Giáo án Ngữ văn 9 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 14

Giáo án Ngữ văn 9 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 14

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1/ Kiến thức:Giúp hs cảm nhận được vẻ đẹp của các nahn vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng , trong cách sống và suy nghĩ , tình cảm, trong quan hệ với mọi người.

 Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong công việc thầm lặng.

2/ Kĩ năng: Cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên, trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật.

3/ Giáo dục tư tưởng: Tình yêu quê hương đất nước, suy nghĩ về trách nhiệm của cá nhân về sự cống hiến sức lực, trí tuệ của mình cho đất nước.

B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.

1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ ghi các dẫn chứng và nhất là phần 2( cảnh thiên nhiên)

2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.

C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.

2/ Kiểm tra: Nhân vật ông Hai gợi cho em suy nghĩ gì về người nông dân VN trong kháng chiến?

( Người dân yêu làng, yêu nước . Tình cảm phát triển tự nhiên thể hiện ý thức của người nông dân về trách nhiệm đối với đất nước.)

3/ Bài mới: Từ những cuộc gặp gỡ bình thường với những con người lặng lẽ đang làm việc miệt mài cho đất nước ở Sa Pa , nơi nghỉ mát kì thú nhưng cũng là nơi sống và làm việc của những con người lao động với những phẩm chất trong sáng cao đẹp, qua một chuyến đi , ngỡ chỉ là đi chơi thư giãn , nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết thành một truyện ngắn đặc sắc, dạt dào chất thơ.

 

doc 8 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1164Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:29/11/05
Ngày soạn:05/12/05
Tuần 14 Bài 14
Tiết 66.67: LẶNG LẼ SA PA
 Nguyễn Thành Long
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:Giúp hs cảm nhận được vẻ đẹp của các nahn vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng , trong cách sống và suy nghĩ , tình cảm, trong quan hệ với mọi người.
	Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong công việc thầm lặng.
2/ Kĩ năng: Cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên, trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật.
3/ Giáo dục tư tưởng: Tình yêu quê hương đất nước, suy nghĩ về trách nhiệm của cá nhân về sự cống hiến sức lực, trí tuệ của mình cho đất nước.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ ghi các dẫn chứng và nhất là phần 2( cảnh thiên nhiên)
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra: Nhân vật ông Hai gợi cho em suy nghĩ gì về người nông dân VN trong kháng chiến?
( Người dân yêu làng, yêu nước . Tình cảm phát triển tự nhiên thể hiện ý thức của người nông dân về trách nhiệm đối với đất nước.)
3/ Bài mới: Từ những cuộc gặp gỡ bình thường với những con người lặng lẽ đang làm việc miệt mài cho đất nước ở Sa Pa , nơi nghỉ mát kì thú nhưng cũng là nơi sống và làm việc của những con người lao động với những phẩm chất trong sáng cao đẹp, qua một chuyến đi , ngỡ chỉ là đi chơi thư giãn , nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết thành một truyện ngắn đặc sắc, dạt dào chất thơ.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
A/
G : Hiểu gì về tác giả và sáng tác của ông?
H : Tự bộc lộ.
G : Khái quát những nét chính.
B/I.
G : Hướng dẫn hs đọc và tìm hiểu chú thích.
-Cùng hs đọc phần đầu và gọi hs đọc phần tiếp đến hết. 
B/ II.
G : Hãy tóm tắt truyện này một cách ngắn gọn nhất?
H : Hai hs tóm tắt.
B/ III.
G : Tính chất cốt truyện của truyện này là:
-Có chứa mâu thuẫn.
-Có xung đột căng thẳng.
-Chỉ là câu chuyện sinh hoạt và lao đông bình thường.
Em sẽ chọn nhận xét nào ?
H : Phương án thứ 3.
G : Lời kể xuất phát từ điểm nhìn của nhân vật ông hoạ sĩ, anh thanh niên, bác lái xe, hay từ người nào khác? 
H : Tác giả giấu mình. Vì truyện này kể theo ngôi thứ 3.
G : Xác định sự đan xen các phương thức biểu đạt? Lấy ví dụ?
H : Tự bộc lộ: tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm, lập luận. 
G : Để đọc hiểu VB, em sẽ chọn phân tích nhâ vật hay chia bố cục như thế nào?
H : Tự bộc lộ.
IV/1.
G : Trong những chi tiết giới thiệu về anh thanh niên, chi tiết nào là chi tiết bình thường về con người này? Chi tiết nào là chi tiết khác lạ về con người anh?
H : Chi tiết bình thường: Một anh TN 27 tuổi , làm công tác khí tượng.., tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ.
-Chi tiết khác lạ: Sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo; thèm người quá, kiếm kế dừng xe lại để gặp. Tự đào tam thất làm quà cho người ốm: Hôm nọlà gì?
G : Cái gian khổ nhất và cô độc nhất là anh phải sống trong hoàn cảnh cô độc trên núi cao hàng tháng, hàng năm. Điều ấy khiến anh trở thành người cô độc nhất thế gian. Vì sao anh có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ và vẫn sống vui trong hoàn cảnh ấy?
H : Đó là do ý thức về công việc và sự cần thiết của nó
G : Anh có những niềm vui nào, say mê gì khiến anh bớt đi cô đơn hiu quạnh?
H : Niềm yêu sách, người thầy người bạn lúc nào cũng ở bên anh. Anh tổ chức sắp xếp cuộc sống khoa học, ngăn nắp: dẫn chứng
G : Trong cuộc gặp gỡ với cô kĩ sư trẻ và ông họa sỹ già, ta còn hiểu thêm những nét đẹp nào?
H : Sự cởi mở, quí trong tình cảm, khao khát gặp gỡ trò chuyện với mọi người
** Chi tiết anh hái hoa tặng cô gái, trước khi chia tay lại nhắc cô quên chiếc khăn mùi soa, tặng khách làn trứng, những lại không đưa tiễn với lí do đến giờ ốp. Đây là nét khắc hoạ rất tinh và khéo, cao tay của tác giả. Anh vô tình không nhận ra sự rung động của cô gái những anh vẫn ân cần chu đáo và anh rất xúc động muốn ở lại một mình khi phải chia tay với 2 người khách..
G : Cảm nhận chung của em về nhân vật anh TN ?
H : Tự bộc lộ. 
HẾT TIẾT 1.
IV/ 2
G : Những những nhân vật nào còn được nhắc đến trong truyện này hoặc qua lời kể của anh thanh niên?
H : Tự bộc lộ.
G : Dưới cái nhìn của hoạ sĩ, cảnh Sa Pa đẹp như thế nào?
H : Đẹp một cách kì lạ: Nắng bây giờmàu xanh của rừng((bảng phụ)
G : Em hiểu gì về hoạ sĩ qua đoạn văn tả cảnh của ông?
H : Năng lực quan sát cùng với cảm xúc, trí tưởng tượng bay bổng. Tha thiết với vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa, đất nước.
G : Khi chứng kiến cảnh anh TN tặng hoa cho cô gái, nghe anh kể về những gian khó trong công việc , nhà hoạ sĩ cảm thấy bối rối. Vì sao?
H : Thảo luận cặp:
Trong khoảng thời gian ngắn ngủi, ông đã nhận ra những điều tốt đẹp từ anh TN. Đó là sự bối rối của người đi tìm cái đẹp, bỗng cái đẹp hiển hiện ngay trước mắt mình.
G : Em hiểu gì về những suy tư của ông: Người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm ông nhọc quá; Thanh niên bây giờ lạ thật! Các anh chị ấy cứ như con bướm. 
H : Những vẻ đẹp của anh TN khơi dậy cảm xúc suy tư của người hoạ sĩ già từ thành phố lên.Đó là cái nhọc tinh thần rất cần cho sáng tạo nghệ thuật; Nhà hoạ sĩ đã cảm nhận được sự hấp dẫn bất ngờ của thế hệ trẻ khi ví thanh niên như con bướm. Đó là cách thể hiện niềm tin yêu và hi vọng.
G : Vì sao hoạ sĩ vẽ ngay anh TN và còn hứa chắc chắn tôi sẽ trở lại! 
H : Vì ông đã tìm được cảm xúc sáng tác cho mình. Oâng muốn hoàn thiện bức chân dung anh hoàn thiện nhất. Cách sống của anh TN đã làm ông quên đi tuổi tác của mình để tiếp tục lao động sáng tạo. 
G : Những điều đó cho thấy ông hoạ sĩ có quan điểm như thế nào về nghệ thuật?
H : Đi vào đời sống và tin yêu sẽ giúp nghệ sĩ có cảm hứng sáng tạo trong lao động nghệ thuật. 
3.
G : Qua lời kể từ anh thanh niên, em hiểu gì về những con người nơi Sa Pa lặng lẽ? Và những người khác?
H : Đó là những con người âm thầm cống hiến sức lực và trí tuệ của mình cho đất nước. ( bố anh TN, ông kĩ sư vườn rau 
V/
 G : Những biểu hiện mới mẻ nào trong hình thức kể chuyện ?
H : Thảo luận nhóm: 
Cốt truyện giản dị gợi nhiều suy nghĩ; dùng ngôn ngữ độc thoại của nhân vật.
G : Tất cả những nhân vật trong truyện đều khiến ta phải khâm phục và suy nghĩ về sự cống hiến và trách nhiệm. Từ đó em hiểu gì về tấm lòng của nhà văn?
H : Trân trong vẻ đẹp cuộc sống; Niềm tin yêu và hi vọng ở những con người lao động trẻ tuổi. 
-Đọc ghi nhớ sgk. 
VI/
G : Hướng dẫn hs làm 2 bài tập. 
A/ TÌM HIỂU CHUNG.
1.Tác giả:
-Nhà văn chuyên viết truyện ngắn và kí , chủ yếu hướng vào cuộc sống đời thưuờng
-Trưởng thành viết văn từ kháng chiến chống Pháp.
2.Tác phẩm: 1970 một chuyến đi chơi ở Lào Cai.
B/ ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN.
I/ Đọc, tìm hiểu chú thích.
II/ Tóm tắt.
III/Bố cục:
IV/Phân tích.
1.Nhân vật anh thanh niên.
-Hoàn cảnh sống và làm việc:
+Anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.
+Một mình ở độ cao 2600 tình đồng chí ->cô đơn và công việc cần tỉ mỉ chính xác. Anh vẫn hoàn thành nhiệm vụ và sống vui vẻ.
-Suy nghĩ: Anh không hề thấy cô đơn vì đã quan niệm khi làm việc, với công việc là đôi gắn bó.
-Có nguồn vui khác: Yêu sách, rất ham đọc sách, chăm hoa, nuôi gà, sắp xếp nhà cửa, nơi làm việc gọn gàng xinh xắn.
-Qua cuộc gặp gỡ trò chuyện với hai người khách: Anh còn tỏ ra rất cởi mở , chu đáo, chân thành , quí trọng tình cảm của mọi người.
-Anh rất khiêm tốn , đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé, bình thường.
=>Một con người lao động bình thường , giản dị, lặng lẽ mà vô cùng cần thiết, có ích cho nhân dân cho đất nước.
2. Nhân vật người hoạ sĩ già.
-Tha thiết với vẻ đẹp của Sa Pa , của đất nước. ( bảng phụ)
- Thiết tha với vẻ đẹp cuộc đời: Luôn đi tìm cái đẹp, cảm thấy bối rối trước vẻ đẹp của anh TN.
-Có cái nhìn mới mẻ, tin yêu và hi vọng vào thế hệ thanh niên qua cuộc gặp gỡ và chứng kiến cử chỉ và nếp sống đẹp của anh TN.
=>Có quan niệm và say mê sáng tạo nghệ thuật một cách nghiêm túc.
3.Những nhân vật khác.
-Cô kĩ sư trẻ bước vào đời với niềm sau mê hăm hở của tuổi trẻ.
-Oâng kĩ sư vườn rau cặm cụi thụ phấn cho hoa.
-Anh kĩ sư lập bản đồ say mê, quên mình vì công việc.
=>Những con người âm thầm lặng lẽ cống hiến sức lực và trí tuệ cho đất nước.
V/ Tổng kết.
-Cốt truyện giản dị những gợi ra nhiều suy nghĩ về cách sống. Sử dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ độc thoại của nhân vật.
*Ghi nhớ: sgk.
VI/ Luyện tập.
1/ Vì sao tác giả không đặt tên riêng cho nhân vật của mình mà chỉ gọi họ theo giới tính hoặc tuổi tác?
-Vì tác giả muốn người đọc liên tưởng đến những nhân vật tốt đẹp trong truyện không chỉ là những cá nhân mà là số đông.
2/ Cảm nghĩ của em đầu đề của truyện?
* Dặn dò:
	Viết tiếp bài 2 phân luyện tập; học phần ghi nhớ sgk, học ở vở ghi.
	Chuẩn bị ôn tập để giờ sau làm bài viết số 3.
*********************************
Ngày dạy:01/12/05
Ngày soạn: 06/12/05
Tiết 68.69: BÀI VIẾT SỐ 3
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức: Giúp hs biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận.
2/ Kĩ năng:Diễn đạt, trình bày một vấn đề thường gặp trong đời sống hàng ngày.
3/ Giáo dục tư tưởng: Biết nhận thấy được những thái độ cũng như cách cư xử của bản thân trước lỗi lầm để từu đó hướng các em đến những điều tốt đẹp của cuộc đời. Hay nhớ về những kỉ niệm tốt đẹp mà em đã có với người thân đã xa cách lâu ngày để từ đó em biết trân trong những tình cảm gia đình.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn đề và chuẩn bị bảng phụ ghi 2 đề bài để hs chọn đề làm.
2/ Học sinh: Oân bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Đưa ra đề bài: HS chọn một trong 2 đề sau:
Đề 1: Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn.
Đề 2: Kể lại một giấc mơ gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.
3/ Thu bài:
D/ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM.
ĐỀ 1:
1/ Yêu cầu: 
	-Nội dung: Kể lại tâm trạng sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn.
	-Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận..
	-Ngôi kể: Ngôi thứ nhất.
	-Trình bày rõ ràng, diễn đạt lưu loát, có dựng đoạn văn. (1 đ)
2/ Dàn ý chung:
	a/ Mở bài: Dẫn dắt vào vấn đề ( 0.5đ)
	b/ Thân bài: Kể lại một cách cụ thể về chuyện có lỗi với bạn	
-Thời gian, hoàn cảnh xảy ra sự việc.(1đ)
	-Kể lại diễn biến xảy ra câu chuyện. 3đ)
	-Tâm trạng của mình sau khi để xảy ra câu chuyện đó: suy nghĩ, hối hận, dằn vặt, đau khổ, tự trách mình (4đ)
	c/ Kết bài: Rút ra bài học cho bản thân. (0.5đ)
ĐỀ 2:
1/ Yêu cầu: 
	-Nội dung: Kể lại giấc mơ và trò chuyện với người thân của mình đã xa cách lâu ngày.
	-Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận., đối thoại
	-Ngôi kể: Ngôi thứ nhất.
	-Trình bày rõ ràng, diễn đạt lưu loát, có dựng đoạn văn. (1 đ)
2/ Dàn ý chung:
	a/ Mở bài: Dẫn dắt vào vấn đề ( 0.5đ)
	b/ Thân bài: Kể lại một cách cụ thể về giấc mơ:
- Thời gian, hoàn cảnh xảy ra sự việc.(1đ)
	- Người thân gặp trong giấc mơ là ai? Có quan hệ với mình như thế nào? Vì sao người thân của mình phải xa cách lâu ngày ?	(1đ)
	- Hình ảnh người thân lúc gặp lại: Hình dáng, cử chỉ, nét mặt, hành động, lời nói..(1đ)
	- Trò chuyện với người thân: Nhắc lại những kỉ niệm sâu đậm, nhắc lại câu chuyện trong khoảng thời gian xa cách,(2đ)
	-Hỏi thăm người thân: Ở đâu, làm gì, sức khoẻ, công việc,(1đ)
	- Tâm trạng của mình khi gặp người thân: vui mừng, xúc động,(2đ)
	c/ Kết bài:Cảm nghĩ của bản thân về giấc mơ vừa trải qua. (0.5đ)
* Dặn dò: Về nhà soạn bài : Người kể chuyện trong văn tự sự.
Ngày dạy: 01/12/05
Ngày soạn: 08/12/05
Tiết70: NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN TỰ SỰ
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức: Hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện , vai trò và mối quan hệ giữa người kể chuyện và ngôi kể trong VBTS.
2/ Kĩ năng: Nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc văn như khi viết văn.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ ghi các ví dụ sgk làm ngữ liệu và bài tập bổ sung.
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra: Truyện lặng lẽ Sa Pa dùng ngôi kể thứ mấy? Tác giả nhìn sự việc từ góc độ nào? Người kể và ngôi kể có quan hệ không?
3/ Bài mới:Ai cũng biết tự sự là kể lại sự việc. Nhưng ai là người kể chuyện ? Người kể chuyện xuất hiện ở ngôi nào? Xưng là gì? Sự việc ấy được nhìn nhận qua con mắt ( điểm nhìn) của ai? Người đó là người nào , trong cuộc hay ngoài cuộc? Cũng là sự việc ấy nhưng nếu thay đổi ngôi kể thì nội dung hiện thực được phản ánh và ý nghĩa câu chuyện có sự khác nhau. Đó cũng là vấn đề mà chúng ta sẽ bàn trong tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
I/
G : Gọi 1 hs đọc ví dụ và timg hiểu câu hỏi sgk.
-Chuyện kể về ai? Sự việc gì?
-Ai là người kể câu chuyện đó? 
-Những câu “ Giọng cười như đầy tiếc rẻ”, những người con gái sắp như vậy”..là nhận xét của người nào, về ai?
H : Thảo luận bàn và báo cáo.
G : Căn cứ vào đâu có thể nhận xét : người kể câu chuyện dường như thấy hết và biết hết tất mọi việc , mọi người, mọi hành động, tâm tư tình cảm của các nhân vật.
H : Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể câu chuyện , đối tượng được miêu tả , ngôi kể, điểm nhìn và lời văn, có thể nhận xét: Người kể câu chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi người, mọi hành động, tâm tư tình cảm nhân vật.
-1 hs đọc ghi nhớ sgk.
II/
Bài 1: Cho hs đọc yêu cầu bài 1.
G : Người kể là ai? Kể điều gì? Hạn chế và ưu điểm của cách kể ở ngôi 1? ( Bé Hồng có nhìn thấy và cảm nhận được tâm trạng và cảm xúc của người mẹ khi cậu nằm trong lòng mẹ không?)
H : Thảo luận nhóm và báo cáo.
Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu bài 2.
G : Phân công lớp chia làm 04 nhóm : Mỗi nhóm đặt mình là nhân vật người đó, kể chuyện.
Gợi ý: Chú ý mỗi nhân vật sẽ bày tổ được những suy nghĩ cảm xúc tình cảm gì khi đóng vai là người kể chuyện? Các nhân vật bị hạn chế những gì khi nhìn ở nhân vật khác?
I/ NGƯỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ.
1. Ví dụ: sgk.
-Kể về phút chia tay giữa người hoạ sĩ già, cô gái và anh thanh niên.
-Người kể vắng mặt.
-Những câu văn đó là nhận xét của người kể chuyện nhập vào vai anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện.
-Căn cứ vào : người kể vắng mặt , mọi sự việc nhân vật đều được miêu tả, người kể chuyện có khi nhập vào nhân vật đưea ra những nhận xét.
2.Kết luận: 
-Ghi nhớ: sgk.
II/ LUYỆN TẬP.
Bài 1: Đoạn trích trong lòng mẹ.
-Người kể: nhân vật tôi -> bé Hồng( ngôi 1)
*Ưu điểm của ngôi kể:
+Diễn tả cảm xúc tâm tư tình cảm miêu tả những diễn biến tâm lí phức tạp.
+Nhân vật bộc lộ suy nghĩ về sự việc -> chủ quan.
* Hạn chế:
-Không miêu tả bao quát các đối tượng khách quan, sinh động, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều ->gây sự đơn điệu trong giọng văn.
Bài 2: Chuyển đoạn văn:
-Nhân vật anh thanh niên:
+Cảm xúc khi thấy thời gian hết : tâm trạng buồn, tiếc rẻ.
+Không biết được hành động của cô gái.
-Nhân vật cô gái.
+Tâm trạng khi thấy anh thông báo thời gian đã hết.
+Lời muốn nói( suy nghĩ của cô) khi nắm tay anh.
-Nhân vật ông hoạ sĩ:
+Tình cảm suy nghĩ như thế nào để quyết định muốn quay lại.
+Không nhìn cảnh bọn trẻ chia tay.
*Bài tập bổ sung: ( Bảng phụ)
Xác định ngôi kể và điểm nhìn của người kể chuyện trong đoạn văn sau: 
	Phải, người hoạ sĩ già vừa nói chuyện, tay vừa bất giác hí hoáy vào cuốn sổ tì lên đầu gối. Hơn bao nhiêu người khác, ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật , của hội hoạ trong cuộc hành trình .sự thử thách.
( Nguyễn Thành Long)
Gợi ý: Người kể giấu mình , không xuất hiện trực tiếp . điểm nhìn của người kể chuyện thay đổi liên tục cả 3 hình thức : điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn thấu suốt.
* Dặn dò:
	Học thuộc ghi nhớ sgk và làm bài tập viết đoạn văn tự sự dùng nhôi thứ 3 , người kể chuyện giấu mình.
	Chuẩn bị bài: Chiếc lược ngà.
Ngày dạy:
Ngày soạn:
Tuần Bài 
Tiết
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:
2/ Kĩ năng:
3/ Giáo dục tư tưởng:
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra:
3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 14.doc