Giáo án Ngữ văn 9 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 5

Giáo án Ngữ văn 9 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 5

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1/ Kiến thức: Giúp hs nắm được từ ngữ của mộ ngôn ngữ phát triển không ngừng; Sự phát triển của từ vựng diễn ra trwóc hết theo cách phát triển nghĩa cảu từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ.

2/ Kĩ năng: Mở rộng vốn từ theo cách phát triển từ vựng.

B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.

1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ

2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.

C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.

2/ Kiểm tra: Thế nào là cách ẫn trự tiếp? Cách dẫn gián tiếp? Cho 1 ví dụ và đổi theo cách còn lại.( 2 hs)

3/ Bài mới: Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội không ngừng phát triển theo sự vận động của xã hội. Sự phát triển của tiếng Việt được thể hiện trên 3 mặt: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sự phát triển của tiếng Việt về mặt từ vựng.

 

doc 9 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1126Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:23/09/05
Ngày soạn: 03/10/05
Tuần5 Bài 4,5
Tiết 20: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức: Giúp hs nắm được từ ngữ của mộ ngôn ngữ phát triển không ngừng; Sự phát triển của từ vựng diễn ra trwóc hết theo cách phát triển nghĩa cảu từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ.
2/ Kĩ năng: Mở rộng vốn từ theo cách phát triển từ vựng.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra: Thế nào là cách ẫn trự tiếp? Cách dẫn gián tiếp? Cho 1 ví dụ và đổi theo cách còn lại.( 2 hs)
3/ Bài mới: Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội không ngừng phát triển theo sự vận động của xã hội. Sự phát triển của tiếng Việt được thể hiện trên 3 mặt: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sự phát triển của tiếng Việt về mặt từ vựng.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
* HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm hiểu sự phát triển và biến đổi nghĩa của từ ngữ? 
Gọi HS đọc bài “ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông”. 
G: Từ “kinh tế” có nghĩa là gì? Ngày nay nghĩa đó còn dùng nữa không?
H : Đọc 2 VD và 2 yêu cầu chỉ ra nghĩa của “từ xuân”, “tay” trong mỗi trường hợp
G: Nhận xét gì về nghĩa của từ theo sự phát triển của thời gian? à rút ra ghi nhớ ( SGK)
Theo em từ “ xuân”, “tay” phát triển theo phương thức nào?
G: Phân biệt ẩn dụ từ vựng và ẩn dụ tu từ bằng các VD mắt, tay.
HOẠT ĐỘNG II 
Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1:
Xá định yêu cầu bài tập.
GV cho HS xác địng nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa.
Bài 2 – bài 3 chia 2 nhóm.
Gọi HS lên bảng trình bài.
Bai4: 
GV : cho Vd minh hoạ mẫu 1 ví dụ.
Cho 4 tổ làm ví dụ.
Bài 5:
I/ SỰ BIẾN ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN NGHĨA CỦA TỪ.
1 VD: Kinh tế: Kinh bang tế thế
 Trị nước cứu nòi
Hoạt động lao động sản xuất, phát triển và sử dụng của cải
Xuân 1: mùa
Xuân 2: Tuổi trẻ ( ẩn dụ)
Tay 1: Bộ phận cơ thể
Tay 2: chuyên giỏi về một môn (hoán dụ)
2/ Kết luận ( ghi nhớ (SGK)
Nghĩa của từ phát triển àtừ nghĩa gốc à nghĩa chuyển.
2 phương thức ẩn dụ, hoán dụ.
II/ LUYỆN TẬP
Bài 1 
Chân 1: Nghĩa gốc.
Chân 2: chuyển hoán dụ.
Chân 3: chuyển ẩn dụ.
Chân 4: chuyển ẩn dụ.
Bài 2: 
Trong nhà các tên gọi à nghĩa chuyển.
Bài 3:
Đồng hồ điện..những khí cụ để đo có bề mặt giống đồng hồ.
Bài 4: VD:
Sông núi nước nam vua nam ở
Oâng vua dầu lửa là người ở I Rắc.
Từ “ Mặt trời” trong lăng ẩn dụ tu từ à có nghĩa lâm thời.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ.
	PHÂN BIỆT HIỆN TƯỢNG NGHĨA NGHĨA VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ.
HOÀN THÀNH BÀI TẬP : Tìm 3 từ có hiện tượng chuyển nghĩa.
Ngày dạy: 28/09/05
Ngày soạn:03/10/05
Tiết 22: CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
( Trích Vũ trung tuỳ bút –Phạm Đình Hổ)
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:Giúp hs thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê- Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.
	Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản cảu thể loại tuỳ bút đời xưa và đánh giá được giá trị nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực này.
2/ Kĩ năng:Đọc và phân tích thể loại VB tuỳ bút trung đại.
3/ Giáo dục tư tưởng:Sống có trách nhiệm trước những gì mình làm, sống không xa hoa, lãng phí, biết sống vì người khác
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và sưu tầm bộ phim “ Đêm hội long trì” và VB “ Thương kinh kí sự”- LHT.
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra:Tóm tắt chuyện người con giá NX theo ngôi kể của Vũ Nương.
	Em thích câu chuyện này ở điểm nào?
3/ Bài mới: Hiện thực cảu xã hội nhiều khi cũng được phơi bày khá tinh tế qua ngòi bút và cái nhìn sắc sảo của những nhà văn thời kì Trịnh- Lê. Tiêu biểu cho cây bút ấy chính là Nhà văn PĐH.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
PHẦN A.
G: Cho hs đọc phần chú thích sgk, sau đó GV nhấn mạnh một số điểm chính.
*Oâng sinh trưởng trong mtj gia đình khoa bảng. Thủa nhỏ từng ôm giấc mộng văn chương . Cuối thời Lê Chiêu thống, ông vào học trường QTG, thi đỗ sinh đồ nhưng gặp lúc thời thế không yên nên lánh về quê dạy học. Thời Minh Mạng ông làm quan một thời gian rồi nghỉ. Về sự nghiệp, giá trị nhất là 2 tác phẩm bằng văn xuôi: vũ trung tuỳ bút và tang thương ngẫu lục. Thơ ông chủ yếu là kí thác tâm sự bất đắc chí của một nho sĩ sinh không gặp thời.
PHẦN B.
I.
G: Hướng dẫn hs đọc: chậm rãi, hơi buồn, hàm ý phê phán kín đáo.
H : đọc lần lượt theo sự hướng dẫn của giáo viên, sau đó nghiên cứu từ khó.
II.
G: Em có hiểu biết gì về thể loại văn bản của tác giả?
H : tuỳ bút, một loại bút kí, cốt truyện đơn giản, lối ghi chép thoải mái kết cấu tự do, kể việc, trình bày cảm xúc, tả người.
III.
G: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh đã tập trung ghi chép 2 sự việc chính, là những sự việc nào? Xác định nội dung từng phần trong vb?
H : Thảo luận cặp và bộc lộ.
IV.
1.
G: Tìm các chi tiết nói về thói ăn chơi của chúa Trịnh? ( thú thích chơi đèn đuốc và thú chơi cây cảnh).
H : Đứng tại chỗ trả lời còn giáo viên tổng kết ghi ngắn gọn cho hs ghi bài.
G: Đọc câu văn: “Mỗi khi đêm.triệu bất tường” em hình dung đó là một cảnh tượng như thế nào?Từ cảnh tượng đó, có người đã liên tưởng đến những điềm gở trong phủ chúa, đó là những điểm gì?
H : Thảo luận bàn ( Cảnh tượng rùng rơn, ma quái, bí hiểm. Nơi đây không phải là cuộc sống bình thường, vì nó gợi đến sự chết chóc, ngày tận thế.
G: Liên hệ đến bộ phim “ Đêm hội long trì” và kí sự “ Thượng kinh kí sự- Lê Hữu Trác”.
G: Nhận xét của em về cáhc miêu tả của tác giả và thói ăn chơi của vị chúa Trịnh?
H : Tự bộc lộ.
G: Dựa thế chúa, bọn hoạn quan thái giám đã làm gì? Cách miêu tả của tác giả so với ở trên có gì khác? 
H : Thảo luận nhóm và trả lời.
2.
G: Những đoạn văn miêu tả hết sức tỉ mỉ của tác nhằm thể hiện thái độ gì trước thói ăn chơi những đoạn cảu chúa và bọn quan lại?
H : Tự bộc lộ.
G: Cuối bài, tác giả kể về bà cung nhân ( mẹ của tác giả) và cho rằng đó là chuyện chẳng lành. Em suy nghi như thế nào?
H : Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả.
PHẦN TỔNG KẾT.
G: Nêu những điểm lớn mà em cảm nhận được từ bài này ?
H : Dựa vào phần ghi nhớ để trình bày hoặc đọc ghi nhớ sgk.
VI/
G: Thể loại bút kí có khác gì với bút kí hiện đại?
H : Thảo luận bàn: Tuỳ bút hiện đại chủ yếu được viết theo dòng cảm xúc của TG. Tuỳ bút cổ viết theo sự việc có thật xảy ra trong đời sống hiện thực khách quan.
A/ GIỚI THIỆU CHUNG
1.Tác giả
2.Tác phẩm:
B/ ĐỌC- HIỂU VB
I.Đọc- giải thích từ khó.
II.Thể loại: Tuỳ bút- kiểu VBTS.
III. Bố cục: 2 phần
IV. Phân tích.
1/ Thói ăn chơi của chúa Trịnh và bọn hầu cận trong phủ chúa.
Chúa Trịnh
Quan lại
-Xây nhiều cung điện đền đài-> tốn nhiều tiền của.
-Những cuộc dạo chơi giải trí lố lăng, tốn kém: mối tháng 3-4 lần, binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ, nội thần mặc áo đàn bànhạc công hoà nhạc giúp vui.
-Tìm thú, cướp đoạt của quí trong thiên hạ.
=> Liệt kê, thuật lại cụ thể sinh động, khách quan -> Thói ăn chơi vô độ của chúa Trịnh.
-Dò la xem nhà nào có nhiều chậu hoa thì biên jai chữ ‘phụng thủ”.
-Cướp đoạt rồi buộc tội để lấy tiền.
=> Mượn bão bẻ măng, bóc lột, vơ vét một cách trắng trợn.
2/ Thái độ của tác giả.
-Qua việc miêu tả sự việc trong phủ chúa để bày tỏ thái độ khinh bỉ, tố cáo kín đáo.
-Oâng xem đó là “ triệu bất tường” ( điều không lành), báo trước một sự suy vong của một triều đại không biết chăm lo đến cuộc sống cảu dân lành.
V/ Tổng kết.
1.Văn tự sự, miêu tả xen lời biình đầy cảm xúc
2.Lên án, phê phán kín đáo cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa.
VI/ Luyện tập.
Viết đoạn văn trình bày những điều em nhận thức được về tình trạng đất nước ta thời vua Lê chúa Trịnh TK 18.
*Dặn dò:
	Học bài kĩ và viết tiếp đoạn văn.
	Soạn bài: Hoàng Lê nhất thống chí.
Ngày dạy:25/09/05
Ngày soạn:04/10/05
Tiết23.24: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ ( Hồi 14)
Ngô Văn Gia Phái
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức: cho hs hiểu được Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong cuộc tấn công thần tốc đại phá quân Thanh.
	Sự thảm bại cảu tướng lĩnh nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
	Đặc điểm của thể chí trong tự sự trung đại , đó là sự kết hợp giữa tự sự và tính lịch sử. 
2/ Kĩ năng: Phân tích nhân vật trong tiểu thuyết viết theo thể chương hồi qua việc kể, miêu tả lời nói, hành động.
3/ Giáo dục tư tưởng:Lòng tự hào về chiến công lẫy lừng của vua Quang Trung trong cuộc đại phá quân Thanh. Căm ghét bè lũ bán bán nước và cướp nước Lê Chiêu Thống.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ ghi phần
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra:Bức tranh miêu tả cảnh sống của chúa Trịnh gợi cho em suy nghĩ về hiện thực đất nước như thế nào? ( 2 hs)
3/ Bài mới: Người VN đã từng coi cuộc chiến đấu của vua Quang Trung đại phá quân Thanh như một huyền thoại. Không phaỉ tự nhiên người đời lại ca tụng người anh hùng áo vải như vậy. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một đoạn trích trong Ngô Gia văn phái để chứng minh lời truyền tụng đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
PHẦN A.
G: Cho hs đọc thầm sgk phần chú thích.
G: Nói cho hs hiểu về thể chí và tại sao tác phẩm có tên là HLNTC: Chí là một thể văn vừa có tính VH vừa có tính lịch sử. Đây là cuốn sách ghi chép v ... ình hoặc cho hs khá giỏi môn NV thuyết minh về thể loại này theo sự tìm hiểu của các em.
III/
G: Hồi thứ 14 đã phản ánh giai đoạn lịch sử nào của chế độ phong kiến VN?
H : Thời kì biến động cuối TK 18. Lê Chiêu Thống lo sợ ngai vàng mọt ruỗng đã cầu viện nhà Thanh . Anh hùng dân tộc đã đại phá quân Thanh lập nên triều đại Tây sơn
G: Có thể tóm tắt nội dung hồi thứ 14 này thế nào?
H : 1-2 hs trình bày trước lớp.
IV/
G: Từ phần tóm tắt trên, em hãy xác định bố cục cảu bài?
H : Bố cục 3 phần: 
.Từ đầu đến đường ra Bắc: QT chuẩn bị tiến quân ra Bắc.
Tiếp..kéo vào thành: QT đại phá quân Thanh.
Còn lại: Số phận của tướng lĩnh nhà Thanh và vua tôi LCT.
V/I
G: Cảm nhận của em về người anh hùng NH sau khi đọc đoạn trích? Chỉ ra những việc lớn mà ông đã làm trong vòng 1 tháng?
H : Tự bộc lộ.
TIẾT 2:
G: Qua những lời phủ dụ của nhà vua ở trấn Nghệ An , với bọn Sở, Lân, Ngô Thì Nhậm và cuộc trò chuyện cống sĩ La Sơn chứng tỏ nhà vua còn có phẩm chất gì?
H : Là nhà lãnh đạo chính trị, quân sự ngoại giao có trí tuệ sáng suốt
** Oâng đã sớm nhìn thấy ngay từ khi mới khởi binh đến ngày sẽ thắng, tự tin ở bản thân, ở các tướng sĩ của mình.một mặt khôn khéo giao hảo với nàh Thanh, mặt khác tích cực nuôi dưỡng lực lượng, ổn định hoà bình lâu dài.
G: Tìm hiểu tài dùng binh và chỉ huy chiến đấu cảu QT như thế nào?
H : Dựa vào sgk để trả lời.
G: Hình ảnh vua QT được miêu tả trong chiến trận có gì nổi bật? 
H : Tả lại theo truyện và tưởng tượng của mình.
G: Tại sao tác giả vốn trung thành với nhà Lê, không mấy cảm tình với Tây Sơn, mà viết về QT và chiến công cảu đoàn quân đầy cảm tình thế?
H : Thảo luận nhóm và báo cáo.
Tác gải Ngô VGP là những cựu thần, chịu ơn sâu nghĩa nặng cảu nhà Lê, những họ đã không bỏ qua sự thật là ông vua nhà Lê hèn yếu đã cõng rắn cắn gà nhà và chiến công lừng lẫy của QT là niềm tự hào lớn lao của dân tộc.
2.
2a/G: Hình ảnh bọn cướp nước và bán nước trong những ngày đầu xuân Kỉ Dậu được kể và miêu tả qua những chi tiết nào?
H : Chọn chi tiết đặc sắc để trả lời.
G: Nếu lí giải nguyên nhân thất bại nhanh chóng và thảm hại của quân Thanh thì em giải thích thế nào?
H : Tự bộc lộ: Chủ quan, chiến đấu không vì mục đích chính nghĩa, quân Trương Sinh quá hùng mạnh
2b/ 
G: Tình cảnh của bọn vua tôi nhà Lê như thế nào? Thái độcủa tác giả được thể hiện ra sao trong giọng điệu, cảm xúc?
H : Tự bộc lộ.
VI/
G : Hồi thứ của tác phẩm HLNTC mang lại cho em những hiểu biết gì?
H : Tự trả lời. 
VII/
G : Theo em có thể gọi HLNTC là tiểu thuyết loch sử vì lí do nào trong các lí do sau:
a/ Vì truyện này liên quan đến sự that loch sử.
b/ Vì sự that loch sử được ghi chép dưới hình thức tiểu thuyết.
c/ Vì các nhân vật loch sử nổi lean trong tác phẩm như là những hình tượng văn học sinh động.
H Thảo luận bàn và báo cáo.
A/ TÌM HIỂU CHUNG
1.Tác giả:
- Tập thể tác giả dòng họ Ngô Thì.
- Hai tác giả chính: Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du.
2.Tác phẩm
- HLNTC: tiểu thuyết lịch sử ( chữ Hán), thế kỉ 18 đầu TK 19.
B/ ĐỌC- HIỂU VB
I.Đọc- tìm hiểu chú thích.
II.Thể loại: Thể chí văn vừa có tính chất sử.
III.Tóm tắt
IV. Bố cục:3 phần.
V. Phân tích.
1. Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ.
-Con người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán, nhanh gọn.
+Tế cáo lên ngôi hoàng đế.
+Xuất binh ra Bắc.
+Tuyển mộ quân lính.
+Mở cuộc duyệt binh ở Nghệ An.
+Phủ dụ tướng sĩ, hoạch định kế sáchhành quân đánh giặc và cả kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng.
=>Là nhà lãnh đạo chính trị, quân sự ngoại giao có trí tuệ sáng suốt, nhìn xa trong rộng, biết mình biết người.
-Trí tuệ sáng suốt nhạy bén.
+Phân tích tình hình thời cuộc, khẳn định chủ quyền của dân tộc ta, lên án hành động xâm lăng phi nghĩa của giặc:đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràngnhắc lại truyền thống đánh giặc từ xưa tới nay.
+Trong việc xét đoán dùng người, hiểu sở trường của tướng sĩ , khen chê đúng người đúng việc.
-Ý chí quyết chiến quyết thắng va tầm nhìn xa trông rộng: Mới khởi binh đánh giặc mà vua QT đã nói “phương lược tiến đánh đã có định sẵn”, tính kế hoạch ngoại giao khi chiến thắng.
-Tài dụng binh như thần:
QT chỉ huy cuộc hành quân thần tốc: Ngày 25 xuất quân, một tuần lễ đến Tam ĐiệpVượt mức 2 ngày.
-Hình ảnh lẫm liệt trong chiến trận: Quân lính luân phiên dạ ran làm cho lính trong đồnai nấy rụng rời sợ hãi, xin hàng, khí thế đội quân làm kẻ thù khiếp vía, tưởng như tướng trên trời rơi xuống, quân dưới đất chui lên.
=> Hình ảnh người anh hùng được khắc hoạ đậm nét với tính cách quả cảm mạnh mẽ, là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại.
2/ Hình ảnh bọn cướp nước và bán nước.
a/ Bọn quân tướng nhà Thanh.
-Tôn Sĩ nghị: Kẻ tướng bất tài, kiêu căng tự mãn, chủ quan, cho quân lính mặc sức ăn chơi.
-Khi quân Tây Sơn đến nơi sợ chạy mất mật, xin ra hàng. Quân sĩ hoảng loạn giày xéo lên nhau bỏ chạy
b/ Bọn vua tôi phản nước hại dân.
- Cõng rắn cắn gà nhà mưu cầu lợi riêng
-Chịu nỗi nhục của kẻ đi cầu cạnh van xin, mất tư cách quân vương.
=> Tình cảnh khốn quẫn của vua Lê.
=> Lòng thương cảm và ngậm ngùi của tác giả.
VI/ Tổng kết.
-Kể, miêu tả chân thực sinh động.
-Ca ngợi người anh hùng với chiến công vĩ đại trong đại chiến chống quân Thanh. --Sựï thất bại đớn hèn của bè lũ cướp nước và bán nước.
*Ghi nhớ : sgk.
VII/ Luyện tập.
Đọc thêm moat đoạn thưo của Ngô Thì Du:
Một trận rồng lửa giặc tan tành
Liều mình xuống đò trốn cho nhanh
Ba quân oai hùng chỉnh tề tiến
Đầy đường già true mặt hân hoan
Cung kính cùng nhau chúc:
Vua ta trở lại núi sông ta.
* Dặn dò:
	Học kĩ bài học và soạn bài : Sự phát tiển của từ vựng.
Ngày dạy:01/10/05
Ngày soạn:06/10/05
Tiết 25: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG(TT)
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:Giúp hs nắm đươck các hiện tượng phát triển của từ vựng của một ngôn ngữ bằng cách tăng số lượng từ ngữ nhờ:
	Tạo thêm từ ngữ mới.
	Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
2/ Kĩ năng:Mở rộng vốn từ và giải thích ý nghĩa của từ ngữ mới.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ cho hs thi bài tập 1 và bài tập GV ra xen kẽ.
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra:Hãy tìm 3 từ có sự phát triển nhĩa ? Nêu các nét phát triển của từ ngữ? ( lấy được 3 từ nhiều nghĩa, nêu được nghĩa gốc và nghĩa chuyển, đặt câu minh hoạ và diễn đạt đễ hiểu – 1 hs)
3/ Bài mới:Chúng ta đã tìm hiểu phần nào sự phát triển của từ ngữ trên phương diện từ vựng , nhất là sự phát triển về mặt số lượng. Vậy nó phát triển như vậy dựa vào những yếu tố nào? Chúng ta sẽ tiếp tục nhiên cứu qua bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
I/1
G : Gọi 1 hs đọc ví dụ sgk và yêu cầu hs tạo từ mới dựa vào các từ ngữ có sẵn.
H : Tìm các thuật ngữ mới và giải thích nghĩa của mỗi từ.
G : Sau mỗi lần hs phát biểu, GV nhận xét và kết luận.
2.
G : Phát triển từ vựng bằng phương thức nào? Nhằm mục điứch gì?
H : Dựa vào sgk cso thể trả lời hoặc đọc ghi nhớ.
II/
G : Gọi 1 hs đọc đoạn Kiều và đạon văn . Chỉ ra các từ Hán Việt trong đó?
H : Chỉ ra theo 2 nhóm ghi vào bảng phụ và lên bảng. (có thể có từ HV đơn, ghép)
G : Tìm từ có ý nghĩa như mẫu ở phần II/2? Từ đó là mượn tiếng cảu nước nào?
H : Thảo luận cặp và báo cáo.
G : Tạo thêm từ bằng cách nào?
H : Đọc ghi nhớ sgk.
**Khi mượn tiếng nước ngoài lưu ý mượn có sự chon lọccân nhắc khi sử dụng, tránh lạm dụng.
III/
Bài 1:
GV tổ chức cho hs thi giữa các nhóm trên bảng phụ sau đó trình bày,tổ nào tìm nhiều từ hay và chính xác sẽ được khen trước lớp.
Bài 2: Chia 2 đội thi viết trên bảng trong vòng 3 phút xem đội nào nhanh và chính xác, GV sửa và khen ngợi.
Bài 3: Chia cột trên bảng và gọi hs lên bảng điền vào, các hs khác nhận xét bổ sung, GV cho điểm những hs làm bài tốt.
Bài 4: Hs tự làm, hoặc làm ở nhà.
I/ TẠO TỪ NGỮ MỚI.
1.Ví dụ: sgk
a/Điện thoại:
-Điện thoại di động: Điện thoại vô thuyến nhỏ, sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao.
b/ Đặc khu kinh tế: khu vực danh thu hút vốn.
c/ Kinh tế tri thức: Nền kinh tế sản xuất lưu thông phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
d/ Điện thoại nóng: Điện thoại dành riêng tiếp nhận giải quyết những vấn đề khẩn cấp.
2. Kết luận. 
- Tạo thêm từ mới bằng phương thức dùng các yếu tố cso sẵn ghép lại với nhau.
*Ghi nhớ: sgk. 
II/ MƯỢN TỪ NGỮ CỦA TIẾNG NƯỚC NGOÀI.
1.Ví dụ:
*Từ Hán Việt:
a/ Thanh minh, tiết, le,ã tảo mộ, Đạm Tiên, hội, yến anh, bộ hành, xuân, tài, nữ, giai nhân.
b/ Bạc mệnh, duyên, phận thần, linh, chứng giám, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc.
*Tiếng nước ngoài khác: Anh, Pháp,Nga.
-AIDS
-Marketting.
2.Kết luận.
*Ghi nhơ:ù sgk
III/ LUYỆN TẬP.
Bài 1: X + trường:
Chiến trường, công trường
-X + hoá: cơ giới hoá, lão hoá, điện khí hoá
-X +học: toán học, sử học, thiên văn học
-X+ điện tử: thư điện tử, đồng hồ điện tử
-văn + x: văn chương, văn học, văn nhân
-cười + x: cười nụ, cười tủm, cười duyên
Bài 2: 
-Bàn tay vàng: bàn tay giỏi, hiếm có
-Cầu truyền hình
-Cơm bụi:Cơm giá re trong quán nhỏ.
-Đường cao tốc
- Công viên nước.
Bài 3:
Từ mượn tiếng Hán
Từ mượn ngôn ngữ Âu
Mãng xà, biên phòng, than ô, nô lệ, tô thuế, phi án, phê bình, ca sĩ.
Xà phòng, ô tô, ra di ô, cà phê, ca nô.
* Dặn dò: Học phần ghi nhớ và chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn:
	Tiết1: Viết một văn bản tóm tắt truyện Kiều và thuyết minh về tác giả Nguyễn Du.
	Tiết 2: Soạn theo câu hỏi sgk.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5.doc