Giáo án Ngữ văn 9 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 20

Giáo án Ngữ văn 9 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 20

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1/ Kiến thức:Giúp hs hiểu và học từ VB Tiếng nói của văn nghệ:

 a/ Nói với tâm hồn con người , làm cho tâm hồn con người được sống , ấy là khả năng kì diệu của văn nghệ .

 - Tinh thần khẳng định vai trò không thể thiếu của nghệ thuật đối với đời sống xã hội và con người.

 b/ Nét riêng trong nghệ thuật nghị luận của tác giả về một vấn đề lập luận nghệ thuật đối với đời sống xã hội và con người.

2/ Kĩ năng:Đọc – hiểu và phân tích VBNL.

3/ Giáo dục tư tưởng: Tình cảm yêu quí , trân trọng Tiếng nói của văn nghệ .

B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.

1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ

2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.

C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.

2/ Kiểm tra:tác giả Chu Quang Tiềm khuyên chúng ta nên chọn sách như thế nào? Em đã học theo lời khuyên ấy đến đâu? (2hs)

3/ Bài mới: Văn nghệ ( văn học và các ngành nghệ thuật khác như âm nhạc, sân khấu, múa, hội hoạ, kiến trúc, ) có nội dung và sức mạnh riêng độc đáo như thế nào ? Các nhà nghệ sĩ sáng tác tác phẩm với mục đích gì? Văn nghệ đến với người tiếp nhận bằng con đường nào ? Nhà văn NĐT đã góp phần trả lời những câu hỏi trên qua VB mà các em sẽ tìm hiểu ngay sau đây.

 

doc 9 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1320Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:17/01/06
Ngày soạn:23/01/06
Tuần20 Bài 19
Tiết 96.97: TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
( Nguyễn Đình Thi)
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:Giúp hs hiểu và học từ VB Tiếng nói của văn nghệ:
	a/ Nói với tâm hồn con người , làm cho tâm hồn con người được sống , ấy là khả năng kì diệu của văn nghệ .
	- Tinh thần khẳng định vai trò không thể thiếu của nghệ thuật đối với đời sống xã hội và con người.
	b/ Nét riêng trong nghệ thuật nghị luận của tác giả về một vấn đề lập luận nghệ thuật đối với đời sống xã hội và con người.
2/ Kĩ năng:Đọc – hiểu và phân tích VBNL.
3/ Giáo dục tư tưởng: Tình cảm yêu quí , trân trọng Tiếng nói của văn nghệ .
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra:tác giả Chu Quang Tiềm khuyên chúng ta nên chọn sách như thế nào? Em đã học theo lời khuyên ấy đến đâu? (2hs)
3/ Bài mới: Văn nghệ ( văn học và các ngành nghệ thuật khác như âm nhạc, sân khấu, múa, hội hoạ, kiến trúc,) có nội dung và sức mạnh riêng độc đáo như thế nào ? Các nhà nghệ sĩ sáng tác tác phẩm với mục đích gì? Văn nghệ đến với người tiếp nhận bằng con đường nào ? Nhà văn NĐT đã góp phần trả lời những câu hỏi trên qua VB mà các em sẽ tìm hiểu ngay sau đây.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
A/
G : Cho hs đọc chú thích sgk và nhấn mạnh:
-Oâng là một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, soạn kịch, sáng tác nhạc, viết tiểu luận phê bình ..và dường như ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp đáng ghi nhận. Đặc biệt NĐT là nghệ sĩ có tinh thần tiên phong trong việc tìm tòi và đổi mới nghệ thuật , nhất là lĩnh vực thơ ca. 
G : Gọi tên đúng kiểu VB? Cách lập luận ?
H : VBNL: Chứng minh và giải thích.
** NĐT viết bài tiểu luận này 1948, năm ấy cún ta đang xây dựng một nền VH nghệ thuật mới đậm dà tính dân tộc , gắn bó với cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân.
B/ I
G : Hướng dẫn đọc giọng mạch lạc, rõ ràng. Sau đó cùng hs đọc hết VB.
-Cho hs giải thích một số từ : Phật giáo diễn ca, phẫn kích, rất kị
H : Đọc bài và giải thích từ khó.
B/ II.
G : Theo em, VB có những từ nào lặp đi lặp lại nhiều lần? Sự lặp lại đó có ý nghĩa định hướng nội dung chủ yếu cho VB này là gì?
H : Văn nghệ có tác động như thế nào tới tâm hồn con người.
G : Tác giả đã phân tích tác động ấy bằng mấy luận điểm? Tách đoạn theo luận điểm?
H : Có 2 luận điểm :
-Sức mạnh kì diệu của văn nghệ . ( từ đầu là sự sống)
-Tiếng nói chính của văn nghệ . ( đoạn còn lại).
B/ III.
III/ 1.
G : Theo tác giả, trong tác phẩm văn nghệ, những điều gì được ghi lại ? Chúng có tác động như thế nào đến con người?
H : Tự bộc lộ. 
HẾT TIẾT 1.
G : Theo dõi tiếp đến đoạn có câu chúng talà sự sống và cho biết tác động của nghệ thuật còn được tác giảphân tích ở ví dụ nào? Nó tác động tới con người ra sao?
H : Tự bộc lộ.
G : Nhận xét của em về cách lập luận, phương thức kết hợp? Thể hiện sự kì diệu nào của văn nghệ cũng như của các nhân người nghệ sĩ?
H : Văn nghệ đem lại niềm vui, tình yêu cuộc sống cho con người; thể hiện đời sống tinh thần của cá nhân người sáng tác.
III/2
G : Theo dõi đoạn văn từ Có lẽ văn nghệ của tình cảm và cho biết tiếng nói của văn nghệ tác động nhiều nhất đến khía cạnh nào của con người? Tóm tắt cách phân tích của tác giả và nêu ý nghĩa?
H : (Bảng phụ): 
Văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúclà tiếng nói của tình cảm.
->Phản ánh các cảm xúc của lòng người , tác động tới đời sống tình cảm của con người.
G : Đoạn văn tiếp tác giả phân tích tiếng nói nào của văn nghệ ? Cách thể hiện và tác động có gì đặc biệt?
H : ( Bảng phụ)
Nghệ sĩ không đến mở yên lặng.
->Rung động cảm xúc người đọc.
Văn nghệ còn có thể tuyên truyền . Những cách tuyên truyền của văn nghệ có gì đặc biệt? 
H : Tự bộc lộ.
G : Qua những điểm nổi bật trong tiếng nói của văn nghệ , em nhận thấy dường như tác giả muốn chúng nhận thức những điều gì về nội dung phản ánh và tác động của văn nghệ ?
H : Tự bộc lộ.
IV/
G : Từ lời bàn trên của tác giả , em thấy quan niệm của ông về nghệ thuật như thế nào ? 
H : Thảo luận nhóm và báo cáo, có nhận xét:
-Văn nghệ có khả năng kì diệu, phản ánh và tác động đến đời sống tâm hồn tình cảm của con người.
-Văn nghệ làm giàu đời sống tâm hồn cho mỗi người, nó không thể thiếu trong đời sống xã hộ và con người.
H : Một hs đọc ghi nhớ sgk.
V/
H : Thảo luận nhóm và báo cáo từng tổ, nhóm.
** Cho hs liên hệ tới bài : Ý nghĩa của văn chương – Lớp 7.
A/ TÌM HIỂU CHUNG
1.Tác giả: SGK
2. Tác phẩm.
-VBNL: lập luận giải thích và chứng minh.
B/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
I/ Đọc, tìm hiểu chú thích.
II/ Bố cục: 2 luận điểm(2 đoạn)
III/ Phân tích.
1.Sức mạnh kì diệu của văn nghệ.
-Hai câu thơ tả cảnh mùa xuân ->rung động với cái đẹp lạ lùng, cảm thấy sự sống luôn tươi trẻ, tái sinh.- Cái chết thảm khốc của An-na ->Bâng khuâng, thương cảm.
-Những bà nhà quê lam lũ say mê xem một buổi hát chèo -> đem lại niềm vui sống cho kiếp người nghèo khổ.
=>Lập luận cụ thể, chặt chẽ kết hợp với miêu tả, tự sự : Văn nghệ không chỉ phản ánh hiện thực khách quan mà còn thể hiện tư tưởng tình cảm của người nghệ sĩ, đêm lại niềm vui và tình yêu cuộc sống cho con người.
2. Tiếng nói chính của văn nghệ .
-Văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc.
“ Văn nghệ nói nhiều nhấttình cảm”
->Tác động chính của văn nghệ .
- Văn nghệ nói nhiều nhất với tư tưởng.
“nghệ sĩnáu mình, yên lặng”
->rung động cảm xúc người đọc: Tất cae tâm hồn chúng ta đọc.
-Văn nghệ mượn sự việc để tuyên truyền.
“nghệ thuật không đứng lên đường ấy”
->Nghệ thuật làm lan toả tư tưởng thông qua cảm xúc tâm hồn.
=>Văn nghệ phản ánh và tác động đến nhiều mặt của đời sống, xã hội con người, nhất là đời sống tâm hồn, tình cảm.
IV/ Tổng kết
-Bài nghị luận giàu nhiêt tình và lí lẽ.
- Văn nghệ làm giàu đời sống tâm hồn cho mỗi người, nó không thể thiếu trong đời sống xã hộ và con người.
* Ghi nhớ : sgk
V/ Luyện tập.
-Cách viết nghị luận trong Tiếng nói của văn nghệ có gì giống và khác so với Bàn về đọc sách?
*Giống nhau: Luận cứ, giàu lí lẽ , dẫn chứng và nhiệt tình của32 tác giả .
* Khác nhau: 
-Bài Tiếng nói của văn nghệ là bài nghị luận văn học nên có sựu sắc sảo trong phân tích, tổng hợp; lời văn giàu hình ảnh và gợi cảm.
* Dặn dò: Học bài và học kĩ phần tổng kết và phần ghi nhớ.
	Soạn bài: Các thành phần biệt lập.
*******************************************
Ngày dạy:18/01/06
Ngày soạn:23/01/06
Tiết 98: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:Giúp hs nắm được hai thàn phần biệt lập : tình thái, cảm thán.; nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu ; biết đặt câu có thành phần tình thái , thành phần cảm thán .
2/ Kĩ năng:Nhận diện và sử dụng thàn phần biệt lập trong câu.
3/ Giáo dục tư tưởng:Trong giao tiếp có sử dụng thành phần biệt lập làm cho lời nói thêm sắc thái biểu cảm tạo sự gần gũi thân mật giữ người nói và người nghe.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị phiếu học tập bài 4.
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra: a/Khởi ngữ là gì? Cho ví dụ? (1hs)
	b/ Chuyển các câu sau thành câu có khởi ngữ : (3hs)
	-Người ta sợ cái uy quyền thế của quan . Người ta sợ cái uy đồng tiền của Nghị Lại.
	-> Quan, người ta sợ cái uy quyền thế, Nghị Lại, người ta 
	-Oâng giáo ấy không hút thuốc, không uống rượu.
	-> Thuốc, ông giáo ấy không hút, rượu, ông giáo 
	-Tôi cứ ở nhà tôi, làm việc của tôi.
	-> Nhà tôi, tôi cứ ở, việc tôi tôi làm. 
3/ Bài mới: Trong câu, có những thành phần nằm ngoài cấu trúc cú pháp của câu (bộ phận trực tiếp diễn đạt ý nghĩa sự việc trong câu: CN, VN, TN, BN), không tham gia vào việc diễn đạt sự việc trong câu những lại có những tác dụng đặc trưng khác( nêu thái độ của người nói với người nghe). Chúng ta cùng tìm hiểu điều ấy qua bài học sau đây.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
I/
G : Cho hs đọc ví dụ và trả lời 2 câu hỏi sgk?
H : 2 từ đều chỉ thái độ đánh giá của người nói : Độ tin cậy cao, (thấp). Nếu không có những từ trên ý nghĩa cơ bản của câu không thay đổi., nó không phải là thông tin sự vật của câu.
II/
H : Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi:
-Nó không chỉ sự vật hay sự việc.
-Đó là phần câu tiếp theo của các từ ngữ in đậm, phần câu này đã giải thích cho người biết tại sao người nói cảm thán.
-Cung cấp 1 thông tin phụ: trạng thái, tâm lí, tình cảm người nói.
G : Thành phần tình thái và cảm thán dùng để làm gì? Chúng có vai trò gì trong việc diễn đạt ý nghĩa sự việc trong câu?
H : Tự bộc lộ, sau đó đọc ghi nhớ sgk.
III/
Bài 1:
G : Gọi từng hs đứng tại chỗ trả lời.
Bài 2: 
G : Gọi 2 hs lên bảng cùng làm bài này sau đó cho hs khác nhận xét.
Bài 3:
H : Thảo luận theo cặp và trả lời 2 yêu cầu.
Bài 4: phiếu học tập (bài tập bổ sung)
H : 4 hs lên bảng làm bài. (Mỗi loại, 2 hs)
-Đặt câu có tình thái thể hiện: kính trọng, thương yêu.
-Đặt câu có thành phần tình thái biểu thị bằng một số phương tiện sau: dường như, chắc là, theo tôi, à, nhé, đấy.
I/ THÀNH PHẦN TÌNH THÁI
1.Ví dụ: sgk
-Chắc, có lẽ: Thái độ của người nói đối với sự việc.
2.Kết luận:
Thành phần thể hiện thái độ đánh giá về sự việc trong câu.
II/ THÀNH PHẦN CẢM THÁN .
1.Ví dụ: sgk
-ồ, trời ơi: thể hiện trạng thái tâm lí người nói.
2. Kết luận : ghi nhớ sgk.
III/ LUYỆN TẬP
Bài 1:
-Tình thái : có lẽ, hình như, chả lẽ.
-Cảm thán : chao ôi.
Bài 2: 
-Dường như/ hình như, có vẻ như, có lẽ, chắc là, chắc hẳn, chắc chắn.
Bài 3: 
-Trong nhóm từ: chắc, hình như, chắc chắn thì từ chắc chắn có độ tin cậy cao nhất; từ hình như có độ tin cậy thấp nhất.
-Dùng từ chắc: vì người viết đặt niềm tin vào khả năng của tình cảm huyết thống , nhưng do ngoại hình và thời gian nên cũng có khả ngăng xảy ra khác.
* Dặn dò: 
	Học thuộc ghi nhớ và làm bài 4 sgk.
	Soạn bài: Nghị luận về một sự vật, hiện tượng đời sống.
******************************************
Ngày dạy:21/01/06
Ngày soạn:24/01/06
Tiết 99: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC , HIỆN TƯỢNG 
TRONG ĐỜI SỐNG
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức: Giúp hs nắm được một hình thức nghị luận phổ biến trong đời sống: nghị luận về một hiện tượng trong đời sống.
2/ Kĩ năng: viết văn bản nghị luận xã hội.
3/ Giáo dục tư tưởng: Viết , nói rành mạch, thuyết phục về một vấn đề nghị luận xã hội.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ cá nhân cho hs thảo luận bài tập 1 phần a.
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra: Thế nào là phép phân tích, tổng hợp? Ví dụ bằng một đoạn văn ngắn em nêu ý kiến về vấn đề thất học hiện nay? (2 hs khá) .
3/ Bài mới:Trong cuộc sống hàng ngày của các em, chúng ta có thể gặp rất nhiều sự việc, hiện tượng như: một vụ đụng xe, vụu cãi lộn, một việc quay cóp khi làm bài, một hiện tượng nói tục, hút thuốc, đam mê trò chơi điện tử, bỏ bê học tậpVậy có khi nào các em nhìn nhận, đánh giá, nêu tư tưởng quan niệm của mình về những sự việc, hiện tượng đó chưa? Hôm nay, chúng ta thử làm điều đó nhé.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
I/
G : VB bàn luận về hiện tượng gì? Biểu hiện, bản chất của hiện tượng đó?
H : Hiện tượng giờ cao su trong đời sống (sai hẹn, đi chậm..). Là thói quen của kém văn hoá của những người không có lòng từ trọng và không biết tôn trọng người khác.
G : Chỉ ra những nguyên nhân của bệnh này?
H : Không có lòng tự trọng; ích kỉ, vô trách nhiệm với việc chung.
G : Phân tích, tác hại của bệnh này?
H : không bàn bạc được công việc một cách có đầu có đuôi; làm mất thời gian của người khác; tạo thói quen kém văn hoá.
G : Tác giả đưa ra kết luận gì?
H : Phải kiên quyết chống bệnh lề mề: Cuộc sống văn minhcó văn hoá.
G : Nhận xét về bố cục, lập luận, lời văn, yêu cầu về nội dung của bài?
H : Dựa vào ghi nhớ để trả lời sau đó đọc ghi nhớ sgk.
II/
Bài 1: (bảng phụ/ a)
H : Nêu những sự việc, hiện tượng đnág được biểu dương trong nhà trường, ngoài xã hội
- Chỉ ra những việc, hiện tượng có thể viết một bài nghị luận về một hiện tượng trong đời sống.
Bài 2: 
-Thảo luận tổ nhóm và báo cáo.
I/ TÌM HIỂU VỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG.
 1.Ví dụ: sgk.
-Vấn đề: Bệnh lề mề.
-Những nguyên nhân của bệnh lề mề.
-Phân tích tác hại của bệnh lề mề.
-Tại sao phải kiên quyết chống bệnh lề mề?
=>Kiên quyết chống bệnh lề mề.
2.Kết luận:
-Là một hiện tượng trong cuộc sống.
*Ghi nhớ sgk.
II/ LUYỆN TẬP.
Bài 1: Thảo luận về:
-Giúp bạn học tập tốt. (*)
-Góp ý phê bình bạn khi bạn có khuyết điểm.
-Bảo vệ cây cối, cơ sở vật chất trong nhà trường.(*)
- Giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ.(*)
- Trả lại của rơi cho người đánh mất.
Bài 2: 
*Có thể viết một bài nghị luận về một hiện tượng trong đời sống vì:
-Nó liên quan đến vấn đề sức khoẻ của cá nhân nhân người hút và cộng đồng xã hội, vấn đề nòi giống.
- Liên quan đến vấn đề boả vệ môi trường .
-Nó gây tốn kém đến tiền bạc cho người hút.
* Dặn dò: Học bài và tìm hiểu một số hiện tượng trong đời sống xã hội.
	Soạn bài: Cách làm một bài văn nghị luận về một hiện tượng trong đời sống.
Ngày dạy: 20/01/06
Ngày soạn:24/01/06
Tiết 100: CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC , HIỆN TƯỢNG
TRONG ĐỜI SỐNG.
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:Giúp hs nắm được cách làm một bài nghị luận nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống.
 2/ Kĩ năng: Viết một bài văn nghị luận xã hội.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ ghi phần lập dàn ý.
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra:Hiểu biết của em về nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống? Có yêu cầu về nội dung và hình thức gì của dạng bài này? (2 hs TB)
 3/ Bài mới: đối với dạng bài này, các em lưu ý 2 điểm:Một là hình dung rõ sự việc , hiện tượng cần nghị luận , gọi tên nó ra , kể các biểu hiện của nó, mức độ phổ biến của nó đến đâu. Tên gọi có thể trở thành nhan đề của bài viết. Thứ 2 là phân tích , đánh giá tính chất tốt –xấu, lợi- hại, hay-dở của sự việc , hiện tượng đó và bày tỏ thái độ đồng tình biểu dương hay lên án, phê phán. Chúng ta sẽ cùng thực hành một số đề qua tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
I/
H : Đọc các đề bài trong sgk.
G : Các đề bài trên có điểm gì giống và khác nhau? Chỉ ra rõ? 
H : Thảo luận bàn và trả lời.
G : Em hãy nêu một số đề bài dưới dạng như đề mẫu đã cho?
H : 
-Hiện nay trên đường phố , có nhiều thanh niên điều khiển xe thường lạng lách , phóng nhanh vượt ẩu gây ra nhiều tai nạn đáng tiếc. Bạn có suy nghĩ gì về hiện tượng trên.
II/
1.a.
G : Gọi hs đọc ví dụ sgk.
-Đề thuộc loại gì? Đề nêu sự việc, hiện tượng gì? Đề yêu cầu làm gì? 
H : Thảo luận nhóm và báo cáo.
1.b
G : Những việc làm của Nghĩa nói lên điều gì? 
H : Nói về ý thức sống có ích.
G : Vì sao Thành đoàn HCM phát động phong trào học tập bạn Nghĩa?
H : Nghĩa là một tấm gương người tốt việc tốt ham học, chăm làm, có đầu óc sáng tạo, và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế sống một cách có hiệu quả.
G : Nếu mọi học sinh đều làm được như bạn ấy thì có tác dụng gì? 
H : Sẽ không còn học sinh lười biếng, hư hỏng, hoặc phạm tội.
1.c.
G : Hướng dẫn học sinh thảo luận để làm thành dàn ý.
H : Đại diện một số nhóm trình bày phần dàn ý.
- Một học sinh đọc ghi nhớ sgk.
III/
-Làm bài theo dàn ý sgk ở bài tập vừa nêu trên. ( có gợi ý sgk.)
I/ TÌM HIỂU CÁC DẠNG ĐỀ BÀI.
1.Đề bài: SGK.
2.. Kết luận.
-Giống nhau: Đề cập đến một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
+Đề 1,4: đều có sự việc , hiện tượng tốt cần ngợi ca, biểu dương.tấm gương vươtk khó, học giỏi.
+ Đề 2,3 có sự việc , hiện tượng không tốt cần phê phán, nhắc nhở.
-Khác nhau:
+Đề 1: Phải phát hiện sự việc, hiện tượng tốt.
+Đề 4: Cung cấp sẵn sự việc, hiện tượng dưới dạng một chuyện kể.
II/ CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG.
 1.Ví dụ: SGK.
a/ Tìm hiểu đề 
-Hiện tượng người tốt, việc tốt .
-Yêu cầu: Nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy.
b/ Tìm ý: 
-Những việc làm của Nghĩa có ý nghĩa: Mỗi người có thể bắt đầu cuộc sống của mình từ những việc làm bình thường, có hiệu quả.
-Thành đoàn TPHCM phát động phong trào học tập bạn Nghĩa.
- Nếu mọi hs đều làm như bạn Nghĩa thì đời sống sẽ vô cùng tốt đẹp.
c/ Lập dàn ý( bảng phụ)
* / MB
-Giới thiệu hiện tượng bạn Nghĩa.
- Nêu tóm tắt ý nghĩa của tấm gương bạn Nghĩa.
* / TB.
-Phân tích ý nghĩa việc làm của Nghĩa.
- Đánh giá về việc làm của Nghĩa.
- Nêu ý nghĩa của việc phát động phong trào học tập bạn Nghĩa.
* / KB.
-Nếu ý nghĩa giáo dục của tấm gương bạn Nghĩa.
- Rút ra bài học cho bản thân.
2. Ghi nhớ : SGK.
III/ LUYỆN TẬP.
- Viết bài.
* Dặn dò: 
	Về nhà học thuộc ghi nhớ và làm dàn ý tất các đề bài ở phần I bài học.
	Oân lại kiến thức về văn nghị luận về một hiện tượng trong đời sống.
	Chuẩn bị bài Chương trình địa phương.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 20.doc