Tiết 01
Tên bài dạy: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
(Lê Anh Trà)
A.MỤC TIÊU.
Giúp HS:
1. Kiến thức:
- Giúp hs thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
- Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh
- Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận .
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng đọc và phân tích văn bản nghị luận.
3. Giáo dục:
Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác.
B. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Giáo án, chân dung Hồ Chí Minh, một số tác phẩm của Hồ Chí Minh.
- Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
TUẦN 01 Tiết 01 Tên bài dạy: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (Lê Anh Trà) A.MỤC TIÊU. Giúp HS: 1. Kiến thức: - Giúp hs thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị. - Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh - Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận . 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc và phân tích văn bản nghị luận. 3. Giáo dục: Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác. B. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Giáo án, chân dung Hồ Chí Minh, một số tác phẩm của Hồ Chí Minh. - Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản Hoạt động 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Hồ Chí Minh là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại, vị lãnh tụ tài ba, danh nhân văn hoá thế giới. Ở Người có sự kết hợp hài hoà giữa cái vĩ nhân mà gần gũi, giản dị, cái hiện đại và truyền thống. Đó chính là biểu hiện của nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh. Hoạt động 2. HƯỚNG DẪN ĐỌC - TÌM HIỂU CHUNG - GV hướng dẫn cách đọc cho hs : rõ ràng mach lạc . Sau đó gọi hs đọc. - HS: đọc - GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số từ Hán Việt trong VB. - HS: Dựa vào SGK ? Hãy cho biết văn bản này là văn bản gì? Phương thức biểu đạt chính? - HS: Văn bản nhật dụng, kiểu bài nghị luận. - GV yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm văn bản nhật dụng , kể tên các Vb nhật dụng ở lớp 8 . - HS nhắc lại khái niệm: là những VB đề cập đến những vấn đề hàng ngày, gần gũi trong đời sống: Ôn dịch thuốc lá, Bài toán dân số ? Văn bản chia làm mấy phần? nội dung từng phần ? I. ĐỌC - TÌM HIỂU CHUNG 1. Đọc: 2. Tìm hiểu chung: a. Chú thích : b. Thể loại: - Văn bản nhật dụng - Kiểu bài nghị luận. c. Bố cục : Gồm 2 phần. - Phần 1: Từ đầu ... rất hiện đại. àHồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. - Phần: Phần còn lại. àNét đẹp trong lối sống của Bác Hoạt động3: HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU CHI TIẾT ? Hoàn cảnh nào đã đưa HCM đến với tinh hoa văn hoá nhân loại ? - HS: Bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu nước năm 1911 - GV cho HS thảo luận nhóm: Bác đã làm cách nào để nắm và hiểu được tri thức văn hoá nhân loại ? - HS thảo luận 6 nhóm trong 5 phút, đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. - GV chốt ý. - GV nêu một vài dẫn chứng chứng minh. ? Việc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại tạo cho HCM trở thành người như thế nào? - HS: Có kiến thức uyên thâm,trở thành một nhân cách rất Việt Nam. ? Sự kì lạ để tạo nên phong cách HCM ở đây là gì ? - HS: Tự bộc lộ ? Điều gì khiến Bác trở thành một nhân cách rất VN? -HS: Sự tiếp thu trên nền tảng văn hoá dân tộc. - GV: Đó là điều đáng quý nhất ở HCM. - GV: Củng cố một số vấn đề vừa trình bày. II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại: a. Hoàn cảnh : - Cuộc đời hoạt động đầy truân chuyên, gian nan, vất vả . - Khát vọng tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc: đi nhiều nước, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá. b. Cách tiếp thu : + Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ + Học hỏi thông qua lao động, làm việc. + Tìm hiểu đến mức uyên thâm. + Tiếp thu chủ động, có chọn lọc: Tiếp thu cái hay cái đẹp, đồng thời phê phán cái xấu, cái tiêu cực. + Tiếp thu trên nền tảng văn hoá dân tộc. c. Kết quả : - Vốn tri thức rộng, uyên thâm: Biết nhiều thứ tiếng, am hiểu nhân dân thế giới và nhiều nền văn hoá. - HCM trở thành một nhân cách rất Việt Nam, rất phương đông, đồng thời rất mới, rất hiện đại. 4. Hướng dẫn về nhà: - Học phần 1, chuẩn bị phần 2. Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu nói lên sự giản dị của Bác trong đời sống, công việc Chỉ ra những câu văn có tính thuyết minh và lập luận ........................................................o0o........................................................ Tiết 02 Tên bài dạy: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (tiếp) (Lê Anh Trà) A.MỤC TIÊU. Giúp HS: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp trong sáng giản dị, thanh cao của Bác . - Nắm được một số biện pháp nghệ thuật sử dụng trong văn thuyết minh 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phân tích văn bản, kể chuyện. 3. Giáo dục: - Giáo dục học sinh lòng kính yêu Bác, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người . B.CHUẨN BỊ: - GV Đọc bài, soạn giáo án, Bảng phụ - HS Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên ở tiết 1 C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1.Ổn định lớp 2. Bài cũ: Vẻ đẹp trong việc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh được thể hiện như thế nào? 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản Hoạt động 1: DẪN DẮT VẤN ĐỀ Như ta đã biết Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ, một bậc vĩ nhân.Vậy cuộc sống hàng ngày của Người như thế nào? Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu. Hoạt động 2: HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU CHI TIẾT - GV cho Hs thảo luận theo bàn (10p) ?Nét đẹp trong lối sống của HCM được thể hiện ở những khía cạnh nào ? Tìm chi tiết biểu hiện ? Hs : Đại diện các nhóm trình bày Gv : Nhận xét , bổ sung ? Em hình dung như thế nào cuộc sống các nguyên thủ quốc gia trên thế giới cùng thời với Bác và đương đại ? - Hs: Họ sống trong giàu sang phú quý, có kẽ hầu người hạ, ăn các món sơn hào hải vị . ? Em cảm nhận được gì qua lối sống của Bác ? -Hs: Lối sống thanh cao, giản dị. ? Hãy giải thích vì sao tác giả so sánh lối sống của Bác với các vị hiền triết ? Hs: Đó là sự kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của các nhà văn hoá dân tộc. ? Tác giả giải thích như thế nào về sự giản dị mà thanh cao đó? - Hs: Không phải lối sống khắc khổ,cũng không phải là tự thần thánh hoá mà là một cách di dưỡng tinh thần ? Giữa Bác và các vị hiền triết có gì giống , khác nhau ? Hs : Tự bộc lộ - GV mở rộng về quan niệm thẩm mĩ đó. ? Hãy kể những mẩu chuyện về sự giản dị của Bác? - HS kể. ? Tìm những đặc sắc nghệ thuật của văn bản? - HS nêu,GV chốt ý bằng bảng phụ. 2. Nét đẹp trong lối sống của Bác: a. Nơi ở và nơi làm việc: - Chiếc nhà sàn nhỏ bên cạnh ao cá. - Chỉ vài phòng nhỏ - Đồ đạc đơn sơ mộc mạc b. Trang phục: - Hết sức giản dị :Quần áo bà ba nâu, dép lốp thô sơ, chiếc áo trấn thủ, tư trang ít ỏi. c. Ăn uống : - Đạm bạc với món ăn dân dã, bình dị : cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. →Tự nguyện chọn lối sống bình dị nhưng thanh cao sang trọng. - Kế thừa và phát huy những nét đẹp của các nhà văn hoá dân tộc. - Không phải lối sống khắc khổ, cũng không phải là tự thần thánh hoá mà là một cách di dưỡng tinh thần, một cách sống có văn hoá trở thành một quan niệm thẩm mĩ: Cái đẹp là sự giản dị và tự nhiên. 3. Nghệ thuật tiêu biểu: - Kết hợp giữa kể và bình luận. - Sử dụng từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng. - Nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà giản dị, gần gũi; am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức Việt Nam. Hoạt động3: HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP ? Qua văn bản, em hiểu thêm gì về Hồ Chí Minh? - Hs: Giản dị, thanh cao. - GV gọi hs đọc ghi nhớ ở SGK ? ? Hãy chỉ ra những nguy cơ, thuận lợi trong thời kì văn hoá hội nhập này ? - Hs: Thuận lợi là giao lưu và tiếp thu với nhiều nền văn hoá hiện đại nhưng có nguy cơ dễ bị văn hoá tiêu cực xâm hại. ? Thông qua tấm gương của Bác, chúng ta cần phải có suy nghĩ và hành động gì ? - Hs tự bộc lộ. ? Hãy nêu vài biểu hiện về lối sống phi văn hoá ? - Hs: - Ăn mặc nói năng, ứng xử. III. TỔNG KẾT: (Ghi nhớ sgk) IV. LUYỆN TẬP: * Ý nghĩa bài học: - Thuận lợi :Giao lưu và tiếp thu với nhiều nền văn hoá hiện đại . - Khó khăn: Nguy cơ dễ bị văn hoá tiêu cực xâm hại. -Câu c, d thì nào ( cũng) ai ( cũng) là những từ phiếm định Hoạt động 4: CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Học thuộc ghi nhớ. - Sưu tầm một số chuyện về cuộc đời của Bác. - Soạn bài “ Phương châm hội thoại ”. ........................................................o0o........................................................ Tiết 03 Tên bài dạy: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI A.Mục tiêu. Giúp HS: 1.Kiến thức: Giúp hs nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng những phương châm này trong giao tiếp. 3. Giáo dục: Giáo dục HS tính trung thực, thật thà. B.Chuẩn bị: -GV Đọc bài, soạn giáo án. -HS xem trước nội dung bài học C.Tiến trình lên lớp 1.ổn định lớp 2. Bài cũ: 3.Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản Hoạt động 1: ĐẶT VẤN ĐỀ - GV: Phương châm hội thoại là một nội dung quan trọng trong giao tiếp. Có những phương châm hội thoại nào?Trong giao tiếp cần sử dụng ra sao? Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu hai phương châm đầu tiên. Hoạt động 2: HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU PHƯƠNG CHÂM VỀ LƯỢNG - Cho hs đọc ví dụ ở SGK. ? Cho biết “Bơi” có nghĩa là gì ? - Hs: Bơi là hoạt động di chuyển dưới nước. ? Từ khái niệm đó theo em câu trả lời của Ba có đáp ứng điều mà An muốn hỏi không ? - Hs: Câu trả lời của Ba chưa đáp ứng yêu cầu của An . ? Theo em , An muốn hỏi về điều gì ? Hs : Địa điểm. ? Vậy với câu hỏi ấy đáng ra Ba phải trả lời như thế nào ? - Hs: Một địa điểm cụ thể nào đó. ? Từ đây rút ra bài học gì về nội dung giao tiếp ? - Hs: Cần nói đúng nội dung, yêu cầu giao tiếp. - Gọi hs đọc ví dụ “ Lợn cưới áo mới ” ? Vì sao truyện lại gây cười ? Hãy chỉ ra các chi tiết gây cười ? - Hs : - Con lợn cưới của tôi. - Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này ? Vậy cần nói như thế nào để người nghe đủ hiểu điều cần hỏi và trả lời ? - Hs : Bỏ đi những nội dung không cần thiết. ? Khi giao tiếp cần tuân thủ yêu cầu gì? Hs: Nói đủ, không thừa không thiếu. ? Như thế nào là tuân thủ phương châm về lượng ? - Hs: Dựa vào ghi nhớ - GV cho hs đặt tình huống vi phạm phương châm về lượng. - Gv nhận xét. I. PHƯƠNG CHÂM VỀ LƯỢNG: 1. Ví dụ 1: - An: Cậu học bơi ở đâu vậy ? - Ba: Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ còn ở đâu. → Câu trả lời của Ba chưa đáp ứng yêu cầu của An (địa điểm). → Cần nói đúng nội dung yêu cầu giao tiếp. 2. Ví dụ 2: - Truyện gây cười vì các nhân vật nói thừa nội dung + Khoe lợn cưới khi tìm lợn. +Khoe áo mới khi trả lời. →Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói. 3. Kết luận: Ghi nhớ (SGK) Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU PHƯƠNG CHÂM VỀ CHẤT - GV gọi Hs đọc văn bản “ Quả bí khổng lồ”. ? Những thông tin trong văn bản có thật không ? - Hs : Không có thật ? Truyện phê phán điều gì ? Hs : Phê phán tính nói khoác. ? Khi không biết vì sao bạn mình nghỉ học thì em có trả lời thầy cô bạn ấy đi chơi không ? - Hs : Không. ? Vậy trong giao tiếp cần tránh điều gì ? - Hs: - GV gọi Hs đọc ghi nhớ. II. PHƯƠNG CHÂM VỀ CHẤT 1. Ví dụ : (SGK) 2. Nhận xét: - Phê phán những người nói sai sự thật, nói khoác Không nên nói những điều không đúng sự thật, không có bằng chứng xác thực . 3. Kết luận: Ghi nhớ (SGK) Hoạt động 2: HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP ? Yêu cầu của bài tập 1 là gì ? - Hs ... ? - Hs : Tại sao, thật vậy, câu khẳng định, phủ định ? Tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự ? - Hs : Làm cho câu chuyện thêm phần triết lí. - Gv gọi hs đọc ghi nhớ. - Hs : Đọc I. TÌM HIỂU YẾU TỐ NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ: 1.Ví dụ : SGK 2. Nhận xét : a. - Nêu vấn đề : Câu 1 - Phát triển vấn đề : Câu 2,3,4,5 - Kết thúc vấn đề : Câu 6 + Câu khẳng định: ngắn gọn, mang tính chất nghị luận + Từ nghị luận : Nếu ..thì , Vì thế..cho nên , khi A thì B + Tác dụng : Thể hiện rõ tính cách ông giáo hiểu biết, trăn trở, luôn dằn vặt. → Làm cho văn bản đậm chất triết lí b. - Lập luận của Thuý Kiều : chào hỏi, mỉa mai, đay nghiến “Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều” → Câu khẳng định - Lập luận của Hoạn Thư : + Ghen là bản chất của đàn bà. + Đối xử tốt khi Kiều ở gác viết Kinh. + Chồng chung không ai nhường ai. + Nhận lỗi, nhờ sự khoan hồng - Kết quả: Kiều tha tội cho Hoạn Thư. - Tác dụng : Thể hiện tính cách độ lượng của TK và sự khôn ngoan của HT → Đoạn lập luận xuất sắc. 3. Ghi nhớ (SGK) Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN LUYỆN TÂP ? Trong ví dụ a là lời của ai, đang thuyết phục ai ? - Hs :Ông giáo đang thuyết phục chính mình. ? Thuyết phục điều gì ? - Hs :+ Phải cố hiểu mọi người để biết về mặt tốt của họ + Phải thông cảm với vợ. ? Ông ấy có thuyết phục đựơc không ? - Hs : Có: Bởi ...buồn chứ không nỡ giận. ? Cho hs viết đoạn văn tóm tắt các lí lẽ lập luận của Hoạn Thư để làm sáng tỏ lời khen của Thuý Kiều. - Hs : Viết - Gv gọi hs đọc đoạn văn, nhận xét. II. LUYỆN TẬP: 1. BT1: - Ông giáo đang thuyết phục chính mình. + Phải cố hiểu mọi người để biết về mặt tốt của họ + Phải thông cảm với vợ . → Ông giáo đã thuyết phục được bản thân “ Buồn chứ không nỡ giận ”. 2. BT2: Hs tự làm Hoạt động 4: CỦNG CỐ, DẶN DÒ CỦNG CỐ: - Nhắc lại dấu hiệu đặc điểm nghị luận trong văn tự sự ? - GV kể câu chuyện “Hai giọt nước mắt”, yêu cầu hs tìm yếu tố nghị luận. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Học thuộc ghi nhớ. - Làm tiếp BT2 . - Soạn kĩ “Đoàn thuyền đánh cá” ........................................................o0o........................................................ Tiết 51 Tên bài dạy: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ (Tiết 1) (Huy Cận) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Giúp hs hiểu được tác giả, tác phẩm, cảnh đoàn thuyền ra khơi và tâm trạng, cuộc sống người lao động ngư nghiệp. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích hình ảnh thơ. 3. Giáo dục: Giáo dục hs biết quý trọng cuộc sống, con người lao động. B. CHUẨN BỊ : 1. GV : Soạn giáo án, chân dung Huy Cận, bảng phụ. 2. HS : Trả lời câu hỏi ở SGK. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP I. Ổn định tổ chức : II. Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc lòng “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Phân tích hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn ? III. Bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản Hoạt động 1: GIỚI THIỆU BÀI GV: Viết về đề tài cuộc sống mới trong thời kì miền Bắc xây dựng CNXH, có rất nhiều bài thơ hay. “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận là một trong những bài thơ như thế. Chúng ta sẽ tìm hiểu. Hoạt động 2: HƯỚNG DẪN ĐỌC - TÌM HIỂU CHUNG - Gv hướng dẫn cách đọc cho hs: Giọng hào hứng, sôi nổi. GV đọc mẫu 2 khổ, gọi 2 em đọc. ? Dựa vào chú thích (*)ở SGK. Nêu vài nét về tác giả ? - Hs : SGK - Gv giới thiệu chân dung Huy Cận, mở rộng thêm sự nghiệp của tác giả ? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào ? - Hs : Sáng tác năm 1958, rút từ tập: “Trời mỗi ngày lại sáng”. - GV hướng dẫn hs tìm hiểu một số từ khó. - GV cho Hs thảo luận nhóm : Câu 1 ở SGK. - Sau 5p đại diện các nhóm trình bày, gv nhận xét bổ sung. ? Theo em cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì ? - Hs : Kết hợp 2 nguồn cảm hứng chủ đạo : Cảm hứng về cuộc sống lao động và cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ. - Gv mở rộng : Sau 1954, MB xây dựng CNXH. Cuộc sống mới ở MB lúc này trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác giả như Tố Hữu, Tế Hanh, Nguyễn Khải Với Huy Cận đó là thời điểm đánh dấu sự thay đổi trong sáng tác của ông. I. Đọc - Tìm hiểu chung: 1. Đọc : 2. Tìm hiểu chung: a. Tác giả: - Cù Huy Cận (1919- 2005). - Quê: Hương Sơn – Hà Tĩnh. - Nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ Mới. - Sau CM, thơ tràn đầy niềm vui, tình yêu cuộc sống. b. Tác phẩm: - Sáng tác năm 1958, rút từ tập: “Trời mỗi ngày lại sáng”. c. Từ khó: (SGK) 3. Bố cục : Bảng phụ - 2 khổ đầu : Cảnh đoàn thuyền ra khơi. - 4 khổ tiếp : Cảnh đoàn thuyền trên biển. - khổ cuối : Cảnh đoàn thuyền trở về. 4. Cảm hứng chủ đạo: - Kết hợp 2 nguồn cảm hứng chủ đạo : Cảm hứng về cuộc sống lao động và cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ. Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU CHI TIẾT ? Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong hoàn cảnh nào ? - Hs : Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa. ? Hai câu thơ trên có gì độc đáo ? - Hs : NT so sánh liên tưởng độc đáo. ? Hình ảnh đoàn thuyền ra khơi trong không gian và thời gian như thế nào? - Hs : Chập tối- trăng sao... ? Thời gian và không gian đó có ý nghĩa gì? - Hs: Tăng kích thướ con thuyền. ? Đoàn thuyền ra khơi trong không khí như thế nào ? - Hs : Câu hát căng buồm cùng gió khơi ? Qua đây em có nhận xét gì về hình ảnh người lao động ? - Hs : Người lao động được sáng tạo với cảm hứng lãng mạn, mang niềm tin, niềm vui trước cuộc sống mới. - GV : Cuộc sống MB thời kì đầu tràn đầy niềm vui, lạc quan. Đó là nguồn động lực to lớn trong công cuộc xây dựng CNXH ở VN. - Gv so sánh mở rộng Huy Cận trước và sau CMT8: + Trước CM : Con người nhỏ bé cô đơn, thiên nhiên rộng lớn. + Sau CM : Con người hoà hợp với thiên nhiên. II. Tìm hiểu chi tiết 1.Cảnh đoàn thuyền ra khơi: - Thời gian: Chập tối. - Không gian: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa”. → Liên tưởng so sánh độc đáo, mới mẻ: Vũ trụ như một ngôi nhà lớn, màn đêm là tấm cửa khổng lồ và sóng là cài then. - → Không gian rộng lớn : Tăng thêm kích thước, tầm vóc và vị thế con nguời hài hoà với khung cảnh thiên nhiên. - Hình ảnh người lao động: “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” → Niềm vui, sự phấn khởi của người lao động trước cuộc sống mới. → Người lao động được sáng tạo với cảm hứng lãng mạn, mang niềm tin, niềm vui trước cuộc sống mới. Hoạt động 4: CỦNG CỐ, DẶN DÒ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Học thuộc lòng bài thơ, nắm nội dung tiết học. - Soạn tiếp phần còn lại , tìm đọc thơ Huy Cận. ........................................................o0o........................................................ Tiết 52 Tên bài dạy: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ (Tiết 2) (Huy Cận) A. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Giúp hs hiểu được hình ảnh người lao động trên biển, nắm được nội dung nghệ thuật văn bản. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm thơ, cảm thụ văn học. 3. Giáo dục: Giáo dục hs lòng yêu thiên nhiên, yêu lao động. B. CHUẨN BỊ : 1. GV : Soạn giáo án, chân dung Huy Cận, bảng phụ. 2. HS : Theo yêu cầu của gv ở tiết 51. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP I. Ổn định tổ chức : II. Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc lòng bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”? III. Bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản Hoạt động 1: GIỚI THIỆU BÀI GV: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu cảnh đoàn thuyền ra khơi. Hình ảnh đoàn thuyến đánh cá trên biển và cảnh trở về như thế nào? Tiết này chúng ta cùng tìm hiểu tiếp. Hoạt động 2: HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU CHI TIẾT ? Cảnh đoàn thuyền trên biển được miêu tả qua những câu thơ nào ? - Hs: + Lái gió với buồm trăng. + Lướt giữa mây cao, biển bằng. + Dò bụng biển. + Dàn đan thế trận. ? Nhận xét gì về hình tượng đoàn thuyền ở đây ? - Hs : Kì vĩ, to lớn. ? Hình ảnh con thuyền gắn liền với những hình ảnh nào ? Ý nghĩa ? - Hs : Trăng , mây , biển Con thuyền kì vĩ , rộng lớn ? Những loại cá nào được tác giả liệt kê trong bài thơ ? - Hs : + Cá nhụ, cá chim, cá đé. +Cá song lấp lánh , quẫy trăng vàng choé + Vẫy bạc đuôi vàng loé rạng đông. ? Em có nhận xét gì về vẻ đẹp các loài cá ? - Hs: Rực rỡ, lung linh. - GV : Hình ảnh các loài cá được sáng tạo bằng liên tưởng tưởng tượng bay bổng từ sự quan sát hiện thực. Trí tưởng tượng đã nối dài, chắp cánh cho hiện thực trở nên kì ảo, làm giàu thêm cái đẹp vốn có trong tự nhiên. ? Trong cảnh đó hình ảnh người lao động hiện lên như thế nào ? - Hs :+ Hát gọi cá vào. + Kéo xoăn tay chùm cá nặng. + Xếp lưới đón nắng hồng. ? Cách làm việc của ngư dân có gì độc đáo ? - Hs : Vừa làm vừa hát. ? Qua đó em có nhận xét gì về thái độ của người lao động ? Hs : Say sưa. ? Nhận xét về giọng điệu, bút pháp của đoạn thơ ? - Hs : Bút pháp lãng mạn sức tưởng tượng phong phú, giọng điệu âm hưởng sôi nối khoẻ khoắn. - GV cho Hs thảo luận nhóm vào phiếu học tập : Cảnh đoàn thuyền ra khơi và trở về có gì giống, khác nhau ? - Sau 5p đại diện cá nhóm trình bày. Gv nhận xét bổ sung. ? Nhận xét về không khí lúc trở về ? - Hs : Khẩn trương, náo nức. - Gv : Mở đầu bài thơ là hình ảnh “Mặt trời xuống biển ”và kết thúc “Mặt trời đội biển”. Thiên nhiên và con người đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. II. Tìm hiểu chi tiết 1.Cảnh đoàn thuyền ra khơi: 2. Cảnh ĐT đánh cá trên biển: - Hình ảnh đoàn thuyền trên biển : + Lái gió với buồm trăng. + Lướt giữa mây cao, biển bằng. + Đậu dặm xa, dò bụng biển. + Dàn đan thế trận. → Con thuyền vốn nhỏ bé trước biển cả trở thành con thuyền kì vĩ, khổng lồ, hoà nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên. - Hình ảnh loài cá: + Cá nhụ, cá chim, cá đé. +Cá song lấp lánh, quẫy trăng vàng choé + Vẫy bạc đuôi vàng loé rạng đông. → Vẻ đẹp rực rỡ lung linh huyền ảo của cá loài cá. - Hình ảnh người lao động : + Hát gọi cá vào. + Kéo xoăn tay chùm cá nặng. + Xếp lưới đón nắng hồng. → Vừa làm vừa hát: Công việc lao động nặng nhọc, vất vả đã trở thành bài ca niềm vui, nhịp nhàng cùng thiên nhiên → Niềm say sưa, hào hứng và ước muốn hoà hợp, chinh phục thiên nhiên bằng lao động. → Bút pháp lãng mạn, sức tưởng tượng phong phú, giọng điệu âm hưởng sôi nổi khoẻ khoắn 3. Cảnh ĐT trở về: - Thời gian : Bình minh: “MT đội biển” - Không gian : + Câu hát căng buồm + Thuyền chạy đua + Mắt cá huy hoàng → Cảnh trở về trong không khí vui tươi, náo nức khẩn trương của niềm vui thắng lợi. ? Nhận xét về nét đặc sắc của bài thơ ? - Hs : Sáng tạo liên tưởng độc đáo - Gọi hs đọc ghi nhớ ở SGK - Hs : Đọc ? Cảm nhận về cuộc sống mới trong bài thơ - Hs trình bày cảm nhận, gv nhận xét. III. TỔNG KẾT: Ghi nhớ (SGK) IV. LUYỆN TẬP –CỦNG CỐ: Hoạt động 4: CỦNG CỐ, DẶN DÒ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Học thuộc lòng bài thơ, nắm nội dung, nghệ thuật. - Làm BT1 phần luyện tập. - Soạn “Tổng kết từ vựng”: + Các biện pháp tu từ. + Từ tượng hình, tượng thanh. HẾT TUẦN 13 Ngày tháng năm 2011 Ký duyệt của tổ CM Tổ trưởng Đoàn Khắc Đạm ........................................................o0o........................................................
Tài liệu đính kèm: