Giáo án Ngữ văn 9 - Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà

Giáo án Ngữ văn 9 - Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà

Trong bài học này, về kiến thức, học sinh cần nắm được một số biểu hiện của phong cách

Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt; ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong

việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn

văn cụ thể. Về kĩ năng, học sinh nắm bắt được nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội

nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc; đồng thời biết vận dụng các biện pháp

nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.

pdf 4 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 843Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH 
 Lê Anh Trà 
Trong bài học này, về kiến thức, học sinh cần nắm được một số biểu hiện của phong cách 
Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt; ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong 
việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn 
văn cụ thể. Về kĩ năng, học sinh nắm bắt được nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội 
nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc; đồng thời biết vận dụng các biện pháp 
nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống. 
I - GIỚI THIỆU CHUNG 
Văn bản trích từ bài viết Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của Lê 
Anh Trà, in trong tập Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam (Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội, 
1990). 
II - ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 
1. Nội dung 
a. Yếu tố tạo thành cốt cách văn hóa dân tộc của Hồ Chí Minh 
- Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan vất vả, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi 
qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa từ phương Đông tới phương Tây. Người có hiểu 
biết sâu rộng nền văn hóa các nước châu Á, châu Âu, châu Phi và châu Mĩ. 
- Để có được vốn tri thức văn hóa sâu rộng ấy, Bác Hồ đã: 
+ Nắm vững ngôn ngữ - là phương tiện giao tiếp. Bác nói và viết thông thạo nhiều thứ 
tiếng như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Hoa,... 
+ Làm nhiều nghề, qua công việc mà Bác học hỏi để mở rộng kiến thức. 
+ Học hỏi, tìm hiểu cặn kẽ, thấu đáo đến mức khá uyên thâm. 
- Một điều rất quan trọng là Người đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa của 
nước ngoài: 
+ Không để bị ảnh hưởng một cách thụ động, Bác đã chủ động tiếp thu mọi cái đẹp, cái 
hay và phê phán những hạn chế và tiêu cực nếu có. 
+ Lấy văn hóa dân tộc làm nền tảng mà tiếp thu những ảnh hưởng của tinh hoa văn hóa thế 
giới. 
- Chỗ độc đáo, kì lạ nhất trong phong cách văn hóa Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa 
những phẩm chất rất khác nhau, thống nhất trong một con người Hồ Chí Minh, đó là truyền 
thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây, xưa và nay, dân tộc và quốc tế, vĩ đại và bình 
dị,... Đó là sự kết hợp hài hòa bậc nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam. 
b. Biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh 
- Chủ tịch Hồ Chí Minh ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Người 
lại có một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông 
+ Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao như cảnh ở 
một làng quê quen thuộc; chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ 
Chính trị, làm việc và ngủ với những đồ đạc rất mộc mạc, đơn sơ. 
+ Trang phục hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ ; 
tư trang thì ít ỏi, chỉ có một chiếc va li con với vài bộ áo quần, vài vật kỉ niệm... 
+ Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. 
 Xưa nay chưa có vị nguyên thủ quốc gia nào có cách sống giản dị như vậy. Đó là nếp 
sống của các vị hiền triết xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm - nếp sống thanh đạm, 
thanh cao. 
- Tuy Người sống giản dị, đạm bạc nhưng lại vô cùng thanh cao và sang trọng: 
+ Đây không phải là lối sống khổ hạnh hay lập dị của những con người tự vui trong cảnh 
nghèo khó. 
+ Đây là một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản 
dị, tự nhiên. 
- Phong cách của Hồ Chí Minh cũng giống với các vị danh nho xưa ở chỗ không phải tự 
thần thánh hóa, tự làm cho khác người, lập dị mà là cách di dưỡng tinh thần - một quan niệm 
thẩm mĩ đẹp đẽ về lẽ sống. Tuy nhiên, phong cách của Người cũng khác các vị danh nho xưa ở 
chỗ: đây là lối sống của một người cộng sản lão thành, một vị Chủ tịch nước, linh hồn của dân 
tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ cũng như công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã 
hội. 
2. Nghệ thuật 
- Sử dụng ngôn ngữ trang trọng. 
- Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen giữa những lời kể và lời bình luận một cách tự 
nhiên. 
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu. 
- Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần 
gũi giữa Hồ Chí Minh với các bậc hiền triết của dân tộc. 
- Sử dụng nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi; am hiểu mọi nền văn hóa 
nhân loại mà đậm đà bản sắc Việt Nam. 
3. Ý nghĩa văn bản 
Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân 
tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị. Qua đây, tác giả như muốn đặt ra 
một vấn đề: cần phải hòa nhập với khu vực và quốc tế nhưng cũng phải giữ gìn và phát huy bản 
sắc văn hóa dân tộc. 
III - HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
1. Tìm đọc một số mẩu chuyển về cuộc đời hoạt động của Bác 
a. Câu chuyện thứ nhất 
Tháng 6 - 1954, sau chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu, Thủ tướng Phạm Văn Đồng 
dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tới Giơ-ne-vơ để đàm phán. Hội nghị kéo dài được gần một 
tháng thì các bên tạm nghỉ để về nước báo cáo lập trường các bên cho chính phủ mình. Trên 
đường về Việt Nam, các bạn Trung Quốc đã mời phái đoàn Việt Nam nghỉ lại Trung Quốc. 
Phái đoàn Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn đầu. 
Hôm đó, Bác nghỉ tạm tại nhà nghỉ Đảng bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Quảng Tây. 
Buổi sáng Bác Hồ đi họp; ở nhà, một cán bộ của nước bạn đi kiểm tra phòng Bác xem các 
nhân viên phục vụ phòng có chu đáo không. Sau khi xem xét một lượt, anh ta thấy trên sàn nhà 
một mảnh vải đã cũ, dài khoảng 80cm, rộng khoảng 10cm, màu vàng đã bạc. Đoán rằng đây là 
dây gói tài liệu rớt ra sau khi cầm tài liệu đi, anh ta bỏ mảnh vải vào thùng đựng giấy rác. Bác 
đi họp về, hỏi: “Thắt lưng của tôi đâu? Tôi thường để sau ghế tựa nên bị rơi xuống đất”. Lúc 
này mọi người mới vỡ lẽ vội đi tìm và đưa lại cho Bác. 
Một chiếc thắt lưng bằng da, bằng dây dù... cũng không đắt hơn một miếng vải là bao. 
Nhưng vấn đề ở đây chính là cái quí báu trong nhân cách của Bác - cái riêng bao giờ cũng là 
tối thiểu, cái dành cho sự nghiệp chung bao giờ cũng được ưu tiên tối đa. Phẩm chất trong 
sáng thể hiện thường trực trong những cử chỉ của Bác, dù nhỏ nhất. Thời điểm đó, sau chiến 
dịch Điện Biên Phủ, thắt lưng chiến lợi phẩm thu được rất nhiều, nhưng Bác vẫn chỉ tiếp tục 
dùng chiếc thắt lưng quen thuộc cũ kĩ của mình. 
b. Câu chuyện thứ hai 
Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng: Khi làm việc ở 
Văn phòng, đôi khi bà còn đảm nhận việc khâu, vá quần áo, chăn, màn, áo gối cho Bác. Công 
việc này giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập được rất nhiều, nhất là đức tính giản dị, 
tiết kiệm. Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình 
của Người thường được chú Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối 
của Bác, bà rưng rưng nước mắt. Bà nói với chú Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng 
Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá. 
Những năm tháng giúp việc ở Văn phòng của Bác, bà Nguyễn Thị Liên đã có những kỉ 
niệm không bao giờ quên. Bà kể rằng: Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về 
qua Văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Anh Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với 
bà: “Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo”. Bác đang nằm nghỉ nghe thấy 
thế liền nhỏm dậy bảo: “Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết 
kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa”. Câu chuyện bà kể khiến mọi người đều xúc động và 
thương Bác quá chừng. Bác thật giản dị và tiết kiệm, chắt chiu như người cha lo cho một gia 
đình lớn, như cảnh nhà đông con mà còn túng thiếu. 
Chiếc áo gối vá, bát cháo nấu bằng cơm nguội của vị Chủ tịch Nước có tác động lớn đến 
suy nghĩ của mỗi con người. Nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang mở cuộc vận động: 
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Những câu chuyện nhỏ trên đây 
chính là một trong những nét đẹp về đạo đức Bác Hồ để chúng ta cùng học tập. 
c. Câu chuyện thứ ba 
Theo lời kể của những người từng được sống gần Bác hoặc qua những tư liệu còn lưu trữ 
được, chúng ta thấy việc ăn, mặc, ở cũng như sinh hoạt, chi tiêu hàng ngày Bác đều hết sức tiết 
kiệm. Mỗi bữa ăn, Bác quy định không quá 3 món và thường là các món dân tộc như: tương cà, 
dưa, cá kho... Bác bảo ăn món gì phải hết món ấy, không được để lãng phí. Có quả chuối 
hơi “nẫu”, nhiều người ngại không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn. Khi đi công tác 
các địa phương, Bác thường bảo các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà 
mang đi. Chỉ khi nào công tác ở đâu lâu, Bác mới chịu ăn cơm, nhưng trước khi ăn, bao giờ 
Bác cũng dặn “chủ nhà” là: “Đoàn đi có từng này người, nếu được, chỉ ăn từng này, từng 
này”... 
 Có thể dẫn ra nhiều câu chuyện về cách ăn uống chắt chiu, tiết kiệm của Bác. Thậm chí 
liên hoan chào mừng Ngày thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh và đĩa cá. 
Khi tiếp đãi khách, Bác thường nói: “Chủ yếu là thật lòng với nhau”. Chiêu đãi đồng chí Lý 
Bội Quần, người Trung Quốc đã giúp Bác mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng mang về, Bác 
cũng chỉ “khao” một món canh và hai đĩa thức ăn, có thêm chén rượu gạo, tổng cộng chưa hết 
một đồng bạc, thế mà vẫn đậm đà tình cảm giữa chủ và khách. 
 Bác nói: “Ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi 
bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì không nên”. Hơn nữa, Bác luôn nghĩ đến người 
khác, có món gì ngon không bao giờ Bác ăn một mình. Bác sẻ cho người này, sẻ cho người kia 
rồi sau cùng mới đến phần mình và phần Bác thường là ít nhất. 
 Trong trang phục hằng ngày, Bác chỉ có bộ quần áo dạ màu đen mặc khi đi ra nước 
ngoài; chiếc mũ cát Bác đội khi đi ra ngoài trời; chiếc áo bông, áo len Bác mặc trong mùa 
lạnh và một vài bộ quần áo gụ Bác mặc làm việc mùa hè. Nói về sự giản dị trong cách ăn mặc 
của Bác, có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka-ki. Đôi dép cao su 
được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai 
hay bị tuột phải đóng đinh giữ. Còn bộ quần áo ka-ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. 
Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp 
với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”. 
 Về chỗ ở, khi Bác mới về nước là một hang đá thuộc Pắc Pó, Cao Bằng. Sau này vì bí mật 
nên Bác phải ở nhà riêng nhưng rất đơn giản. Nhà làm nhỏ, bốn bề với tay được vì tiết kiệm 
nguyên vật liệu. Đến năm 1954, Chính phủ chuyển về thủ đô Hà Nội, nhiều người đề nghị Bác 
ở Phủ Toàn quyền Đông Dương tráng lệ, nhưng Bác đã từ chối và chỉ chọn căn phòng nhỏ của 
người thợ điện đơn sơ bên ao cá để ở. Mãi đến ngày 17/5/1958, Bác mới chuyển về ở căn nhà 
sàn chỉ vẻn vẹn có 23,14 m2 cho đến lúc qua đời. 
 Nhận xét về nếp sống giản dị của Bác, một tờ báo nước Pháp đã viết: “Sự ăn ở giản dị 
đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một 
tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một tấm 
gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người 
xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông...”. 
2. Tìm hiểu nghĩa của một số từ Hán Việt trong đoạn trích 
- truân chuyên: gian nan, vất vả (truân: khó khăn; chuyên: không thuận lợi). 
- trùng dương: biển cả liên tiếp nhau (trùng: nhiều lớp chồng lên nhau; dương: biển). 
- ngoại quốc: nước ngoài (ngoại: ngoài; quốc: nước). 
- lãnh tụ: người được tôn làm người lãnh đạo một phong trào đấu tranh, một chính đảng, 
một nước; cũng như việc khi cởi áo trước hết phải cầm cổ áo, rồi sau đó mới cầm tay áo (lãnh: 
cổ áo; tụ: tay áo). 
- uyên thâm: có kiến thức rất sâu về một lĩnh vực chuyên môn nào đó (uyên: sâu rộng; 
thâm: sâu). 
- quốc tế: các nước trên thế giới (quốc: đất nước; tế: họp lại, giao thiệp). 
- siêu phàm: vượt lên trên người thường hoặc những điều thường thấy (siêu: cao vượt lên 
trên; phàm: tầm thường). 
- chủ tịch: người đứng đầu lãnh đạo một cơ quan làm việc theo chế độ hội đồng (chủ: đứng 
đầu; tịch: cái chiếu). 
- chủ nhân: người chủ (chủ: cốt yếu; nhân: người). 
- trang phục: quần áo mặc ngoài, nói chung (trang: quần áo, phục: quần áo). 
- trấn thủ: bảo vệ nơi xung yếu, chống mọi sự xâm chiếm, xâm nhập (trấn: giữ gìn; thủ: 
giữ). 
- thô sơ: đơn giản, sơ sài, chưa được nâng cao về mặt kĩ thuật (thô: không tinh; thiển: nông 
cạn). 
- đạm bạc (nói về ăn uống): đơn sơ, bình thường, không có các món ăn ngon, đắt tiền 
(đạm: nhạt; bạc: mỏng). 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_9_phong_cach_ho_chi_minh_le_anh_tra.pdf