Giáo án Ngữ văn 9 - Năm học: 2008 - 2009

Giáo án Ngữ văn 9 - Năm học: 2008 - 2009

Bài 1:

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

( Lê Anh Trà)

I- Mục đích yêu cầu:

Giúp học sinh:

Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

Từ lòng kính yếu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

Rèn kĩ năng đọc và cảm thụ một văn bản nhật dụng

II- Chuẩn bị:

Gv: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.

Hs: Soạn theo câu hỏi phần đọc hiểu.

III- Lên lớp:

1. Tổ chức

2. Kiểm tra: Sách vở của học sinh

3. Bài mới

 

doc 430 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 931Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Năm học: 2008 - 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn 9
 Năm học : 2008-2009
Tiết 1
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 1:
phong cách hồ chí minh
( Lê Anh Trà)
I- Mục đích yêu cầu:
Giúp học sinh:
Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
Từ lòng kính yếu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
Rèn kĩ năng đọc và cảm thụ một văn bản nhật dụng
II- Chuẩn bị:
Gv: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
Hs: Soạn theo câu hỏi phần đọc hiểu.
III- Lên lớp:
Tổ chức
Kiểm tra: Sách vở của học sinh
Bài mới
Giới thiệu bài: Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.
Bằng sự tìm hiểu ở nhà em hãy nêu xuất xứ của văn
Văn bản trích từ “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ 
đại gắn với cái giản dị trong Hồ Chí Minh và văn hoá 
Việt Nam của Lê Anh Trà do Viện Văn hoá xuất bản 
tại Hà Nội-1990.
Gv yêu cầu đọc: To rõ ràng, thể hiện sự trang trọng 
Giáo viên đọc từ đầu đến “rất hiện đại.”
Gọi học sinh đọc phần còn lại.
H? Căn cứ chú thích từ khó SGK em hãy giải thích? 
Văn bản này có thể chia làm mấy phần, em hãy chỉ rõ?
Phần 1: Từ đầu đến “rất hiện đại”
Phần 2: Còn lại
H? Em nêu nội dung từng phần?
Gọi học sinh đọc phần 1 xác định lại nội dung. 
H? Qua học lịch sử em hãy nêu tóm tắt hoạt động tìm 
đường cứu nước của Bác Hồ tại nước ngoài 
Xuất dương 1911 đến tận năm 1941 Bác trở về nước .
H? Em hiểu gì về cuộc sống của Bác trong quãng thời 
gian đó?
H? Qua học lịch sử em hãy nêu tóm tắt hoạt động tìm đường cứu nước của Bác Hồ tại nước ngoài 
Xuất dương 1911 đến tận năm 1941 Bác trở về 
nước .
H? Em hiểu gì về cuộc sống của Bác trong quãng thời 
gian đó?
Đó là quãng thời gian đầy truân chuyên, Bác phải 
làm nhiều nghề để kiếm sống và hoạt động
GV: Giảng thêm: Chính quãng thời gian gian khổ ấy 
đã tạo điều kiện gì cho Bác?
- Tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế - Bác có vốn tri thức văn hoá
giới cả ở Phương Đông và Phương Tây. nhân loại sâu rộng.
H? Chính vì được tiếp xúc với nhiều nền văn hoá và làm nhiều nghề đã tạo điều kiện gì cho Bác?
Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng.
GV: Để giúp tìm và làm việc tốt hơn và chính qua công 
việc, qua lao động mà Người có điều kiện mà học hỏi, 
tìm hiểu.
H? Sự đi nhiều, biết nhiều của người được tác giả khẳng định qua lời bình nào?
“Có thể nói Hồ Chí Minh.”
Qua việc tác giả kể và bình luận giúp em hiểu về Bác - Bác có vốn tri thức văn hoá như thế nào? nhân loại sâu rộng.
GV: Trong cuộc đời cách mạng đầy gian nan vất vả, Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều 
nền văn hoá. Từ trong lao động Người học hỏi và am 
hiểu các dân tộc và văn hoá thế giới sâu sắc như vậy.
H? Theo em vì sao Bác có vốn tri thức sâu rộng như vậy?
“Đi đến đâu uyên thâm.”
?Bác tiếp thu văn hoá thế giới như thế nào?
Tiếp thu cái đẹp, cái tinh tuý
H? Em có nhận xét gì về sự tiếp thu văn hoá thế giới Bác? 
GV: Mặc dù chịu ảnh hưởng của nền văn hoá thế giới 
nhưng Bác vẫn giữ được cái gốc văn hoá dân tộc không 
gì lay chuyển nổi.
H? Chính ảnh hưởng văn hoá thế giới mà vẫn giữ được -Tạo nên một nhân cách rất được cái gốc văn hóa dân tộc đã tạo nên điều gì ở Bác? GV: Như vậy trên nền tảng văn hoá dân tộc màvẫn tiếp 
thu những hình ảnh quốc tế. Người luôn hội nhập với 
thế giới mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
Theo dõi phần II H? Là vị lãnh tụ những Hồ Chí Minh có nếp sinh hoạt và làm việc như thế nào? 
- Gợi: 
+ Nơi ở
+ Nơi làm việc
+ Trang phục
+ Ăn uống
+ Tài sản
Lối sinh hoạt và nếp sống rất gắn với cảnh làng quê
H? Tác giả kể ra hàng loạt dẫn chứng về lối sống của 
HCM, tác giả còn có những lời bình gì?
Qua như một câu chuyện và tiết chế như vậy.
H? Từ lối sống của Bác gợi ta nhớ đến cách sống của 
những vị hiền triết nào trong lịch sử?
Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà 
với những thú quê thuần đức: Thu ăn măng trúc, đông..
GV: Các nhà hiền triết xưa có cuộc sống gắn với thú 
quê đạm bạc mà thanh cao.
H? Qua đây giúp em cảm nhận được gì về lối sống 
của Bác? 
GV: Chính lối sống giản dị này đã giúp Bác dễ gần gũi 
tiếp xúc với mọi người. Không chỉ riêng Bác mà các 
nhà hiền triết xưa như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh 
Khiêm cũng vậy, thanh bạch, đạm bạc mà làm cho 
người đời sau phải nể phục.
Thảo luận: Có ý kiến về lối sống của Bác như sau:
Đây là lối sống khắc khổ của những con người tự 
vui trong cảnh nghèo khó.
Đây là một cách sống tự thần thánh hoá, tự làm cho 
khác đời, hơn người.
Đây là một cách sống có văn hoá đã trở thành một 
quan niệm thẩm mỹ, cái đẹp là sự giản dị tự nhiên.
Em đồng ý với ý kiến nào?
Em đồng ý với ý kiến thứ ba: Sự giản dị là một nét 
đẹp của con người Việt Nam làm cho tự nhiên không 
phải cầu kỳ phô trương.
GV: Qua bài học này ta thấy Bác có kiến thức văn hoá 
nhân loại sâu rộng, là vị lãnh tụ có lối sống giản dị. 
Chính điểm này đã làm nên phong cách riêng của Bácmà ít vị lãnh tụ nào có được.
H? Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp 
giữa giản dị và thanh cao?
GV: Chính tác giả đã khẳng định: “ Nếp sống.. 
..thể xác” H? Để làm nổi bật phong cách của Bác, tác giả đã sử 
dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
Kết hợp kể và bình luận đan xen nhau một cách tự 
nhiên.
H? Em nhận xét gì về việc tác giả đưa ra những dẫn 
chứng và các biện pháp nghệ thuật?
Dẫn chứng tiêu biểu có chọn lọc, có đan xen thơ 
Ngyễn Bỉnh Khiêm để thấy được sự gần gũi của Bác 
với các bậc hiền triết.
Đối lập: Vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi am 
hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, hết 
sức Việt Nam.
 H? Từ những thành công về nghệ thuật giúp làm nổi bật nội dung gì?
Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp 
hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoá 
văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
H? Tìm những đoạn văn, đoạn thơ nói về phong cách của Bác Hồ? * Bài tập 1
Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
 Màu quê hương bền bỉ đậm đà.
Ăn khoẻ, ngủ ngon, làm việc khoẻ,
Trần mà như thế kém gì tiên.
Người thường bỏ lại đĩa thịt gà mà ăn hết mấy quả 
cà xứ Nghệ,
Tránh nói to mà đi rất nhẹ trong vườn.
I Tìm hiểu chung
1.Xuất xứ của văn bản
2.- Đọc - tìm hiểu chú thích 
a.Đọc
b.Tìm hiểu chú thích
c.Bố cục
II Tìm hiểu văn bản.
1. Sự tiếp thu tinh hoá văn nhân loại của HCM
-Vốn tri trhức văn hóa của HCM hết sức sâu rộng 
- Người tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoá văn hoá nhân loại.
- Tạo nên một nhân cách HCM rất Việt Nam , rất phương Đông nhưng cũng rất mới rất hiện đại.
2. Lối sống giản dị mà thanh cao của Hồ Chí Minh
- Nơi ở và làm việc của Bác : đơn sơ giản dị, chan hòa cùng tự nhiên.
-Trang phục,tơ trang:giản dị,ít ỏi,cũ kĩ.
-Ăn uống: Hết sức đạm bạc dân dã không cầu kì.
III- Tổng kết 
1. Nghệ thuật
- Nghệ thuật đối lập
- Kết hợp kể tả và bình luận.
2. Nội dung
- Ca ngợi, làm nổi bật vẻ đệp trong phong cách HCM.
4. Củng cố
-HS đọc ghi nhớ.
5. Dặn dò
- Về học bài cũ. Đọc và soạn bài mới.
6. Rút kinh nghiệm
Ngày.....tháng......năm.....
Tiết 2
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 1
 Các Phương châm hội thoại
I- Mục đích yêu cầu:
Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học về hội thoại ở lớp 8. Nắm được các phương châm hội thoại ở lớp 9 là phương châm về lượng và phương châm về chất. Biết vận dụng các phương châm này trong giao tiếp.
Tích hợp với phần Văn qua bài “Phong cách Hồ Chí Minh” và tập làm văn “Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh”.
II- Chuẩn bị 
GV: Nghiên cứu soạn bài.
HS: Đọc bài, tìm hiểu trước bài.
III- Tiến trình lên lớp.
 1. ổn định 
 2.Kiểm tra
ở lớp 8 ta đã được học về hội thoại? Em hãy cho biết hội thoại là gì?
Hội thoại là nói chuyện với nhau.
Người tham gia hội thoại chủ yếu bằng ngôn ngữ.
GV: - Nói đến hội thoại là nói đến giao tiếp. Nói đến giao tiếp là ít nhất có người nói, có người nghe hoặc người viết, người đọc.
Nói đến giao tiếp là nói đến ứng xử, nói năng.
Trong giao tiếp có những quy định tuy không được nói ra thành lời nhưng những người tham gia giao tiếp cần phải tuân thủ. Nếu không thì dù câu nói không mắc lỗi gì về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp giao tiếp cũng sẽ không thành công. Những quy định đó được thể hiện qua các phương châm hội thoại. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
3. Dạy bài mới
H? Đọc đoạn đối thoại ở SGK? 
GV: Đây là đoạn đối thoại giữa hai nhân vật An và 
Ba.
H? Bạn An hỏi điều gì và bạn Ba trả lời ra sao?
An hỏi Ba: có biết bơi không?
Ba trả lời có biết bơi và bơi giỏi
An hỏi Ba học bơi ở đâu?
Ba trả lời bạn ấy học bơi dưới nước.
H? Như vậy trong cuộc đối thoại này cả An và Ba đều 
nói về nội dung gì?
Cả hai đều nói về việc biết bơi và tập bơi của bạn 
Ba.
H? Em có nhận xét gì về câu trả lời thứ hai của Ba?
Câu trả lời chưa đáp ứng yêu cầu của An.
H? Đúng ra Ba phải trả lời như thế nào?
Tập bơi ở sông, ở ao hay ở hồ.
GV: Điều mà An cần biết là địa điểm tập bơi của Ba 
còn Ba trả lời bơi “ ở dưới nước” thì không cần trả lời 
ai chẳng biết là bơi thì phải di chuyển ở dưới nước. 
H? Như vậy khi nói cần có yêu cầu gì về nội dung?
Câu nói phải đúng với yêu cầu giao tiếp.
GV: Chúng ta tìm hiểu truyện cười “ Lợn cưới áo mới” 
H? Kể lại truyện “Lợn cưới áo mới”
H? Lẽ ra anh lợn cưới và anh áo mới cần phải hỏi và
trả lời như thế nào?
Lợn cưới: Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây 
không?
áo mới: (Nãy giờ) tôi chẳng thấy con lợn nào chạy 
qua đây cả.
H? Theo em truyện gây cười ở chỗ nào? (vì sao truyện 
gây cười?).
Vì: các nhân vật đều nói những điều không cần nói,
 nói thừa như vậy cốt để khoe mẽ rằng tôi có lợn để 
cưới vợ, tôi có áo mới.
H? Qua câu chuyện này em hiểu cần tuân thủ yêu cầu 
gì khi giao tiếp?
Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.
H? Qua tìm hiểu 2 ví dụ trên em thấy khi giao tiếp ta cần quan tâm đến điểm gì về nội dung? 
HS đọc yêu cầu bài tập 1
a. Thừa cụm từ “nuôi ở nhà”
b. Thừa cụm từ “có hai cách”. 
Hs đọc yêu cầu bài tập 2
- Vi phạm phương châm về chất 
- Nên tránh trừ trường hợp a.
I- Phương châm về lượng
1. Ví dụ: 1/8 SGK
2.Nhận xét: Khi nói , câu nói cần có nội dung đúng yêu cầu giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì giao tiếp đòi hỏi.
*Ví dụ 2
* Nhận xét :
- Trong giao tiếp không nên nói nhiều hơn những gì giao tiếp yêu cầu.
* Ghi nhớ ( SGK)
III. Luyện tập
Bài tập 1
Bài tập 2
4. Củng cố 
HS đọc ghi nhớ
5. Dặn dò 
- Về học bài cũ
- Đọc và soạn trước bài mới.
6. Rút kinh nghiệm
Ngày.....tháng......năm.....
Tiết 4
Ngày soạn:
Ngày dạy: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
 trong văn bản thuyết minh
I- Mục đích yêu cầu
	Giúp học sinh củng cố lại kiến thức về văn bản thuuyết minh: nắm chắc các phương pháp thuyết minh.
	Tích hợp với văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” với Tiếng Việt ở bài : Phương châm hội thoại.
	Rèn luyện kỹ năng sử ... ng cuộc thử lửa đầy cam go tâm hôn của họ vẫn hồn nhiên trong sáng, lạc quan, giàu mơ mộng...
+Nhận xét: Thể hiện cảm nghĩ của cá nhân đã tập trung được về những nội dung theo yêu cầu câu hỏi đã nêu.
Tuy vậy còn mắc lỗi ở viết câu văn chưa biểu cảm; cảm nghĩ chưa sâu ở mỗi nội dung.
II.Trả bài cho học sinh:
-H/S nhận bài với kết quả cụ thể về điểm và những nhận xét chung về việc làm bài KT văn.
-H/S tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu trong bài viết của mình
III.H/S tự sửa lỗi và G/V giải đáp thắc mắc (Nếu có). 
-H/S sửa lỗi: Phần tự luận viết lại đoạn văn theo yêu cầu đã nêu.
-G/V giải đáp thắc mắc (Nếu có).
luyện tậpđ Tiếp tục sửa lỗi trong bài KT của mình
củng cố – dặn dò
*Phần về nhà:
+Tiếp tục sửa lỗi phần viết đoạn văn ở câu 1,2.
+Đọc các tác phẩm truyện hiện đại VN đã học ở lớp 9.
-Đọc lại câu hỏi của bài KT và nêu rõ yêu cầu của các câu hỏi.
-Tiếp tục viết lại những đoạn văn ở phần tự luận.
-Đọc lại các tác phẩm truyện hiện đại VN đã học ở lớp 9 
* Rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày .....tháng.......năm.........
-----------------------------------------------
Ngày soạn: Tiết 174: Trả bài kiểm tra Tiếng Việt 
Ngày giảng: 	 
A)Mục tiêu cần đạt:
-H/S nhận được kết quả hai bài KT Văn và Tiếng việt của mình.
Nhận ra những nhận xét vê hai bài KT và có ý thức sửa chữa bài KT khi còn hạn chế.
-Giáo dục ý thức thái độ học tập.
B. Chuẩn bị :
- GV chấm trả bài
- HS ôn tập
C) Tiến trình bài dạy:
1)Tổ chức:
2)Kiểm tra:
3)Giới thiệu bài:
đSự cần thiết phải có tiết trả bài để học sinh phát huy và khắc phục những kết quả cụ thể của bài KT.
?H/S đọc câu hỏi 1?
?Nêu Y/C của câu hỏi 1?
?Đáp án đúng?
G/V: Nhận xét việc làm bài của H/S ở câu 1.
H/S: Đọc câu 2
?Y/C của câu 2?
?Trả lời câu 2?
G/V: Chốt lại đáp án đúng ở câu 2.
G/V: nhận xét: việc làm bài ở câu 2.
H/S:Đọc câu 3.
?Yêu cầu câu 3?
?Trả lời câu?
*G/V chốt lại đáp án câu 3?
G/V: NX việc làm bài ở câu 3.
(Những điểm tốt và hạn chế)
H/S: Đọc câu 4
?Y/c câu 3?
?Đáp án Câu 4?
G/V? Nhận xét việc làm câu 4.
(Chú ý những lỗi của phần viết đoạn?)
G/V: Trả bài cho H/S
H/S: Tự sửa lỗi trong bài KT?
G/V: Nêu những bài làm điểm cao.
G/V: Giải đáp những thắc mắc của H/S (nếu có).
I) Câu hỏi:
Câu hỏi 1: 
Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ:
-Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”
 (Lê Minh Khuê) 
+Đáp án: Khơi ngữ là “Mắt tôi”
Viết lại: “Nhìn mắt tôi các anh lái xe bảo....”
+Nhận xét: Tìm đúng KN và biết cách viết lại thành câu như đáp án.
Câu hỏi 2:
Nêu rõ sự liên kết về nội dung và hình thức giữa các câu trong 1 đoạn văn cũng như giữa các đoạn trong một văn bản.
+Đáp án:
Liên kết nội dung: Bao gồm liên kết chủ đề, liên kết lôgíc.
Liên kết hình thức: Được thể hiện bằng các phép liên kết.
+Nhận xét: Nêu được phần liên kết ND;phần liên kết hình thức chưa rõ các phép: Đồng nghĩa, trái nghĩa.
Câu hỏi 3: Chỉ ra phép lặp từ ngữ và phép thế để liên kết câu trong đoạn văn trích sau đây:
“Hoạ sĩ nào cũng đến Sa Pa!
ở đây tha hồ vẽ. Tôi đi đường này ba mươi hai năm: Trước CMT8 tôi trở lên chở về mãi nhiều hoạ sĩ như bác hoạ sĩ Tô Ngọc Vân này, hoạ sĩ Hoàng Kiệt này...
+Đáp án:
Phép lặp từ ngữ: Hoạ sĩ, hoạ sĩ
- phép thế: SaPa, đấy. 
+Nhận xét:
Chỉ rõ được 2 phép l/k trong đoạn văn đó là phép lặp, phép thế.
Câu hỏi 4:
Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn :Bến quê” của Nguyễn Minh Châu có dùng khởi ngữ và dùng câu chứa thành phần tình thái.
+Đáp án:
Nội dung giới thiệu vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Bến quê” trong đoạn văn có dùng khởi ngữ và dùng câu chứa đựng thành phần tình thái.
+Nhận xét:
Câu viết đoạn văn thực hiện chưa tốt bằng các câu 1,2,3 vì phần dùng khởi ngữ; dùng câu chứa thành phần tình thái chưa có hiệu quả.
II.Trả bài cho H/S; H/S tự sửa lỗi trong bài KT.
Chú ý: Câu hỏi 4: Viết lại đoạn văn theo yêu cầu.
III.ý kiến đề xuất của H/S và giải đáp thắc mắc của H/S (nếu có)
luyện tập
*Phần luyện tập
H/S: Sửa lỗi trong bài KT?
-Sửa lỗi trong bài KT
-KT phần chữa bài của H/S
củng cố – dặn dò
G/V: KT phần chữa bài của H/S?
G/V Nêu yêu cầu về nhà BT viết đ/v dùng các kiến thức phần T/Việt đã học.
-Làm các bài tập trong bài ôn tập Tiếng Việt.
-Tiếp tục viết các đoạn văn giới thiệu tác phẩm, tác giả, vận dụng các thành phần câu, sự liên kết câu đã học. 
* Rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày .....tháng.......năm.........
********************************
Ngày soạn:	 Tiết 175:trả bài kiểm tra tổng hợp 
Ngày giảng: 	 
A)Mục tiêu cần đạt:
-H/S nhận được kết quả hai bài KT tổng hợp kỳ II.
-Phát hiện và sửa những lỗi đã mắc của bài KT.
-Giáo dục: ý thức, thái độ học tập.
B)Chuẩn bị:
-G/V: Bài soạn; những số liệu cụ thể cần phân tích.
-H/S: Các yêu cầu bài kiểm tra tổng hợp.
C) Tiến trình bài dạy:
1)Tổ chức:
2)Kiểm tra:
3)Giới thiệu bài:
Sự cần thiết của việc trả bài, sửa lỗi để hoàn thiện kiến thức; xác định những kiến thức trọng tâm của môn ngữ văn ở THCS.
G/V: Yêu cầu học sinh đọc lại câu hỏi trắc nghiệm cho mỗi đề yêu cầu H/S:
?Trả lời từng câu hỏi? 
G/V: Nhận xét; kết luận rõ những đáp án đúng.
?Phạm vi kiến thức phần trắc nghiệm hỏi về những nội dung gì?
G/V yêu cầu H/S đọc đề tự luận.
? H/S trả lời yêu cầu của đề?
?Cần giải quyết những nội dung cụ thể nào?
+G/V: Kết luận lại đáp án cho phần tự luận.
+G/V: Đọc điểm; yêu cầu học sinh sửa lỗi cho bài KT của mình.
I.Đề bài:
A.Phần trắc nghiệm: 3 điểm.
Đáp án: 
Câu 1 B 
Câu 2 D 
Câu 3 A 
Câu 4 B
Câu 5 C
Câu 6 D
B.Phần tự luận: 7 điểm.
Phần II: Tự luận:
A.Yêu cầu chung:
-Đề bài không đưa ra những định hướng qua việc cụ thể với mục đích không gò ép sự cảm thụ tích cực của học sinh. Tuy nhiên trong bài viết, học sinh phải thể hiện được sự cảm thụ sâu sắc của mình về bài thơ, tự định hướng được vẻ đẹp của bài thơ là những vẻ đẹp gì? ý nghĩa của bài thơ là gì để từ đó bài làm có nội dung, có chủ đề rõ ràng, các luận điểm được tổ chức thành hệ thống mạch lạc.
-Biết cách vận dung các kiến thứuc và kỹ năng khi làm bài nghị luận vê một bài thơ đã được học vào bài làm; Có những cảm nhận, suy nghĩ riêng trong quá trình làm bài.
Câu 1 (2 Đ).Học sinh tóm tắt nội dung truyện ngắn đảm bảo được các ý sau: (1 điểm)
	- Ông Hai là một nông dân làng Chợ Dầu. Thực hiện khẩu hiệu tản cư là yêu nước, ông đã cùng vợ con đi tản cư.
	- ở nơi tản cư ông nhớ làng, nhớ anh em đồng chí, nhớ những ngày sôi nổi chuẩn bị kháng chiến. Ông chăm chỉ lao động giúp vợ con và rất quan tâm đến tình hình thời sự và tình hình chiến sự.
	- Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, ông vô cùng đau xót, nhục nhã
	- Khi ông chủ tịch làng ông lên cải chính cái tin dữ ấy, ông lão vui sướng lại đi khắp nơi khoe làng.
	 Tác phẩm đặt tên là Làng Dầu thì phạm vi phản ánh hẹp. Đó là danh từ riêng chỉ nói về một ngôi làng cụ thể.
	Đặt tên là Làng thì phạm vi phản ánh rộng. Đó là danh từ chung chỉ mọi làng quê Việt Nam. (0,5 điểm)
	 Nhan đề đó giúp em hiểu tình yêu làng quê, yêu cách mạng, yêu đất nước của mọi người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. (0,5 điểm).
	Câu 2: (5 điểm)
Về nội dung:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản phải nắm được chắc chắn bố cục, nội dung của văn bản. Phải phân tích được toàn bộ đoạn trích để thấy được tình cảm cha con sâu nặng của bé Thu.
1.Mở bài: (0,5đ). Giới thiệu được tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác.
	 Những nét khái quát về nhân vật.
	2. Thân bài: (4 điểm).
	- Giới thiệu được hoàn cảnh đặc biệt của bé Thu trong tác phẩm: cha đi cách mạng khi Thu chưa đầy 1 tuổi, 8 năm sau mới được gặp cha và đó cũng là lần cuối cùng. (0,25 điểm)
	- Thái độ, hành động của bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu là cha: (2 điểm)
	+ Tỏ ra ngờ vực, hoảng sợ: (dẫn chứng-phân tích).
	+ Trong ba ngày phép của cha, Thu tỏ ra lạnh nhạt. Từ cách gọi, cách cư xử với cha (dẫn chứng – phân tích).
	+ Sự phản ứng ngày càng quyết liệt, mạnh mẽ chứng tỏ là 1 cô bé ngang ngạnh, bướng bỉnh nhưng lại hoàn toàn “có lí”, không đáng trách; chứng tỏ tình yêu cha sâu sắc (dẫn chứng – phân tích).
	+ Chi tiết “vết sẹo” là một chi tiết hay. Nó có giá trị lớn trong việc bộc lộ tình cảm cha con đồng thời có giá trị tố cáo chiến tranh.
	-Khi nhận ra cha: (1 điểm)
	+ Được bà giải thích, Thu đã về nhà gặp cha.
	+ Trong buổi sáng cuối cùng trước khi chia tay, thái độ của Thu thay đổi hoàn toàn (dẫn chứng – phân tích).
	-Đánh giá khái quát về nhân vật: (0,5 điểm)
	+ Là đứa trẻ có tình yêu cha mạnh mẽ, sâu sắc, dứt khoát, rạch ròi.
	+ Cá tính cứng cỏi đến ương ngạnh nhưng vẫn hồn nhiên, ngây thơ.
- Khả năng miêu tả diễn biến tâm lí trẻ thơ của tác giả rất thành công (dẫn chứng – phân tích). (0,25 điểm)
3.Kết bài: (0,5 điểm).
-Đánh giá chung về nhân vật.
-Giá trị của hình ảnh nhân vật, của tác phẩm đối với người đọc hôm nay.
II.Trả bài cho H/S:
Đọc điểm và cho học sinh nhận xét bài làm của mình so với yêu cầu đáp án đã nêu.
Sửa những lỗi còn mắc trong bài KT.
III.Giải đáp những thắc mắc của H/S (Nếu có).
 luyện tập
G/V: Nêu yêu cầu phần luyện tập.
(Yêu cầu chữa lỗi đã mắc)
-Yêu cầu của bài KT
-G/V KT phần chữa bài của H/S những lỗi còn mắc là gì.
Củng cố – dặn dò
G/Vnêu Y/C về nhà
(3 yêu cầu)
+Chú ý: Nghị luận về những tác phẩm VH hiện đại VN.
-Học lại các bài ôn tập về Văn, Tiếng Việt và TLV ở SGK NV9 kỳ II.
-Tập viết các bài văn theo 4 dạng nghị luận đã học ở lớp 9.
-Học thuộc lòng các bài thơ hiện đại VN; tóm tắt được những tác phẩm truyện hiện đại VN.
* Rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày .....tháng.......năm.........
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 9 tu tiet 1175.doc