Giáo án Ngữ văn 9 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 12

Giáo án Ngữ văn 9 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 12

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1/ Kiến thức:Giúp hs cảm nhận được tình yêu thương con người và khát vọng của ngươì mẹ Tà Oi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Phát triển thành tình yêu quê hương đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta trong thời kì lịch sử này.

 Giọng điệu thơ tha thiết , ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm qua những khúc hát ru cùng bố cục đặc sắc của bài thơ.

2/ Kĩ năng:Đọc khúc hát ru , phân tích hình ảnh trong bài thơ- hát ru trữ tình.

3/ Giáo dục tư tưởng: Trân trọng những tình cảm, tình mẫu tử thiêng liêng cao cảnói riêng và tình yêu qiê hương đất nước nói chung.

B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.

1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ bài thơ, chân dung nhà thơ NKĐ, bản nhạc thu bài thơ được phổ nhạc, hình ảnh bà mẹ dân tộc Tà Oi đang địu con trên lưng.

2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.

C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.

2/ Kiểm tra:Đọc khổ cuối của bài thưo về Tiểu đội xe không kính và phát biểu cảm nghĩ của em về thế hệ cha anh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

3/ Bài mới:Cho hs xem bức chân dung và hói hs em hiểu gì về bức tranh này? Đó là hình ảnh một bà mẹ dân tộc Tà Oi đang dịu con ở trên lững vừa ru con ngủ vừa giã gạo để nuôi bộ đội phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Mẹ vừa làm vừa hát những khúc hát ru . Mẹ gửi gắm điều gì qua lời ru con? Nhà thơ NKĐ đã nói hộ bà qua

doc 9 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1338Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:16/11/05
Ngày soạn:21/11/05
Tuần12 Bài 12
Tiết 56, 57: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
(Nguyễn Khoa Điềm) 
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:Giúp hs cảm nhận được tình yêu thương con người và khát vọng của ngươì mẹ Tà Oâi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Phát triển thành tình yêu quê hương đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta trong thời kì lịch sử này.
	Giọng điệu thơ tha thiết , ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm qua những khúc hát ru cùng bố cục đặc sắc của bài thơ.
2/ Kĩ năng:Đọc khúc hát ru , phân tích hình ảnh trong bài thơ- hát ru trữ tình.
3/ Giáo dục tư tưởng: Trân trọng những tình cảm, tình mẫu tử thiêng liêng cao cảnói riêng và tình yêu qiê hương đất nước nói chung.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ bài thơ, chân dung nhà thơ NKĐ, bản nhạc thu bài thơ được phổ nhạc, hình ảnh bà mẹ dân tộc Tà Oâi đang địu con trên lưng.
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra:Đọc khổ cuối của bài thưo về Tiểu đội xe không kính và phát biểu cảm nghĩ của em về thế hệ cha anh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
3/ Bài mới:Cho hs xem bức chân dung và hói hs em hiểu gì về bức tranh này? Đó là hình ảnh một bà mẹ dân tộc Tà Oâi đang dịu con ở trên lững vừa ru con ngủ vừa giã gạo để nuôi bộ đội phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Mẹ vừa làm vừa hát những khúc hát ru . Mẹ gửi gắm điều gì qua lời ru con? Nhà thơ NKĐ đã nói hộ bà qua 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
A/
G : Nêu những hiểu biết về về tác giả NKĐ?
H : Tự bộc lộ.
G : Gọi hs đọc bài thơ và nêu xuất xứ của bài?
H : Đọc bài với giọng tha thiết, theo nhịp chày
B/I. II. III
G : Gọi hs giải thích từ A- kay, cu Tai?
H : A- kay: là con; cu Tai là từ chỉ bé trai tên là Tai.
G : Em có nhận xét gì về thể loại?
H : Thể thơ 8 tiếng, vần chân liền, cách, những có tính chất như bài ru con.
G : Bố cục của bài này có gì làm em chú ý?
H : Tự bộc lộ.
IV/ 1.
G : Đọc những đoạn thơ gợi lên hình ảnh bà mẹ dân tộc Tà Oâi?
H : Mẹ giã gạo, mồ hôi mẹ rơi, vai mẹ gầy
G : Cảm nhận về việc làm của mẹ?
H : Tự bộc lộ.
**Đó là những câu thơ vừa gợi tả việc làm và tư thế của mẹ tất ấn tượng. Từ nghiêng vẽ ra cái dáng nghiêng vất vả của mẹvà trên lưng đứa bé đang ngủ say, cả người cũng nghiêng áp vào lưng mẹ. Từ nhấp nhô diễn tả thật sinh động sự thiếu thốn đói khổ, gầy gò của mẹ trong công việc nặng nhọc và kéo dài nhịp chày lên xuống.
G : Phân tích hình ảnh của mẹ trong công việc cụ thể?
H : Mẹ đang tỉa bắp trên núi, câu thơ ngộ nghĩnh chân thực, hợp với cách suy nghĩ cụ thể và giản đơn của người miến núi.Nó có ý nghĩ diễn tả sự chịu đựng gian khổ của người mẹ giữa rừng núi mênh mông heo hút.
G : Tình cảm của mẹ được thể hiện ở những công việc đó như thế nào?
H : Mẹ cùng các anh trai, chị gái tham gia kháng chiến bảo vệ căn cứ, di chuyển lực lượng để kháng chiến lâu dài với tinh thần quyết tâm , lòng tin thắng lợi.
** Những công việc ở đây có vẻ cụ thể hơn , công việc cảu mẹ đã trở thành công việc nhiệm vụ người mẹ chiến sĩ trên trận tuyến đánh Mĩ ở ngay quê hwong mình, buôn làng mình.
G : Em có cảm nhận gì về tấm lòng của người mẹ qua những công việc cụ thể trên?
H : Thảo luận cặp và tự bộc lộ.
HẾT TIẾT1.
2.
G : Hình ảnh người mẹ địu con và ru con đã được nhà thơ cảm nhận hết sức mới lạ và cảm động. Em hãy đọc câu thơ đó và nếu suy nghĩ của em?
H : Người mẹ đưa nôi không phải bằng tay mà bằng lưng, hát không phải bằng miệng mà hát bằng trái tim, tiếng hát từ trong đáy thẳm tâm hồn.
G : Từ nào được trở đi trở lại trong bài? Mỗi lời hát ru của mẹ điểm gì giống và khác nhau như thế nào?
H : Thảo luận nhóm và báo cáo: Điệp ngữ mẹ thương A- kay trở đi trở lại trong bài khắc sâu tình cảm của mẹ: mỗi lời ru đều thể hiện tình thưuơng con sâu sắc, những cũng gửi gắm ước mong của mẹ
V/
G : Nhà thơ đã viết về người mẹ ấy với cảm xúc như thế nào? Bằng hình thức nghệ thuật gì?
H : Cảm xúc trân trọng và thưuơng cảm; lời thơ tha thiết, ngọt ngàothể hiện tình yêu thương vừa truyền thống vừa hiện đại của người mẹ dân tộc Tà Oâi. 
H : Đọc ghi nhớ sgk.
VI/
G : Khúc hát ru có gì kế thừa và đổi mới so với những khúc hát ru truyền thống?
H : Thảo luận nhóm và báo cáo.
A/ TÌM HIỂU CHUNG.
1.Tác giả: 
-Quê ở Thừa thiên Huế, trưởng thành trong kháng chiến.
-Là uỷ viên Bộ chính trị, Trưởng ban tổ chức văn hoá.
2.Tác phẩm: 1971, trích “ Đất và khát vọng”
B/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
I/ Đọc, tìm hiểu chú thích.
II/ Thể loại.
III/ Bố cục:3 đoạn
IV/ Phân tích.
1/ Hình ảnh bà mẹ Tà Oâi.
-Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội.
+Nhịp chày nghiêng
+Mồ hôi mẹ rơi
+Vai mẹ gầy nhấp nhô
->gợi tả việc làm vất vả , cực nhọc, lao động gpó phần vào kháng chiến.
-Mẹ đang tỉa bắp trên núi
+Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ
-> đối lập tương phản gợi sự gian khổ của người mẹ giữa rừng núi mênh mông heo hút. Mẹ say mê lao động góp phần và cuộc kháng chiến.
-Mẹ đi chuyển lán, đạp rừng, địu em đi giành trận cuối->di chuyển lực lượng kháng chiến với tinh thần quyết tâm, niềm tin thắng lợi.
=>Một người mẹ thưuơng con vô bờ bến, tình thương con hoà trong tình yêu thương bộ đội, nhân dân đất nước.
2/ Những khúc hát ru và khát vọng của mẹ.
-Hình ảnh người mẹ lưng đưa nôi và tim hát thành lời->mới lạ và cảm động thể hiện tình thương con tha thiết.
-Lời hát mẹ gửi gắm ước mong con ngoan, khôn lớn 
-Mỗi lời ru thể hiện một ước nguyện.
-Hình ảnh ẩn dụ: Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng ->Con là nguồn sống, là ước mơ, hy vọng và hạnh phúc của mẹ.
V/ Tổng kết.
-Lời thơ tha thiết, ngọt ngào, hình ảnh mới lạ, gợi cảm xúc liên tưởng.
-Hình ảnh người mẹ dân tộc Tà Oâi vô cùng thương con, yêu nước nồng nàn, tha thiết với độc lập tự do.
*Ghi nhớ: sgk.
VI/ luyện tập.
* Dặn dò: 
	Học thuộc lòng bài thơ và học ghi nhớ sgk, học phân tích những hình ảnh thơ hay trong bài.
	Soạn bài : Aùnh trăng.
**************************************
Ngày dạy:17/11/05
Ngày soạn:22/11/05
Tuần Bài 
Tiết57: ÁNH TRĂNG
( Nguyễn Duy)
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:Giúp hs hiểu được hình ảnh của vầng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc chân thành với quá khứ gian lao , tình nghĩa của Nguyễn Duy và biết rút ra bài học về cách sống cho mình.
	Cảm nhận được sự hài hoà giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bố cục, giữa tính cụ thể và khái quát trong hình ảnh của bài thơ.
2/ Kĩ năng:Cảm nhận và phân tích hình ảnh biểu tượng trong bài thơ.
3/ Giáo dục tư tưởng: Biết sống đẹp, trân trọng những kỉ niệm đẹp trong quá khứ và đạo lí Uống nước nhớ nguồn.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ ghi bài thơ 
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra:Đọc thuộc lòng bài thơ khúc hát ruvà nêu cảm nhận của em về hình ảnh của bà mẹ dân tộc Tà Oâi? (2hs)
3/ Bài mới:Cũng như Pham Tiến Duật, nhà thơ Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước – Thế hệ đã tưqngf trải qua bao gian khổ , chứng kiến bao sự hi sinh lớn lao của nhân dân, từng sống gắn bó với thiên nhiên, núi rừng. Khi đã hết thời đạn bom, nước nhà thống nhất , được sống trong hoà bình giữa những tiện nghi hiện đại, không phải ai cũng nhớ đến gian nan, kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua. Bài thơ” Aùnh trăng” là một lần “giật mình” của ND trước cái điều vô tình ấy.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
A/
G : Gọi 1 hs đọc phần chú thích và tóm tắt những nét chính về tác giả, tác phẩm.
H : Đọc và tóm tắt,
** Thơ Nguyễn Duy gần gũi với văn hoá dân gian những sâu sắc và rất đỗi tài hoa.
-Bài thơ viết 1978 khi đó tác giả về phố xá được 3 năm. Trên nền một câu chuyện riêng tư , nhà thơ khái quát một trạng thái tìn cảm: sống thuỷ chung với quá khứ, “Uống nước nhớ nguồn”.
B/ I.
G : Hướng dẫn hs đọc 3 khổ đầu giọng đều đều, khổ 4 giọng ngạc nhiên, khổ 5.6 giọng suy tư cảm động, câu cuối đọc chậm lại.
-GV gọi 2 hs đọc bài và chỉnh sửa nếu hs đọc sai giọng.
H : Đọc bài và giải thích từ: tri kỉ, người dưng, buyn – dinh.
II.III.
G : Thể loại thơ? Liên tưởng tới bài nào?
H : Thơ 5 tiếng có dáng dấp như một câu chuyện nhỏ: Đên nay Bác không ngủ, Oâng đồ..
G : Nêu bố cục của bài thơ?
H : Tự bộc lộ.
IV/1
G : Gọi 1 hs đọc đoạn 1 và cho biết hình ảnh vầng trăng quá khứ được hiện ra qua dòng hồi tưởng của tác giả. Vầng trăng ấy có ý nghĩa với anh trong thời điểm nào?
Vầng trăng đối với quá khứ được nhà thơ trân trọng, nâng niu nó bằng hình ảnh thơ nào? Ý nghĩa?
H : Từ hồi thơ ấu đến hồi kháng chiến tác giả luôn sống gần gũi thân thiết với vầng trăng như người bạn thân tri kỉ : Từ tri kỉ.
G : Vầng trăng tri kỉ là vầng trăng như thế nào?
H : Hiểu biết yêu quí nhau, là vầng trăng bạn bè thân thiết đối với con người .
** Liên hệ trăng trong thơ Bác, trăng trong bài thơ Đồng chí, trăng trong Kiều ởlầu Ngưng Bích.
G : Thủa ấy , với con người ø vầng trăng là vầng trăng tình nghĩa. Tại sao khi đó con người sống tình nghĩa với trăng? Vì sao khi ấy con người cảm thấy trăng có tình nghĩa.
H : Trăng là trò chơi tuổi thơ cùng những ước mơ trong sáng, trăng là ánh sáng trong đêm tối , là niềm vui bầu bạn của người lính trong gian nan của cuộc chiến.
G : Trăng là tri kỉ, là tình nghĩa. Vầng trăng quá khứ ấy như thế nào khiến không thể nào quên?
H : Tự bộc lộ.
2.
G : Tuổi thơ và chiến tranh qu ... ăng? Ý nghĩa?
H : Tự bộc lộ.
G : Cảm xúc rưng rưng như là bể, là sôngdiễn tả tâm hồn con người hướng về kỉ niệm nào? Đối mặt với náh trăng , con người bỗng giật mình . Em suy nghĩ gì về cái giật mình của tác giả?
H : Giật mình, nhớ lại, giật mình tự vấn , giật mình nối hiện tại và quá khứ, giật mình để con người tự hoàn thiện mình.
G : Vầng trăng cứ tròn vành vạnh mặc con người cứ vô tình. Em có cảm nhận gì về điều này?
H : Trăng mãi đẹp, con người vô tình với trăng, với cái đẹp. Đó là bất bình thường, quá khứ vẹn nguyên không phai mờ.
G : Nếu ánh trăng là tượng trưng cho vẻ đẹp và giá trị truyền thống thì sự vô tình và giật mình của con người trước trăng có ý nghĩa nhắc nhở chúng ta điều gì trong cuộc sống?
H : Trân trọng, gìn giữ vẻ đẹp và giá trị truyền thống , lãng quên quá khứ là phản bội chính bản thân mình.
V/
G : Bài thơ giúp em cảm nhận được điều gì?
H : Thiên nhiên không thể thiếu trong đời sống tinh thần con người, cho dù trong hoàn cảnh nào, thời đại nào , hiện tại không đoạn tuyệt quá khứ, truyền thống; nhắc nhở con người thuỷ chung, ân tình ân nghĩa với quá khứ.
G : Thái độ của tác giả?
H : Coi trong đời sống tình cảm của con người, đề cao giá trị truyền thống. Lo ngại về sự lãng quên giá trị tốt đẹp.
VI/
G : Hướng dẫn hs làm bài tập ngắn gọn.
A/ GIỚI THIỆU CHUNG.
1.Tác giả: sgk.
2.Tác phẩm: 1978
B/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
I/Đọc, chú thích.
II/Thể loại: thơ 5 tiếng( TS, BC)
III/ Bố cục: 3 đoạn.
IV/Phân tích.
1.Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ.
-Hồi nhỏ: ánh trăng gắn bó với những kỉ niệm trong sáng thời thơ ấu.
-Hồi chiến tranh: trăng gắn bó với nhưũng kỉ niệm không thể quên một thời oanh liệt của người lính.
-> trăng thành tri kỉ.
-Con người sống giản dị, chân thật, hoà hợp với thiên nhiên: trần trụi, hồn nhiên
->Với con người vầng trăng là vầng trăng tình nghĩa.
=>Vầng trăng đẹp đẽ, ân tình gắn với hạnh phúc, gian lao của mỗi con người , của đất nướ
2.Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại.
-Hồi về thành phố: Aùnh điện, cửa gương.
->Aån dụ chỉ cuộc sống hiện đại.
=>Trăng thành người dưng.
-Cuộc sống hiện đại vây bủa con người, trăng lướt nhanh như cuộc sống hối hả, gấp gáp.
=> trăng và ngươì cách biệt, xa lạ.
3.Suy tư của tác giả.
-Nhìn trăng rưng rưng. Gợi tả nỗi xúc động về kỉ niệm quá khứ tốt đẹp, con người và thiên nhiên là tri kỉ, ân tình.
-Trăng im phăng phắc-> con người giật mình. Là thái độ nghiêm khắc để con người tự hoàn thiện mình, nhắc nhở nhàthơ không quên quá khứ.
V/ Tổng kết.
-Lời thơ giản dị nhưng gợi nhiều cảm nghĩ, hình ảnh ẩn dụ tượng trưng.
-Nhắc nhở con người phải uống nước nhớ nguồn.
*Ghi nhớ sgk.
VI/ Luyện tập.
-Cảm nhận của em về hình tượng ánh trăng?
* Dặn dò:
	Học thuộc lòng bài thơ và học ghi nhớ sgk, học phần ghi bảng.
	Soạn bài: Tổng kết từ vựng và bài luyện tập.
Ngày dạy: 19/11/05
Ngày soạn:24/11/05
Tiết 59: TỔNG KẾT TỪ VỰNG (Luyện tổng hợp)
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức: Hệ thống hoá các kiến thức từ vựng đã học để phân tích các hình tượng ngôn ngữ trong thực tế giao tiếp , nhất là trong văn chương.
2/ Kĩ năng: Kĩ năng sử dụng và phân tích giá trị nghệ thuật của từ ngữ.
3/ Giáo dục tư tưởng:Biết sử dụng những từ ngữ đẹp đúng lúc, đúng chỗ trong giao tiếp để góp phân nhỏ làm thêm đẹp cho cuộc sống.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ ghi bài tập bổ sung.
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra:Nhắc lại những khái niệm về trường từ vựng và cấp độ khái quát cảu nghĩa từu ngữ? Cho vía dụ minh hoạ.
3/ Bài mới:Trong ca dao hay những công trình nghệ thuật ngôn từ văn học thường sử dụng những từ ngữ mang tính đa nghĩa nên rất hiệu quả trong việc chuyển tải nội dung cũng như tư tưởng của nhà văn, nhà thơ. Ngay cả lời nói hàng ngày mình cũng có thể sử dụng nó. Sử dụng lúc nào mới là điều quan trọng.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
1.
G : Cho hs đọc bài 1 và nếu yêu cầu của bài tập.
G : Bài ca dao diễn tả nội dung gì? Từ gật gù và gật đầu gợi tư thế như thế nào?
H : Tự bộc lộ.
2.
G : Cho hs đứng tại chỗ trả lời, lớp nhận xéy bổ sung.
3.
H : Thảo luận nhóm và báo cáo, lớp nhận xét bổ sung.
4.
H : Đọc đoạn thơ và thảo luận bàn để chỉ ra cái hay trong việc dùng từ vựng ở đây.
** Hai trường này cộng hưởng với nhau về ý nghĩa để tạo nên hình tượng một chiếc áo đỏ bao trùm không gian và thời gian.
5. Yêu cầu hs đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi sgk.
6.
H : đọc truyện cười.
G : Có những từ nào đồng nghĩa? Vì sao ông bố không dùng từ bác sĩ? Hiểu ý nghĩa phê phán như thế nào?
H : 
Bài 1: 
Bài ca dao biểu thị thái độ vui vẻ khi cùng nhau thưởng thức món ăn đạm bạc của đôi vợ chồng nghèo.
Gật gù: liên tục.
Gật đầu: chỉ sự tán thưởng với một món ăn.
Bài 2: 
-Người chồng: Dùng từ chân sút (bóng đá)
-Người vợ: Hiểu nhầm một chân –cụ thể -> gây cười.
Bài 3: Các từ dùng theo nghĩa gốc. ( vai, miệng, chân, tay)
-Các từ dùng theo nghĩa chuyển. ( đầu)
Bài 4: 
-Aùo đỏ – cây xanh – hồng ( liên tưởng, so sánh)
-Lửa cháy trong mắt/ Anh đứng thành tro.
Bài 5: 
-Dùng từ ngữ có sẵn với nội dung mới: rạch, rạch Mái Giầm.
Dựa vào đặc điểm sự vật được gọi tên: kênh, Bọ Mắt.
*Một số tên gọi khác: con bạc má, rắn sọc dưa, khỉ mặt ngựa, gấu chó, cà tím, cây xương rồng, chè móc câu
Bài 6 : Phê phán dùng từ mượn
* Bài tập bổ sung: ( Bảng phụ)
Bài 1: ( bảng phụ) Phân tích nét nổi bật cảu việc dùng từ trong những câu sau:
	a/ Lửa tâm càng dập càng nồng ( Nguyễn Du)
	b/ Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ và to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước. ( HCM)
	c/ Chòng chành như nón không quai, 
Như thuyền không lái như ai không chồng (Ca dao)
	d/ Đau lòng kẻ ở người đi
Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm ( N. Du)
e/ Thiếp kể từ ngày lá thắm xe duyên, khi phận tía lúc cơn đen, điều dại điều khôn nhờ bố đỏ.
 Chàng ở suối vàng có biết, vợ má hồng, con răng trắng, tím gan tím ruột với trời xanh. ( Nguyễn Khuyến)
**Gợi ý: 
- a,b sử dụng các từ cùng trường từ vựng : câu a dùng từ lửa, câu Chi đoàn dùng từ làn sóng đều là hình ảnh trung tâm và kéo theo các từu cùng trường nghĩa biểu vật làm cho những yếu tố thuộc lĩnh vực tinh thần trừu tượng trở lên cụ thể dễ hiểu.
-Câu c sử dụng so sánh và điệp ngữ, câu d­ dụng từ từ ngữ đối lập tạo nên sự cân đối hài hoà, đồng thời sử dụng phép nói quá; câu e sử dụng phép chơi chữ bằng hiện tượng đồng âm, các từ ngữ trong câu đối tạo nên trường liên tưởng.
* Dặn dò: Học bài ôn tập tổng hợp ở cả các tiết trước.
	Soạn bài luyện tập.
***********************************
Ngày dạy:19/11/05
Ngày soạn:24/11/05
Tiết 60: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:Giúp hs biết cách đưa các yếu tố nghị luận vào trong bài văn tự sự một cách hợp lí.
2/ Kĩ năng:Viết đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận.
3/ Giáo dục tư tưởng:Biết xây dựng một văn bản mang tính thuyết phục chặt chẽ bằng việc sử dụng yếu tố nghị luận trong bài.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ ghi ví dụ sgk.
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra:Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự?
3/ Bài mới:Đã là đoạn văn tự sự thì phải có nhân vật, sự việc làm nòng cốt, từ đó mới kết hợp, lồng ghép các yếu tố khác như biểu cảm, miêu tảNhưng để thuyết phục một ai đó về một vấn đề , một nhận xét, một quan điểm thì người ta thường sử dụng yếu tố nghị luận là có hiệu quả hơn cả.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
I/
G : Gọi hs đọc bài văn “ Lỗi lầm..” và trả lời các câu hỏi.
H : Tự bộc lộ.
II/1
G : Em sẽ dùng ngôi kể thứ mấy? Khi nói lời thuyết phục em đặt thành lời thoại hay suy nghĩ của mình?
H : Tự bộc lộ.
G : Hướng dẫn hs viết đoạn văn, hs khác nhận xét.
Bài 2: 
G : Cho hs đọc bài tham khảo có chút gợi ý ở bài này để hs viết đoạn văn.
Từ một lời dạy: Con hưtác giả bàn về tấm gương và hiệu quả của nó trong việc giáo dục gia đình: Bà như thếU tôi như thế. -> là yếu tố nghị luận.
-Từ cuộc đời và những lời dăn dạy của bà, tác giả bàn về một nguyên tắc giaó dục: Người ta như cây nó gẫy -> NL khái quát.
*Từ bài viết trên em viết đoạn văn và chú ý sử dụng NL ở chỗ nào?
H : Viết đoạn văn và đọc, nhận xét chung.
I/ THỰC HÀNH TÌM YẾU TỐ nl TRONG ĐẠON VĂN TỰ SỰ.( bảng phụ)
Các câu có yếu tố nghị luận:
-Tại saokhắc lên đá.
-Những điều viếttrong lòng người.
=>Làm nổi bật nội dung đoạn văn.
II/ THỰC HÀNH VIẾT ĐOẠN VĂN.
Bài 1: Kể lại buổi sinh hoạt lớp.
-Nội dung buổi sinh hoạt.
-Em phát biểu vấn đề gì? Tại sao lại phát biểu về vấn đề đó?
-Em đã thuyết phục cả lớp rằng Nam là người bạn tốt như thế nào? ( lí lẽ. Ví dụ, phân tích)
*Viết đoạn văn.
Bài 2: Bài tham khảo: Bà nội.
Các yếu tố nghị luận trong đoạn văn:
a/ Nhận xét suy nghĩ của tác giả trước cách sống của người bà.
-Người bà bảo -> nỡ hư hỏng.
b/ Thông qua chính lời dạy của người bà : Bà bảo u tôivỡ mặt mình.
*Viết đoạn văn: 
-Bà kể chuyện cổ tích.
-Bà hiền lành như thế nào?
-Bà chăm sóc chau như thế nào?
* Dặn dò:
	Hoàn thành bài kể về bà. 
	Chuẩn bị bài viết số 3.
	Soạn bài: Làng.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12.doc