Giáo án Ngữ văn 9 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 26

Giáo án Ngữ văn 9 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 26

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1/ Kiến thức:Giúp hs cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử; thấy được đặc sắc nghệ thuật trong sáng tạo tứ thơ bằng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng.

2/ Kĩ năng: Đọc và phân tích thơ tự do( thơ văn xuôi), phân tích những hình ảnh tượng trưng trong thơ ; kết cấu đối thoại trong độc thoại của bài thơ.

3/ Giáo dục tư tưởng:Trân trọng những tình cảm gia đình, nhất là tình mẫu từ thiêng liêng cao quí.

B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.

1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ ghi bài thơ và phần trình bày bảng ở mỗi phần.

2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.

C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.

2/ Kiểm tra: Đọc thuộc lòng bài thơ Nói với con và cho biết người cha qua việc tâm tình, trò chuyện , muốn thể hiện và gưỏi gắm điều gì? ( 2 hs)

3/ Bài mới:Tình mẹ con là một trong những tình cảm thiêng liêng và gẫn gũi , phổ biến nhất của con người , đồng thời cũng là nguồn thi cảm không bao giờ cũ, không bao giờ vơi cạn của nhà thơ : Nhà thơ CLV với bài Con cò, NKĐ với Khúc hát ru ; Và một nàh thơ An độ cũng đã viết về tình cảm cao quí này thật nhẹ nhàng mà sâu lắng qua bài học hôm nay.

 

doc 11 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1169Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:08/03/06
Ngày soạn:13/03/06
Tuần26 Bài 26
Tiết 126: MÂY VÀ SÓNG
 (R. Ra-gor)- Nguyễn Khắc Phi -dịch
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:Giúp hs cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử; thấy được đặc sắc nghệ thuật trong sáng tạo tứ thơ bằng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng.
2/ Kĩ năng: Đọc và phân tích thơ tự do( thơ văn xuôi), phân tích những hình ảnh tượng trưng trong thơ ; kết cấu đối thoại trong độc thoại của bài thơ.
3/ Giáo dục tư tưởng:Trân trọng những tình cảm gia đình, nhất là tình mẫu từ thiêng liêng cao quí.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ ghi bài thơ và phần trình bày bảng ở mỗi phần.
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra: Đọc thuộc lòng bài thơ Nói với con và cho biết người cha qua việc tâm tình, trò chuyện , muốn thể hiện và gưỏi gắm điều gì? ( 2 hs)
3/ Bài mới:Tình mẹ con là một trong những tình cảm thiêng liêng và gẫn gũi , phổ biến nhất của con người , đồng thời cũng là nguồn thi cảm không bao giờ cũ, không bao giờ vơi cạn của nhà thơ : Nhà thơ CLV với bài Con cò, NKĐ với Khúc hát ru ; Và một nàh thơ Aán độ cũng đã viết về tình cảm cao quí này thật nhẹ nhàng mà sâu lắng qua bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
A/
G : Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
H : Dựa vào sgk để thuyết minh.
G : Xác định thể loại và phương thức biểu đạt của bài thơ?
H : Tự bộc lộ.
B/I.
G : Hướng dẫn hs đọc bài, chú ý giọng kể của em bé và tâm trạng của em với những trò chơi thú vị.
H : Thể hiện bài thơ và nhận xét cách đọc; giải thích từ ngao du và chú thích 1.2.
G : Bài thơ kể về mây và sóng hay mượn chuyện mây và sóng để bộc lộ tình cảm con người?
H : Mượn chuyện mây và sóng
G : Chọn nhân vật trữ tình trong bài thơ: Mây, Sóng, Em bé, Mẹ ? Vì sao em lại chọn phương án đó?
H : Em bé. Vì em bé biểu lộ tình cmả đối với sóng, mây và mẹ.
II.
G : Văn bản vốn đã có cấu trúc 2 phần. Hãy phân định 2 phần ấy và đặt tên?
H : Nửa đầu bài thơ: Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ; nửa cuối : Cuộc trò chuyện giữa em bé với sóng và mẹ.
III/ 1.
G : Trong cuộc trò chuyện của em bé với mây. Mây đã nói gì với em? Đó là một trò chơi, theo em, có nên tham dự không? Vì sao?
H : Bọn tớ.trái đất .->Đó là một trò chơi rất vui, hấp dẫn bên bầu trời cao rộng, có cả trăng bạc làm bạn.
G : Em bé tỏ thái độ gì trước lời mời gọi hấp dẫn ấy? Chọn câu thơ thể hiện?
H : Em bé rất muốn đi chơi: Làm thế nào mình lên đó được?
G : Trong phút giây vui thích ấy, em bé chợt nghĩ tới ai? Thái độ tâm trạng của em bé như thế nào? Tại sao?
H : Em chợt nghĩ tới mẹ, em không đi chơi mà ở nhà với mẹ. Em nói rằng: Làm sao có thểđến được?
G : Sự lựa chọn ấy đã chứng tỏ em bé là người như thế nào? 
H : Yêu mây nhưng yêu mẹ hơn. Chứng tỏ em là người con hiếu thảo , ngoan ngoãn.
G : Ở nhà với mẹ, em đã tưởng tượng ra một trò chơi nào?
H : Con là mây, mẹ là mặt trăng; mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.
G : Vì sao em bé tin rằng đó là trò chơi thú vị hơn?
H : Vì em bé sẽ có cả mây, có cả mặt trời và có cả mẹ.
G : Ở đoạn thơ này, tác giả đã sử dụng những sáng tạo gì?
H : Tự bộc lộ.
G : Em bé từ chối lời mời đầy hấp dẫn của mây để ở nhà chơi với mẹ. Quyết định ấy của em bé đã khẳng định được điều gì? 
H : Tự bộc lộ.
2.
H : Đọc thuộc đoạn 2.
G : Sóng đã nói với em bé những gì? Lời rủ của sóng là một trò chơi đối với em như thế nào? Tìm câu biểu hiện thái độ của em trước lời mời của sóng?
H : Tự bộc lộ.
-DC: Nhưng làm thế?
G : Nhưng khi nói rằng : Buổi chiều mẹ luôn muốnmà đi được? Em bé đã cho sóng thấy sự lựa chọn của mình như thế nào?
H : Em không đi chơi mà ở nhà với mẹ.
G : Nếu người mẹ nghe thấy những lời này, mẹ sẽ có thái độ như thế nào? Vì sao?
H : Vui vì con ngoan , có thể cho phép con đi chơi vì con ngoan , vì yêu con.
G : Ở nhà với mẹ, em bé đã nghĩ ra trò chơi nào? 
H : Làm sóng lăn vào lòng để bí mật đưa mẹ đi khắp nơi: Con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ ; con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ ; và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở chốn nào?
G : Em có tin rằng trò chơi này của em bé hấp dẫn hơn trò chơi lần trước em bé tưởng tượng không? Vì sao?
H : Hay hơn , hấp dẫn hơn vì sóng đưa cả hai mẹ con đến những bến bờ xa lạ.
G : Tiếng cười của em bé vang lên trong trò chơi này gợi cho em nghĩ gì về tình mẹ?
H : Tự bộc lộ.
III/
G : Aán tượng của em về lời thơ, hình ảnh thơ qua văn bản này là gì?
-Bài thơ nói với ta về những điều tốt đẹp nào trong cuộc sống tình con người?
H : Thảo luận nhóm và boá cáo.
IV/
H : Thể hiện bài thơ hoặc bài hát về tình mẹ.
G : Đọc cho hs nghe bài thơ này do Đào Xuân Quí dịch.
A/ GIỚI THIỆU CHUNG.
1.Tác giả: SGK.
2.Tác phẩm.
-Thể thơ tự do.
-Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.
B/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
I/ Đọc và tìm hiểu chú thích.
II/ Bố cục: 2 phần.
III / Phân tích.
1.Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ.
-Trò chơi của mây: Tự do, vui vẻ trên bầu trời cao rộng.
->Em rất thích thú, muốn đi chơi.
 - Chơi trò chơi thú vị cùng mẹ
-> Em là đứa con ngoan, hiếu thảo.
+Tưởng tượng ra trò chơi với mẹ.
->Sử dụng đối thoại và độc thoại, hình ảnh gợi cảm, tưởng tượng bay bổng.
=>Em yêu thiên nhiên những cũng rất yêu mẹ, yêu gia đình, mẹ là ngồn vui lớn nhất của con.
2. Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ.
-Trò chơi của sóng: Không gian rộng, hấp dẫn, lí thú.
->Em bé muốn cùng sóng vui chơi trên biển.
-Tưởng tượng ra trò chơi sóng biển cùng mẹ. 
->em vui trong niềm vui cùng mẹ và biển cả.
=>Tình mẫu tử bền chặt, mẹ là niềm vui lớn nhất.
III/ Tổng kết.
1.Dùng cầu trúc lặp, gần với văn xuôi, hình ảnh sáng tạo, ngộ nghĩnh bằng trí trưởng tượng bay bổng.
2. Tình yêu mẹ là niềm vui thiêng liêng, bề chặt trong tâm hồn con người.
* Ghi nhớ: SGK.
IV/ Luyện tập.
-HS đọc hoặc hát bài hát về tình mẹ.
* Dặn dò: Học thuộc lòng và học phần ghi bảng, phần ghi nhớ.
	Soạn bài: Oân tập văn.
*****************************************
Ngày dạy:08/03/06
Ngày soạn:13/03/06
Tiết 127: ÔN TẬP VỀ THƠ
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức: Giúp hs ôn tập, hệt hống hoá kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ hiện đại VN học trong chương trình NV 9.
	Củng cố những tri thức về thể loại thơ trữ tình đã hình thành qua quá trình học các tác phẩm thơ trong chương trình NV 9 và các lớp dưới.
	Bước đầu hình thành và hiểu biết sơ lược về đặc điểm và thành tựu của thơ VN từ sau CM – 8 năm 1945.
2/ Kĩ năng:Tổng hợp hoá kiến thức và phân tích thơ.
3/ Giáo dục tư tưởng:Tình yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước được bồi đắp qua các bài thơ ở thời kì này.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ phần hệ thống hoá trên bảng biểu đã kẻ sẵn.
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra:Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của hs.
3/ Bài mới:
*Hình thức ôn tập:
	Câu 1: Ở mỗi phần, gv có thể cho hs đứng tại chỗ phát biểu và có nhận xét, sau đó , gv nói chậm cho hs sửa và vở nếu các em làm sai.
	Câu 2 : Cho 2 tổ nhóm lớn thảo luận: 
	Nhóm 1- 1 dãy lớp: Thảo luận về những bài thơ có đề tài giống nhau: khúc hát ru, con cò.
	Nhóm 2: bàn về bài thơ: đồng chí, bài thơv ề tiểu đội xe không kính, ánh trăng.
*Gợi ý cụ thể từng phần như sau:
stt
Tên bài thơ
Tác giả
Năm st
Thể thơ
Tóm tắt nội dung
Nghệ thuật đặc sắc
1
Đồng chí
Chính Hữu
1948
Tự do
Tình đống chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu , được thể hiện tựu nhiên , bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh , nó góp phần quan trọng, tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tình thần của người lình CM.
Chi tiết, ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, chân thực , cô đọng, giàu sức biểu cảm.
2
Bài thơv ề tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật
1969
Tự do
Qua hình ảnh độc đáo – những chiếc xe không kính, khắc hoạ nổi bật hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường trường sơn trong hgời kì kháng chiến chống mĩ với tư thế hiện ngang, tinh thần dũng cảm và ý chí chiến đấu giải phóng Việt Nam
Chất liệu hiện thực sinh động, hình ảnh độc đáo; giọng điệu tự nhiên, khoẻ khoắn giàu tính khẩu ngữ.
3
Đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận
1958
Bảy chữ
Những bức tranh đẹp, rộng lớn, tráng lệ về thiên nhiên ,vũ trụ và người lao động trên biển theo hành trình chuyến ra khơi đánh cá của đoàn thuyền. Qua đó thể hiện cảm xúc về thiên nhiên, lao động , niềm vui trong cuộc sống ới
Nhiều hình ảnh đẹp , rộng lớn được sáng tạo bằng liên tưởng, và tưởng tượng , âm hưởng khoẻ khoắn, lạc quan.
4
Bếp lửa
Bằng Việt
1963
Kết hợp 7 chữ và 8 chữ
Những kỉ niệm đầy xúc động về bà và tình bà cháu , Thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
Kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả và bình luận; sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà.
5
Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ
Nguyễn Khoa Điềm
1971
Chủ yếu là 8 chữ
Thể hiện tình yêu thương concủa người mẹ dân tộc Tà – ôi gắn liền với lòng yêu nước tinh thần chiến đấu và khát vọng về tương lai
Khai thác điệu ru ngọt ngào, trìu mến
6
Aùnh trăng
Nguưễn Duy
1978
Năm chữ
Từ hình ảnh ánh trăng trong thành phố , gợi lại những năm tháng đã qua của đời người lính gắn bó  ... ong giao tiếp, đôi khi sử dụng hàm ý có thể chỉ một số người mới hiểu được, vì hàm ý là phần không không được thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ . Cho nên người nghe phải tự mình giả đoán . Vì vậy tiết học hôm nay chúng ta sẽ bàn xem điều kiện sử dụng hàm ý như thế nào là có hiệu quả.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
I/
G : Gọi 1 hs đọc ví dụ và xác định hàm ý của những câu in đậm ? Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dụng hàm ý?
H : Thảo luận theo cặp và trả lời.
G : Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu nói rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ như vậy? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tý đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ?
H : Điều không bình thường mà cái Tí đang hiểu lờ mờ trong câu nói của mẹ. Đến câu “ Con sẽĐoài” thì cái Tí đã hiểu rõ tai hoạ ập xuống đầu nó.
-Cái Tí đã hiểu hàm ý của mẹ nên nó : giãy nảy, liệng củ khoai, oà lên khóc và hỏi: “U bán con thật đấy ư ?”.
II/
Bài 1: 
G :Tổ chức cho hs thảo luận nhóm và báo cáo.
H : Thảo luận .
Bài 2: 
H : Đọc yêu cầu bài tập 2 và 2 hs đứng tại chỗ làm bài.
Bài 3: Cho hs trung bình làm bài tập này, có nhận xét.
Bài 4: 
H : Thảo luận nhóm.
Bài 5:
H : Chỉ ra câu có hàm ý .
I/ ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG HÀM Ý.
1.Ví dụ : sgk.
-Câu 1: Bữa sau này, con phải sang nàh cụ Nghị vì mẹ đã buộc phải bán con.
->biểu thị một sự thật đau lòng.
-Câu 2: hàm ý rõ hơn vì cái Tí hiểu lờ mờ điều không bình thường .
*Bài tập nhanh: Xác định câu có hàm ý, tìm ra hàm ý
“Một anh chồng chăn một đàn bò 10 con. Chiều tối anh ta cưỡi 1 con bò và lùa những con còn lại về nhàChị vợ cười : “Tưởng gì? Thừa một con thì có !ù”.
-Hàm ý: Nói anh chồng ngu như bò, còn một con đang cưỡi sao không đếm
2.Ghi nhớ: SGK.
II/ LUYỆN TẬP.
Bài 1:
a/-Hàm ý: Câu “Mời bác và cô”
->hai người đều hiểu hàm ý: Oâng theo liền ngồi xuống ghế.
b/ Hàm ý:Chúng tôi không thể cho được.
->hiểu được hàm ý qua câu cuối : Thật làgiàu có.
c/ 
->Hàm ý qua câu: hồn lạc phách xiêukêu ca.
Bài 2: 
Hàm ý là câu in đậm :chắt giùm nước để cơm khỏi nhão.
Em bé dùng hàm ý vì đã có lần nói thẳng rồi mà không có hiệu quả , bực mình. 
-Sử dụng hàm ý không thành công vì ánh Sáu ngồi im, tức là anh không tỏ ra cộng tác ( vờ như không hiểu)
Bài 3: có thể nêu việc phải làm vào ngày mai.
Bài 4: 
Hàm ý: tuy hi vọng chưa có thể nói là thực hay hư , những nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được.
Bài 5: Câu có hàm ý mời mọc mà hai câu mở đầu bằng : bọn tớ chơi
-Câu có hàm ý từ chối là 2 câu: Mẹ mình được.
-Có thể thêm câu có hàm ý mời mọc: Không biết có ai muốn chơi với bọn tớ không ? hoặc : Chơi với bọn tớ thích lắm đấy. 
* Dặn dò: Học phần ghi nhớ và tìm một số tình huống có thể sử dụng hàm ý có hiệu quả.
***************************************
 TIẾT 129 : KIỂM TRA VỀ THƠ
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:Kiểm tra, đnáh giá kết quả học tập các văn bản tác phẩm thơ trong chương trình NV lớp 9., học kì II.
2/ Kĩ năng:kĩ năng viết văn, phân tích một đoạn, một câu, hoặc một vấn đề.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị đề phô tô.
2/ Học sinh: Ôn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Phát đề kiểm tra. 
Đề bài:
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( )
1.Sắp xếp lại nội dung phù hợp tên bài thơ:
Tên bài thơ
Nội dung
1. Viếng lăng Bác.
a.Lời ru của người mẹ sáng tạo từ hình ảnh con cò trong ca dao.
2.Nói với con
b. Lòng thành kính, biết ơn và thương nhớ Bác Hồ.
3.Con cò
c.Lời người cha tâm tình với con, thể hiện tình yêu con, yêu quêhương
4. Mây và sóng
d. Ước nguyện hiến dâng mùa xuân nho nhỏ cho đời.
5. Mùa xuân nho nhỏ
e. Lời kể của bé với mẹ . Bé yêu mẹ nhất trên đời . Trên thế giới này không có ai, có gì có thể sánh với mẹ.
6. Sang thu
g. Những cảm nhận tinh tếvề thời gian chuyển mùa từ hạ sang thu.
2.Bài thơ mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải ra đời vào thời gian nào?
A.Cuộc kháng chiến chống Pháp. C. Khi miền Bắc hoà bình và đang xây dựng CNXH
B. Cuộc kháng chiến chống Mỹ. D. Khi đất nước thống nhất.
3. Giọng điệu bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương:
A.Hoành tráng, thiết tha, đau xót, tự hào. C. Buồn bã, đau khổ, trang nghiêm sâu lắng.
B. Nghiêm trang, sâu lắng, hoành tráng. D. Nghiêm trang sâu lắng, thiết tha, đau xót, tự hào
4. Bài thơ Con cò, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Mây và sóng có những nét chung là:
A. Chủ đề tình mẹ, ca ngợi tình mẹ thiêng liêng, thắm thiết bằng sử dụng lời hát ru, lời nói của con với mẹ. 
B. Chủ đề tình mẹ, tình cha con thiêng liêng, thắm thiết.
C. Ca ngợi tình cảm gia đình bằng việc sử dụng lời hát ru.
D. Cả A, B, C đều sai.
5. Viết lại những câu thơ có từ Trăng: ( Các bài thơ hiện đại VN ở lớp 9)
Câu thơ có từ Trăng
Tên bài thơ
Tác giả
6. Ý kiến nào dưới đây nêu đúng, đủ nhất đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “ Mây và sóng” của Ta-go?
A. Thơ văn xuôi, lời kể xen đối thoại, phép lặp biến hoá, phát triển.
B. Hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng; phép lặp biến hoá.
C. Thơ văn xuôi, lời kể xen đối thoại; phép lặp biến hoá, phát triển, hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng.
D. Hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng; phép lặp biến hoá, phát triển.
II/ PHẦN TỰ LUẬN.(7 điểm)
Câu 1: Phân tích 2 câu thơ: Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con
 (Con cò- Chế Lan Viên)
Câu 2: Viết đoạn văn trình bày ý kiến của em về cái hay cái đẹp trong khổ thơ:
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Sâm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
 (Sang thu – Hữu Thỉnh)
3.Thu bài kiểm tra.
D/ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM.
I/ Phần trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm.
Câu 1: 1b, 2c, 3a, 4e, 5d, 6g.
Câu 2d; câu 3d; câu 4a, câu 5-, câu 6c.
II/ Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1: Yêu cầu hs làm bài văn ngắn gồm các ý cơ bản sau: (4 điểm)
	-Giới thiệu bài thơ và trích dẫn khổ thơ cuối. Cảm nhận tinh tế khoảng khắc giao mùa từ hạ sang thu ở miền bắc VN.
	- Hai câu đầu: Hình ảnh nhân hoá vừa diễn tả được vẻ đẹp duyên dnág của những đám mây mùa hạ còn sót lại đã bắt đầu xanh –dấu hiệu của mùa thu vừa diễn tả được sự giao mùa bằng sựu quan sát , liên tưởng rất tinh tế.
	- Hai câu cuối: Hình ảnh liên tưởng thể hiện triết lí sống của nhà thơ. Trước sóng gió của cuộc đời, sau những năm tháng gian nan của đời lính, giờ đây khi được sống yên bình, con người cảm thấy tự tin trước cuộc đời.
Câu 2: Yêu cầu hs viết đoạn văn ngắn phân tích 2 câu thơ. Các ý cơ bản sau: (3 điểm)
	-Giới thiệu bài thơ Con cò và hình tượng con cò, trích dẫn hai câu thơ.
	- Nội dung: Đây là lời của mẹ nói với con . Trong suy nghĩ, quan niệm sống , dưới cái nhìn của mẹ, dù con có đi đến đâu, con đã nhiều tuổi, đã trưởng thành thì với mẹ, con lúc nào cũng nhỏ bé, đáng thương ,cần được chở che, con là niềm hi vọng của mẹ .
	-Dù mẹ có phải xa con thì trong lòng mẹ , không lúc nào không nghĩ tới con, ở bên con.
	-Hai câu thơ ngợi ca tình cmả vô biên , thiêng liêng của người mẹ.
*******************************
 Ngày dạy:10/03/06
Ngày soạn:15/03/06
Tiết 130 : TRẢ BÀI VIẾT SỐ 6.
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:Nhận xét đáng giá những kinh nghiệm về ưu điểm , nhược điểm cuả hs khi làm văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
2/ Kĩ năng:Nhận xét và trình bày, sửa bài trước lớp.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị thống kê những lỗi cụ thể mà hs thường hay mắc phải.
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Đọc đề và nêu yêu cầu đạt được của bài: ( Ở sau tiết 120 )
3/ Nhận xét:
a/ Nhận xét chung:
*Ưu điểm: Đa số hs đã nắm được cách làm văn nghị luận và biết dưụng đoạn văn.
	-Hs đã nêu được cảm nhận của cá nhân về những nhận vật trong truyện ( đoạn trích).
	- Biết phân tích nhận vật và đánh giá những thành công của tác giả qua những nghệ thuật đắc sắc nhất.
	-Bố cục trình bày tương đối rõ ràng, đã biết trình bày các luận điểm và sử dụng dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu.
*Tồn tại:
	-Một số hs vẫn chưa biết dựng đoạn, dùng dẫn chứng trong bài làm mà chủ yếu đi vào nói suông nên bài ít có thuyết phục.(hs lớp 9a3), Kiên, Đạt, Quyết.. 
	-Bài làm còn sơ sài, bài ở nhà mà hs chỉ viết được một trang giấy là quá ít. ( HS lớp 9a3)
	- Một số hs còn chưa biết dựng đoạn văn trong phần TB.(hs lớp 9a3)
	- Cách trình bày chưa cẩn thận, còn xoá tẩy, dùng từ thiếu chính xác, diễn đạt câu lủng củng.( Thành, Quang, Trung, Thuỵ
	- Bài làm còn gạch đầu dòng ( Trưởng).
	- Việc sử dụng dấu câu chưa hợp lí, sai lỗi chính tả nhiều, tên riêng không viết hoa
b/ Nhận xét cụ thể: GV nêu một số lỗi thường gặp, HS phát hiện lỗi và sửa, GV chỉ nhận xét, tổng hợp.
Được thể hiện qua các dẫn chứng như là:
Tuy bị què chân , được đi tản cư nhưng ông không chịu đi
Nó ôm chặt cnah Sáu lại và bắt anh sáu ở lại với nó nhưng anh không thể chấp nhận được yêu cầu của người con.
Làng ông có tinh thần chống giặc nồng nàn yêu nước.
Với chi tiết thật nông thôn. Và cũng thấy được người dân của người VN , dù là nông dân hay người thành thị , thì tinh thần của người việt chúng ta thật cao quí, sâu lây.
Kim Lân thành công trong việc miêu tả tâm lí thất thường của ông Hai.
c/ Sửa bài hs: GV phát bài cho hs và yêu cầu hs đổi bài cho nhau và sửa cho nhau.
d/ Đọc bài mẫu: Đọc bài của một số hs làm tương đối tốt: Thắm, Hương, Dương.
* Dặn dò: Về nhà soạn bài: Oân tập văn bản nhật dụng.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 26a.doc