Giáo án Ngữ Văn 9 - Phan Vân Đằng

Giáo án Ngữ Văn 9 - Phan Vân Đằng

1.Mục tiêu

 a. Kiến thức: Giúp học sinh:

 -Thấy và hiểu được sự thống nhất và cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn.

 b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ

 c. Thái độ : Giáo dục thái độ yêu mến về cảnh đẹp và trân về công việc lao động của người dân chài

2.Chuẩn bị: GV: Tham khảo tài liệu

 HS: Đọc và trả lời các câu hỏi SGK

3.Phương pháp dạy học

 -Phương pháp đọc diễn cảm -Phương pháp phân tích

 -Phương pháp gợi mở -Phương pháp nêu vấn đề

4.Tiến trình

 4.1.Ổn định tổ chức: Báo cáo sĩ số

 4.2.Kiểm tra bài cũ ? Đọc thuộc lòng bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính

 ? Phân tích hình ảnh người lính trường sơn ?

 (Gan dạ, dũng cảm, lạc quan)

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 851Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Phan Vân Đằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
HUY CẬN
TUẦN 11
TIẾT PPCT: 51
ND: 0 /11/09
1.Mục tiêu
	a. Kiến thức: Giúp học sinh:
	-Thấy và hiểu được sự thống nhất và cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn.
	b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ
	c. Thái độ : Giáo dục thái độ yêu mến về cảnh đẹp và trân về công việc lao động của người dân chài
2.Chuẩn bị: 	GV: Tham khảo tài liệu
	HS: Đọc và trả lời các câu hỏi SGK
3.Phương pháp dạy học
	-Phương pháp đọc diễn cảm -Phương pháp phân tích
	-Phương pháp gợi mở -Phương pháp nêu vấn đề
4.Tiến trình
 4.1.Ổn định tổ chức: Báo cáo sĩ số
 4.2.Kiểm tra bài cũ ? Đọc thuộc lòng bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính
 ? Phân tích hình ảnh người lính trường sơn ?
	 (Gan dạ, dũng cảm, lạc quan)
 4.3.Giảng bài mới *Giới thiệu bài 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả – tác phẩm
r Gọi HS đọc tác giả – tác phẩm.
¡ Nêu vài nét chính về tác giả?
r HS trả lời , HS khác nhận xét, bổ sung. 
GV chốt lại.
¡ Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
r HS nêu hoàn cảnh sáng tác theo gợi ý SGK àGV chốt lại những nét lớn về tác giả Huy Cận.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản:
r GV đọc – hướng dẫn HS cách đọc: (giọng vui, phấn chấn, nhịp vừa phải, khổ 2,3,7 giọng cao, nhịp nhanh.)
r Gọi HS đọc.
r GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số chú thích 1,2,3,4,5,6.
¡ Bài thơ được triển khai theo trình tự chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá. Dựa vào trình tự ấy, em hãy nêu bố cục của bài thơ?
r HS phân bố cục theo trình tự thời gian của một chuyến ra khơi à GV + HS nhận xét.
¡ Với bố cục như trên, bài thơ đã tạo ra khung cảnh không gian và thời gian rất đáng chú ý. Hãy nêu không gian và thời gian được miêu tả trong bài thơ?
Không gian: rộng lớn, bao la: Mặt trời, biển, trăng, sao, mây gió.
Thời gian: nhịp tuần hoàn của vũ trụ, từ hoàng hôn đến bình minh, ra biển rồi trở về.
Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích văn bản
r GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 2 SGK.
r GV giới thiệu lại nguồn cảm hứng trong bài thơ.
¡ Hình ảnh người lao động và công việc của họ được miêu tả trong không gian nào? Đọc câu thơ minh họa.
 (“ Câu hát  gió khơi”.
 “ Thuyền ta biển bằng”
 “ Đoàn thuyền mặt trời”)
¡ Bằng những biện pháp nghệ thuật gì tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của con người lao động trước thiên nhiên vũ trụ?
r HS nêu biện pháp nghệ thuật, phân tích 
 r GV nhận xét.
¡ Nêu sự vận hành của thiên nhiên vũ trụ hòa nhịp với trình tự công việc lao động của đàon thuyền đánh cá?
r HS giới thiệu 2 trình tự nhịp nhàng của thiên nhiên và con người à GV nhận xét.
¡ Hình ảnh người lao động được sáng tạo với cảm hứng gì?
 * Cảm hứng lãng mạng thấm đẫm trong những hình ảnh về thiên nhiên vũ trụ à vẻ đẹp tráng lệ phóng khoáng mà gần gũi.
I/ Vài nét về tác giả – tác phẩm:
Tác giả: Huy Cận (1919- 2005)
Là nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ mới.
Tham gia cách mạng trước năm 1945.
Là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại.
Tác phẩm:
“ Đoàn thuyền đánh cá” – 1958.
II/ Đọc – Hiểu văn bản:
 1.Đọc:
 2. Chú thích:
 3 .Bố cục: 3 phần.
Hai khổ đầu: Cảnh đoàn thuyền lên đường.
Bốn khổ tiếp: Cảnh hoạt động của đoàn thuyền.
Khổ cuối: Cảnh đoàn thuyền trở về.
III/ Phân tích văn bản:
Hình ảnh người lao động:
Bài thơ là sự kết hợp hai nguồn cảm hứng về lao động và về thiên nhiên vũ trụ.
Người lao động và công việc của họ được đặt trong không gian rộng lớn à tăng kích thước, tầm vóc, vị thế của con người .
Nghệ thuật phóng đại, liên tưởng mạnh bạo, bất ngờ.
* Sự hài hòa giữa con người lao động và thiên nhiên vũ trụ.
+ Mặt trời xuống biển, vũ trụ vào đêm à Đoàn thuyền ra khơi.
+ Bình minh lên, mặt trời đội biển à Đoàn truyền trở về.
=>Cảm hứng lãng mạng, thể hiện niềm tin vui trước cuộc sống mới.
 4.4.Củng cố và luyện tập
? Hình ảnh người lao động được miêu tả như thế nào.	
 4.5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà
	-Học thuộc lòng bài thơ, ghi nhớ 
	-Chuẩn bị bài Tổng kết từ vựng (TT) (đọc và trả lời các câu hỏi SGK
5..Rút kinh nghiệm
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ(tt)
HUY CẬN
TIẾT PPCT: 52
ND:  /11/08
1.Mục tiêu.
 1.Kiến thức: Giúp học sinh:
	-Thấy và hiểu được sự thống nhất và cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn.
 b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ
 c. Thái độ : Giáo dục thái độ yêu mến về cảnh đẹp và trân về công việc lao động của người dân chài
2.Chuẩn bị: 	GV: Tham khảo tài liệu
	HS: Đọc và trả lời các câu hỏi SGK
3.Phương pháp dạy học
	-Phương pháp đọc diễn cảm -Phương pháp phân tích
	-Phương pháp gợi mở -Phương pháp nêu vấn đề
4.Tiến trình
	4.1.Ổn định tổ chức: hát
	4.2.Kiểm tra bài cũ : Không
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS phân tích văn bản (tt)
r Hướng dẫn HS tìm hiểu câu 3 SGK.
¡ Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ thể hiện hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động. Em hãy chọn phân tích một số hình ảnh đặc sắc trong các khổ thơ 1,3,4,7. Bút pháp xây dựng hình ảnh của tác giả trong bài thơ có đặc điểm gì nổi bật?
Bài thơ là những bức tranh đẹp rộn lớn, lộng lẫy, kế tiếp nhau về thiên nhiên và đoàn thuyền đánh cá.
¡ Cảnh biển về đêm được miêu tả như thế nào?
r HS đọc lại khổ thơ 1 và trả lời câu hỏi (chú ý 2 câu đầu)
¡ Phân tích ý nghĩa câu thơ “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”?
Câu hát là niềm vui, sự phấn chấn của người lao động như đã có một sức mạnh vật chất để cùng với ngọn gió làm căng buồm cho thuyền lướt nhanh ra khơi.
r GV yêu cầu HS nhận xét về cách miêu tả của nhà thơ về cảnh đánh cá trên biển.
CaÛm hứng lãng mạn đã giúp tác giả phát hiện những vẻ đẹp của cảnh đánh cá giữa biển đêm của người lao động làm chủ công việc của mình.
“Ta hát trăng cao”, “sao mờ cá nặng”. Hình ảnh sáng tạo có thể không hoàn toàn đúng như thực tế nhưng làm giàu thêm cách nhìn cuộc sống, biểu hiện niềm say sưa hào hứng và những ước mơ bay bỗng của con người muốn hòa hợp vời thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên bằng công việc lao động của mình.
r Gọi HS đọc những câu thơ miêu tả vẻ đẹp rực rỡ, lộng lẫy của các loài cá trên biển.
 “cá thu  luồng sáng”
 “cá sông  vàng chóe
 “ vẩy bạc  rạng đông
 “ mắt cá  dặm phơi”
¡ Em nhận xét gì về cách miêu tả ấy?
Trí tưởng tượng bay bỗng từ sự quan sát hiện thực. Trí tưởng tượng nối dài chấp cánh cho hiện thực trở nên kì ảo, làm giàu thêm cái đẹp vốn có trong tự nhiên
r GV hướng dẫn HS trả lời câu 4 SGK – Gợi ý cho HS phân tích các yếu tố vần, nhịp, thể thơ để thấy được âm hưởng chủ đạo của bài thơ.
¡ Bài thơ có nhiều từ “hát” (4 từ), cả bài cũng như một khúc ca. Đây là khúc ca gì? Em có nhận xét gì về âm hưởng giọng điệu bài thơ? Các yếu tố thể thơ, vần, nhịp góp phần tạo nên âm hưởng bài thơ như thế nào?
r GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm – HS trình bày ý kiến àGV nhận xét, chốt ý.
(Khúc tráng ca về lao động và thiên nhiên).
r GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách gieo vần bằng xen trắc, vần liền xen cách trong từng câu thơ, đoạn thơ cụ thể.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tổng kết (Câu 5 / SGK)
¡ Qua bức tranh về thiên nhiên và con người lao động trong bài thơ, em có nhận xét gì về cái nhìn và cảm xúc của tác giả trước thiên nhiên, đất nước, con người lao động?
r HS trả lời – GV nhận xét à chốt ý ghi nhớ (niềm vui, tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống).
r Gọi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập:
r GV đọc một đoạn nói về bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” (SGV)
r Đọc diễn cảm bài thơ.
r GV hướng dẫn HS về nhà luyện tập : Chú ý những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của khổ thơ đầu và khổ thơ cuối.
2.Vẻ đẹp của những hình ảnh thơ về thiên nhiên và lao động:
a) Cảnh biển vào đêm:
- Cảnh vừa rộng lớn, vừa gần gũi àliên tưởng, so sánh.
- “ Câu hát căng buồm cùng gió khơi’ àhình ảnh khỏe lạ mà thật gắn kết: Cánh buồm àgió khơi àcâu hát àniềm vui, sự phấn chấn của người lao động.
 b) Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển:
 Vẻ đẹp của cảnh đánh cá giữa biển đêm trong niềm vui phơi phới, khỏe khoắn: “thuyền ta vây giăng” --. Cảm hứng lãng mạn, trí tưởng tượng phong phú.
Hình ảnh các loài cá:
Hình ảnh đẹp, lộng lẫy, rực rỡ như bức tranh sơn mài lung linh huyền ảo àtrí tưởng tượng làm đẹp hiện thực.
Âm hưởng – giọng điệu:
Âm hưởng: khỏe khoắn, sôi nổi lại vừa phơi phới bay bổng
Lời thơ: dõng dạc.
Điệu thơ như khúc hát say mê, hào hứng (lặp từ “hát”)
Gieo vần linh hoạt: xen bằng – trắc; vần liền – vần cách.
IV/ Tổng kết:
Ghi nhớ : SGK / 142.
V. Luyện tập:
- Đọc diễn cảm bài thơ.
- Viết đoạn phân tích (khổ đầu hoặc khổ cuối)
 4.4 Củng cố và luyện tập
 ? Vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên được miêu tả như thế nào.
 4.5 Hướng dẫn học sinh học ở nhà
 - Học thuộc lòng bài thơ
 -Nắm nội dung cơ bản của bài thơ 
 - Trả lời câu hỏi bai thơ “Bếp Lửa”
5.Rút kinh nghiệm
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 TỔNG KẾT TỪ VỰ ...  dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
 b. Kĩ năng :Rèn kĩ năng vận dụng thành thạo các loại từ vựng
 c.Thái độ:	Thái độ ý thức trong việc sử dụng từ vựng
2.Chuẩn bị: 	 GV: Tham khảo tài liệu, bảng phụ
	HS: Đọc và trả lời các câu hỏi SGK
3.Phương pháp dạy học
 -Phương pháp quy nạp -Phương pháp gợi mở
 -Phương pháp thảo luận nhóm
4.Tiến trình
 4.1.Ổn định tổ chức Báo cáo sĩ số
 4.2.Kiểm tra bài cũ ?Vẽ sơ đồ cách phát triển từ vựng. Nêu ví dụ minh họa.
 4.3.Giảng bài mới *Giới thiệu bài
HOẠT ĐÔÏNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
*Hoạt động 1 Hướng dẫn HS ôn tập
? Thế nào là từ tượng thanh ? từ tượng hình ?
? Tìm tên của loài vật là từ tượng thanh ?
? Xác định từ tượng thanh và từ tượng hình trong đoạn trích ?
 (Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ)
*Hoạt động 2 Hướng dẫn HS
? So sánh là gì ? Nêu ví dụ.
(Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt)
? Nhân hóa là gì ? cho ví dụ ?
(gọi hoặc tả con vật, đồ vật  bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả người)
? Hoán dụ là gì ? nêu ví dụ ?
(Gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi)
? Ẩn dụ là gì ? nêu ví dụ ?
(Gọi tên sự vật ,hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng)
? Nói quá là gì ? Nêu ví dụ ?
(Biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả)
? Thế nào là nói giảm, nói tránh ?
(Dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ; tránh thô tục, thiếu lịch sự)
? Điệp ngữ là gì ?
(biện pháp lặp lại từ ngữ để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh)
? Thế nào là chơi chữ ?
(Lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước)
? Phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ ?
 điệp ngữ “còn”, từ đa nghĩa “say sưa” ® say rượu, say đắm tình 
I.Từ tượng thanh, tượng hình
 1.Khái niệm
 -Từ tượng thanh
 -Từ tượng hình
 2. Tên loài vật là từ tượng thanh:
 -Mèo, bò, tắc kè
II.Một số phép tu từ từ vựng
 1.Khái niệm
 a/ So sánh
 b/ Nhân hóa
 c/ Hoán dụ
 d/ Ẩn dụ
 e/ Nói quá
 g/ Nói giảm, nói tránh
h/ Điệp ngữ
 i/ Chơi chữ
2/ Xác định
a/ từ hoa, cánh ® chỉ đời Kiều
b/ So sánh tiếng đàn của Kiều với tiếng hạc 
c/ Nói quá
d/ nói quá 
e/ Chơi chữ
3/ Phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ 
a/ Còn trời, còn nước, còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa
 -Phép điệp ngũ “còn”
 -Từ đa nghĩa “say sưa”
b/ Nói quá ® sự lớn mạnh của nghĩa quân
c/ So sánh 
d/ Nhân hóa: trăng thành bạn
e/ Ẩn dụ” sự gắn bó 
4.4.Củng cố và luyện tập
	(Đã thực hiện ở phần nội dung)
4.5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà
	-Xem lại bài, học thuộc lòng các khái niệm về phép tu từ, cho ví dụ
	-Đọc và chuẩn bị theo các câu hỏi SGK bài tập làm thơ tám chũ
5..Rút kinh nghiệm
	----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
TIẾT PPCT: 54
ND: /11/09
1.Mục tiêu
 a. Kiến thức: Giúp học sinh
 -Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, thể hiện phong phú của thể thơ tám chữ.
 -Qua hoạt động của tập làm thơ tám chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo sự hứng thú trong học tập.
 b. Kĩ năng: Rèn năng lực cảm thụ thơ ca.
 c. Thái độ : Thái độ yêu thích thơ ca.
2.Chuẩn bị:	 GV: Tham khảo tài liệu, SGV
	HS: Đọc và thực hiện các yêu cầu ở SGK
3..Phương pháp dạy học
 -Phương pháp gợi mở -Phương pháp so sánh
	-Phương pháp thảo luận nhóm
4..Tiến trình
 4.1.Ổn định tổ chức :Báo cáo sĩ số
 4.2.Kiểm tra bài cũ
	 ? Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự có vai trò tác dụng như thế nào 
	(Làm cho câu văn có phần triết lí)
	 ? Thực hiện và trình bày bài tập 2 SGK/ 139
 4.3.Giảng bài mới *Giới thiệu bài 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
*Hoạt động 1 Hướng dẫn HS tìm hiểu
 r HS đọc các đoạn a,b,c SGK/ 149
? Em có nhận xét gì về số chữ ở mỗi phần, về số câu và khổ thơ của cả ba đoạn. Có nhất thiết phải chia đoạn không ?
? Em hãy tìm và gạch dưới những chữ có chức năng gieo vần ở mỗi đoạn ?
? Qua đó em có nhận xét gì về cách gieo vần của từng đoạn ?
 -cả ba đoạn đều gieo vần ở cuối câu (vần chân)
 -Đoạn 1,2: gieo vần liên tiếp câu 2-3, 4-6, 6-7
 -Đoạn 3: Vần gieo cách khoảng (Gián cách theo từng cặp: 1,3,2,4)
? Nhận xét cách ngắt nhịp ở mỗi đoạn thơ trên ?
 (Không đều và đồng nhất 3-3-2 hoặc 2-3-2 hoặc 4-4)
 r GV chốt ý rút ra ghi nhớ
 r HS đọc ghi nhớ SGK
*Hoạt động 2 Hướng dẫn HS luyện tập
 rHS đọc và xác định bài tập 1, 2
 r GV dùng bảng phụ 
 Gọi HS lên bảng điền từ
?HS đọc bài tập 3 phát hiện ra chỗ sai để sửa chữa
*Hoạt động 3
 r HS thực hiện theo nhóm
 rCử đại diện nhóm trình bày
 r Cả lớp nhận xét bổ sung, đánh giá, xếp loại các bài thơ của các tổ
I.Nhận diện thể thơ tám chữ
 -Mỗi dòng tám chữ
 -Số câu không hạn định
 -Có thể chia khổ
 -Vần được gieo ở cuối câu (vần chân) liên tiếp hoặc gián tiếp
 *Ghi nhớ SGK/ 150
II.Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ
*Bài tập 1: Điền từ
 Ca hát, ngây qua, bát ngát, muôn hoa.
*Bài tập 2: Cũng mất, tuần hoàn, đất trời
*Bài tập 3: Sửa lỗi
 Câu 3: Từ rộn rã ® sai
 Sửa : trường
III.Thực hành làm thơ tám chữ
4.Củng cố và luyện tập
	(Đã thực hiện ở hoạt động 3)
5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà
	-Học thuộc lòng ghi nhớ, tập làm thơ tám chữ 
	-Chuẩn bị bài Bếp lửa (đọc và trả lời các câu hỏi SGK)
5..Rút kinh nghiệm
	--------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TIẾT PPCT: 55
ND: /11/ 09
 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
 TRUYỆN TRUNG ĐẠI
1..Mục tiêu
 a.Kiến thức: Giúp học sinh
	 -Nhận thấy những ưu khuyết điểm trong bài làm của mình từ đó có hướng phát huy những ưu điểm và khắc phục những mặt hạn chế để bài được hoàn thiện hơn.
 b. Kĩ năng: -Rèn luyện kĩ năng phát hiện những hạn chế gặp phải trong bài
 c. Thái độ :-Thái độ tôn trọng bài làm của mình
2.Chuẩn bị:	GV: Bài KT, thống kê những lỗi sai
	HS: Chuẩn bị dàn ý
3.Phương pháp dạy học
	-Phương pháp đàm thoại
	-Phương pháp thảo luận
4. Tiến trình
 4.1.Ổn địh tổ chức Báo cáo sĩ số
 4.2.Kiểm tra bài cũ : Không
 4.3.Giảng bài mới *Giới thiệu bài
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nêu lại đề bài và tìm hiểu đáp án.
r Gọi HS đọc lại đề bài. (như tiết 48)
r HS trả lời à gọi HS nhận xét à GV chốt lại.
Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá bài làm:
r Cho HS tự nhận xét bài làm của mình theo gợi ý:
¡ Trong 4 câu em trả lời đúng được mấy câu? Sai câu nào? Chọn đáp án gì?
Phần tự luận có nêu đủ các ý không?
r HS suy nghĩ trả lời, tự ghi vào giấy (2’).
r Gọi một số HS nhận xét bài làm à nhận xét.
r GV nhận xét, đánh giá chung bài làm của HS, nêu nhận xét ưu, khuyết điểm và những lỗi cơ bản cần khắc phục.
Nhận xét:
Ưu điểm:
+ Đa số các em trả lời đúng câu trắc nghiệm.
+ Hiểu nội dung câu hỏi tự luận, nhiều bài đạt điểm cao.
Khuyết:
+ Không đọc kĩ các đáp án để chọn đáp án đúng nhất.
+ Chưa diễn đạt tốt câu hỏi tự luận, chỉ ghi ý 
Hoạt động 3: Bổ sung, sửa lỗi trong bài làm:
r GV nêu một số lỗi phỏ biến (chính tả, diễn đạt), hướng dẫn HS sữa chữa.
r Gọi HS lên bảng sửa lỗi chính tả.
r GV ghi đoạn văn HS mắc lỗi diễn đạt vào bảng phụ. Gọi HS đọc à hướng dẫn sửa lỗi.
Sai từ: + trong qua = thông qua.
 + ý nghĩa = ý nghĩ
Hoạt động 4: Đọc bài văn đạt yêu cầu, trả bài, ghi điểm:
r GV cho HS đọc một số bài văn hay.
r GV trả bài cho HS , ghi điểm vào sổ.
I/ Đọc đề:
 Đọc đề:
 Đáp án:
Câu 1:
-1. Các yếu tố kì ảo:
 - Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.
 - Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, được cứu giúp; gặp lại Vũ Nương,được sứ giả của Linh Phi rẽ đường nước đưa về dương thế.
 - Vũ nương hiện về trong lễ giải oan 
 Ý nghĩa: -Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp Vũ Nương; Tạo nên phần kết thúc có hậu cho câu chuyện; Thể hiện ước mơ lẽ công bằng ở đời của nhân dân ta.(2,5đ)
Câu 2. Theo sách giáo khoa (2,5đ)
 Câu 3.Học sinh ghi .
 -Điệp từ “buồn trông” tạo nên âm hưởng trâm buồn, báo hiệu những đau buồn mà Kiều sẽ gánh chịu
 -Lo sợ cho những tai ươngđang rình rập , đổ xuống đầu nàng(2,5 đ)
Câu 4. Học sinh ghi .
 - Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là người anh hùng. Đạo lí:Làm việc nghiã không tính toán là lẽ tự nhiên .Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc hảo hán.(2,5đ)
 II/ Nhận xét ưu – khuyết điểm:
III/ Sửa lỗi bài làm:
1.Chính tả:
- Buồn tuổi : buồn tủi
- Cuối gềnh : ghềnh.
- Khác vọng : khát vọng.
2. Diễn đạt:
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là trong qua cảnh xung đột không gian, thời gian. Người viết diễn đạt ý nghĩa, cảm xúc, tâm trạng.
IV/ Đọc bài văn đạt yêu cầu:
V/ Trả bài:
 4.4 Củng cố và luyện tập
	 - Học sinh xem kỹ lại bài làm của mình.
 4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà
	 - Xem lại truyện Trung Đại
	 -Trả lời câu hỏi bài “ Bếp Lửa”
 5. Rút kinh nghiệm
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 9 TUAN 11.doc