Giáo án Ngữ Văn 9 - Năm học: 2007 - 2008

Giáo án Ngữ Văn 9 - Năm học: 2007 - 2008

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 ( Lê Anh Trà)

A – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp học sinh thấy được những vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

 Từ lòng kính yêu , tự hào về Bác,giáo dục học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập , rèn luyện theo gương Bác.

 Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng.

B – CHUẨN BỊ:

1.GV: Sgk, Sgv, Stk. Soạn giáo án .

2.HS: Sgk, đọc văn bản, trả lời câu hỏi Sgk.

 

doc 133 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 784Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Năm học: 2007 - 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 3/9/2007
Tuần:1 . 
Tiết 1. phong cách hồ chí minh
 ( Lê Anh Trà)
A – Mục tiêu Cần đạt:
	Giúp học sinh thấy được những vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
	Từ lòng kính yêu , tự hào về Bác,giáo dục học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập , rèn luyện theo gương Bác.
	Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng.
B – Chuẩn bị:
1.GV: Sgk, Sgv, Stk. Soạn giáo án .
2.HS: Sgk, đọc văn bản, trả lời câu hỏi Sgk.
C – Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:	Vở ghi , sgk , vở bài tập.
3. Bài mới: 	
I – Giới thiệu chung:
	Trong chương trình THCS các em được học nhiều văn bản viết về Bác Hồ..Hồ Chí Minh không những là nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới(UNEO-1990).Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu văn bản 
II - Đọc - Hiểu văn bản:	1. Đọc:
?3
?6
?5
?4
 Giáo viên nêu cách đọc: giọng chậm rãi, bình tĩnh, khúc triết.
 Giáo viên đọc mẫu, học sinh đọc, nhận xét.
Học sinh nghe đọc, nhận xét. 
2. Tìm hiểu chú thích:
G/viên hướng dẫn học sinh đọc, hiểu chú thích sgk
Học sinh tìm hiểu chú thích. 
3. Bố cục văn bản:
? Hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản này? (Thuyết minh )
? Thuộc kiểu văn bản gì? ( Nhật dụng)
? Hãy chỉ ra bố cục của văn bản này? Và nêu nội dung chính của từng phần?
 -3 phần:
(1) Từ đầu => rất hiện đại: Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của HCM.
(2)Tiếp đếntắm ao: : Vẻ đẹp trong cách sống của HCM.
(3) Còn lại : ý nghĩa của phong cách HCM.
4. Phân tích:
Chú ý vào phần 1 và cho biết: Đoạn văn đã khái quát vốn tri thức văn hoá của Chủ tịch HCM ntn?
- Vốn văn hoá của HCM hết sức sâu rộng, ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Bác Hồ.
? Bằng cách nào mà bác có vốn tri thức văn hoá như vậy?
- Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan vất vả, CT HCM đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá trên thế giới.
? Em hãy chỉ rõ sự tiếp xúc với nhiều nền văn hoá của CT HCM? 
?Em hãy lấy dẫn chứng minh hoạ để làm rõ hơn về những biểu hiện văn hoá đó ở CT HCM.
- G: Bác làm thơ chữ Hán, viết văn, viết báo bằng tiếng Pháp: NKTT, Thuế máu,
?Bác đã học hỏi, tìm hiểu đến mức nào? ( Qua công việc, lao động mà học hỏi ở mọi nơi, mọi lúc).
? Bác tiếp thu văn hoá các nước như thế nào?
 + Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động.
 +Tiếp thu mọi cáiđẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những hạn chế, tiêu cực.
?Em hiểu ntn về sự nhào nặn của hai nguồn văn hoá quốc tế và dân tộc ở Bác?
?Từ đó ,em hiểu thêm những gì về vẻ đẹp trong phong cách văn hoá HCM?
- Đó là sự kết hợp hài hoà những phẩm chất khác nhau: truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây, xưa và nay, dân tộc và quốc tế, vĩ đại và bình dị. Đó là sự kết hợp hài hoà bậc nhất trong lịch sử dân tộc Việt Namtinh hoa nhân loại góp phần tạo nên phong cách HCM.
a. Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá HCM:
+ Ghé lại nhiều hải cảng, thăm các nước châu Phi, châu A, châu Mĩ.
+Sống dài ngày ở Pháp ,Anh.
+Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng
- Học sinh trả lời. ,
=> Công cụ giao tiếp quan trọng để tìm hiểu và giao lưu văn hoá với các dân tộc trên thế giới. 
-Sâu sắc đến mức uyên thâm.
=>Tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài.
-Sự đan xen, kết hợp, bổ sung
Sáng tạo hài hoà2 nguồn văn hoá nhân loại và dân tộc () tri thức văn hoá HCM.
- Bác là người biết kế thừa và phát triển các giá trị văn hoá.Là kiểu mẫu của tinh thần tiếp nhận văn hoá .
D - Củng cố- Hướng dẫn:
	1. Củng cố:
	? Em hãy cho biết phương pháp thuyết minh trong văn bản này là gì?
 ( So sánh, liệt kê, bình luận -> Tính khách quan cho nội dung trình bày)
	2. Hướng dẫn:
 Về nhà đọc kĩ văn bản .
 Nắm chắc nội dung văn bản .
 Trả lời tiếp các câu hỏi sgk.
 Tiết sau học tiếp bài.
 ++++@+++++ 
Tuần:1. Tiết 2. 
phong cách hồ chí minh
( Lê Anh Trà)
A – Mục tiêu Cần đạt:
	Giúp học sinh thấy được những vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
	Từ lòng kính yêu , tự hào về Bác,giáo dục học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập , rèn luyện theo gương Bác.
	Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng.
B – Chuẩn bị:
1.GV: Sgk, Sgv, Stk. Soạn giáo án 
2.HS: Sgk, đọc văn bản, học bài cũ, trả lời câu hỏi Sgk.
C – Tiến trình dạy học:
1/ Tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
? Hãy phân tích sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM?
? Những phương pháp thuyết minh nào đã được sử dụng ở phần đầu của văn bản ? Tác dụng ?
3/ Bài mới: 
I - Đọc - Hiểu văn bản:
4. Phân tích( tiếp)
Đọc nhanh phần 2 của văn bản.
?Tác giả đã thuyết minh phong cách sinh hoạt của Bác trên những khía cạnh nào? 
- Ăn , ở, sinh hoạt.
? Cách sống rất bình dị của Bấc được biểu hiện như thế nào
- ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng CTHCM có một lối sống vô cùng giản dị 
? Nơi ở và làm việc của Bác ntn?
? Trang phục của Bác ra sao?
- Bộ quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp, cái quạt cọ, đồng hồ báo thức, ra-đi-ôchiếc va- ni con, vài vật kỉ niệm.
? Chuyện ăn của Bác ntn?
- Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa-> Bình dân với những món ăn dân tộc không cầu kì,
? Nêu nhận xét của em về cách sống của Bác?
- Cách sống giản dị, đạm bạc nhưng lại vô cùng thanh cao, sang trọng.
? Em hãy phân tích cụ thể?
? Em hiểu ntn là sống không tự thần thánh hoá, khác đời, hơn đời?
? Cách sống của Bácđã được so sánh ntn? Gợi ta nhớ đến điều gì?
? Em hiểu ntn về 2 câu thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm?
? Em hãy nhận xét cách thuyết minh của tác giả ở phần văn bản này?
? Vậy vẻ đẹp nào trong cách sống của Bác được làm sáng tỏ?
? Cách sống đó của Bác gợi cho em suy nghĩ gì?
?Em có thể thuyết minh thêm cho cách sống bình dị, trong sáng của Bác?
? ý nghĩa cao đẹp của phong cách HCM là gì?
?Em hiểu ntn về nhận xét:” Cách sống bình dị của Bác là một quan niêm thẩm mĩ về cuộc sống”?
? Tại sao tác giả khẳng định rằng lối sống của Bác có khả năngg đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác?
? Em nhận thức được điều gì về vẻ đẹp trong cách sinh hoạt của Bác? 
? Văn bản PCHCM đã cung cấp thêm cho em những hiểu biết nào về Bác Hồ của chúng ta?
? Để làm nổi bật những vẻ đẹp và phẩm chất cao quí của phong cách HCM, người viết đã dùng những biện pháp nào nghệ thuật nào?
? Tóm lại, ta có thể tóm tắt những vẻ đẹp của phong cách HCM ntn?
@ .Ghi nhớ sgk.(tr 8).
b. Vẻ đẹp trong cách sống của HCM:
- Nơi ở, nơi làm việc rất đơn sơ, mộc mạc: chiếc nhà sàn nhỏ, vài phòng tiếp khách, họp bộ chính trị, làm việc và nghỉ.
- Trang phục: hết sức giản dị. Tư trang ít ỏi.
- Ăn, uống đạm bạc.
c. ý nghĩa phong cách HCM:
II. Tổng kết:
@ .Ghi nhớ sgk.(tr 8).
III. Luyện tập:
1. Em hãy đọc thêm những câu, đoạn thơ nói về phong cách HCM.
2. Tìm đọc và kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của CT HCM?
3. Em học tập được gì qua bài PC HCM để viết văn bản thuyết minh. 
D - Củng cố- Hướng dẫn:
 Học bài, nắm chắc nội dung cơ bản.
 Làm tiếp các bài tập phần luyện tập.
 Sưu tầm thêm tranh ảnh, bài viết về cách sống của Bác.
 Chuẩn bị bài: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
 Tiết sau học bài : Các phương châm hội thoại.	
+++++@+++++
Tuần:1. Tiết 3.
Các phương châm hội thoại
A – Mục tiêu:
Giúp học sinh : 
 - Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.	
B – Chuẩn bị:
	GV: Sgk, Sgv, Stk. Soạn giáo án 
HS: Sgk, đọc văn bản, trả lời câu hỏi Sgk.
C – Tiến trình dạy học:
1/ Tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
? Vai xã hội là gì ? Khi thamgia hội thoại cần phải làm gì?
? Trong hội thoại, nhân vật tham gia hội thoại nói gọi là gì?
3/ Bài mới: 
I Phương châm về lượng:?6
?5
?4
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đoạn đối thoại trong sgk tr 8.
? Khi An hỏi: học bơi ở đâu mà Ba trả lời “ ở dưới nước ”thì câu trả lời của Ba có thoả mãn điều An muốn biết không?
? Vì sao lại như vậy?(Câu trả lời củaBa không rõ nghĩa) 
? Vậyđiều An muốn hỏi là gì?(Địa điểm học bơi ở đâu : cụ thể ).
? Ba trả lời ntn?( Bơi là gì?)
?Ba cần phải trả lời An ntn?
? Hãy nêu nhận xét của em về nội dung của đoạn hội thoại này?
? Từ đó có thể rút ra bài học gì về giao tiếp?
Học sinh đọc truyện cười “ Lợn cưới ,áo mới”.
? Vì sao truyện này lại gây cười?
? Lẽ ra anh lợn cưới và anh áo mới phải hỏi và trả lời ntn để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và trả lời?
? Câu hỏi, câu trả lời của hai anh có gì trái với những câu hỏi - đáp bình thường? Em hãy chỉ rõ?
?Như vậy,cần phải tuân thủ điều gì khi giao tiếp?
- Cần nói cho đúng, đủ, không thừa, không thiếu.
? Qua phần tìm hiểu này ,em rút ra bài học gì?
 Học sinh đọc to ghi nhớ sgk tr 9.
Học sinh đọc kể lại truyện cười “Quả bí khổng lồ” sgk tr 9-10.
Truyện cười phê phán điều gì?
? Vì sao lại là nói khoác?( Nói quá sự thật để khoe khoang).
? Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
? Em rút ra bài học gì ?(học sinh đọcghi nhớ sgk tr 10)
1. Ngữ liệu: ( sgk)
2. Nhận xét:
* Vd1:
- Học bơi ở bể bơi thành phố.
- Đoạn hội thoại có nội dung không bình thường. Vì trong giao tiếp, câu nói ra bao giờ cũng truyền tải 1 nội dung nào đó và câu trả lời phải đáp ứng yêu cầu nội dung đó.
- Khi nói , câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
* Vd 2:
- Hỏi đáp thừa từ ngữ.
 + Hỏi: cưới của tôi.
 + Đáp: từ lúc tôi mặc cái áo mới này.
- Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.
3. Ghi nhớ: 
 ( SGK tr 9)
II.Phương châm về chất:
1. Ngữ liệu : ( sgk )
2.Nhận xét: 
- Phê phán tính nói khoác.
- Không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật,và không có bằng chứng xác thực.
3. Ghi nhớ :
 ( sgk tr 10) 
 III. Luyện tập:
 Giáo viên cùng học sinh làm bài tập theo câu hỏi sgk .
 Bài tập1:
 a. Thừa cụm từ ‘ nuôi ở nhà’.
 b. Thừa cụm từ ‘ có hai cách’’.
 Bài tập 2:
 a. ..Nói có sách mách có chứng...
 b Nói dối..
 c. ..Nói mò..
 d. ..Nói nhăng nói cuội
 e. ..Nói trạng
 - Các từ ngữ trên đều chỉ những cách nói liên quan đến phương châm về chất trong hội thoại.
 Bài tập 3:
Câu cuối cùng. Với câu hỏi “ rồi có nuôi được không”? – Thừa từ ngữ.
Người nói đã vi phạm phương châm về lượng.
Bài tập 4:
a. Sử dụng những trường hợp này, người nói muốn đảm bảo phương châm về chất. Vì 1 lí do nào đó, người nói muốn đưa ra một nhận định hay truyền đạt thông tin, nhưng chưa có bằng chứng chắn chắn xác thực để thuyết phục người nhe nên phải dùng các từ ngữ chêm , xen như vậy.
b. Để đảm bảo phương châm về lượng, người nói sử dụng những cụm từ trên để tránh nhắc lại những điều đã trình bày trước đó.
Bài tập 5:
Ăn đơm nói đặt: Vu khống, đặt điều, bịa  ... 
? Từ xa lạ giữa người và vầng trăng ấy, Nguyễn Duy muốn nhắc nhở điều gì?
 - Học sinh thảo luận nhóm
 + Cuộc sống hiện đại khiến con người dễ quên đi quá khứ.
? ở thành phố, con người chỉ nhớ đến trăng trong những tình huống bất ngờ của cuộc sống hiện tại? Đó là tình huống nào? Tác dụng, ý nghĩa cụ thể của tình huống ấy là gì?
? Ngửa mặt lên nhìn mặt, có cái gì rưng rưng; em hiểu câu thơ này ntn?
? Cảm xúc rưng rưng ấy cho thấy tâm hồn con người đang hướng về đâu?
- Về một thời quá khứ với cuộc sống ấu thơ, chiến tranh nghèo nàn, gian khổ, con người với thiên nhiên là bạn, là tình nghĩa thuỷ chung.
 Đọc khổ thơ cuối.
? Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” có ý nghĩa gì? Tại sao lại “ im phăng phắc”?
? Em cảm nhận ntn về cái giật mình của tác giả?
- Giật mình nhớ lại, tự vấn, tự nhận ra sự vô tình, bạc bẽo trong cách sống; sự ăn năn, tự trách, tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được vô tình, được lạnh lùng quên đi quá khứ.
- Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên nghĩa tình quá khứ luôn tròn đầy bất diệt.
? Nêu nhận xét về kết cấu, giọng điệu của bài thơ?
? ý nghĩa khái quát sâu sắc của bài thơ là gì?
? Nét đặc sắc nghệ thuật bài thơ?
? Chủ đề của bài thơ có liên quan gì đến đạo lí, lẽ sống của dân tộc VN ta?
a. Hình ảnh vầng trăng:
- Hồi nhỏ sống với rừng
.tình nghĩa.
-> Điệp từ, so sánh=> Vầng trăng của tuổi thơ, thời chiến tranh trăng là bạn, chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ, là người bạn tri âm tri kỉ, đầy tình nghĩa.
- Đẹp đẽ ân tình.
- Từ hồi.
qua đường.
-> Nhân hoá, so sánh=> Con người và ánh trăng trở nên xa lạ. Cuộc sống hiện đại khiến con người dễ quên đi quá khứ.
- Thình lình đèn điện tắt
 vội.
 đột ngột..
-> Động từ gợi tả tình thái đầy biểu cảm của con người: khẩn trương, hối hả tìm nguồn sáng.
-> Sự đối lập: Căn phòng tối- vầng trăng sáng.
- Ngửa mặt lên nhìn mặt
 có cái gì rưng rưng
 như là.
-> Cảm xúc rung động, xao xuyến, gợi nhớ, gợi thươngthiết tha về một thời quá khứ tốt đẹp.
b. Suy tư của tác giả:
 - Trăng cứ tròn vành vạnh
 .giật mình.
-> Giọng thơ tâm tình, nhịp nhẹ nhàng trôi chảy-> Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên nghĩa tình quá khứ luôn tròn đầy bất diệt.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ tr 157.
IV. Luyện tập:
	Viết một đoạn văn trình bày tâm sự của em trong một đêm ngắm trăng.
D - Củng cố- Hướng dẫn:
	1. Củng cố:
	 Đọc diễn cảm bài thơ ?
	? Nêu chủ đề của bài thơ ?
	? ý nghĩa khái quát sâu sắc của bài thơ là gì?
? Nét đặc sắc nghệ thuật bài thơ?
? Chủ đề của bài thơ có liên quan gì đến đạo lí, lẽ sống của dân tộc VN ta?
	2. Hướng dẫn:
	- Về nhà học thuộc lòng bài thơ .
	- Soan bài: Làng.
	- Chuẩn bị tiết : Tổng kết về từ vựng.
+++++++++@++++++++++
Tuần:12 . Tiết 59 .
	 Tổng kết về từ vựng
A – Mục tiêu:
Giúp học sinh Vận dụng kiến thức đã học về từ vựng để phân tích các hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp và trong văn chương.	
B – Chuẩn bị:
	GV: Sgk, Sgv, Stk. Soạn giáo án 
HS: Sgk, đọc văn bản, trả lời câu hỏi Sgk.
C – Tiến trình dạy học:
1/ Tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
? Xen kẽ khi luyện tập.
3/ Bài mới: 
I- Luyện tập:
	1. Bài tập1: So sánh hai dị bản của câu ca dao:
Đọc ngữ liệu sgk
? Em hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau của 2 câu ca dao?
? Gật đầu là hành động ntn?
? Gật gù là hành động ntn?
? Trong trường hợp này, gật đầu hay gật gù thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt? Vì sao?
? Bài tập 1 này giúp em hiểu rõ hơn, nắm chắc hơn kiến thức gì về từ vựng? 
* Giống: đều là những bài ca dao nói về cuộc sống
* Khác:
- Gật đầu: Cúi xuống và ngẩng lên, thường để chào hỏi hay tỏ sự đồng ý.
- Gật gù: Gật nhẹ và nhiều lần biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng.
=> Dùng từ gật gù thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt. Tuy món ăn đạm bạc nhưng đôi vợ chồng nghèo ăn rất ngon miệng vì họ biết chia sẻ những niềm vui đơn sơ trong cuộc sống.
*. Ghi nhớ:
- Xác định đúng nghĩa của từ và lựa chọn từ ngữ thích hợp để biểu đạt đúng hơn, hay hơn ý nghĩa của câu nói.
	2. Bài tập 2:
?6
?5
 ? Nêu nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ của người vợ trong truyện cười?
? Khi nghe người chồng nói như vậy, em hiểu nghĩa của cách nói này ntn?
? Qua cách trả lời của người vợ, em thấy người vợ có hiểu nghĩa của câu nói mà người chồng muốn biểu đạt hay không? Vậy người vợ đã hiểu ntn?
? Nguyên nhân nào mà người vợ lại hiểu không đúng ý của người chồng?
? Em đã học các phương châm về hội thoại, người vợ đã vi phạm phương châm hội thoại nào trong khi giao tiếp?
- Phương châm quan hệ.
? Em rút ra bài học gì cho bản thân qua truyện cười này?
- Một chân sút -> Một cầu thủ giỏi.
- Có một chân để đi. -> Không hiểu đúng nghĩa của từ chân trong câu nói của chồng.
*. Ghi nhớ:
Cần hiểu đúng nghĩa của từ trong từng văn cảnh. Trong giao tiếp chú ý cần hiểu rõ, đúng nghĩa của từ trong cách nói của người đối thoại để câu trả lời đúngtránh vụng về, thô kệch, gây cười.
3.Bài tập 3:
? Trong các từ “ miệng, chân, tay, vai, đầu” trong đoạn thơ, từ nào được dùng theo nghĩa gốc? Phương thức chuyển?
? Bài học rút ra là gì?
- Một từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. Có hai phương thức chuyển nghĩa.
- Xã hội phát triển thì ngôn ngữ cũng phát triển, nghĩa của từ cũng phát triển trên cơ sở nghĩa gốc. Có hai phương thức phát triển nghĩa của từ.
- . Gốc: Miệng, chân, tay.
- Chuyển: Vai, đầu.
 + Vai: PT chuyển hoán dụ.
 + Đầu: PT chuyển ẩn dụ.
4. Bài tập 4:
? Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích cái hay của việc dùng từ trong bài thơ?
? Thế nào là trường từ vựng? Hãy tìm những từ có cùng một trường từ vựng trong bài thơ của Vũ Quần Phương?
? Các từ thuộc hai trường từ vựng trên có mối quan hệ với nhau không?
? Ngoài ra còn sử dụng những từ ngữ ntn?
? Vậy việc sử dụng từ ngữ cùng trường từ vựng và từ đối lập như vậy trong bài thơ có tác dụng gì?
- Đỏ, xanh, hồng -> Chỉ màu sắc.
- ánh, lửa, cháy, tro-> Chỉ lửa, có liên quan đến lửa.
=> Quan hệ chặt chẽ để tạo nên hình tượng về chiếc áo đỏ.
- Cặp từ đối lập: 
 + Cây xanh - ánh hồng.
 + Em đi - anh đứng.
-> Xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh đối với người đọc. Qua đó thể hiện độc đáo một tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng.
5.Bài tập 5:
? Em hãy xác định xem các sự vật, hiện tượng đó được đặt tên theo cách nào?
? Hãy tìm 5 ví dụ về những tên gọi tương tự?
- Chia lớp làm hai nhóm, thi xem ai nhanh hơn.
? Em rút ra bài học gì qua bài tập 5.
a. Tên: 
- Rạch: Mái Giầm.
- Kênh: Ba Khía, Bọ Mắt.
-> Sử dụng từ có sẵn với một nội dung mới.
b. Từ:
- Cà tím, cá kiếm, .
c. Tạo từ mới bằng cách làm tăng vốn từ, phát triển từ vựng.
6. Bài tập 6:
? Em hãy phát hioện chi tiết gây cười trong truyện này?
? Truyện cười phê phán điều gì?
? Qua tình huống này, theo em có phải lúc nào chúng ta cũng dùng từ mượn của tiếng nước ngoài không?
- Vợ: gọi bác sĩ.
- Chồng: gọi đốc tờ.
-> Hai từ đồng nghĩa.
-> Phê phán thói tích dùng từ nước ngoài của ông bố.
- Không lên lạm dụng dùng tiếng nước ngoài khi có từ thuần Việt tương đương.
II. Thực hành viết đoạn văn.
	Viết một đoạn văn ngắn chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng một số đơn vị kiến thức về từ vựng mà em đã học.
	Học sinh viết bài.
	Học sinh đọc bài, sửa chữa.
D - Củng cố- Hướng dẫn:
	1. Củng cố:
	Kiến thức về từ vựng?
	 + Nối đơn vị kiến thức.
	 + Trả lời ngắn.
	2. Hướng dẫn:
	- Về nhà hoàn thiện các bài tập vào vở bài tập.
	- Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương phần tiếng Việt.
	- Chuẩn bị tiết : Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
	 + Đọc kĩ văn bản , tìm yếu tố nghị luận và vai trò của nó trong đoạn văn.
	 + Tập viết một đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp em trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận.
 +++++++++@++++++++++
Tuần:12 . Tiết 60 .
 Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng 
yếu tố nghị luận
A – Mục tiêu:
Giúp học sinh biết cách đưa yếu tố nghị luận vào bài văn tự sự một cách hợp lí.
Rèn kĩ năng viết đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận.
B – Chuẩn bị:
	GV: Sgk, Sgv, Stk. Soạn giáo án 
HS: Sgk, đọc văn bản, trả lời câu hỏi Sgk.
C – Tiến trình dạy học:
1/ Tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
?
3/ Bài mới: 
I - Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự:
 Học sinh đọc đoạn văn trong sgk.
? Chỉ ra những câu văn có yếu tố nghị luận?
? Yếu tố nghị luận trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì?
? Chỉ ra vai trò của các yếu tố ấy trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn?
? Bài học rút ra từ câu chuyện này là gì?
? Bài hịc em cần ghi nhớ là gì?
1. Ngữ liệu: sgk.
2. Nhận xét:
- Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá bỏ được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người.
- Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi buồn đau, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.
- Giàu tính triết lí.
- Yếu tố nghị luận này làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lí và có ý nghĩa giáo dục cao.
- Trong cuộc sống vốn phức tạp, con người có vui, buồn, ..nhưng cần bao dung nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình.
3. Ghi nhớ:
- Yếu tố nghị luận rất quan trọng trong văn tự sự. Nó giúp cho đoạn văn, văn bản thêm sâu sắc, tính triết lí và ý nghĩa giáo dục cao. 
 II - Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận:
 * Đọc bài văn tham khảo.
? Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn?
- Câu: Người ta bảohư làm sao được.
- Câu: Bà tôi có học hành gì đâunó gãy.
=> Từ một lời dạy “ Con hưbà” tác giả bàn về “tấm gương” và hiệu quả của nó trong giáo dục gia đình. “ Bà như thế.U” -> Đây là yếu tố nghị luận “ suy lí”.
- Từ cuộc đời của bà tác giả bàn về một nguyên tắc giáo dục “ người ta.như câynó gãy”. Có thể nói, các yếu tố nghị luận trong văn trên chính là những suy ngẫm của tác giả về các nguyên tắc giáo dục, về phẩm chất và đức hi sinh của người làm công tác giáo dục
? Từ các yếu tố nghị luận trên, em hãy viết một đoạn văn nghị luận tương tự?
Học sinh viết bài.
1. Bài tập 1:
Viết một đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó, em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt.
2. Bài tập 2:
Viết một đoạn văn kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em cảm động. Có sử dụng yếu tố nghị luận.
D - Củng cố- Hướng dẫn:
	1. Củng cố:
	? Học sinh viết đoạn đã sửa vào vở bài tập .
	vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự?
	2. Hướng dẫn:
	Về nhà hoàn thiện các bài tập vào vở bài tập .
	Nắm chắc vai trò, tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
	Chuẩn bị giờ sau:
 + Luyện nói.
	 + Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
+++++++++@++++++++++
Ngày 18 tháng 11 năm 2006
 	 Đã soạn hết tiết 60 của tuần 12.
 	Phó hiệu trưởng
Mạc Văn Tiềm. 
 	*****************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 9 Ki I(6).doc