Giáo án Ngữ văn 9 - Học kì I - Trường THCS Thái Sơn

Giáo án Ngữ văn 9 - Học kì I - Trường THCS Thái Sơn

I- MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại thanh cao và giản dị.

2. Rèn kỹ năng: Đọc, hiểu, văn bản nhật dụng.

3. Giáo dục: Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

II- CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tham khảo thêm các tư liệu về phong cách Hồ Chí Minh.

- Học sinh: Đọc, soạn bài trước. Sưu tầm các câu chuyện bài hát về Bác.

III- TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức lớp

- Quan sát điều chỉnh lớp tạo không khí học tập.

- Giới thiệu qua về nội dung chương trình Ngữ văn lớp 9.

2. Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh

 

doc 219 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 752Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Học kì I - Trường THCS Thái Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Soạn 14/8/2008
Tuần1- Bài 1 	Dạy ngày18/8/2008
Phong cách Hồ Chí Minh
Văn bản: 
Tiết 1- 2: đọc hiểu văn bản
-----------------
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại thanh cao và giản dị.
2. Rèn kỹ năng: Đọc, hiểu, văn bản nhật dụng.
3. Giáo dục: Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
II- Chuẩn bị:
- Giáo viên: Tham khảo thêm các tư liệu về phong cách Hồ Chí Minh.
- Học sinh: Đọc, soạn bài trước. Sưu tầm các câu chuyện bài hát về Bác.
III- Tiến trình trên lớp
1. ổn định tổ chức lớp
- Quan sát điều chỉnh lớp tạo không khí học tập.
- Giới thiệu qua về nội dung chương trình Ngữ văn lớp 9.
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
3. Hoạt động dạy - học
* Giới thiệu bài: Hồ Chí Minh không những là nàh yêu nước nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.
* Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh đọc và tìm hiểu chú thích
- Mục tiêu: Học sinh nắm được: tác giả, xuất xứ, bố cục của tác phẩm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
? Đọc văn bản (Đọc rõ ràng, mạch lạc)
? Trong văn bản có những thuật ngữ nào chưa hiểu?
- Học sinh đọc bài
I- Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Đọc 
? Nêu tác giả và xuất xứ của đoạn trích?
- Đoạn văn bản được trích "Phong cách HCM cái vĩ đại gắn với cái giản dị của Lê Anh Trà.
2.Chú thích
?
? Văn bản trên được chia làm mấy phần? Nêu giới hạn và đại ý của từng phần
- Văn bản gồm 2 phần
1/. Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM.
2/. Nét đẹp trong lối sống giản dị, thanh cao của HCM
3/. Bố cục
- Phần 1: đoạn 1
- Phần 2: 2 đoạn cuối.
* Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: Học sinh nắm được những giá trị về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
? Theo em văn bản “Phong cách HCM “ được viết với mục đích gì ?
?Phương thức biểu đạt chính của văn bản này là gì? 
? Em nhận thấy tg có vai trò như thế nào trong van bản này ?
? Bằng kiến thức lịch sử hãy cho biết Bác có điều kiện tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại như thế nào?
? Đọc lại đoạn 1 và cho biết người đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại như thế nào?
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm
? Nhóm 1: Thảo luận tìm hiểu Bác đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại bằng cách nào thông qua những hoạt động gì?
? Nhóm 2: Thảo luận tìm hiểu: Người tiếp thu tìm hiểu: Người tiếp thu 1 cách chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới như thế nào?
? Em có nhận xét gì về những hành động, việc làm và tính cách HCM?
? Em hiểu ntn về sự nhào nặn của 2 nguồn văn hoá quốc tế và dân tộc ở Bác ?
-Trình bày cho người đọc hiêu và quí trọng phong cách của Bác 
-Phương thức biểu đạt thyết minh 
-Trình bày rõ các biểu hiện vẻ đẹp trong phong cách văn hoá ?
- Bác đi nhiều nơi, ghé lại nhiều hải cảng, thăm các nước châu Phi ,Mĩ ...Từ tháng 6/1911 Bác làm đầu bếp cho 1 tàu buôn Pháp lênh đênh khắp 5 châu 4 biển hơn 30 năm ...
* Nhóm 1: Để hiểu biết sâu rộng nền văn hoá và có vốn tri thức văn hoá sâu rộng Bác Hồ đã
- Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
- Qua công việc, qua lao động mà học hỏi.
- Học hỏi tìm hiểu đến sâu sắc.
* Nhóm 2: Bác tiếp thu 1 cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài.
- Không chịu ảnh hưởng 1 cách thụ động.
- Tiếp thu cái đẹp, cái hay phê phán những hạn chế, tiêu cực.
- Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế.
-Chính sự đan xen , kết hợp , bổ sung , sáng tạo hài hoà 2 nguồn văn hoá nhân loại và dân tộc trong tri thức văn hoá HCM.
II - Tìm hiểu văn bản
1/. Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh
- Người có hiểu biết sâu rộng nền văn hoá các nước trên thế giới.
- Người tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc.
? Qua đó giúp em hiểu gì về phong cách HCM trên phương diện tiếp thu văn hoá nhân loại.
ị HCM là người ham học hỏi, hiểu biết sâu rộng, cần cù thông minh, biết giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc tiếp thu những tinh hoa văn hoá tiến bộ của thế giới
? Câu văn nào thể hiện rõ nhất nội dung phần 1?
- Câu cuối
? Để làm rõ đặc điểm phong cách văn hoá HCM tg đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào ? Qua đó em có nhận xét gì, về những thủ pháp nghệ thuật của tác giả?
(Tích hợp văn công nghị luận)
-So sánh 
-Liệt kê 
-Kết hợp bình luận 
đ Cách lập luận chặt chẽ theo kiểu quy nạp câu cuối chốt lại nội dung cả đoạn đồng thời mở ra 1 vấn đề mới chuẩn bị cho phần 2.
Hết phần 1- tiết2
? Đọc thêm phần còn lại của văn bản và bằng kiến thức lịch sử hãy cho biết các phần văn bản tác giả ứng với những giai đoạn nào trong cuộc đời của Bác?
?tg giả thuyết minh phong cách sinh hoạt của Bấc trên những phương những phương diện nào 
- Phần đầu là thời kì Bác bôn ba hải ngoại phần 2, 3 là thời kì Bác làm chủ tịch nước trực tiếp làm lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
-Nơi ở và làm việc , trang phục , bữa ăn của Bác
2/. Nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh
- Nơi ở, nơi làm việc nhỏ bé, mộc mạc
? Tìm những câu văn nói về nơi ở, nơi làm việc của Bác?
? Qua đó em có nhận xét gì về nơi ở và nơi làm việc của người?
? Tìm những chi tiết nói về trang phục và việc ăn uống của Bác?
? Liên hệ với khu di tích Hồ Chủ tịch?
? 
- Nơi ở và làm việc: Nhà sàn nhỏ bằng gỗ cạnh chiếc ao, chiếc nhà sàn chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách.
đ Đơn sơ giản dị
- Trang phục: Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc ao trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ, chiếc vali con với vào bộ quần áo, vài vật kỉ niệm
- ăn uống: ( kho, rau luộc, dưa nghém, cà muối, cháo hoa...)
- Trang phục giản dị
- Ăn uống đạm bạc dân dã giản dị
? Đưa ra những chi tiết đó tác giả đã dùng thủ pháp nghệ thuật gì? (Tích hợp văn thuyết minh)
? Em hình dung thế nào về cuộc sống của các vị nguyên thủ quốc gia ở các nước khác trong cuộc sống cùng thời đại với Bác và cuộc sống đương đại? Bác có xứng đáng được đãi ngộ như họ không?
? Qua trên em có cảm nhận gì về lối sống của Hồ Chí minh?
? Tác giả so sánh lối sống của Bác với những vị hiền triết có những điểm giống và khác nào?
? Việc so sánh đó nhằm mục đích gì?
? Em còn biết thêm những thông tin nào về Bác để thuyết minh thêm cho cách sống bình dị , trong sáng của Người ?
Gv: Cách sống giản dị của Bác đã được ca cs nhà thơ ghi lại bằng những câu thơ “nhớ ông cụ ...”hoặc “Sáng ra bờ suối tối vào hang ....
gv : giới thiệu bức tranh bnhà sàn của Bác .
? đọc doạn “Tôi dám chắc ...hết “trong phần này tg đã dùng phương pháp thuyết minh nào ?
? Phương pháp thuyết minh đó đem lại hiệu quả gì cho đoạn văn ?
? Tác giả đã bình luận ntn khi thuyế minh phong cách sinh hoạ của Bác ? 
?Vậy em hiểu ntn là cách sống không tự thần thánh hoá , khác đời hơn người ?
? Theo tg cách sống bình dị của Bác là một quan niệm thẩm mĩ về cuộc đời ? em hiểu ntn về nx này ?
? Tại sao tg có thể khẳng định rằng : lối sống của Bác có khả năng đem lại hp thanh cao cho tâm hồn và thể xác ?
- Kết hợp giữa kể và bình luận một cách tự nhiên (Thuyết minh kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật khác)
-Ngôn ngữ : dùng những ngôn ngữ giản dị , những từ chỉ số lượng ít ỏi , cách nói dân dã (chiếc vài , vẻn vẹn ...)
- Phương pháp : liệt kê các biểu hiện cụ thể , xác thực trong đời sống sinh hoạt cuă Bác 
- Họ thường ăn xung mặc sướng, đi xe hơi ở nhà lầu, ăn mạc sang trọng,... Bác của chúng ta hoàn toàn được đãi ngộ như vậy.
đ Hồ Chí Minh đã tự nguyện chọn lối sống vô cùng giản dị
- Giống: giản dị, thanh cao
- Khác: Bác gắn bó chia sẻ khó khăn gian khổ cùng nhân dân.
đ Lối sống của Bác kế thừa và phát huy những nét cao đẹp của những nhà văn hoá dân tộc họ mang nét đẹp thời đại gắn bó với nhân dân
-hs tự kể những mâu chuyện về sinh hoạt của Bác mà mình biết.
-HS nghe
-Phương pháp so sánh :-so sánh cách sống của Bác với lãnh tụ của các nước ,vơí các vị vua hiền thời phong kiến 
-so sánh cách sống của Bác với các vị hiền triết xưa : Ng Trãi , NBK
-Nêu bật được sự kết hợp giữa vĩ đại và bình dị ở Bác ‘ thể hiện niềm cảm phục , tự hào của người viết.
-“Nếp sống giản dị và thânh cao ...thể xác (t7)
-Bác không xem mình nằm ngoài nhân loai như các thánh nhân ,siêu phàm 
-Bác không tự đề cao mình bởi sẹư khác người , hơn mọi người , ko đặt mình lên mọi sự thông thường ở đời .
-HS thảo luận 3’
+ Quan niệm thẩm mĩ : quan niệm về cái đẹp 
+Với Bácnhư thế sống đẹp 
+mọi người nhận thấy đó là cách sống đẹp .
-Sự bình dị gắn với thanh cao trong sạch . Tâm hồn không phải chịu đựng những toan tính vụ lợi -> tâm hồn đượpc thanh cao hp
-sống thanh bạch giản dị , thể xác ko phải gtánh chịu ham muón bệnh tật -> thể xác được thanh cao hp.
- Lối sống giản dị, đạm bạc của chủ tịch HCM là vô cùng thanh cao sang trọng.
+ Đây không phải là cách sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó.
+ Không phải là tự thần thánh hoá tự làm cho khác đời, hơn đời
đ Đây là 1 cách sống có văn hoá đã trở thành 1 quan niệm thẩm mĩ cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên
? Học xong phong cách HCM em có suy nghĩ gì về cuộc sống của chúng ta trong thời đại hiện nay?
? Vậy từ phong cách của Bác em có suy nghĩa gì về việc đó ?
- Trong thời đại ngày nay hội nhập và phát triển. Có nhiều thuận lợi chúng ta tiếp xúc với những luồng văn hoá hiện đại có nhiều cái tốt cái xấu vì vậy cần tiếp thu có chọn lọc trên cơ sở giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
- Sống theo làm việc và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại
đ ý nghĩa của việc học tập phong cách Hồ Chí Minh (hoà nhập nhưng không hoà tan, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc ....)
? Để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh tác giả đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật gì?
Nghệ thuật
- Kết hợp giữa kể và bình luận
-Liệt kê ,so sánh .
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
- Đan xen thơ NBK cách dùng từ Hán việt ...
- Đối lập: Vĩ nhân mà giản dị gần gũi, am hiểu mọi nền văn hoá mà hết sức dân tộc, Việt Nam
*Ghi nhớ 
1. Nghệ thuật
? Qua đó văn bản đề cập tới nội dung gì?
? Đọc ghi nhớ trong SGK
2. Nội dung
4. Kiểm tra đánh giá (Hoạt động 3)
?: Những biểu hiện nào sau đây không phải là người có văn hoá? Đánh dấu x vào ô trống
1. ă Nhuộm các màu vàng, trắng, xanh trên tóc
2. ă Thích nói chen tiếng nước ngoài
3. ă Nói năng lịch sự lễ phép
4. ă Tôn sùng nhạc Tây, nhạc Tàu
5. ă Biết gạn đục khơi trong khi giao tiếp
? Em hãy nêu suy nghĩ của em khi nhin thấy một bạn có mái tóc đốm bạc, đốm vàng , nâu...?Em rút ra bài học cho mình qua tìm hiểu văn bản này ?
-Phải sống có văn hoá 
-Hiểu thế nào là “mốt “ là hiện đại trong nói ...
? Em biết những câu chuyện nào về phong cách sống của Bác?
? Em thuộc những bài hát nào về người "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người", "Lời Bác dặn trước lúc đi xa"
5. Hướng dẫn ... lớp) tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
H:Nêu cách đọc bài thơ
.GV đọc mẫu 1 lần 
Gọi 2 h/s đọc .
 Đọc chú tích trong SGK ?
H: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả ?
- Giáo viên giới thiệu thêm những tác phẩm của tác giả sẽ học ở cấp 3.NKĐ thời k/c chống Mĩ cứu nước ,ông sống và c.đ tại c/t Trị Thiên .
H: Đọc chú thích và nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ ?
- Khúc ra đời giữa năm tháng quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên cả 2 miền Nam Bắc. Thời kỳ này cuộc sống CB nhân dân trên các chiến khu vô cùng gian nan thiếu thốn. CB nhân dân vừa phải bám đất bám rẫy vừa phải tăng gia sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu bảo vệ căn cứ kháng chiến. Nguyễn Khoa Điềm chứng kiến hình ảnh người mẹ dân tộc Tà - ôi địu con giã gạo khơi nguồn cho bài thơ ra đời.
H: Nêu bố cục của bài thơ ?
Giáo viên chốt rồi chuyển
 - Giọng thiết tha trìu mến. Lưu ý các đoạn điệp khúc. Các câu thơ có đối xứng nhịp ngắt đều đặn ở giữa dòng để tạo âm điệu dìu dặt vấn vương của lời ru.
-H/s lắng nghe gv hướng dẫn .
-Hs lắng nghe g/v đọc .
-H/s đọc
 - Sinh 1943 quê Thừa Thiên Huế. Sau khi tốt nghiệp ĐHSP 1964 Ngyễn Khoa Điềm về quê hương miền Nam tham gia chiến đấu ông thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc. 
+ Hiện ông giữ nhiều cương vị cấp cao của Đảng và nhà nước.Ông là tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam uỷ viên bộ chính trị trưởng ban tư tưởng văn hoá trung ương (2000) 
- Sáng tác 1971 khi đang công tác ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên. 
- Bài thơ chia làm 3 khúc mỗi khúc gồm 2 khổ thơ.
II- Đọc và tìm hiểu chú thích.
1.Đọc
2.Chú thích
a.. Tác giả.
- Nguyễn Khoa Điềm sinh 1943 tại Thừa Thiên Huế, trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ
b. Tác phẩm
* Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh đọc biểu văn bản.
	Mục tiêu: Học sinh nắm được giá trị của văn bản.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
cần đạt
H4: Nêu phương thức biểu đạt chính của bài thơ và thể thơ?
H5: Cũng viết theo phương thức biểu cảm, thể thơ tự do. Song bài khúc hát ra có cách thể hiện giống như các bài thơ trước em đã học không? Vì sao?
- Dù không sử dụng thể thơ 6/8 như những bài hát ru truyền thống nhưng Nguyễn Khoa Điềm những lời thơ giản dị trở lại dìu dặt, êm đềm đưa đứa trẻ vào giấc ngủ sâu và là dịp gửi gắm tâmtình của người mẹ.
H6: Từ đó em hãy xác định bố cục của toàn bài và đặt tên cho từng khúc ru 
Gọi học sinh đọc to khúc hát ru thứ nhất
H7: Khúc hát ru thứ nhất là lời ru của ai? Em có nhận xét gì về âm điệi của những lời ru ấy?
- Lời thơ như an ủi dỗ dành, viết về em bé ngủ ngoan trên lưng mẹ àDường như nhà thơ đã hoá thân – hoà mình với mẹ để thốt ra những lời yêu thương từ trong sâu thẳm trái tim mình.
H8: Mẹ Tà ôi đã tâm tình với con điều gì trong hoàn cảnh nào? 
H9: Trong lời tâm tình ấy, câu thơ nào em cho là hay nhất? Vì sao?
H11: Theo em từ “ nghiêng” trong “ nhịp chày” là loại từ nào mà em đã được học? Cho biết tác dụng của nó trong văn cảnh này?
- Giáo viên mô tả công việc giã gạo chày tay.
H12: Hình dung liên tưởng của em về người mẹ trong lời thơ “ Mồ hôi mẹ rơi lời” chú ý về nghệ thuật sử dụng ở đây?
- “ Lưng đưa nôi và tim hát bằng lời”1 câu thơ hay mới lạ và cảm động. Mẹ lao động vất vả song đưa nôi không phải bằng tay mà bằng lưng và hát bằng tim không phải bằng miệngàTiếng hát tự trong đáy thẳm sâu tâm hồn 
- Lưng mẹ là chiếc nôi để con lớn lên. Tim mẹ dòng suối dạt dào tình mẫu tử. Lời ru theo nhịp giãBé Cu Tai thì ngủ say theo nhịp ru của mẹ. Hai mẹ con cùng chung một nhịp mẹ làm con ngủ ngoan
H13: Qua khúc tâm tình vừa tìm hiểu, em cảm nhận được những gì về tình cảm người mẹ dân tộc này?
H14: Quan sát tiếp khúc ru. Trước bốn câu là dấu- Vậy dấu- được sử dụng nhằm mục đích gì?
H15: Trong lời ru của mẹ có bao nhiêu điều thương? Đọc lên? Chỉ ra biện pháp nghệ thuật sử dụng và cái hay của biện pháp ấy?
H16: Trong lời ru của mẹ không chỉ có điều thương mà có cả điều ước nữa. Vì sao mẹ chỉ ước có “ hạt gạo trắng ngần” và bé Cu Tai đủ sức vung chày nún sân? Em nghĩ gì về điều ước này?
Thảo luận nhóm 2
H17: Vì sao tác giả lại viết ”Con mơ cho mẹ “ mà không viết mẹ mơ cho con hoặc mẹ mơ con sẽ ý nghĩa của cụm từ này?
- Đó chính là tình yêu thương vô bờ bến của mẹ đối với bé Cu Tai
T57
Yêu cầu học sinh đọc khúc hát ru thứ 2
H18: Trong khúc hát ru thứ hai, có hình ảnh người mẹ tỉa bẳp trên núi Ka Lư. Và được đặc tả qua những chi tiết nào?
H19: Chi tiết này gợi liên tưởng điều gì về người mẹ.
H20: Em cảm nhận thế nào về hình ảnh nghệ thuật “Mặt trời” qua hai câu thơ? Phân tích cái hay về biện pháp nghệ thuật? 
H21: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật ở đây? Tác dụng diễn đạt?
H22: Trong lời ru tiếp theo của mẹ có điều gì day dứt? Điều đó phản ánh tấm lòng của mẹ đối với dân làng như thế nào? 
H23: Lúc này mẹ ước điều gì? Đó là một điều ước như thế nào? 
Tình thương gắn liền với điều ước đã nói với ta về một người mẹ như thế nào? 
Đọc khúc hát ru thứ 3
H24: Hình ảnh người mẹ Tà - Ôi hiện lên ở đây có gì khác trước?
H25: Vì sao mẹ phải làm những công việc đó? Từ đây đức tính của ngưòi mẹ Tà- Ôi được bộc lộ như thế nào? 
H26: Trong lời ru cuối văn bản có điều thương mới nào? Tại sao tình thương của mẹ dành cho đất nước? 
H27: Người mẹ ấy đã ước điều gì? Vì sao ước điều đó? Qua đây em hiếu như thế nào về người mẹ dân tộc này?
Thảo luận
H28: Qua từng khúc ru mơ ước của mẹ về con trai yêu quý phát triển mở rộng với mơ ứơc về nhân dân, đất nước,cách mạng. Em có đồng ý không? Vì sao?
Gọi học sinh đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: Luyện tập (5’)
H29: Khúc hát ru  có gì kế thừa và đổi mới so với những khúc hát ru truyền thống?
Bài tập chắc nghiệm: khoanh tròn chữ cái đầu dòng. Nhận định nào không phù hợp với nội dung tư tưởng được thể hiện qua bài thơ
- Biểu cảm thể thơ tự do: 8 tiếng
- Bài viết dưới dạng các khúc hat ru. Các hình ảnh thơ đầu khúc ru lặp lại như một điệp khúc ở từng lời ru trực tiếp nhịp thơ lại được ngắt đều giữa dòng. Kết cấu cân đối nhiều điệp khúc phù hợp với thể loại hát ru
- Ba phần:
Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương bộ đội
Khúc hát ru của người mẹ thương con thương dân làng 
Khúc hát ru của người mẹ thương con thương đất nước
Đọc khúc hát ru đầu
- Lời ru của tác giả - lời ru của mẹ. Ru con Cu Tai.
+ Âm điệu êm ái dịu dàng thiết tha- thể hiện tình cảm yêu thương gần gũi của tác giả
- Lao động: giã gạo vừa địu con trên lưng vừa giã gạo góp phần nuôi bộ đội 
- “ Nhịp chày nghiêng” câu thơ vừa tả thực việc làm và tư thế lao động của người mẹ miệt mài đầy ấn tượng vừa biểu hiện tình cảm xúc động của người mẹ đối với con- với bộ đội
- Từ tượng hình câu thơ độc đáo- giàu sức tạo hình. Nó gợi ra công việc lao động giã gạo vất vả. Địu trên lưng đứa bé cũng nghiêng lệch, trao đảo theo điệu giã- Dập dờn lên nghiêng lệch hẳn đi- đứa bé cũng nhọc nhằn chẳng kém gì mẹ
- Một loạt các hình ảnh hoán dụ (mồ hôi, má vai) được sử dụng tài tình kết hợp với từ láy nhấp nhô - diễn tả sinh động không chỉ sự thiếu thốn gầy gò của mẹ mà con là sự cố gắng trong công việc nặng nhọc kéo dài theo nhịp chày lên xuống- một người mẹ nhỏ nhắn gầy guộc đang lao động cật lực trong khi vẫn chăm chú đến giấc ngủ của con.
- Người mẹ lao động, chịu thưong, chịu khó hết mực thương con và giàu đức hi sinh
- Đánh dấu trực tiếp của nhân vật ( lời ru của người mẹ Tà Ôi ) 
- Thương A Kay thương bộ độià liệt kê điệp ngữ: Khẳng định tình cảm của mẹ lòng thương con gắn liền với tình yêu người kháng chiến( bộ đội): riêng –chung
- Ước mơ gắn liền với công việc cụ thể. Mối liên hệ tự nhiên chặt chẽ mẹ mong ước có gạo để nuôi bộ đội, mong con mau khôn lớn
+ Ước mơ nhỏ nhoi như cuộc đời người mẹ
Thảo luận nhóm
- Tác giả không để người mẹ trực tiếp nói mẹ mơ, mẹ ước điều này điều kia. Với cum từ” con mơ cho mẹ” người mẹ đã gửi trọn niềm mong mỏi vào giấc mơ của con. Mong con ngủ ngoan và có giấc mơ đẹp
+ Đây là cách nói mới lạ độc đáo. Nhà thơ muốn nhấn mạnh sự thống nhất gắn bó máu thịt giữa hai mẹ con.
+ Giai điệu lời ru càng thêmthiết tha tin tưởngàCâu cuối là niềm ước mong- niềm tin niềm tự hào của người mẹ
Đọc khúc hát thứ 2
- Lưng núi thì to lưng mẹ thì nhỏ 
em nằm trên lưng
- Lao động nhọc nhằn mà kiêu hãnh 
- ẩn dụ: Từ mặt trời vũ trụ, nhà thơ liên tưởng đến mặt trời của mẹ đó là em Cu Tai. Em là con yêu là hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ giúp mẹ vượt qua những gian khó nhọc nhằn
- Phép đối à làm nổi bật những gian lao và hi vọng mãnh liệt nơi người mẹ dân tộc Tà Ôi
- Dân làng đói khổ: Mẹ thương A Kay mẹ thương làng đói 
+ Muốn cưu mang, chia sẻ giàu tình yêu thương cộng đồng
- Ước được mùa: Con mơ à con có sức làm nương giỏi 
+ Ước mơ giản dị chân thật, chính đáng vì ấm no của mọi người
+ Thương người, biết sống vì người khác
Đọc
- Người mẹ, chuyển lán, đạp rừng, không chỉ yêu thương con mà hành động vì tình yêu thương
- Đất nước có chiến tranh
+ Can đảm, dũng cảm
- Đất nước đang gian lao vì giặc Mỹ. Đất nước phải đứng lên cầm súng diệt thù. Người mẹ đầy đức hy sinh. Yêu nước – người mẹ chiến sĩ.
- Ước được gặp Bác Hồ - Ước con được sống đất nước tự do – Hoà bình yên vui hạnh phúc à Bà mẹ yêu nước nồng nàn – tha thiết với độc lập tự do.
Thảo luận nhóm
- Hoàn toàn đúng
HS tự bộc lộ
Đọc ghi nhớ
Suy nghĩ bài tập 1
- Điểm chung: Kế thừa: Tình yêu thương con vô bờ, mơ ước con cái nên người, vượt mọi gian khổ hy sinh vì con, giọng điệu ngọt ngào thắm thiết.
- Điểm riêng mới: Đây là khúc hát ru ân tình cách mạng. Thống nhất hài hoà giữa tình yêu con và lòng yêu ước. Bà mẹ và người chiến sĩ. Thể thơ tám tiếng/ nền nhịp đều có những đổi mới hiện đại.
A. Thể hiện tình yêu quê hương đất nước thiết tha.
B. Thể hiện ý chí chiến đấu cho độc lập tự do của dân tộc
C. Thê hiện khát vọng và niềm tin chiến thắng giặc Mỹ, thống nhất đất nước.
D. Thể hiện niềm tự hào và truyền thống chiến đấu của cha ông
II. Tìm hiểu văn bản
1. Khúc hát ru thứ nhất
- Mẹ tỉa bắp trên núi
- Công việc gian khổ nhưng xay xưa.
- Mẹ di chuyển lực lượng gia chiến đấu.
- Trực tiếp tham gia chiến đấu với tinh thần lao động bền bỉ.
- Thắm thiết tình yêu con, buôn làng, quê hương, độc lập-tự do.
- Lòng yêu nước.
Hình ảnh người mẹ Tà Ôi
- Thương con, thương bộ đội
2. Khúc hát ru thứ hai
-Mỗi lời ru là một ước nguyện khác gắn liền với công việc.
- - Tình yêu tha thiết của mẹ với con.
- Tình yêu con gắn liền với tình yêu nước.
- Người mẹ lao động nhọc nhằn kiêu hãnh - Yêu con thương dân làng
3. Khúc hát ru thứ ba
- Người mẹ chiến đấu
- Yêu con – yêu đất nước
+ Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập
Bài tập 1
Bài tập 2
{ Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài tiếp theo (3’)
- Học thuộc lòng bài thơ và phần ghi nhớ trong SGK
- Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về người mẹ Tà Ôi trong bài thơ.
- Soạn theo câu hỏi trong SGK. Khúc hát ru những em. Bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 9 hkI(1).doc