Từ khó: 3. Phương thức birur đạt: Biểu cảm+tự sự, miêu tả. 4.. Bố cục: 3 phần - 6 câu đầu: Tâm trạng của Kiều trước lầu Ngưng Bích. - 8 câu tiếp theo: Nỗi lòng thương nhớ. - 8 câu cuối: Tâm trạng đau buồn âu lo của Kiều thể hiện qua cách nhìn cảnh vật. ị Đây là đoạn thơ tả cảnh ngụ tình rất đặc sắc: cảnh vật thiên nhiên được nhìn tả qua con mắt, tâm trạng của nhân vật trữ tình: một tâm trạng rất cô đơn buồn nhớ, rất đỗi bơ vơ. Hoạt động 2: Hướng dẫn h/s Đọc-hiểu văn bản: II. Đọc – hiểu văn bản: * Học sinh đọc 6 câu thơ đầu. - GV: Hãy nhận xét về đặc điểm của không gian trước lầu Ngưng Bích? (Chú ý không gian mở theo chiều rộng, chiều xa, chiều cao qua cái nhìn của Kiều) - HS nhận xét qua các hình ảnh. - GV: Hai chữ "khoá xuân" gợi cảnh tượng gì ở Kiều? - HS suy nghĩ về nghĩa của từ, từ đó rút ra nhận xét. - GV: Hình ảnh " mây sớm đèn khuya " gợi tính chất gì của thời gian? - HS liên tưởng, nhận xét. - GV: Qua khung cảnh thiên nhiên ấy cho thấy Kiều đang ở hoàn cảnh, tâm trạng như thế nào? - HS rút ra tiểu kết mục 1. GV khái quát lại và chuyển ý 2. 1. Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều - Không gian trước lầu Ngưng Bích mênh mông hoang vắng được gợi bằng những hình ảnh: + Có cái xa của non xa (dãy núi xa mờ), cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia. + Có cái gần của ánh trăng. + Có cái rợn ngợp mênh mông của bốn bề bát ngát. + Khoá xuân: Lầu Ngưng Bích rợn ngợp, không một bóng người, không sự giao hoà giữa thiên nhiên giam một thân phận cô đơn trơ trọi. - Thời gian: " mây.....khuya" - tuần hoàn khép kín, Kiều bị giam hãm trong không gian trơ trọi, chỉ làm bạn với mây sớm, đèn trăng. ị Nàng Kiều rơi vào hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp. * Học sinh đọc 8 câu tiếp. - GV: Trong cảnh ngộ của mình Kiều đã nhớ tới ai? Nhớ ai trước, ai sau? Nhớ như thế có hợp lý không? - HS trả lời, GV nhận xét, kết luận. - GV: Kiều nhớ Kim Trọng như thế nào? Tại sao nàng lại nhớ sâu sắc như vậy? - HS chỉ ra những biểu hiện... - GV: Em hiểu " Tấm son...phai " như thế nào? - HS nêu cách hiểu của mình. - GV: Qua đó em cảm nhận được tâm trạng gì của Kiều khi nhớ chàng Kim? - HS nhận xét. 2. Nỗi thương nhớ người thân yêu. - Kiều nhớ Kim Trọng và nhớ cha mẹ. Nhớ Kim Trọng trước -> phù hợp với quy luật tâm lí, thể hiện sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du. a. Kiều nhớ Kim Trọng : - Nhớ buổi thề nguyền đính ước. - Tưởng tượng Kim Trọng đang nhớ về mình vô vọng. - Tấm son ... phai: Khẳng định lòng thuỷ chung son sắt của Kiều dành cho Kim Trọng không bao giờ phai. ị Kiều nhớ Kim Trọng với nỗi đau đớn xót xa. - HS đọc câu thơ thể hiện tâm trạng Kiều khi nhớ cha mẹ. (Từ câu 11 đến câu 14) - GV: Nỗi nhớ cha mẹ có khác gì với cách thể hiện nỗi nhớ người yêu. - HS chỉ ra sự khác nhau. - GV: Hãy phân tích nghệ thuật dùng từ ngữ, hình ảnh của tác giả để sáng tỏ điều đó? - HS chỉ ra tác dụng của cách dùng từ ngữ của Nguyễn Du. - GV: Em có nhận xét gì về tấm lòng Thuý Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng. - HS rút ra tiểu kết, GV khái quát chung phần 2. GV bình: b. Kiều nhớ cha mẹ : Nỗi nhớ cha mẹ: Kiều thương và xót. - Thương : Cha mẹ sáng, chiều tựa cửa ngóng tin con, trông mong sự đỡ đần. - Xót : Lúc cha mẹ tuổi già sức yếu mà không được chăm sóc...... - Nghệ thuật: + Các thành ngữ : "quạt nồng ấm lạnh" + Điển cố: Sân lai, gốc tử. Thể hiện tình cảm trực tiếp xót thương, ân hận vì không báo đáp cha mẹ.Thể hiện tấm lòng hiếu thảo của Kiều. * Trong hoàn cảnh ở lầu Ngưng Bích : Kiều là người đáng thương nhất, nhưng người đã quên cảnh ngộ bản thân để nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ . Kiều là người thuỷ chung, người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha đáng trọng. Hoạt động 3: Hướng dẫn h/s tiểu kết: III. Tiểu kết: GV: Qua phân tích trên em có cảm nhận gì về tình cảnh và nỗi thương nhớ người yêu, cha mẹ của nàng Kiều - Tình cảnh cô đơn tội nghiệp ngày đêm chỉ biết làm bạn với trăng sao. - Lòng hiếu thảo của Kiều. Hoạt động 4: Hướng dẫn h/s luyện tập IV. Luyện tập: Hãy viết đoạn văn ngắn khỏng 5-7 câu trình bày cảm nhận về tình cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều thể hiện qua 6 câu đầu đoạn trích? Không gian trơ trọi, hoang vắng Cô đơn trước không gian rộng lớn, rợn ngợp ị nàng đã rơi vào sự cô đơn tuyệt đối. D. Củng cố, dặn dò: - Nắm vững vị trí đoạn trích, nội dung đoạn 1-2. - Đọc thuộc lòng đoạn trích - Chuẩn bị tiếp đoạn trích để học tiết 2( tiếp theo) Ngày soạn: 12-10-2009 Bài 7: Tiết37: Văn bản: kiều ở lầu ngưng bích A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Qua tâm trạng cô đơn, đau buồn, thương nhớ của Thuý Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, nhân hậu của nàng. - Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du : diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. - Rèn kĩ năngđọc, làm văn tự sự tả tâm trạng nhân vật. B. Tài liệu và phương tiện: - SGK, SGV, STK Ngữ văn 9 (tập 1) - Bảng phụ và tranh ảnh về Truyện Kiều. C. tổ chức hoạt động dạy học * ổn định lớp, * kiểm tra bài cũ. GV: Đọc thuộc lòng đoạn trích " Kiều ở lầu Ngưng Bích"? Nêu cảm nhận về tình cảnh của kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích? * Tổ chức dạy học bài mới Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt GV cho học sinh tiếp tục tìm hiểu hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản: *Học sinh đọc 8 câu cuối. - GV:Cảnh là thực hay hư? Mỗi cảnh vật có nét riêng nhưng đồng thời lại có nét chung để diễn tả tâm trạng Kiều. Em hãy phân tích và chứng minh điều đó? - HS rút ra nhận xét. GV bổ sung về diên biến cuộc đời Kiều ở các phần tiếp theo. - GV: Nhận xét cách dùng điệp ngữ " buồn trông" và các từ láy ở cuối đoạn? - HS chỉ ra và nhận xét về cách điệp ngữ và dùng từ láy trong đoạn thơ. - GV: Em cảm nhận như thế nào về hoàn cảnh và tâm trạng của Kiều qua 8 câu cuối? 3. Nỗi buồn cô đơn tuyệt vọng - Cảnh trong tâm trạng Kiều. + Nhớ mẹ, nhớ quê hương - cảm nhận qua cánh buồm thấp thoáng xa xa. + Nhớ người yêu, xót xa duyên phận như hình ảnh " hoa trôi man mác ". + Buồn cho cảnh ngộ mình nghe tiếng sóng mà ghê sợ. ị Cảnh được nhìn từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác mông lung đến toát lên nỗi lo âu kinh sợ, dự báo một cuộc đời đầy sóng gió hãi hùng sẽ nổi lên và xô đẩy, vùi d ập cuộc đời Kiều. - Nghệ thuật: Điệp ngữ "buồn trông", từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm đã tạo âm hưởng trầm buồn, gợi sự liên tưởng về số phận Kiều và trở thành điệp khúc tâm trạng. ị Nỗi buồn cô đơn, đau đớn, xót xa, bế tắc tuyệt vọng. Đó là sự cô đơn thân phận nổi trôi vô định, nỗi buồn tha hương, lòng thương nhớ người yêuvà cha mẹ, và cả sự bàng hoàng lo sợ. Ngay sau lúc này Kiều đã mắc lừa Sở Khanh để rồi lâm vào cảnh " Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần." Hoạt động III. Hướng dẫn h/s tổng kết III. Tổng kết: - GV: Đặc sắc nghệ thuật được thể hiện qua đoạn trích là gì ? - GV: Tất cả tập trung thể hiện nội dung gì của đoạn trích? ? Thái độ tình cảm của Nguyễn Du với nhân vật như thế nào ? - HS tổng kết về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đọc ghi nhớ. 1. Nghệ thuật: -Sự kết hợp các ptbđ - Tả cảnh ngụ tình - Sử dụng từ ngữ 2. Nội dung: - Tình cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều - Lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng - Lòng nhân đạo của Nguyễn Du Hoạt động IV. Hướng dẫn Học sinh luyện tập IV. Luyện tập: - Tả cảnh ngụ tình là gì? bằng chi tiết trong đoạn trích hãy làm rõ? Học sinh thực hiện - Tả cảnh ngụ tình là sử dụng hình ảnh thiên nhiên để gửi gắm tình cảm, tâm trạng. Đặc biệt qua 8 câu cuối của đoạn trích. D. Củng cố, dặn dò: - Nắm vững nội dung nghệ thuật của đoạn trích - Đọc thuộc lòng đoạn trích - Làm tiếp các bài tập, các đề tham khảo liên quan đến đoạn trích - Chuẩn bị “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” Ngày 12-10-2009 Tiết 38: Văn bản: lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga A. Mục tiêucần đạt: Giúp học sinh: - Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả , tác phẩm - Qua đoạn đầu của đoạn trích tìm hiểu về nhân vật Lục Vân Tiên - Rèn luyện năng tìm hiểu, phân tích thơ tự sự. -Thể hiện niềm tự hào, yêu kính những nhà văn của dân tộc. B. tài liệu, phương tiện: - SGK, SGV, STK Ngữ văn 9 ( Tập 1) - Tranh ảnh, tài liệu tham khảo khác C. tổ chức hoạt động dạy học * ổn định lớp: *Bước 1: kiểm tra bài cũ. GV: Cảm nhận của em về nhân vật Thuý Kiều qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích? *Bước 2: Dạy học bài mới: Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói về Nguyễn Đình Chiểu: “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng thoạt nhìn chưa thấy sáng, song càng nhìn càng sáng. Nguyễn Đình Chiểu - nhà thơ yêu nước vĩ đại của nhân dân miền nam thế kỉ XIX - là một trong những ngôi sao như thế”. Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s đọc- tiếp xúc văn bản: I. Đọc – tiếp xúc văn bản: - GV hướng dẫn đọc -HS đọc, nhận xét bạn đọc và trả lời các từ chú thích GV kiểm tra. GV cho Học sinh xem tranh chân dung Nguyễn Đình Chiểu và đọc chú thích * - GV: Dựa vào chú thích * hãy cho biết vài nét về tác giả? - GV: Từ cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu, em nhận xét gì về con người này? - HS dựa vào chú thích * trả lời. Giáo viên bổ sung mở rộng - GV: Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? - HS xác định hoàn cảnh ra đời. - GV cho HS thảo luận, phát biểu: Đặc điểm kết cấu và tính chất truyện có gì kh ... để nhớ. - Tôi thẫn thờ nắm cành táo.. Hoạt động 3: Luyện tập -HS suy nghĩ viết thêm câu thơ để hoàn thiện khổ thơ -> trình bày d. Củng cố, dặn dò - Nhận xét và khắc sâu nhịp, vần thơ 8 chữ - Về nhà: Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn. Tiết 89: Tập làm thơ tám chữ A.Mục tiêu bàI học: Như tiết 88 Tiết 89: Cho HS trình bày bài thơ của mình sáng tác, hoặc sưu tầm (đọc- bình) B.Chuẩn bị: ( như tiết 88) C.Tiến trình bàI dạy: *Hoạt động 1: Khởi động 1.Tổ chức: 2.Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS 3.Giới thiệu bài: (Nêu yêu cầu tiết học) *Hoạt động 2: Bài thực hành 1.Đề tài: Tự chọn trong cuộc sống- tình cảm GV nêu đề bài: tự chọn - Trình bày theo nhóm; nhóm chọn bài – bổ sung hoàn thiện 1 bài thơ tám chữ ít nhất phải có 2 khổ thơ -> cử người trình bày - HS trong lớp chú ý nhận xét GV đọc một số bài thơ tự làm -> cho HS làm tiếp thành bài -> đặt tiêu đề cho bàI thơ 2.Tiến hành: - Tập làm bài thơ tám chữ a) Tập trình bày bài thơ của mình theo nhóm (bàn) b) Trình bày bài thơ trước lớp Đại diện: HS (nhóm) trình bày bài thơ + Đọc bài thơ + Bình bài thơ c) GV đọc một đoạn thơ cho HS làm tiếp thành bài *Nhớ bạn Ta chia tay nhau phượng đỏ đầy trời Nhớ những ngày rộn rã tiếng cười vui Và nhớ những đêm lửa trại tuyệt vời Quây quần bên nhau long lanh lệ rơi *Nhớ trường Nơi ta đến hàng ngày quen thuộc thế Sân trường mênh mông, nắng cũng mênh mông Khăn quàng tung bay rực rỡ sắc hồng Nay xa bạn bè, sao thấy bâng khuâng *Hoạt động 3: Luyện tập - Tiếp tục tập làm(sáng tác) thơ tám chữ D. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ thực hành cuả HS - Chọn một bài hay bình nội dung - Về nhà tự làm 1 bài thơ tặng bạn theo đề tài mùa xuân. Ngày soạn: 20-12-2009 Bài : Ngày soạn:16-12-2009 Bài 17 Ngày soạn: 03-01-2009 Bài : Tiết 90: Trả bàI kiểm tra tổng hợp cuối học kì I A.Mục tiêu bàI học: Giúp học sinh: + Hệ thống hóa, củng cố các kiến thức ở 3 phân môn trong ngữ văn 9 tập 1 làm cơ sở để tiếp thu kiến thức ở các phần tiếp theo + Đánh giá đựơc các ưu điểm, nhược điểm của một bài viết cụ thể. ở phần tự luận và các kiến thức cơ bản trong phần trắc nghiệm B.Chuẩn bị: - Thầy: Đề bài, đáp án - Trò: tự chữa bài, rút kinh nghiệm C.Tiến trình bàI dạy: *Hoạt động1: Khởi động 1.Tổ chức: 2.Kiểm tra: 3.Bài mới: Giới thiệu bài: *Hoạt động 2: Bài mới: I. Đề bài: Tiết 82+83Đề bài khảo sát của Phòng Giáo dục và Đào tạo: Câu 1: Cho câu thơ: “ Không có kính rồi xe không có đèn” a. Chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành đoạn thơ gồm 4 dòng? b. Cho biết, đoạn thơ vừa chép trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? c. Nêu nội dung của đoạn thơ? Câu 2: Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 6 đến 8 câu trình bày tác dụng của yếu tố kì ảo trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ? Câu 3: Sách giáo khoa Ngữ văn 9 (Tập1) có viết: “ Đoạn trích truyện “ Chiếc lược ngà” đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh”. Bằng hiểu biết của em về đoạn trích “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng hãy làm rõ nhận định trên. II.Yêu cầu: Giáo viên nêu yêu cầu về nội dung và hình thức. 1.Nội dung 2.Hình thức III. Đáp án chấm bài: Câu 1: (2 điểm) a.Chép đúng 3 câu thơ tiếp theo của bài thơ. (0,5điểm) b. Trả lời chính xác: - Tên bài thơ: “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (0,25điểm) - Tên tác giả: Phạm Tiến Duật (0,25điểm) - Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác năm 1969, trong thời kì đất nước ta đang hực hiện cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ bảo vệ tổ quốc ở miền Nam thống nhất nước nhàBài thơ được trích từ tập thơ: “Vầng trăng quầng lửa”của nhà thơ Phạm Tiến Duật. (0,5điểm) c. Nội dung: Đoạn thơ tập trung thể hiện hình ảnh những chiếc xe không kính và những chiến sĩ lái xe kiên cường, hiên ngang, bất khuất, quả cảm không quản ngại khó khăn gian khổ mà vẫn thẳng tiến vì Miền Nam phía trước. (0,5điểm) Câu 2: ( 1,5 điểm) * Về nội dung: - Khẳng định: Yếu tố kì ảo trong truyện là một yếu tố nghệ thuật đặc sắc góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề của truyện. - Trình bày được tác dụng: + Tô vẽ thêm vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật Vũ Nương, + Tạo nên kết thúc có hậu cho truyện. + Khẳng định lòng thương cảm của tác giả Nguyễn Dữ đối với số phận bi thảm của người phụ nữ trong chế độ phong kiến. (lòng nhân đạo của nhà văn) * Về hình thức: - Viết đoạn văn có 6 đến 8 câu liên kết chặt chẽ về hình thức, nội dung mạch lạc. - Đoạn văn được trình bày theo cách diễn dịch ( Câu chủ đề ở đầu đoạn). - Lời văn trong sáng, cảm xúc, không sai lỗi diễn đạt, lỗi chính tả Câu 3: (6,5điểm) 1. Về nội dung: * Mở bài: vài nét về tác giả, tác phẩm, trích nhận định. (0,5 điểm) * Thân bài: chứng minh làm rõ vấn đề, đảm bảo những ý cơ bản sau: (5,5 điểm) - Nêu ngắn gọn tình huống truyện: (0,5 điểm) + Ông Sáu đi kháng chiến, xa nhà nhiều năm. Ông chưa được biết mặt đứa con gái- bé Thu. Tám năm sau, một lần về thăm nhà trước khi đi nhận công tác mới, ông được gặp con, nhưng bé Thu nhất định không chịu nhận ông Sáu là cha. Khi bé Thu nhận cha thì cha con ông phải chia tay con lên đường. + ở chiến trường ông dành hết tình cảm của mình dành cho con vào làm chiếc lược ngà để làm quà cho bé Thu, nhưng món quà chưa được trao cho con thì ông đã hi sinh và nhờ người đồng đội của mình trao cho bé Thu. - Tình cảm của ông Sáu dành cho con:( 2 điểm) + vui mừng, xúc động khi gặp lại con sau tám năm xa cách. + đau khổ, luôn tìm cách gần gũi con khi con không nhận cha. + sung sướng, hạnh phúc, cảm động khi nghe tiếng gọi “ba” như xé của bé Thu lúc lên đường. + Xa con ông ân hận vì mình đã đánh con lúc nóng giận và ông dồn hết tình cảm yêu thương con vào làm chiếc lược ngà tặng con. + Trước khi hi sinh, ông dồn hết sức lực còn lại gửi cho đồng đội là ông Ba mang cây lược về cho con gái - Tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu: ( 2 điểm) - ( Phân tích diễn biến tâm lý của bé Thu.) + Thu tỏ ra ngờ vực, lảng tránh và, xa lánh, có thái độ ương nghạnh, thậm chí hỗn xượcdứt khoát không nhận ông Sáu là chađBiểu hiện của tình yêu cha vì em chỉ yêu cha khi biết chắc đó là cha của mình. + ân hận, dằn vặt “thở dài như người lớn” khi nghe bà ngoại kể về chiếc thẹo trên khuôn mặt ba. + thái độ và hành động của Thu thay đổi hoàn toàn trước giờ phút ông Sáu lên đường.đTình cảm bùng ra mạnh mẽ, cuống quýt xen lẫn sự ân hận.( dẫn chứng) đ Chính tình yêu thương cha sâu sắc, dứt khoát, rạch ròi đầy cá tính của bé Thu và tình cảm yêu thương con sâu nặng của ông Sáu làm cho người đọc xúc động và thấm thía nỗi đau thương mất mát, éo le do chiến tranh gây ra.(0,5 điểm) - Bằng cách xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật. đặc sắc tác giả đã khắc họa được tình cảm phụ tử bất diệt. ( 0,5điểm). * Kết bài: ( 0,5điểm) - Khẳng định lại vấn đề - Cảm nghĩ của em về tình phụ tử, về đoạn trích. 2. Về hình thức: - Đảm bảo hình thức của một bài văn nghị luận phân tích chứng minh. - Bố cục rõ ràng. - Diễn đạt mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, không sai lỗi chính tả ; đảm bảo nội dung yêu cầu; dẫn chứng, lí lẽ phong phú. - Bài khá phải có sự sáng tạo, mang dấu ấn cá nhân IV. Nhận xét: Ưu điểm NHược điểm V. Đọc một số bài làm hay. VI. Trả bài lấy điểm học kì. d. củng cố, dặn dò: - Nắm vững kiến thức ba phân môn học kì I - Về nhà làm lại đề bài - Chuẩn bị bài: Bàn về đọc sách =======********======= Học kì II Ngày soạn:04-01-2008 Tuần 19 - Bài 18 Tiết 91: Bàn về đọc sách (T1) - Chu Quang Tiềm - A.Mục tiêu cần đạt: - Hướng dẫn học sinh đọc,tìm hiểu tác giả, từ khó, bố cục văn bản. Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục. - Tích hợp với Tiếng Việt ở bài Khởi ngữ, với Tập làm văn ở bài Phép phân tích và tổng hợp. - Rèn kĩ năng tìm và phân tích luận điểm, luận chứng trong văn bản nghị luận. B. Chuẩn bị: Bảng phụ. C. Tiến trình bài dạy: Hoạt động 1: Khởi động * ổn định tổ chức: * Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của học sinh * Dạy bài mới: Giới thiệu chương trình Ngữ văn – phần văn học kì II. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc-tiếp xúc văn bản: I. Đọc – tiếp xúc văn bản: - Giáo viên nêu yêu cầu đọc, hướng dẫn học sinh đọc, gọi học sinh đọc bài. ? Văn bản thuộc thể loại gì? ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả? Giải nghĩa các từ khó SGK ? Văn bản có bố cục mấy phần? Nêu ý mỗi phần? 1. Đọc: - Đọc rõ ràng rành mạch,nhưng vẫn với giọng tâm tình, nhẹ nhàng như lời trò chuyện. - Chú ý hình ảnh so sánh trong bài. 2.Thể loại: -Văn bản nghị luận (lập luận giải thích một vấn đề xã hội) 3. Tìm hiểu chú thích: a. Tác giả(SGK) b. Từ khó(SGK) 4. Bố cục: 2 phần P1(phát hiện thế giới mới): Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn. P2 (còn lại): Đọc sách cần đọc chuyên sâu mới thành học vấn. Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản II. Đọc – hiểu văn bản Theo dõi phần đầu văn bản và cho biết: -Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách,tác giả đưa ra những luận điểm nào? -Nếu học vấn là những hiểu biếthọc tập thì học vấn thu được từ đọc sách là gì? -Khi cho rằng học vấn không chỉ là chuyện đọc sáchcủa học vấn. Tác giả muốn ta nhận thức được điều gì về đọc sách và quan hệ đọc sách với học vấn? *Luận điểm về sự cần thiết của việc đọc sách,tác giả phân tích rõ trong trình tự các lí lẽ nào? -Theo tác giả: Sách lànhân loại=>Em hiểu ý kiến này như thế nào? ?Những cuốn sách giáo khao em đang học có phải là di sản tinh thần không? -Vì sao tác giả lại quả quyết rằng:Nếu.xuất phát.? Hoạt đông nhóm: Các nhóm trả lời câu hỏi: 1.Theo ý kiến của tác giả, Đọc sách là hưởng thụ,là chuẩn bị trên con đường học vấn.Em hiểu ý kiến này như thế nào? 2.Em hưởng thụđược những gì từ việc đọc sách Ngữ văn để chuẩn bị cho học vấn của mình? 3.Với những lí lẽ trên của tác giả đem lại cho em hiểu biết gì về sách và lợi ích của việc đọc sách? 1. Vì sao phải đọc sách? *Luận điểm:"Đọc sách.của học vấn" -Đó là những hiểu biết của con người do đọc sách mà có. -Học vấn được tích lũy từ mọi mặt trong hoạt động, học tập của con người. -Trong đó đọc sách là một mặt nhưng đó là mặt quan trọng. -Muốn có học vấn không thể không đọc sách. *Lí lẽ: -Sách là kho tàngtinh thần nhân loại. -Nhất định.trong quá khứ làm xuất phát . -Đọc sách là hưởng thụ.con đường học vấn.=>Sách là thành tựu đáng quý, muốn nâng cao học vấn cần dựa vào thành tựu này. -Tủ sách của nhân loại đồ sộ, có giá trị.Sách là những giá trị quý giá,là tinh hoa trí tuệ, tư tưởng, tâm hồn của nhân loại được mọi thế hệ lưu giữ cẩn thận. *Có, vì nó là một phần tinh hoa học vấn của nhân loại. Vì :Sách lưu giữ tất cả học vấn của nhân loại. Muốn nâng cao học vấn cần kế thừa thành tựu này. (Các nhóm trả lời vào bảng phụ) *Sách là vốn quý của nhân loại,đọc sách là cách để tạo học vấn, muốn tiến lên trên con đường học vấn, không thể không đọc sách.
Tài liệu đính kèm: