Giáo án Ngữ văn 9 - Nguyễn Văn Long

Giáo án Ngữ văn 9 - Nguyễn Văn Long

 Tiết 1. PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 Qua tiết học này giúp học sinh hiểu:

- Sự kết hợp hài hoà giữa phẩm chất dân tộc và tính nhân loại trong tiếp nhận văn hoá, giữa bình dị và vĩ đại trong nếp sống là những vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.

- Từ đó càng thêm yêu kính Bác, tự nguyện noi gương Bác

B. CHUẨN BỊ.

 * Thầy: Đọc tài liệu, SGK, SGV.

 Máy tính, tranh ảnh minh hoạ.

 * Trò: Đọc SGK, soạn bài, sưu tầm tranh ảnh minh hoạ.

 

doc 458 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 738Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Nguyễn Văn Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng giáo dục & đào tạo than uyên 
Trường trung học cơ sở mường cang
********************
Giáo án ngữ văn 9
 Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn Long
 Tổ: Xã hội
Năm học: 2008 - 2009
Tuần 1.
Soạn: Giảng:
 Tiết 1. Phong cách hồ chí minh 
A. Mục tiêu cần đạt.
	Qua tiết học này giúp học sinh hiểu :
Sự kết hợp hài hoà giữa phẩm chất dân tộc và tính nhân loại trong tiếp nhận văn hoá, giữa bình dị và vĩ đại trong nếp sống là những vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
Từ đó càng thêm yêu kính Bác, tự nguyện noi gương Bác
B. Chuẩn bị.
	* Thầy : Đọc tài liệu, SGK, SGV.
 Máy tính, tranh ảnh minh hoạ.
	* Trò : Đọc SGK, soạn bài, sưu tầm tranh ảnh minh hoạ.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động : dạy – học.
Hoạt động của GV - HS
Yêu cầu cần đạt
* HĐ1: 1. Tổ chức lớp.
* HĐ 2 :2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị bài.
* HĐ3: 3. Bài mới.
* Giới thiệu bài (GV thuyết trình).
? Nêu xuất xứ của văn bản?
? Nội dung chủ yếu của văn bản này là gì?
GV hướng dẫn HS đọc: Chậm rãi, rõ ràng.
? Trình bày phương thức biểu đạt của văn bản?
? Văn bản này có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
? Đâu là những biểu hiện sự tiếp xúc với văn hoá nhiều nước của chủ tịch Hồ Chí Minh?
? Cách tiếp xúc văn hoá ở bác có gì đặc biệt?
? Theo em cuộc đời của Bác trong sự nghiệp đi tìm đường cho dân tộc như thế nào?
? Cách tiếp xúc như vậy cho thấy vẻ đẹp nào trong phong cách Hồ Chí Minh?
? Tác giả đã bình luận như thế nào về những biểu hiện văn hoá của Bác?
? Để làm rõ đặc điểm phong cách văn hoá Hồ Chí Minh, tác giả dã dùng phương pháp thuyết minh nào?
Nguyễn ái Quốc – Hồ Chí Minh ( 1890 – 1969)
I. Đọc và tìm hiểu chung:
1.Vài nét về xuất xứ.
- Văn bản trích trong bài “ Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn với cái giản dị” in trong cuốn “ Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam” – 1990.
- Nội dung: Nói về phong cách làm việc, phong cách sống cao đẹp của Hồ Chí Minh
2. Tìm hiểu chung về VB:
2.1. Đọc.
2.2. Chú thích(SGK).
2.3. Tác phẩm
- Phương thức : Thuyết minh.
- Bố cục: 2 phần.
+ Phần I: Từ đầu -> “ Rất hiện đại” => Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác.
+ Phần II: Còn lại => Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác.
II.Phân tích.
1. Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác.
- Trong cuộc đời đầy truân chuyên Hồ Chủ Tịch đã tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới.
- ghé lại nhiều hải cảng, thăm các nước châu Phi, châu á, châu Mĩ.
- Sống dài ngày ở Pháp, ở Anh.
- Nói, viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Đức, Nga,.=> Hiểu biết rộng.
- Người làm nhiều nghề => Chăm chỉ lao động.
- Đến đâu người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến mức khá uyên thâm => Học hỏi nghiêm túc.
- Tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời phê phán những biểu hiện tiêu cực của CNTB => Tiếp thu có định hướng.
-> Cuộc đời đầy gian nan vất vả.
Có nhu cầu cao về văn hoá. Ham học hỏi, nghiêm túc trong tiếp cận văn hoá. Có quan điểm rõ ràng về văn hoá.
- Nhưng điều kì lạ, rất hiện đại.
=> Bác tiếp thu văn hoá nhân loại song vẫn giữ được các giá trị văn hoá dan tộc.
=> Sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại trong tri thức văn hoá Hồ Chí Minh.
- So sánh, liệt kê, kết hợp bình luận.
=> Khơi gợi người đọc cảm xúc tự hào, tin tưởng.
 Tiết 2
Hoạt động của GV - HS
Yêu cầu cần đạt
Gọi HS đọc phần 2 của văn bản.
? Tác giả thuyết minh phong cách sinh hoạt giản dị của Bác trên những phương diện nào?
? Em có nhận xét gì về cách thuyết minh của tác giả trên các phương diện ấy?
? Từ đó ta thấy vẻ đẹp của Người là như thế nào?
? Cách sống của Bác gợi tình cảm nào của chúng ta?
? Tác giả đã dùng phương pháp thuyết minh nào trong phần cuối?
? Tác giả bình luận thế nào về phong cách sinh hoạt của Bác?
? Tại sao tác giả khẳng định rằng lối sống của Bác có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác?
? Bài “ Phong cách Hồ Chí Minh” bồi đắp thêm cho chúng ta tình cảm nào đối với Bác?
GV hướng dẫn HS làm bài tập
2. Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác.
- Căn nhà: Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao; có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và nghỉ.
- Trang phục: Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp như của các chiến sĩ Trường Sơn. 
- Bữa ăn: Đạm bạc, với những món ăn dân tộc như cá kho, rau luộc, dưa, cà muối.
- Tư trang ít ỏi: một chiếc va li con với vài bộ quần áo
=> Giản dị, cách nói dân dã, liệt kê các biểu hiện cụ thể.
-> Vẻ đẹp giản dị trong sáng.
=> Cảm phục, tự hào, kính trọng.
- Tôi dám chắc..giản dị và tiết chế như vậy.
- Ta nghĩ đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. 
=> Phương pháp thuyết minh bằng so sánh.
=> Nêu bật sự vĩ đại và bình dị ở nhà cách mạng Hồ Chí Minh – Thẻ hiện niềm cảm phục, tự hào của người viết.
- Nếp sống giản dị.đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.
=> Bác không xem mình nằm ngoài nhân loại như thánh nhần siêu phàm.
- Sự bình dị gắn với thanh cao, trong sạch -> Tâm hồn thanh cao.
- Sống thanh bạch giản dị, thể xác không phải gánh chịu ham muốn, bệnh tật.
-> Thể xác được thanh cao, hạnh phúc.
3. ý nghĩa.
- Vốn văn hoá sâu sắc, kết hợp dân tộc với hiện đại, cách sống bình dị trong sáng là phong cách Hồ Chí Minh – Phong cách ấy vừa mang vẻ đẹp trí tuệ vừa mang vẻ đẹp của đạo đức.
III. Tổng kết
* Ghi nhớ (SGK).
* Luyện tập.
 Học sinh sưu tầm câu chuyện kể về lối sống giản dị mà cao đẹp của Bác.
	4. Củng cố:
	? Em có cảm nhận như thế nào về cách sống của chủ tịch Hồ Chí Minh?
	5. Dặn dò:
- Học kĩ bài, làm bài tập. Soạn bài: “ Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”
******************************************
Soạn: Giảng:
 Tiết 3: Các phương châm hội thoại
A. Mục tiêu cần đạt.
	Qua tiết học này giúp học sinh :
Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
Rèn kĩ năng giao tiếp.
B. Chuẩn bị.
	* Thầy : Đọc tài liệu, SGK, SGV.
 Máy tính, bảng phụ.
	* Trò : Đọc SGK, soạn bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động : dạy – học.
	1. Tổ chức lớp.
	2. Kiểm tra: 
	3. Bài mới.
* Giới thiệu bài (GV thuyết trình).
Hoạt động của GV - HS
Yêu cầu cần đạt
? Khi An hỏi “ học bơi ở đâu” mà Ba trả lời “ ở dưới nước” thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An muốn biết không?
? Cần trả lời như thế nào?
? Từ đó có thể rút ra bài học gì về giao tiếp?
? Vì sao truyện này lại gây cười?
? Lẽ ra 2 anh chỉ cần hỏi và trả lời thế nào? để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và điều cần trả lời?
? Như vậy trong giao tiếp ta phải tuân thủ yêu cầu gì?
? Truyện cười phê phán điều gì?
? Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
GV hỏi thêm:
? Nếu không biết chắc chắn vì sao bạn mình nghỉ học thì em có trả lời thầy cô là bạn ấy nghỉ học vì ốm không?
? Nếu không biết chắc chiều nay được nghỉ học thì em có nên thông báo cho các bạn không?
I. Phương châm về lượng.
1. Ví dụ (SGK).
a. Đọc.
b. Nhận xét: 
( Bơi: di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử đọng của cơ thể)
Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết ( điều cần biết là một địa điểm cụ thể nào đó).
Cần trả lời: ở bể bơi thành phố
 ở sông, ở hồ
=> Bài học: Khi giao tiếp, câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì giao tiếp đòi hỏi.
2. Ví dụ 2 (SGK).
a. Đọc.
b. Nhận xét: 
- Vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói.
(Cần hỏi: Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?
Cần trả lời: Tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả ).
Trong giao tiếp, không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.
* Ghi nhớ: (SGK).
II. Các phương châm về chất.
Đọc ví dụ: (SGK).
Tìm hiểu ví dụ:
- Truyện phê phán tính nói khoác .
=> Trong giao tiếp không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thực.
(Không) Phải nói:
 + Hình như bạn ấy ốm.
 + Em nghe nói bạn ấy ốm. 
(Không)
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
a. Thừa cụm từ “ nuôi ở nhà” vì “ gia súc” có nghĩa là thú nuôi trong nhà.
b. Thừa cụm từ “ có hai cánh” vì tất cả các loài chim đều có hai cánh.
2. Bài tập 2: 
a. nói có sách, mách có chứng.
b. nói dối
c. nói mò
d. nói nhăng nói cuội
e. nói trạng
=> Các phương châm về chất
3. Bài tập 3:
 Với câu hỏi “Rồi có nuôi được không?” người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng ( hỏi một điều rất thừa).
4. Củng cố:
	? Thế nào là phương châm về chất? Phương châm về lượng? Cho VD?
	 5. Dặn dò:
- Học kĩ bài, làm bài tập. Đọc trước bài “ Các phương châm hội thoại tiếp”
******************************************
Soạn: Giảng:
 Tiết 4: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật 
 trong văn bản thuyết minh
A. Mục tiêu cần đạt.
	Qua tiết học này giúp học sinh :
	- Hiểu biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
	- Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
	- Rèn kĩ năng làm văn thuyết minh.
B. Chuẩn bị.
	* Thầy : Đọc tài liệu, SGK, SGV.
 Máy tính.
	* Trò : Đọc SGK, soạn bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động : dạy – học.
	1. Tổ chức lớp.
	2. Kiểm tra: 
	3. Bài mới.
* Giới thiệu bài (GV thuyết trình).
Hoạt động của GV - HS
Yêu cầu cần đạt
? Em hiểu như thế nào về văn bản thuyết minh?
? Văn bản thuyết minh có những tính chất gì?
? Nêu những phương pháp thuyết minh thông thường?
? Văn bản này thuyết minh đối tượng nào?
? Bài văn thuyết minh đặc điểm gì của đối tượng?
? Đặc điểm ấy có dễ dàng thuyết minh bằng cách đo đếm, liệt kê không?
? Nừu như chỉ dùng phương pháp liệt kê Hạ Long có nhiều nước, nhiều đảo, nhiều hang động lạ lùng thì đã nêu được “sự kì lạ” của Hạ Long chưa?
? Tác giả hiểu sự “ kì lạ” này là gì?
? Hãy gạch dưới câu văn nêu khái quát sự kì lạ của Hạ Long?
? Để tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn cho văn bản, tác giả đã sử dụng những biện pháp gì? Biện pháp đó được sử dụng như thế nào?
? Việc sử dụng các biện pháp đó có tác dụng gì?
I. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
1. Ôn tập văn bản thuyết minh.
- Là văn bản trình bày những tri thức khách quan về đặc điểm, cấu tạo, công dụng, nguyên tắc hoạt động, tính chất. Của sự vật thông qua giải thích, giới thiệu, trình bày.
- Thuyết minh về những tri thức khách quan, phổ thông.
- Mục đích giúp người nghe có những hiểu biết cụ thể, chính xác đúng đắn về sự vật.
- Phương pháp: 
+ Định nghĩa.
+ Phân loại
+ Nêu ví dụ
+ Liệt kê
+ Số liệu
+ So sánh
+ Phân tích
2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
 Văn bản: “ Hạ Long - Đá và Nước”.
* Đối tượng: Hạ Long ( Đá và Nước)
* Đặc điểm: Vẻ đẹp kì lạ của Hạ Long ( nước làm cho đá vốn vô tri bỗng trở nên linh hoạt có tri giác, có tâm hồn)
( Không)
( Chưa)
( - Kì lạ: những vật vô tri như Đá, theo những góc độ di chuyển của khách và hướng ánh sáng rọi vào, đã trở nên 1 thế giới sống động, biến hoá lạ lùng)
Câu: “ Chính Nước  ... tỏ tình cảm với nhau.
- Có những khó khăn trở ngại nào đó khiến người viết không thể đến tận nơI để trực tiếp nói với người nhận.
b. Các loại: 2 loại:
- Thăm hỏi và chia vui.
- Thăm hỏi và chia buồn.
VD: + Được tặng huân huy chương, đến nhận học hàm học vị cao, đạt thành tích mới trong KH – CN.
 + Đau ốm, người thân qua đời, thiệt hại do thiên tai gây ra
c. Mục đích:
- Thăm hỏi chia buồn: Động viên an ủi để người nhận cố gắng vượt qua những rủi ro hoặc những khó khăn trong cuộc sống.
- Thăm hỏi chia vui: Biểu dương khích lệ những thành tích, sự thành đạt của người nhận.
2. Ghi nhớ (ý 1)
II. Cách viết thư, điện chúc mừng và thăm hỏi.
* Quy trình viết thư, điện:
Bước 1: Ghi rõ họ tên, địa chỉ của người nhận.
Bước 2: Ghi nội dung:
+ Lí do cần viết.
+ Suy nghĩ và cảm xúc của người viết.
+ Lời chúc mừng và mong muốn của người gửi.
+ Lời thăm hỏi, chia buồn của người gửi.
Bước 3: Ghi rõ họ tên, địa chỉ của người gửi.
- Giống: Đều bộc lộ tình cảm cảm xúc, suy nghĩ của người gửi đối với người nhận.
- Khác:
+ Chúc mừng: Bộc lộ niềm vui và mong muốn.
+ Thăm hỏi: Bộc lộ nỗi buồn, sự cảm thông chia sẻ với nỗi đau, sự bất hạnh mà người nhận đang gánh chịu).
- Thư, điện phải ngắn gọn, súc tích.
- Tình cảm chân thành.
- Lời văn phải rõ ràng, trong sáng.
* Ghi nhớ
*HĐ4: Củng cố – dặn dò
- KN thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi, cách viết
- Nắm vững đặc điểm và cách viết, làm các bài luyện tập SGK
Ngày soạn:.................... Ngày dạy: .
Tiết 174: Thư (điện) Chúc mừng và thăm hỏi
A. mục tiêu cần đạt
	Giúp học sinh 
	- Trình bày được mục đích, tình huống và cách viết thư, điện chúc mừng và thăm hỏi.
	- Viết được thư, điện chúc mừng và thăm hỏi
- Có ý thức học tập nghiêm túc.....
B.Chuẩn bị
- Đọc, nghiên cứu nội dung của bài, tài liệu tham khảo
- Đọc và trả lời câu hỏi, sưu tầm một số bức điện chúc mừng và thăm hỏi...
C. tiến trình lên lớp
1 .Tổ chức
2. Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
* HĐ1: Khởi động: Gv nêu mục tiêu tiết học
HĐ của GV và HS
Nội dung cần đạt
*
H’
H’
HĐ2
- Gv cho HS kẻ mẫu bức điện và điền những thông tin cần thiết theo mẫu 
- Chia lớp làm 3 nhóm – mỗi nhóm hoàn thiện một bức
Trong các tình huống đưới đây tìnhhuống nào cần viết điện chúc mừng, tìnhhuống nào cần viết thư (điện) thăm hỏi?
- Mỗi HS tự đề xuất một tình huống và hoàn chỉnh một bức điện theo mẫu của bưu điện (bài 1) – HS trình bày – NX – Bổ sung – sửa chữa
Hãy chuyển bức thư chúc mừng sau đây thay bức điện chúc mừng?
III. Luyện tập
Bài 1
Bài 2
- Các tình huống viết điện thăm hỏi: c
- Các tình huống viết điện chúc mừng: a, b, d, e.
Bài 3
Bài 4
(sách bài tập T98)
- Người nhận: ..
- ND: Thay mặt tất cả học trò cũ, chúng em xim gửi tới thầy lời chúc mừng nhân ngày nhà giáoViệtNam 20/11, chúc thầy luôn mạnh khoẻ và hạnh phúc
- Họ và tên người gửi: Học trò cũ 
*HĐ3: Củng cố – dặn dò
- Cách viết thư điện chúc mừng?
- Các tình huống viếtthư điện chúc mừng...
Ngày soạn: ...................... Ngày dạy: .
 Tiết 175 : Trả bài kiểm tra học kì ii
A. mục tiêu cần đạt
Giúp HS
- Củng cố những kiến thức tổng hợp đã học trong chương trình Ngữ văn 9 tập II 
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, cảm nhận
- Nhận được những lỗi sai của mình
B.Chuẩn bị
- Bài kiểm tra đã chấm, liệt kê các lỗi...
- Ôn lại kiến thức và bài làm của mình
C. tiến trình lên lớp
1 .Tổ chức
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới
I. Đề bài :
- Gv chép đề bài lên bảng
- Gọi HS chữa phần trắc nghiệm
- Gv cùng HS lập lại dàn ý phần tự luận
II. Nhận xét:
1. Ưu điểm:
- Nắm chắc bài 
- Phần trắc nghiệm làm tốt
- Phần tự luận làm đúng thể loại
- Nhiều bài viết phân tích kĩ
- Một số bài viết có nhiều sáng tạo, diễn đạt tốt
- Nhiều bài trình bày sáng sủa
2. Nhược điểm:
- Một số bài trắc nghiệm còn nhầm lẫn
- Một số bài tự luận còn sa vào kể nhiều.
- Nhiều đoạn diễn đạt còn lúng túng
- Một số bài trình bày tuỳ tiện, viết ẩu, viết tắt, viết hoa bừa bãi
III. Đọc bài mẫu
 GV chọn 1 bài văn điểm khá tốt đọc cho cả lớp nghe
IV. Trả bài - Lấy điểm
4. Củng cố:
 - GV rút kinh nghiệm chung
5. Dặn dò:
 - Ôn tập học kì tiếp
*********************************************
 Tiết 169 + 170 : Kiểm tra tổng hợp cuối năm
 A. mục tiêu cần đạt
Nhằm đánh giá:
Hệ thống kiến thức cơ bản của HS về cả 3 phần (Văn – TV - TLV) trong SGK Ngữ văn 9 , tập 2
Khả năng vận dụng những kiến thức và kỹ năng ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức KT, đánh giá mới.
B.Chuẩn bị
Đề bài + Đáp án
C. tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học.
1 .Tổ chức
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới 
A. Đề bài:
I. Trắc nghiệm. ( 3 điểm )
Chọn đáp án đúng nhất và chép lại đáp án đó vào bài làm của mình .
1. Nội dung chính được thể hiện qua truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê là gì ?
A. Vẻ đẹp của những ngời lính công binh trên con đường Trường Sơn.
B. Cuộc sống gian khổ ở Trường Sơn trong những năm đánh Mỹ.
C. Vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong ở Trường Sơn .
D. Vẻ đẹp của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn.
2. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải được sáng tác trong giai đoạn nào ?
A. 1930 -1945.
B. 1945 -1954.
C. 1954 – 1975.
D. 1975 – 2000.
3. Dòng nào sau đây nói đúng về hình ảnh “con chim hót”, “cành hoa”, “nốt trầm xao xuyến”?
A. Là những gì nhỏ bé trong cuộc sống.
B. Là những gì đẹp nhất của mùa xuân.
C. Là những gì đẹp nhất mà mỗi người muốn có.
D. Là mong muốn khiêm nhường và tha thiết của nhà thơ.
4. ý nào sau đây không phù hợp với đề bài : Bàn về câu nói “Có chí thì nên”?
A. Người có chí là người biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
B. Chí là chí hướng, quyết tâm vượt khó.
C. Người có chí là người luôn gặp may mắn.
D. Người học sinh cần rèn chí trong học tập và trong cuộc sống.
5. Câu thơ nào sau đây thể hiện rõ nhất niềm xúc động của tác giả trong bài thơ “Viếng lăng Bác.” 
	A. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.
	B. Kết tràng hoa dâng bẩy mươi chín mùa xuân.
	C. Mai về miền Nam thương trào nước mắt 
	D. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
6. Dòng nào sau đây không phải là yêu cầu chính của bài nghị luận xã hội ?
 A. Nêu rõ vấn đề nghị luận.
	B. Lời văn gợi cảm, bóng bẩy.
	C. Đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng xác đáng.
	D.Vận dụng các phép lập luận phù hợp. 
7. Truyện ngắn “ Bến quê” của Nguyễn Minh châu được in trong tập truyện nào ?
A. Bến quê. B. Cửa sông.
C. Dấu chân người lính. D. Mảnh trăng cuối rừng.
8. Nội dung chính của truyện “ Bến quê” là gì ?
A.Người lính trong kháng chiến chống Mỹ.
B. Những vấn đề trong đời sống hằng ngày.
C. Đời sống của nhân dân trong những năm chiến tranh.
D. Nỗi bất hạnh của con người trong chiến tranh.
9. Cảnh vật bên ngoài đối với nhân vật Nhĩ như thế nào ?
A. Gần gũi, bình dị. B. Thân thuộc, đáng yêu.
C. Gần gũi mà xa lắc. D. Xa xôi quá chừng.
10. Phần in nghiêng trong câu: “ Trong khi lại nghiêng mặt ra ngoài cửa sổ, anh ngạc nhiên nhận thấy những cánh hoa bằng lăng càng thẫm màu một màu tím thẫm như bóng tối” là cụm từ gì ?
A. Cụm động từ. B. Cụm tính từ.
C. Cụm danh từ. D. Không phải cụm từ.
11. Phần “ Trong khi lại nghiêng mặt ra ngoài cửa sổ” giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu ?
A. Khởi ngữ. B. Vị ngữ.
C. Phụ ngữ. D. Trạng ngữ.
12.Phần in nghiêng trong câu : “Sát bến bờ của dãi đất bờ dốc đứng bên này, một đám đông khách đợi đò đứng nhìn sang” là thàng phần gì ?
A. Khởi ngữ. B. Tình thái.
C. Chủ ngữ của câu. D. Trạng ngữ của câu.
II.Tự luận. ( 7 điểm )
Câu 1. ( 2 điểm )
 a) Chép lại những câu văn sau khi đã sửa các lỗi chính tả. 
Chính nà anh thanh liên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy da nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng giậy.
b) Chỉ ra lỗi sai về ngữ pháp của câu văn sau, sửa và chép lại cho đúng (giữ nguyên ý ban đầu).
Khi mùa xuân ấm áp trở về.
Câu 2. ( 5 điểm )
 Hãy phân tích đoạn thơ sau :
“ Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
 Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về
 Sông được lúc dềnh dàng
 Chim bắt đầu vội vã
 Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
 ( Trích “ Sang thu”- Hữu Thỉnh )
B. Đáp án, thang điểm:
I. Trắc nghiệm. (3,0 điểm) 
Thí sinh chép đợc 12 đáp án đúng, mỗi đáp án cho 0,25 điểm.
1, C
2, D
3, D
4, C
5, C
6, B
7, A
8, B
9, C
10, C
11, D
12, D
II. Tự luận. ( 7 điểm )
Câu 1. ( 2 điểm )
 a) Thí sinh viết lại đợc câu văn sau khi đã sửa hết các loại lỗi chính tả:
 - Từ “nà ” sửa lại là “ là”.
 - Từ “liên” sửa lại là “niên”
 - Từ “da” sửa lại là “ra”.
 - Từ “giậy” sửa lại là “ dậy”
 b) Sửa câu sai ngữ pháp và chép lại cho đúng.
 - Lỗi của câu là: thiếu chủ ngữ và vị ngữ
 - Cách sửa :Học sinh thêm cả chủ ngữ và vị ngữ hoặc bỏ từ “ Khi”
0,25 điểm
0,25 điểm
0,250 điểm
0,25 điểm
0,50 điểm
0,50 điểm
Câu 2. ( 5 điểm )
A. Yêu cầu:
 1. Về kỹ năng: Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học (phân tích một đoạn thơ)
 - Bố cục rõ ràng đủ ba phần, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt tốt.
 - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
 2. Về kiến thức: Đoạn thơ phân tích là hai khổ thơ đầu trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
 - Nghệ thuật: 
+ Lựa chọn từ ngữ miêu tả trạng thái của thiên nhiên, thể hiện cảm giác, tâm trạng rất đặc sắc. Thí sinh phải phân tích đợc những từ ngữ, hình ảnh gợi hình, gợi cảm: Bỗng, phả, sơng chùng chình, hình nh, dềnh dàng, vắt nửa mình ...
	+ Nhịp thơ năm chữ gợi sự chậm rãi đủng đỉnh, thể hiện thành công nhịp điệu êm đềm của mùa thu. 
 - Nội dung: 
	+ Biến chuyển trong không gian lúc sang thu đợc cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự tinh tế của nhà thơ.
 	+ Cảnh sang thu có hương ổi lan vào không gian, phả vào gió se, có sương thu giăng mắc nhẹ nhàng, chầm chậm nơi ngõ xóm, đường thôn, có dòng sông êm đềm, có những cánh chim vội vã, có đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu ...”. Khung cảnh thiên nhiên thật bình dị, thân thuộc và mang đậm hồn quê hương xứ sở lúc sang thu.
B. Tiêu chuẩn cho điểm:
Điểm 5
Bài làm đáp ứng những yêu cầu về kỹ năng và kiến thức nêu trên. Văn có cảm xúc, diễn đạt tốt. Bài làm có thể còn một vài sai sót nhỏ, nếu chữ đẹp trình bày tốt thì vẫn có thể cho tới điểm tối đa. 
Điểm 3 hoặc 4
Đáp ứng cơ bản những yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng, diễn đạt, kết cấu chặt chẽ. Văn có cảm xúc diễn đạt tơng đối tốt, có thể còn một vài lỗi chính tả.
Điểm 2
Bài làm tỏ ra hiểu đề, tuy nhiên năng lực cảm nhận, phân tích thơ còn yếu. Văn diễn đạt cơ bản rõ ý, chữ viết đọc đợc, mắc không quá 5 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 1
Bài làm yếu, lúng túng trong cách thể hiện, năng lực phân tích còn nhiều hạn chế. Diễn đạt lủng củng, chữ viết khó đọc, sai lạc về kiến thức.
4. Củng cố: 
	GV thu bài, nhận xét giờ làm bài.
5. Dặn dò:
	 - Học kĩ bài, làm bài tập.
	- Chuẩn bị bài: Thư, điện.
*******************************

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN9.doc