LUYỆN TẬP
LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN
(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
-Củng cố tri thức về yêu cầu, về cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã học ở tiết trước.
-Qua hoạt động luyện tập cụ thể mà nắm vững, thành thạo thêm kỹ năng tìm ý, lập ý, kỹ năng viết một bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
* CHUẨN BỊ:
-HS: Đọc bài, soạn. -GV: SGK, SGV, bảng phụ, bảng con.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
TIẾT 120. TẬP LÀM VĂN. LUYỆN TẬP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) * MỤC TIÊU BÀI HỌC: -Củng cố tri thức về yêu cầu, về cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã học ở tiết trước. -Qua hoạt động luyện tập cụ thể mà nắm vững, thành thạo thêm kỹ năng tìm ý, lập ý, kỹ năng viết một bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). * CHUẨN BỊ: -HS: Đọc bài, soạn. -GV: SGK, SGV, bảng phụ, bảng con. * TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ * Hoạt động 1 (4’) (KHỞI ĐỘNG). -Ổn định lớp: -Kiểm tra bài cũ: -Giới thiệu bài: -Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh. -Hỏi: Nêu các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích và dàn bài chung? -Tiết học hôm nay sẽ giúp các em luyện tập viết văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) qua một đề văn cụ thể. -Lớp trưởng báo cáo. -Trả lời: Phần I ở vở. * Hoạt động 2 (38’) (LUYỆN TẬP) (yêu cầu HS về nhà thực hiện viết dàn bài vào vở theo nội dung chính): a.Mở bài: Giới thiệu chung. b.Thân bài: -Nhân vật bé Thu. -Nhân vật ông Sáu. -Những nhân vật khác. c.Kết bài: -Thành công của truyện ngắn. -Rút ra bài học. -GV treo bảng phụ đề bài “cảm nhận của em về đoạn trích truyện chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng”. GoÏi HS đọc. -Yêu cầu HS thực hiện, giao nhiệm vụ. (HĐ nhóm 3 bàn, làm vào bảng con). -HS đọc. -HS chia nhóm thảo luận. Đại diện treo bảng con lên bảng, nhóm khác nhận xét. * Hoạt động 3 (3’) (CỦNG CỐ, DẶN DÒ) -Về nhà làm BT. Chuẩn bị “sang thu”. * Câu hỏi soạn: 1.Sự biến đổi của đất trời khi sang thu? 2.Cảm xúc của nhà thơ? *Ra đề bài viết số 6 ở nhà nghị luận văn học (đề ở sổ chấm trả bài). TUẦN 25 Ngày soạn: Ngày dạy: BÀI 24 TIẾT 121. VĂN HỌC. SANG THU * MỤC TIÊU BÀI HỌC: -Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối cuối hạ sang đầu thu. -Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca. * CHUẨN BỊ: -HS: Đọc bài, soạn. -GV: SGK, SGV. * TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ * Hoạt động 1 (5’) (KHỞI ĐỘNG). -Ổn định lớp: -Kiểm tra bài cũ: -Giới thiệu bài: -Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh. -Hỏi: Đọc thuộc lòng và phân tích hai khổ thơ đầu của bài thơ “viếng lăng Bác”? -Hỏi: Đọc thuộc lòng và phân tích hai khổ thơ cuối của bài thơ “viếng lăng Bác”? -Hữu Thỉnh là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn, về mùa thu. Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biế chuyển nhẹ nhàng. Bài “sang thu” mà chúng ta sẽ học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về tâm tình của nhà thơ Hữu Thỉnh. -Lớp trưởng báo cáo. -Trả lời: Đọc thuộc lòng và phân tích phần 1, 2 ở vở. -Trả lời: Đọc thuộc lòng và phân tích phần 3, 4 ở vở. * Hoạt động 2 (31’) (ĐỌC HIỂU VĂN BẢN) I.Tìm hiểu chung: 1.Tác giả: Hữu Thỉnh, sinh năm 1942 (SGK). 2.Xuất xứ: bài thơ được sáng tác cuối năm 1977, in lần đầu tiên trên báo văn nghệ. II.Phân tích văn bản: 1.Sự biến đổi của đất trời sang thu: -Các hình ảnh: hương ổi trong gió, sương chùng chình, sông dềnh dàng, chim vội vã, mây trôi, còn nắng nhưng bớt mưa, -Các từ láy có sức gợi tả, gợi cảm: chùng chình, dềnh dàng, vội vã. -Hình ảnh thơ: hình ảnh nhân hoá bất ngờ, thú vị, tinh tế, hấp dẫn. 2.Cảm xúc của nhà thơ: -Quan sát chăm chú, tinh tế. -Thả hồn mình cùng sự chuyển mùa của thiên nhiên, đất trời: có một chút ngỡ ngàng, một chút bâng khuâng và bao trùm là niềm vui trước tạo vật. Þ Tác giả cảm nhận mùa thu bằng nhiều giác quan. -Gọi HS đọc chú thích *. -GV thuyết giảng thêm về xuất xứ. -Hướng dẫn HS đọc văn bản: Chậm, thể hiện tình cảm. GV đọc mẫu một đoạn rồi gọi HS đọc. * Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu sự biến chuyển của đất trời khi sang thu. -Hỏi: Những từ ngữ, hình ảnh nào diễn đạt sự chuyển mùa? -Hỏi: Nêu giá trị gợi cảm của các chi tiết, hình ảnh đó? (chú ý các từ láy). -Hỏi: Hãy bình luận hình ảnh thơ: “Có đám mây sang thu”? * Chuyển ý: Miêu tả sự chuyển mùa, tác giảđã thể hiện những tâm tư tình cảm gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu phần kế tiếp. -Hỏi: Qua cách miêu tả sự chuyển mùa, em có nhận xét gì về sự quan sát và cảm xúc của tác giả? -Hỏi: Tác giả đã cảm nhận mùa thu bằng những giác quan nào? Hãy chứng minh? -Hỏi: Theo em, nét riêng của thời điểm giao mùa hạ – thu này được Hữu Thỉnh thể hiện đặc sắc qua hình ảnh, câu thơ nào? -Gọi HS đọc câu 3 (đọc hiểu văn bản SGK) từ “Em hiểu thế nào hết”. Xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn). -HS đọc. -Ghi nội dung. -HS đọc. -Trả lời (như nôïi dung ghi). -Trả lời (như nôïi dung ghi). -Trả lời (như nôïi dung ghi). -Trả lời (như nôïi dung ghi). -Trả lời: khứu giác, thính giác , thị giác, xúc giác. -Trả lời: (Mỗi em có thể nêu một hình ảnh, câu thơ nào đó thể hiện đặc sắc nhất theo cảm nhận của mình. Nhưng cần chú ý yêu cầu các em biết trình bày một cách rõ ràng, chứng minh một cách thuyết phục cảm nhận ý kiến ấy). -HS đọc. Trả lời: Ông gửi gấm suy ngẫm: khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. * Hoạt động 3 (7’) (TỔNG KẾT) III.Tổng kết: Từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Điều ấy đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm. -Hỏi: Em hãy nhận xét chung về những cảm nhận của tác giả khi trời chuyển sang thu? Những hình ảnh được sử dụng trong bài? * Luyện tập: -Gọi HS đọc BT, về nhà thực hiện. -Trả lời (như nôïi dung ghi). -HS đọc. * Hoạt động 4 (2’) (CỦNG CỐ, DẶN DÒ) -Gọi HS đọc ghi nhớ ở SGK. -Học bài, thuộc lòng bài thơ. Chuẩn bị “nói với con”. * Câu hỏi soạn: Câu 1,2,3,4,5 tr 73, 74 SGK. -HS đọc. TIẾT 122. VĂN HỌC. NÓI VỚI CON * MỤC TIÊU BÀI HỌC: -Cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bĩ của dân tộc mình qua lời thơ của Y Phương. -Bước đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể, gợi cảm của thơ ca miền núi. * CHUẨN BỊ: -HS: Đọc bài, soạn. -GV: SGK, SGV. * TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ * Hoạt động 1 (4’) (KHỞI ĐỘNG). -Ổn định lớp: -Kiểm tra bài cũ: -Giới thiệu bài: -Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh. -Hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ “sang thu”, trình bày về tác giả Hữu Thỉnh nêu cảm xúc của nhà thơ trong bài? -Lòng yêu thương con cái, ước mong thế hệ sau tiếp nối xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, quê hương vốn là một tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam ta suốt bao đời nay. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về tình cảm ấy qua bài “nói với con”. -Lớp trưởng báo cáo. -Trả lời: Đọc thuộc lòng, chú thích * tr 71, phần phân tích 2 ở vở. * Hoạt động 2 (30’) (ĐỌC HIỂU VĂN BẢN) I.Tìm hiểu chung: 1.Tác giả: Y Phương, sinh năm 1948 (SGK). 2.Bố cục: 2 đoạn -Đoạn 1: “từ đầu nhất trên đời”: con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong cuộc sống lao động của quê hương. -Đoạn 2: “phần còn lại”: lòng tự hào về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy. II.Phân tích văn bản: 1.Đoạn 1: -Người cha nói với con về tình cảm cha mẹ dành cho con. -Không khí gia đình đầm ấm, ngọt ngào, êm ái. -Cuộc sống lao động ở quê hương cần cù, vui tươi, gắn bó. -Rừng núi quê hương thơ mộng, nghĩa tình. -Thiên nhiên che chở, nuôi dưỡng con người về tâm hồn, lối sống. 2.Đoạn 2: -Người đồng mình: vất vã, nghèo khó, mộc mạc nhưng mạnh mẽ, giàu chí khí, nhẫn nại, cần cù, gắn bó với quê hương. -Người cha muốn con phải có nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương, có ý chí, chấp nhận, vượt qua gian nan thử thách, tự hào với truyền thống của quê hương. Þ Người cha thể hiện tình cảm yêu thương trìu mến thiết tha và niềm tin tưởng của mình đối với con để con có đủ tự tin bước vào đời. -Gọi HS đọc chú thích *. -Hướng dẫn HS đọc văn bản: Đọc với giọng nhẹ nhàng, thiết tha như lời tâm tình. GV đọc mẫu một đoạn rồi gọi HS đọc. -Hỏi: Bài thơ dược làm theo thể thơ gì? -Gọi HS đọc chú thích. -Gọi HS chia bố cục của bài. Nêu ý chính của mỗi đoạn. * Chuyển ý: Chúng ta sẽ phân tích đoạn một của bài thơ. -Gọi HS đọc lại đoạn 1. -Hỏi: Qua đoạn 1, em thấy người cha nói với con điều gì? -Hỏi: Tìm những câu thơ thể hiện tình cảm cha mẹ dành cho con? -Hỏi: Em cảm nhận được tình cảm gì qua bốn câu thơ này? -Hỏi: Eùm có nhận xét gì về không khí gia đình được thể hiện ở đây? -Hỏi: Không những thế mà con còn lớn lên trong sự đùm bọc của quê hương. Em hãy tìm những hình ảnh thơ đó? -Hỏi: Em hiểu như thế nào về cuộc sống lao động qua hai câu thơ: “Đan lờ câu hát”? -Hỏi:“Rừng cho hoa tấm lòng”, cảnh rừng núi nơi đây như thế nào? -Hỏi: Thiêm nhiên đối với con người ra sao? * Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp đoạn 2 của bài thơ. -Gọi HS đọc đoạn còn lại. -Hỏi: Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp gì của người “đồng mình”? -Hỏi: Người cha nhắc nhở con trên đường đời phải như thế nào? (HĐ nhóm 2 bàn). -Hỏi: Em cảm nhận như thế nào về tình cảm của người cha đối với con trong bài thơ? Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời này là gì? * Chuyển ý:Ta sẽ tìm hiểu phần tổng kết để thấy được tình cảm của tác giả thể hiện qua bài thơ. -HS đọc. -HS đọc. -Trả lời: Thơ tự do. -HS đọc. -Trả lời (như nôïi dung ghi). -HS đọc. -Trả lời (như nôïi dung ghi). -Trả lời: (Bốn câu đầu). -Trả lời: Tình cảm cha mẹ dành cho con thật bao la, ngọt ngào, -Trả lời (như nôïi dung ghi). -Trả lời: (HS tìm hiểu tiếp ở 7 câu thơ tiếp theo). -Trả lời (như nôïi dung ghi). -Trả lời (như nôïi dung ghi). -Trả lời (như nôïi dung ghi). -HS đọc. -Trả lời (như nôïi dung ghi). -HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi). -Trả lời (như nôïi dung ghi). * HOẠT ĐỘNG 3 (8’) (TỔNG KẾT) III.Tổng kết -Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương à ý chí vươn lên trong cuộc sống. -Giọng trìu mến thiết tha, cách nói dùng nhiều hình ảnh dân tộc miền núi. -Hỏi: bài thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả? Tình cảm ấy như thế nào? -Hỏi: Em hãy nhận xét về nghệ thuật của bài thơ? * Luyện tập: -Gọi HS đọc BT, về nhà thực hiện. -Trả lời (như nôïi dung ghi). -Trả lời (như nôïi dung ghi). -HS đọc. * Hoạt động 4 (3’) (CỦNG CỐ, DẶN DÒ) -Hỏi: Hãy nêu cảm nghĩ của em sau khi học qua văn bản? -Học bài. Chuẩn bị “nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý”. * Câu hỏi soạn: BT1,2 (I) tr 74, 75 SGK. -Trả lời: Yêu quê hương, yêu kính cha mẹ,
Tài liệu đính kèm: