Giáo án Ngữ văn 9 - Học kì I - Nguyễn Tài Đức - THCS Long Hữu

Giáo án Ngữ văn 9 - Học kì I - Nguyễn Tài Đức - THCS Long Hữu

 Tuần 1

Tiết 1, 2

Bài 1

Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 I. MỤC TIÊU:

 Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.

 II. KIẾN THỨC CHUẨN:

 1. Kiến thức:

 - Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

 - Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

 - Đặc điểm của kiểu bài văn nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

 2. Kỹ năng:

 - Nắm bắt nội dung vb nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

 - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.

 

doc 236 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 667Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Học kì I - Nguyễn Tài Đức - THCS Long Hữu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1 NS: 05 / 8 / 2011
Tiết 1, 2 ND: 08 / 8 / 2011
Bài 1
Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 I. MỤC TIÊU:
 Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
 II. KIẾN THỨC CHUẨN:
 1. Kiến thức:
 - Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
 - Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
 - Đặc điểm của kiểu bài văn nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
 2. Kỹ năng:
 - Nắm bắt nội dung vb nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
 - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
 III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
 Hoạt động 1 khởi động
- Ổn định lớp:
- Kiểm tra kiến thức cũ về văn bản nhật dụng
- Giới thiệu bài:
- Lớp trưởng báo cáo.
- Nghe GV giới thiệu bài
Hoạt động 2 : đọc hiểu văn bản
- Hướng dẫn HS đọc văn bản: To, rõ, phát âm chuẩn, chú ý đọc diễn cảm một số đoạn nói về nhân cách và đức tính của Bác Hồ. GV đọc mẫu một đoạn rồi gọi HS đọc.
- Gọi HS đọc chú thích.
 + Cho biết tác giả của vb này là ai?
 + Em hãy nêu xuất xứ của văn bản.
- GV thuyết giảng: Đây là 1 văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Gọi HS chia bố cục của bài. Nêu ý chính của mỗi đoạn.
- Sau khi đọc văn bản, chia bố cục, em hãy nêu đại ý của văn bản.
- GV chốt =>
* Chuyển ý: Để tìm hiểu rõ hơn về phong cách hồ Chí Minh, chúng ta sẽ thực hiện phần phân tích văn bản.
- HS đọc.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Bố cục Hai đoạn
- Đoạn 1: “từ đầu . . . hiện đại” Hồ Chí Minh, sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
- Đoạn 2: “phần còn lại”: Nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh.
- HS thực tiện theo yêu cầu của GV.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
 1. Tác giả: Lê Anh Trà
 2. Tác phẩm:
 Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại trong cái giản dị, trong Hồ Chí Minh và văn hĩa Việt Nam, Viện văn hĩa xuất bản, Hà Nội, 1990
 3. Bố cục: Hai đoạn
 4. Đại ý: Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
Hoạt động 3: Phân tích 
- YC HS xem lại đoạn một
- GV: Hơn 30 năm bôn ba hoạt động CM ở nước ngoài HCM đã tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ Đông sang Tây.
- Hỏi: Vì sao Bác lại có được một kiến thức hết sức sâu rộng như vậy?
- Gợi ý: 
 + Để tiếp xúc được với các nước Bác phải làm gì?
GV: Bác đã tự học tiếng nước ngoài và đã nói, viết thạo 17 thứ tiếng. Đây là điều kiện không thể thiếu trong quá trình tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Hỏi: Ngoài việc tự học, Bác còn tiếp thu vốùn kiến thức ở đâu nữa?
GV: Do tiếp xúc với nhiều giai tầng khác nhau trong xã hội, qua lao động như là bếp, quét tuyết đồng thời Bác rất ham tìm tòi, học hỏi.
- Hỏi: Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Bác sâu rộng như thế nào?
- Hỏi: Bác đã tiếp thu văn hoá nước ngoài như thế nào?
- Hỏi: Ngoài việc tiếp thu văn hoá nước ngoài Bác còn hành động gì?
- Hỏi: Tại sao nói ở HCM là sự kết tinh văn hóa dân tộc và nhân loại?
GV: Chốt lại 3 ý về cách tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài trên nền tảng văn hóa VN và Bác tiếp thu có chọn lọc cái hay, cái đẹp, phê phán những hạn chế, tiêu cực . . . 
- Hỏi: Qua những vấn đề trên em có nhận xét gì về Bác, về phong cách Hồ Chí Minh?
- GV chốt =>
GV hỏi củng lại:
- Hỏi: Vì sao Bác lại có được một kiến thức hết sức sâu rộng?
- Hỏi: Em có nhận xét gì về Bác, về phong cách Hồ Chí Minh?
(HẾT TIẾT 1).
 - Gọi HS đọc phần còn lại.
 Chia nhóm cho HS thảo luận (3’)
- Hỏi: Lối sống giản dị rất Việt Nam, rất phương đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào? Tìm chi tiết chứng minh?
(Gợi ý: Nơi ở? Trang phục? Cách ăn uống?)
- GV cùng HS nhận xét kết quả thảo luận, chốt: Lối sống giản dị ấy thể hiện qua cuộc sống hằng ngày: 
 + Nơi ở, làm việc đơn sơ.
 + Trang phục hết sức giản dị “áo bà ba, đôi dép lốp...”. Tư trang ít ỏi “1 cái va li, vài bộ đồ”
 + Aên uống đạm bạc cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa . . . 
- Hỏi: Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao, sang trọng?
-> Đây là cách sống thanh cao, sang trọng: Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
- Hỏi: Sự giản dị trong phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện như thế nào?
- GV chốt => 
- Hỏi: Cách sống ấy gợi ta nhớ lại cách sống của những vị hiền triết ngày xưa, đó là ai?
- Nêu một số câu hỏi đê HS nhận xét về nghệ thuật.
- Hỏi: Em có nhận xét gì về việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả?
- Hỏi: Theo em đây là văn bản tự sự (kể) hay bình luận? Dẫn chứng?
- GV: “có thể nói ít có vị . . . Hồ Chí Minh”; “quả như một câu chuyện . . . cổ tích”.
- Hỏi: Nghệ thuật quán xuyến toàn bộ bài là nghệ thuật đối lập. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng?
- Vĩ nhân, chủ tịch >< rất Việt Nam
- Hỏi: Em hãy tóm tắt nghệ thuật viết bài văn này của tác giả? 
- Hỏi: Hãy nêu cảm nhận của em về nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh?
- GV chốt =>
- GV giáo dục HS: Rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh sống có văn hoá, giản dị trong ăn mặc, nói năng; hoà nhập với khu vực, quốc tế nhưng phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 
- Xem lại đoạn văn. 
 + Nắm vững phương tiện giao tiếp.
 + Học hỏi qua công việc lao động.
 + Học hỏi tìm hiểu đến mức sâu sắc.
- Người tiếp thu một cách có chọn lọc:
 + Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động.
 + Tiếp thu cái hay, cái đẹp đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực . . 
 + Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế.
- Trả lời: Bác tiếp thu tinh hoa văn hóa của dân tộc và của nhân loại.
- Trả lời
- Thảo luận nhóm và ghi kết quả vào bảng con.
- Nghe
- Trả lời
- Phong cách Hồ Chí Minh là sự giản dị trong lối sống, sinh hoạt hằng ngày.
- Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm (HS đọc dẫn chứng đầu tr 7).
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS trả lời:
 + Lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực.
 + Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
II. PHÂN TÍCH:
 1. Nội dung:
- Sự hiểu biết sâu, rộng về các dân tộc và văn hóa thế giới nhào nặng nên cốt cách văn hóa dân tộc Hồ Chí Minh.
- Phong cách Hồ Chí Minh là sự giản dị trong lối sống, sinh hoạt hằng ngày, là cách di dưỡng tinh thần, thể hiện một quan niệm thẩm mĩ cao đẹp.
 2. Nghệ thuật:
- Sử dụng ngôn ngữ trang trọng.
- Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm, lập luận.
- Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập.
 III. Ý NGHĨA:
 1. Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực.
 2. Nội dung: Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
 Hoạt động 4: Luyện tập
- Gọi HS đọc phần luyện tập. 
- HS đọc.
III. LUYỆN TẬP:
 Tìm đọc và kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tích Hồ Chí Minh.
 Hoạt động 5: củng cố, dặn dò
 * Câu hỏi củng cố:
 - Hỏi: Em hiểu được gì về phong cách Hồ Chí Minh?
 - Hỏi: Qua văn bản, em học hỏi được điều gì cho bản thân?
 * Hướng dẫn tự học: 
 - Tìm đọc và kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tích Hồ Chí Minh.
 - Đọc trước bài các phương châm hội thoại.
 - Thực hiện các yêu cầu sau:
 + Phân tích VD, trả lời câu hỏi SGK Tr 8, 9, 10
 + Mỗi em viết một đoạn thoại có ít nhất hai lượt lời cố gắng hướng vào nội dung bài học.
Tuần 1 NS: 05 / 8 / 2011
Tiết 3 ND: 11 / 8 / 2010
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
 I. MỤC TIÊU:
 - Nắm được những hiểu biết cốt yếu về hai phương châm hội thoại: phương châm về lượng, phương châm về chất.
 - Biết vận dụng các phương châm về lượng và phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp.
 II. KIẾN THỨC CHUẨN:
 1. Kiến thức: Nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất.
 2. Kỹ năng:
 - Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
 - Vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp.
 III. HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : khởi động
- Ổn định lớp:
- Kiểm tra kiến thức cũ về hội thoại
- Giới thiệu bài:
- Lớp trưởng báo cáo.
- Tổ trưởng báo cáo.
* Hoạt động 2 : hình thành kiến thức mới
- GV YCHS đọc đoạn đối thoại SGK tr8, 
- Hỏi: Khi An hỏi học bơi ở đâu? mà Ba trả lời ở dưới nước thì câu trả lời có đáp ứng điều An muốn biết không?
- Hỏi: Ba cần trả lời ntn?
- GV: Ba cần trả lời một địa điểm cụ thể nào đó như: bể bơi, sông, hò biển, ...
- Hỏi: cuộc giao tiếp có thành công không? Vì sao?
- Hỏi: từ đó em rút ra được bài học gì trong giao tiếp?
- Gọi HS đọc lại câu chuyện lợn cưới áo mới.
- Hỏi: vì sao truyện này lại gây cười? Gây cười ở chi tiết nào?
- Lẽ ra anh có lợn cưới và anh có áo mới phải nói và trả lời ntn?
- Em thấy câu hỏi và câu trả lời ntn?
- Hỏi: Vậy khi giao tiếp, xét phương châm về lượng ta cần chú ý điều gì?
- GV chốt => 
- GV YCHS cho 1 ví dụ phương châm về lượng.
* Chuyển ý:Đấy là một phương châm hội thoại mà trong khi giao tiếp ta cần phải tuân thủ. Còn phương châm về chất như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu phần tiếp theo.
- YC HS đọc truyện cười  ... kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận moat văn bản truyện hiện đại.
 - Tóm tắt được đoạn truyện.
 III. . HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: khởi động
- KT nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
- KT chuẩn bị bài của HS
- Giới thiệu bài:
-Lớp trưởng báo cáo.
-Trình bày bài cho GV kiểm tra
Hoạt động 2: đọc - hiểu văn bản
Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả tác phẩm 
- Gọi hs đọc chú thích 
-Hỏi: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả ?
- GV chốt: Bút danh A-lếch-xây-Pê-Scốp một trong những nhà văn lớn của Nga và của thế giới trong thế kỉ XX 
- Mồ côi rất sớm ( 3 tuổi ) sống với ông bà ngoại , lớn lên lại phải đi làm rất nhiều nghề để kiếm ăn .
- Hỏi: giới thiệu tác phẩm.
- Hướng dẫn HS đọc văn bản: To, rõ, phát âm chuẩn, Chú ý những đoạn đối thoại, nội tâm nhân vật
- GV đọc mẫu một đoạn rồi gọi HS đọc.
- Gọi HS đọc chú thích.
- Gọi hs tóm tắt văn bản 
- Gọi HS chia bố cục của bài. 
+ Đoạn 1: “từ đầu  cúi xuống”: tình bạn tuổi thơ trong sáng.
+ Đoạn 2: “tiếp theo  đến nhà tao”: tình bạn bị cấm đoán.
+ Đoạn 3: “phần còn lại”: tình bạn vẫn tiếp diễn.
- YCHS nêu chủ đề của truyện.
Hoạt động 3: Phân tích
- Hỏi: Những đứa trẻ có hoàn cảnh gia đình như thế nào ?
- Hỏi: Em hiểu gì tình cảnh của những đứa trẻ? Tìm những điểm giống và khác nhau trong hoàn cảnh của chúng.
GV : - Giống nhau:
+ Cùng hoàn cảnh: A-li-ô-sa mất bố; ba đứa trẻ mất mẹ.
+ Là hàng xóm của nhau.
- Khác nhau:
+ Địa vị xã hội: A-li-ô-sa sống trong gia đình lao động bình thường; ba đứa trẻ con của đại tá, gia đình quý tộc.
- Hỏi: Chính vì thế, mà ốp -xi-an-ni-cốp có thái độ như thế nào đối với A-li-ô-sa?
- Hỏi: Thể hiện hiện cụ thể như thế nào?
- Nhận xét, chốt lại.
- Hỏi: Tình cảm của những đứa trẻ được thể hiện như thế nào?
 + Trước khi quen thân, nhìn sang hàng xóm, A-li-ô-sa cảm nhận như thế nào về những đứa trẻ?
- GV: - Trước khi quen thân : ba đứa mặc như nhau, có khuôn mặt tròn, mặt xám và giống nhau như đúc.
+ Khi mấy đứa trẻ kể chuyện mẹ chết A-li-ô-sa đã có cảm nhận như thế nào?
- GV: Khi mấy đứa trẻ kể chuyện mẹ chết, Gơ-rơ-ki kể: “Chúng ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con” à so sánh à Toát lên sự thông cảm của A-li-ô-sa vơí nỗi bất hạnh của các bạn nhỏ.
- Hỏi: Khi đại tá Oáp-xi-an-ni-cốp bất chợt mắng: “Đứa nào gọi nó sang?” Go-rơ-ki có cảm nhận gì về những đứa trẻ ?
Hỏi: Chuyện đời thường và truyện cổ tích lồng vào nhau, thể hiện qua chi tiết nào?
- GV: Được lồng vào nhau qua chi tiết, dì ghẻ à mấy đứa trẻ hàng xóm vừa nhắc đến chuyện dì ghẻ mà chúng gọi là “mẹ” khác A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến nhân vật mụ dì ghẻ độc ác trong các truyện cổ tích.
- Chi tiết người “ mẹ thật” à Mẹ thật của các cậu thế nào cũng sẽ về, rồi các cậu xem! à A-li-ô-sa như lạc ngay vào không khí truyện cổ tích, nói với chính mình.
- Gắn với hình ảnh người bà hiền hậu à khi Go-rơ-ki nhắc đến bà ngoại, đứa lớn con đại tá khái quát “có lẽ các bà đều tốt” à thì trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh các nhân vật bà nội, bà ngoại trong truyện cổ tích.
- Hỏi: Mặc dù có gia cảnh khác nhau, nhưng tình bạn tuổi thơ trong trắng để lại ấn tượng sấu sắc cho nhà văn, vì sao? 
- GV: Bọn chúng thân nhau vì: A-li-ô-sa tình cờ cứu thằng em bị ngã xuống giếng, cùng cảnh ngộ thiếu tình thương.
Þ Tình bạn trong sáng, hồn nhiên.
- Hỏi: Tình cảm của những đứa trẻ có tác động ntn đến người kể chuyện?
- GV chốt.
- Đoạn trích có những thành công nào về nghệ thuật?
(chú ý: cách kể và phương thức biểu đạt) 
- Hỏi: Văn bản đã ca ngợi tình cảm gì giữa tác giả và những đứa trẻ thời thơ ấu?
- Hỏi: Nghệ thuật kể chuyện của tác giả có gì đặc sắc.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc – trả lời 
- Trình bày
- Nghe GV hướng dẫn đọc vb.
- HS đọc.
- HS đọc các chú thích 
- Trình bày bố cục 3 đoạn:
- Trình bày chủ đề.
- Có địa vị XH khác nhau, thành phần XH khác nhau.
- Những đứa trẻ có thành phần xã hội khác nhau , nhưng đều có hoàn cảnh sống thiếu tình thương à gây ấn tượng sâu sắc cho nhà văn 
- Ôáp-xi-an-ni-cốp không cho những đứa con của mình chơi với A-li-ô-sa 
“Đứa nào gọi nó sang” 
“Cấm không được đến nhà tao” 
HS khái quát lại vấn đề
- Nhìn sang hàng xóm, A-li-ô-sa chỉ biết : “Ba đứa cùng mặc áo cánh và quần dài nâu xám, cùng đội mũ như nhau. Chúng có khuôn mặt tròn, mắt xám và giống nhau đến nỗi tôi chỉ có thể phân biệt được chúng theo tầm vóc. 
- Trình bày
- Khi đại tá mắng A-li-ô-sa viết : “Tức thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà, khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn” à so sánh à Thông cảm với cuộc sống thiếu tình thương của các bạn nhỏ.
- Trình bày.
- Do hoàn cảnh sống thiếu tình thương đã tạo nên tình bạn trong sáng giữa các bạn nhỏ à Khiến mấy chục năm sau Gơ-rơ-ki vẫn nhớ như in và kể lại hết sức xúc động.
- Nghe GV chốt.
- Tình cảm đó nó vẫn nguyên vẹn trong kí ức nhân vật người kể chuyện
- Trình bày
- Tình bạn thân thiết giữa tác giả và những đứa trẻ hàng xóm sống thiếu tình thương, bất chấp sự cản trở của xã hội.
- Nghệ thuật kể chuyện giàu hình ảnh, đan xen chuyện đời thường và chuyện cổ tích.
- HS đọc ghi nhớ
I. TÌM HIỂU CHUNG:
 1. Tác giả: Mác-xim Go-rơ-ki (1868 – 1936) là nhà lớn của Nga. 
2. Tác phẩm: văn bản được trích từ chương IX tác phẩm “thời thơ ấu” (gồm 13 chương), sáng tác 1913 – 1914.
3. Bố cục: 3 đoạn:
4. Chủ đề: Đoạn trích thể hiện tình bạn tuổi thơ trong sáng, đẹp đẽ và những khao khát tình cảm của những đứa trẻ.
II. PHÂN TÍCH:
 1. Nội dung:
 - Hoàn cảnh đáng thong của những đứa trẻ: Ba đứa trẻ nhà Ốp – xi – an – ni – cốp tuy là con nhà quan chức giàu sang nhưng lại là những đứa trẻ thiếu tình thong, mẹ mất sớm, chúng phải sống với dì ghẻ và người cha độc đoán. : A-li-ô-sa cùng cảnh ngộ với chúng.
- Tình cảm trong sáng, đẹp đẽ của những đứa trẻ:
 + Những đứa trẻ dễ dàng tìm thấy sự đồng cảm và trở thành những ngường bạn thân thiết của nhau.
 + Những câu chuyện của chúng hằng ngày A-li-ô-sa tin tương như trong thế giới truyện cổ tích.
 + Bất chấp sự cấm đoán, tình bạn giữa những đứa trẻ vẫn thân thiết.
 + Tình cảm đó nó vẫn nguyên vẹn trong kí ức nhân vật người kể chuyện mấy chục năm sau.
2. Nghệ thuật:
 - Kể chuyện đời thường và chuyện cổ tích lồng trong nhau thể hiện tâm hồn trong sáng, khát khao tình cảm của những đứa trẻ.
 - Kết hợp giữa kể với tả và biểu cảm là cho câu chuyện về những đứa trẻ được kể chân thực, chân thực và nay cảm xúc.
III. Ý NGHĨA:
 Trong đoạn trích Những đứa trẻ, bằng tài kể chuyện giàu hình ảnh, đan xen chuyện đời thường và chuyện cổ tích, Mác – xim Go – rơ – ki đã thuật lại hết sức sinh động tình bạn thân thiết nảy sinh giữa ông hồi còn nhỏ với mấy đứa trẻ sống thiếu tình thong bên hàng xóm, bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ.
Hoạt động 4: Luyện tập
 Kể lại một kỉ niệm về tình bạn của em trong tuổi thơ.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
IV. LUYỆN TẬP 
Kể lại một kỉ niệm về tình bạn của em trong tuổi thơ.
Hoạt động 5: củng cố, dặn dò
* củng cố:
- Văn bản đã ca ngợi tình cảm gì giữa tác giả và những đứa trẻ thời thơ ấu?
- Nghệ thuật kể chuyện của tác giả có gì đặc sắc.
* Dặn dò: về xem lại toàn bộ kiến thức của HKI.
___________________________________________________________________________________________
Tuần 19 NS: 19 / 12 / 2010
Tiết 90 ND: 20 / 12 / 2010
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP HKI
 I. MỤC TIÊU:
 Giúp HS ôn lại các kiến thức và kĩ năng được thể hiện qua bài kiểm tra ; thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của mình ; tìm ra phương hướng khắc phục và sửa chữa.
 II. KIẾN THỨC CHUẨN:
 1. Kiến thức:
 Hệ thống kiến thức cả ba phân môn: Văn, Tiếng Việt và Tập Làm Văn trong chương trình NV9, tập 1.
 2. Kỹ năng:
 - Nhận xét đánh giá được chỗ sai sót bài làm của mình và biết sửa chữa.
 - Rèn kỹ năng viết câu, viết đoạn, viết bài văn một cách thành thạo.
 III. HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN:
GV nêu lại đề:
2. GV nêu đáp án.
 3. NHẬN XÉT:
* Ưu điểm:
- HS Trình bày rõ ràng, sạch đẹp.
- Một số HS kể câu chuyện khá sinh động có sử dụng các yếu tố miêu tả nghị luận. 
* Khuyết điểm:
- Có một số HS xây dựng tình huống câu chuyện kể chưa hợp lí.
- Một số em chưa biết vận dụng các yếu tố miêu tả, nghị luận 
4. BIỂU HIỆN CỤ THỂ:
- Phát Tài 91: em đã làm một lỗi đối với cha làm cha em phải chết.
- Nhiều HS: chỉ kể được kỉ niệm đáng nhớ đó là một lần không thuộc bài không có miêu tả, nêu suy nghĩ gì cả.
- Quốc, Thảo 92: cũng chỉ kể: Khi xem nhật kí của bạn, bị bạn bắt gặp, bạn chỉ nói không sao, mình là bạn thân mà, có xem cũng đâu có sao.
- Nhiều HS: kể đơn giản, ngắn gọn một kỉ niệm đáng nhớ đó là đi nhà bạn chơi nhưng không kể tả cụ thể gì cả.
THỐNG KÊ ĐIỂM
Lớp
Tổng số
G
K
TB
Y
Kém
91
35
/
5
18
12
/
92
35
/
12
15
8
/
5. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC:
Gv hướng dẫn lại dàn ý cho học sinh, hướng dẫn các em cách xây dựng tình huống, tình tiết câu chuyện cho hợp lí: 
VD: Khi xem nhật kí của bạn, bị bạn bắt gặp, bạn rất giận vì đó là chuyện riêng tư, có thể bạn quát mắng mình nữa 
Hay: kỉ niệm đáng nhớ đó là một lần không thuộc bài mà đó là kỉ niệm đáng nhớ thì mình phải là một học sinh gương mẫu, chưa bao giờ vi phạm một quy nhà trường, nên lần này không thuộc bài mình xấu hổ, đau đớn lắm
Dặn dò:
- Xem lại bài.
 - Soạn bài Bàn về đọc sách.
 + Đọc văn bản, tìm bố cục
 + Nêu cách đọc sách của mình từ trước đến giờ.
 Duyệt của tổ trưởng:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_hoc_ki_i_nguyen_tai_duc_thcs_long_huu.doc