Giáo án Ngữ văn 9 – Kì II – Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Nhanh

Giáo án Ngữ văn 9 – Kì II – Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Nhanh

TUẦN 20 Ngày soạn:

 Ngày dạy:

 Tiết 91 Số tiết: 2 tiết

BÀN VỀ ĐỌC SÁCH ( trích)

 Chu Quang Tiềm

I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.( Tiết 1).

Giúp HS:

1/ Kiến thức:

- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Phương pháp đọc sách có hiệu quả.

2/ Kỹ năng:

 - Biết cách đọc – hiểu một văn bản dịch ( không sa đà vào phân tích ngôn từ).

 - Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.

 - Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.

II/ CHUẨN BỊ:

- GV: giáo án – SGK

- HS: tập vở - SGK

III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG.

1/Ổn định lớp.

2/ Kiểm tra bài cũ.

3/ Bài mới.

* Giới thiệu bài

 

doc 199 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 585Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 – Kì II – Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Nhanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20	Ngày soạn:
	Ngày dạy:
 Tiết 91	Số tiết: 2 tiết
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH ( trích)
 Chu Quang Tiềm
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.( Tiết 1).
Giúp HS:
1/ Kiến thức:
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Phương pháp đọc sách có hiệu quả.
2/ Kỹ năng:
	- Biết cách đọc – hiểu một văn bản dịch ( không sa đà vào phân tích ngôn từ).
	 - Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
	- Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: giáo án – SGK
- HS: tập vở - SGK
III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG.
1/Ổn định lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ.
3/ Bài mới.
* Giới thiệu bài
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Bổ sung
Hướng dẫn tìm hiểu chung.
- GV:Yêu cầu HS đọc chú thích * SGK. 
- HS: Đọc chú thích về tác giả SGK. Và nêu vài nét chính về tác giả, tác phẩm
 - GV: Nhận xét, bổ sung: Ông bàn về việc đọc sách và nhấn mạnh vai trò của việc đọc sách. Lời bàn là cả tâm huyết truyền cho thế hệ sau 
 - GV: Hướng dẫn đọc: rõ ràng, khúc chiết, thể hiện giọng điệu lập luận. 
 Đọc mẫu 1 đoạn và cho HS tham khảo các từ khó SGK.
- HS: Đọc các phần còn lại
- GV: gọi HS nêu phương thức biểu đạt chính.
- HS: Phát biểu
- GV: Yêu cầu HS phân chia bố cục
- HS: 3 phần.
- Phần 1: Từ đầu. thế giới mới →Tầm quan trọng của việc đọc sách.
- Phần 2: Tiếp theo tiêu hao lực lượng.
Các khó khăn và cách chọn sách.
- Phần 3: Các đoạn còn lại
→Phương pháp đọc sách.
I/ Tìm hiểu chung.
1/ Tác giả - tác phẩm
a/ Tác giả
Chu Quang Tiềm ( 1897-1986), là nhà mĩ học, nhà lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
b/ Tác phẩm 
Trích dịch từ sách danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nổi buồn của việc đọc sách.
2/ Đọc – giải thích từ
 (SGK)
3/ Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
Hướng dẫn đọc – tìm hiểu văn bản
- GV: Qua lời bàn của tác giả, em tấy việc đọc sách có ý nghĩa gì?
- HS: phát biểu
- GV: Để nâng cao học vấn thì đọc sách có tầm quan trọng như thế nào?
- HS: - Sách ghi chép và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích lũy được.
- Sách được xem là cột mốc trên con đường phát triển.
- Là kho tàng kinh nghiệm của con người nung nấu mấy nghìn năm.
- GV Nhận xét, bổ sung: Không thể thu được các thành tựu mới trên con đường phát triển học thuật nếu như không biết thừa kế thành tựu của các thời đã qua.
Quan hệ giữa hai ý nghĩa đó như thế nào?
- HS: phát biểu
Hướng dẫn tự học
- Lập lại hệ thống luận điểm trong toàn bài.
- Ôn lại những phương pháp nghị luận đã học.
II/ Đọc – tìm hiểu văn bản.
1/ Nội dung.
a/ Tầm quan trọng của việc đọc sách
- Sách là kho tàng kiến thức quý báu, là di sản tinh thần của loài người đúc kết được trong hàng nghìn năm.
- Là con đường quan trọng của việc phát triển học vấn.
- Là con đường tích lũy nâng cao vốn tri thức cho loài người.
.
 4/ Củng cố.
 Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội?.
 5/ Dặn dò.
- Xem lại nội dung bài.
- Làm các BT trong SGK.
- Chuẩn bị: Phần còn lại của bài.
IV/ PHẦN RÚT KINH NGHIỆM.
	Ngày soạn:
	Ngày dạy:
 Tiết 92	Số tiết: 2 tiết
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH ( tiếp theo)
 Chu Quang Tiềm
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT( Tiết 2).
Nối tiếp tiết 1
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: giáo án – SGK
- HS: tập vở - SGK
III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG.
1/Ổn định lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ.
3/ Bài mới.
* Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Bổ sung
Tiếp tục hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
Tại sao cần phải lựa chọn sách khi đọc?
- GV: Vậy, cần phải lựa chọn sách như thế nào?
- HS: phát biểu
- GV: Nhận xét, chốt: Khi đọc tài liệu chuyên sâu, cũng không thể xem thường việc đọc các loại sách thường thức, loại sách gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình. Tác giả khẳng định thật đúng “ Trên đời không có học vấn nào là cô lập tách rời học vấn khác”. Vì thế “ Không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn”. Ý kiến này chứng tỏ kinh nghiệm, sự từng trải của một học giả lớn.
- GV: Tác giả hướng dẫn cách đọc sách như thế nào?
- HS: Đọc lại phần 2
Sách nhiều, Chọn tinh, đọc kỹ
- GV Chốt: không nên đọc tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân mà phải đọc có kế hoạch. Thậm trí đối với người nuôi chí lập nghiệp trong một môn học vấn thì đọc sách là một công việc cần thiết, một cuộc chuẩn bị âm thầm đầy hiệu quả.
Từ đó em rút ra được những cách đọc sách nào?
- HS: Nêu phương pháp đọc sách của bản thân.
- GV: nhận xét.
- GV: Nêu giá trị nghệ thuật của văn bản.
- HS: Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von, cụ thể và thú vị.
- GV: Nêu ý nghĩa của văn bản.
- HS: phát biểu.
Hướng dẫn tự học
- Lập lại hệ thống luận điểm trong toàn bài.
- Ôn lại những phương pháp nghị luận đã học.
II/ Đọc – tìm hiểu văn bản.
1/ Nội dung.
b/ Khó khăn của việc đọc sách và các chọn lựa sách.
- Sách nhiều khiến người đọc đọc không chuyên sâu, không nghiền ngẫm.
- Chọn tinh, đọc kỹ những quyển có lợi cho mình và cần phải chú trọng đến các tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn.
c/ Phương pháp đọc sách.
- Không đọc qua loa, đại khái mà vừa đọc vừa suy nghĩ.
- Đọc phải có kế hoạch và hệ thống.
2/ Nghệ thuật.
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí.
- Dẫn dắt tự nhiên, xác đáng bằng giọng chuyện trò, tâm tình của một học giả có uy tín đã làm tăng tính thuyết phục của văn bản.
- Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von, cụ thể và thú vị.
3/ Ý nghĩa.
Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chọn sách, cách đọc sách sao cho có hiệu quả.
.
4/ Củng cố.
- Nêu khó khăn của việc đọc sách.
- Khi đọc sách cần phải đọc như thế nào?
5/ Dặn dò.
- Nắm vững nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài “ khởi ngữ”.
IV/PHẦN RÚT KINH NGHIỆM.
 	 Ngày soạn:
	Ngày dạy:
 Tiết 93	Số tiết: 1 tiết
KHỞI NGỮ 
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
Giúp HS:
1/ Kiến thức:
- Đặc điểm của khởi ngữ.
- Công dụng của khởi ngữ. 
2/ Kỹ năng:
- Nhận diện khởi ngữ ở trong câu.
- Đặt câu có khởi ngữ.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: giáo án – SGK.
- HS: tập vở - SGK
III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG.
1/Ổn định lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ.
3/ Bài mới.
Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Bổ sung
Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ.
- GV:Gọi HS đọc ví dụ SGK
- HS: Đọc ví dụ
- GV: ghi các từ in đậm lên bảng.
- GV:Yêu cầu HS phân biệt phần in đậm với chủ ngữ.
- HS: phát biểu
- GV: Trước các từ ngữ in đậm nói trên, có ( hoặc có thể thêm) những quan hệ từ nào?
- HS: phát biểu
- GV: Các từ trên có quan hệ ý nghĩa trong câu như thế nào?
Vậy khởi ngữ là gì? Vai trò của nó trong câu?
 Hướng dẫn luyện tập
- GV: Gọi HS lần lượt làm các bài tập SGK.
- HS: thực hiện theo yêu cầu.
- GV: Yêu cầu HS viết lại các câu trong SGK bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ.
- HS: lên bảng chuyển đổi câu.
Hướng dẫn tự học
Tìm câu có thành phần khởi ngữ trong một văn bản đã học.
I/ Đặc diểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
1/ Phân biệt từ ngữ in đậm với chủ ngữ trong những câu SGK.
a/ Còn anh.
b/ Giàu.
c/ Các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ.
* Chủ ngữ: anh (2), tôi, chúng ta.
* Phân biệt:
- Về vị trí: Các từ ngữ in đậm đứng trước chủ ngữ
- Về quan hệ với chủ ngữ, vị ngữ: Các từ ngữ in đậm không có quan hệ với chủ ngữ và vị ngữ.
2/ Kết luận:
- Đặc điểm của khởi ngữ:
+ Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
+ Trước khởi ngữ thường có thể thêm các từ như: về, đối với.
- Công dụng của khởi ngữ: nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
II. Luyện tập.
1/ Bài tập 1: ( SGK).
a.Điều này
b.Đối với chúng mình
c.Một mình
d.Làm khí tượng
e.Đối với cháu
2/ Bài tập 2: ( SGK)
- Làm bài thì anh ấy làm cẩn thận hơn.
- Hiểu, thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi chưa giải được.
4/ Củng cố.
Khởi ngữ là gì? Vai trò của nó trong câu?
5/ Dặn dò.
- Nắm nội dung bài học.
- Tìm câu có thành phần khởi ngữ trong một văn bản đã học.
- Chuẩn bị : Phép phân tích và tổng hợp.
IV/ PHẦN RÚT KINH NGHIỆM.
 	 Ngày soạn:
	 Ngày dạy:
 Tiết 94	 Số tiết: 1 tiết
PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Giúp HS:
1/ Kiến thức.
- Đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Tác dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận.
2/ Kĩ năng.
- Nhận diện được phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Vận dụng hai phép lập luận này khi tạo lập và đọc – hiểu văn bản nghị luận.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: giáo án – SGK.
- HS: tập vở - SGK
III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG.
1/Ổn định lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ.
3/ Bài mới.
* Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Bổ sung
Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp
- GV:Gọi HS đọc văn bản SGK
- HS: Đọc
- GV: Bài văn đã nêu những hiện tượng gì về trang phục? Mỗi hiện tượng nêu lên một nguyên tắc nào trong cách ăn mặc của con người?
- HS: Hiện tượng ăn mặc không đồng bộ
- GV: Nhận xét, hỏi: Tác giả đã dùng phép lập luận nào để thấy có những quy tắc ngầm phải tuân thủ trong trang phục như “ ăn cho mình, mặc cho người, y phục xứng kì đức”
- HS: phát biểu.
- GV:Yêu cầu HS tìm câu khái quát của toàn bài.
- HS: Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay xã hội.
- GV: Nhận xét, hỏi: Thế nào là phép phân tích?
- HS: phát biểu
- GV: Từ tổng hợp quy tắc ăn mặc nói trên, bài viết đã mở rộng sang vấn đề ăn mặc đẹp như thế nào?
- HS: Cách ăn mặc đẹp còn phải phù hợp với văn hóa, đạo đức và môi trường
- GV: Vậy, tổng hợp là gì?
- HS: phát biểu
- GV: Nêu mối quan hệ giữa hai phép lập luận này.
- HS: Tuy đối lập nhưng không tách rời nhau. Phân tích rồi phải tổng hợp thì mới có ý nghĩa, mặt khác, phải dựa trên cơ sở phân tích thì mới có thể tổng hợp được.
- GV: Khái quát lại nội dung bài học.
Hướng dẫn luyện tập
- GV: Yêu cầu HS đọc và thực hiện theo yêu cầu của BT 1, BT2( SGK)
- HS: làm tại lớp.
- GV: Hướng dẫn HS viết đoạn văn nghị luận có sử dụng phép phân tích, tổng hợp.
- HS: viết theo hướng dẫn
Hướng dẫn tự học
- Nắm nội dung bài học.
- Tập viết đoạn văn nghị luận có sử dụng phép phân tích, tổng hợp.
I/ Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp.
1. Đọc văn bản ( SGK).
2. Trả lời câu hỏi ( SGK).
- Hiện tượng ăn mặc không đồng bộ.
- Ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh chung và hoàn cảnh riêng.
- Ăn mặc phải phù hợp với đạo đức.
→ Tác giả đã tách ra từng trường hợp để cho thấy “ quy tắc ngầm của văn hóa” chi phối cách ăn mặc của con người.
- Câu khái quát: Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay xã hội.
3. Kết luận.
a/ Khái niệm
- Phép lập luận phân tích là phép lập luận trình bày tùng bộ phận, từng phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật hiện tượng.
- Phép lập luận tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích ( đem các bộ phận, các đặc điểm của một sự vật đã được phân tích riêng mà liên hệ lại với nhau để nêu ra n ... 
1948
Nguyễn Đình Thi
Văn nghệ là sợi dây đồng cảm kì diệu. Văn nghệ giúp con người sống phong phú và tự hoàn thiện nhân cách. Bài văn có lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh và cảm xúc.
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
1951
Hồ Chí Minh
Khẳng định, ca ngợi tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Lập luận chặt chẽ, giọng văn tha thiết, sôi nổi, thuyết phục.
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
1967
Đặng Thai Mai
Tự hào về sự giàu đẹp của tiếng Việt trên nhiều phương diện, biểu hiện của sức sống dân tộc. Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục cao.
Đức tính giản dị của Bác Hồ
1970
Phạm Văn Đồng
Giản dị là đức tính nổi bật của Bác trong đời sống, trong các bài viết. Nhưng có sự hài hoà với đời sống tinh thần phong phú, cao đẹp. Lời văn tha thiết, có sức truyền cảm.
Phong cách Hồ Chí Minh
1990
Lê anh Trà
Sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị là phong cách Hồ Chí Minh.
4/ Củng cố.
Trình bày nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt nam.
5/ Dặn dò.
- Xem lại nội dung bài.
- Chuẩn bị: Tổng kết văn học. ( tiếp theo)
IV/ PHẦN RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 168	Ngày soạn:
Ngày dạy:
Số tiết: 2 tiết
TỔNG KẾT VĂN HỌC 
( Tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. ( Tiết 2)
Nối tiếp tiết 1
II/ CHUẨN BỊ.
- GV: Giáo án – SGK.
- HS: Tập vở - SGK.
III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG.
1/Ổn định lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ.
3/ Bài mới:
* Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Bổ sung
Sơ lược về một số thể loại văn học. 
Một số thể loại văn học dân gian. 
- GV: hướng dẫn HS thực hiện theo yêu cầu SGK.
- HS: Phát biểu
- GV: Nhận xét.
- GV: gọi HS nêu những nội dung đã học.
- HS: Phát biểu
Một số thể loại văn học trung đại. 
- GV: Yêu cầu HS nhắc lại một vài thể loại đã học.
- HS: Phát biểu
 Một số thể loại văn học hiện đại. 
- GV: Gọi HS đọc nội dung sgk.
- HS: Đọc
- GV: Chốt lại nội dung
- GV: Nêu các phương thức biểu đạt ở một vài tác phẩm đã học.
- HS: Phát biểu.
Hướng dẫn tự học
Phân tích nét nỗi bật về nội dung và đặc sắc nghệ thuật của một tác phẩm văn học Việt Nam đã học.
B/ Sơ lược về một số thể loại văn học. 
I/ Một số thể loại văn học dân gian. 
1/ Định nghĩa
- Truyền thuyết: Kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân về sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
- Cổ tích: Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc (bất hạnh, dũng sĩ, tài năng, thông minh và ngốc nghếch là động vật) Có yếu tố hoang đường, thể hiện mơ ước, niềm tin chiến thắng
- Ngụ ngôn: Mượn chuyện về vật, đồ vật (hay chính con người) để nói bóng gió kín đáo chuyện về con người để khuyên nhủ răn dạy một bài học nào đó.
- Truyện cười: Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hay phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội
- Ca dao – dân ca: Chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc diễn tả đời sống nội tâm của con người
- Sân khấu (chèo): Là loại kịch hát, múa dân gian ; kể chuyện diễn tích bằng hình thức sân khấu (diễn ở sân đình gọi là chèo sân đình). Phổ biến ở Bắc Bộ
2/ Các nội dung đã học
- Con Rồng cháu Tiên 
- Bánh chưng, bánh giầy
- Thánh Gióng
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
- Sự tích Hồ Gươm\
- Sọ Dừa
- Thạch Sanh
- Em bé thông minh.
- Ếch ngồi đáy giếng
- Thầy bói xem voi
- Đeo nhạc cho mèo
- Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
- Treo biển
- Lợn cưới, áo mới
- Những câu hát về tình cảm gia đình.
- Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
- Những câu hát than thân.
- Những câu hát châm biếm.
- Quan Âm Thị Kính
II/ Một số thể loại văn học trung đại. 
1/ Các thể thơ 
- Các thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc : thể Cổ phong và thể thơ đường luật. 
- Gồm: Côn Sơn Ca, Chinh Phụ Ngâm khúc. 
- Thơ Tứ tuyệt, thất ngôn bát cú (Hồ Xuân Hương, Hồ Chí Minh) 
- Các thể thơ có nguồn gốc dân gian: Truyện Kiều, Thơ Tố Hữu. 
2/ Các thể loại truyện kí (Xem nội dung ôn tập ở tiết trước) 
3/ Truyện thơ Nôm: 
4/ Văn nghị luận. 
III/ Một số thể loại văn học hiện đại. 
	Gồm truyện ngắn, thơ, kịch, tuỳ bút (Xem tiết ôn tập trước) 
4/ Củng cố.
Kể tên các tác phẩm Trung đại đã học? Chọn tác phẩm ( nhân vật) yêu thích phát biểu cảm nghĩ.
5/ Dặn dò.
- Xem lại nội dung bài.
- Chuẩn bị: Thư điện
IV/ PHẦN RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 169	Ngày soạn:
Ngày dạy:
Số tiết: 2 tiết
THƯ ( ĐIỆN) CHÚC MỪNG VÀ THĂM HỎI\
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. ( Tiết 1)
Giúp HS: 
1/ kiến thức.
Mục đích, tình huống và cách viết thư ( điện) chúc mừng và thăm hỏi.
2/ Kỹ năng.
Viết thư ( điện) chúc mừng và thăn hỏi. 
3/ Thái độ.
 Biết thể hiện sự chia sẻ, cảm thông của bản thân với niềm vui, nỗi buồn của những người xung quanh.
II/ CHUẨN BỊ.
- GV: Giáo án – SGK.
- HS: Tập vở - SGK.
III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG.
1/Ổn định lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ.
3/ Bài mới:
*Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Bổ sung
Tìm hiểu chung
Hướng dẫn tìm hiểu trường hợp cần viết thư ( hoặc điện).
- GV cho HS đọc ví dụ 1 (SGK) về 5 trường hợp cần viết thư ( hoặc điện).
- HS: Đọc
- GV: Mục đích và tác dụng của viết thư (hoặc điện) 
- HS: Bày tỏ lời chúc mừng hoặc thông cảm tới cá nhân hay tập thể. 
- HS tìm thêm ví dụ 
- GV: Mục đích và tác dụng của viết thư (điện) 
- HS phát biểu
Hướng dẫn tìm hiểu cách viết thư (điện) 
- GV cho HS đọc văn bản.
- HS đọc, trả lời theo các câu hỏi sgk.
- GV: nhận xét, kết luận
- GV: Gọi HS đọc và thực hiện theo yêu cầu sgk.
- HS: Đọc, thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- GV: Từ những ví dụ trên yêu cầu HS rút ra kết luận chung về: trường hợp viết thư ( điện), nội dung, cách diễn đạt
- HS: Phát biểu
Hướng dẫn tự học
Sưu tầm một vài bức thư ( điện) chúc mừng và thăm hỏi.
I/ Tìm hiểu chung
 1/ Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi. 
a/ Các trường hợp cần viết thư (điện) .
Bày tỏ lời chúc mừng hoặc thông cảm tới cá nhân hay tập thể. 
b/ Một số trường hợp khác.
- Chúc mừng các ngày lễ.
- Sự thành công, đỗ đạt.
c/ Mục đích và tác dụng của viết thư (điện) 
- Khen ngợi, chúc mừng
- Tạo được sự quan tâm sâu sắc lẫn nhau.
2/ Cách viết thư ( điện) chúc mừng và thăm hỏi.
a/ Đọc các văn bản sgk.
- (a), (b) thư chúc mừng.
- (c ) thư thăm hỏi.
- Nội dung: 
+ Nêu được lí do (Chúc mừng, thăm hỏi) mong muốn điều tốt lành. 
+ Ngắn gọn, súc tích với tình cảm chân tình. 
b/ Cụ thể hóa các nội dung sau đây bằng những cách diễn đạt khác nhau.
(a) Đạt thứ hạng cao trong học tập.
(b) Rất vui mừng, phấn khởi.
(c) Chúc khỏe mạnh, học tập ngày một tốt hơn
c/ Kết luận
- Thư ( điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi là những văn bản bày tỏ sự chúc mừng hoặc thông cảm của người gửi đến người nhận.
- Nội dung thư ( điện): Nêu lí do, lời chúc mừng hoặc lời thăm hỏi và mong muốn người nhận điện sẽ có những điều tốt lành
- Lời lẽ ngắn gọn, súc tích, tình cảm chân thành.
4/ Củng cố.
Mục đích và tác dụng của thư ( điện) chúc mừng và thăm hỏi.
5/ Dặn dò.
- Xem lại nội dung bài.
- Chuẩn bị: Thư, điện ( tiếp theo)
IV/ PHẦN RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 170	Ngày soạn:
Ngày dạy:
Số tiết: 2 tiết
THƯ ( ĐIỆN) CHÚC MỪNG VÀ THĂM HỎI
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. ( Tiết 2)
Nối` tiếp tiết 1 
II/ CHUẨN BỊ.
- GV: Giáo án – SGK.
- HS: Tập vở - SGK.
III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG.
1/Ổn định lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ.
3/ Bài mới:
*Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Bổ sung
Củng cố kiến thức
- GV: yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức đã học về thư ( điện) chúc mừng và thăm hỏi.
- HS: Phát biểu.
Hướng dẫn luyện tập
- GV cho HS lần lượt làm các bài tập trong SGK 
- HS đứng tại chỗ trả lời. 
- GV nhận xét, bổ sung. 
- GV: Tùy theo thời gian sắp xếp cho HS viết thư ( điện) chúc mừng một người thân.
Hướng dẫn tự học
Sưu tầm một vài bức thư ( điện) chúc mừng và thăm hỏi.
I/ Củng cố kiến thức
- Thư ( điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi là những văn bản bày tỏ sự chúc mừng hoặc thông cảm của người gửi đến người nhận.
- Nội dung thư ( điện): Nêu lí do, lời chúc mừng hoặc lời thăm hỏi và mong muốn người nhận điện sẽ có những điều tốt lành
- Lời lẽ ngắn gọn, súc tích, tình cảm chân thành.
II/ Luyện tập. 
- Tình huống viết thư (điện) chúc mừng a, b, d, e. 
- Tình huống cần viết thư (điện) thăm hỏi: c.
4/ Củng cố.
Trình bày yêu cầu về nội dung của thư ( điện) chúc mừng và thăm hỏi.
5/ Dặn dò.
- Xem lại nội dung bài.
- Chuẩn bị: Kiểm tra tổng hợp cuối năm.
IV/ PHẦN RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN 36
Tiết 169, 170	Ngày soạn:
Ngày dạy:
Số tiết: 2 tiết
KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Giúp HS: 
1/ Kiến thức.
Hệ thống hóa tất cả các kiến thức đã học trong chương trình Ngữ văn 9 kì II.
2/ Kỹ năng.
 Nhắc nhở HS ý thức và thái độ làm bài tự nghiên cứu, tự làm và quyết tâm cao. 
II/ CHUẨN BỊ.
- GV: đề kiểm tra.
- HS: viết, thước...
III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG.
1/Ổn định lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ. ( không)
3/ Kiểm tra: ( Theo đề của PGD)	
4/ Củng cố.
Nhận xét, thu bài.
5/ Dặn dò.
- Xem lại nội dung có liên quan.
- Chuẩn bị: Các tiết trả bài kiểm tra: Văn, tiếng việt, kiểm tra tổng hợp.
IV/ PHẦN RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN 37
Tiết 173	Ngày soạn:
Ngày dạy:
Số tiết:1tiết
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Giúp HS:
1/ Kiến thức.
 Củng cố, hệ thống hóa các kiến thức đã học ở phần thơ.
2/ Kỹ năng.
Biết tự đánh giá năng lực của bản thân và nhận ra ưu khuyết điểm của mình.
II/ CHUẨN BỊ.
- GV: Bài kiểm tra.
- HS: tập vở...
III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG.
1/Ổn định lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ. ( không)
3/ Trả bài: ( Có đáp án – biểu điểm kèm theo)
4/ Củng cố.
 Nhận xét bài làm của HS
5/ Dặn dò.
- Xem lại nội dung có liên quan.
- Chuẩn bị trả bài kiểm tra tiếng Việt.
III/ PHẦN RÚT KINH NGHIỆM.
Tiết 174	Ngày soạn:
Ngày dạy:
Số tiết:1tiết
TRẢ BÀI KIỂM TIẾNG VIỆT
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Giúp HS:
1/ Kiến thức.
 Củng cố, hệ thống hóa các kiến thức đã học ở phần tiếng Việt.
2/ Kỹ năng.
Biết tự đánh giá năng lực của bản thân và nhận ra ưu khuyết điểm của mình.
II/ CHUẨN BỊ.
- GV: Bài kiểm tra.
- HS: tập vở...
III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG.
1/Ổn định lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ. ( không)
3/ Trả bài: ( Có đáp án – biểu điểm kèm theo)
4/ Củng cố.
 Nhận xét bài làm của HS
5/ Dặn dò.
- Xem lại nội dung có liên quan.
- Chuẩn bị trả bài kiểm tra tổng hợp.
III/ PHẦN RÚT KINH NGHIỆM.
Tiết 175	Ngày soạn:
Ngày dạy:
Số tiết:1tiết
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Giúp HS:
1/ Kiến thức.
 Củng cố, hệ thống hóa các kiến thức đã học ở phần tiếng Việt, văn bản, tập làm văn.
2/ Kỹ năng.
Biết tự đánh giá năng lực của bản thân và nhận ra ưu khuyết điểm của mình.
II/ CHUẨN BỊ.
- GV: Bài kiểm tra.
- HS: tập vở...
III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG.
1/Ổn định lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ. ( không)
3/ Trả bài: ( Có đáp án – biểu điểm kèm theo)
4/ Củng cố.
 Nhận xét bài làm của HS
5/ Dặn dò.
Xem lại nội dung có liên quan.
IV/ PHẦN RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_ki_ii_giao_vien_nguyen_thi_thanh_nhanh.doc